Những yếu tố thuận lợi trong nghề luật

· Công bằng, khách quan và trung thực Muốn làm người bảo vệ công lý thì trước tiên, bạn phải yêu lẽ phải, tôn trọng sự thật và chuộng lẽ công bằng. Đây là tố chất rất quan trọng đối với người hành nghề luật. Làm sao bạn có thể mang lại sự công bằng cho người khác khi bản thân mình thiếu công bằng? Tính trung thực cần với mọi nghề nhưng với nghề luật thì lại càng quan trọng. Pháp luật là lĩnh vực rộng lớn và phức tạp mà không phải người dân nào cũng hiểu được. Nếu người làm nghề luật không trung thực, không có lương tâm nghề nghiệp sẽ dễ lợi dụng sự kém hiểu biết của người dân để thu lợi cho cá nhân mình.

pdf7 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 747 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những yếu tố thuận lợi trong nghề luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những yếu tố thuận lợi trong nghề luật · Công bằng, khách quan và trung thực Muốn làm người bảo vệ công lý thì trước tiên, bạn phải yêu lẽ phải, tôn trọng sự thật và chuộng lẽ công bằng. Đây là tố chất rất quan trọng đối với người hành nghề luật. Làm sao bạn có thể mang lại sự công bằng cho người khác khi bản thân mình thiếu công bằng? Tính trung thực cần với mọi nghề nhưng với nghề luật thì lại càng quan trọng. Pháp luật là lĩnh vực rộng lớn và phức tạp mà không phải người dân nào cũng hiểu được. Nếu người làm nghề luật không trung thực, không có lương tâm nghề nghiệp sẽ dễ lợi dụng sự kém hiểu biết của người dân để thu lợi cho cá nhân mình. · Có sự mẫn cảm nghề nghiệp, khả năng phân tích, tổng hợp cao Sự mẫn cảm nghề nghiệp là tố chất quan trọng của thững người làm nghề luật. Khi giải quyết một vụ việc liên quan đến luất pháp, trước hết cần linh cảm được sự thật nằm ở đâu, ai đúng, ai sai. Nhiều người làm nghề luật xuất phát từ niềm tin nội tâm là bị can, bị cáo không có tội đã quyết tâm tìm các chứng cứ gỡ tội và minh oan được cho người vô tội. Tuy nhiên, nếu chỉ có niềm tin nội tâm thì không đủ. Từ linh cảm ban đầu, những người làm nghề luật phải tìm các chứng cứ, phân tích các sự kiện, đánh giá sự liên hệ giữa những tình tiết, sự kiện và căn cứ vào các quy định của pháp luật để lập luận, thuyết phục người khác. Một nhà hiền triết đã từng nói “Người bảo vệ công lý phải có một trái tim nóng, một cái đầu lạnh và một bàn tay sạch". Trái tim nóng để hiểu về con người, đồng cảm với con người, có những dự cảm đúng về con người. Cái đầu lạnh để phân tích, suy luận các sự kiện một cách khách quan, phán đoán các diễn biến liên quan đến vụ việc một cách tài tình. Còn bàn tay sạch là không tham lam, vụ lợi, giữ lương tâm nghề nghiệp trong sáng. Thật đáng sợ nếu những người làm nghề luật mà có một trái tim lạnh (vô cảm trước nỗi đau của người khác), một cái đầu sạch (không có kiến thức) và một bàn tay nóng. (bẻ bong sự thật để trục lợi, lấy của người làm của mình). · Có bản lĩnh vững vàng Nghề luật là một nghề vất vả. Có thể bạn sẽ thường xuyên phải tiếp xúc với mặt trái của xã hội. Nhiều khi bạn bị kẻ xấu đe dọa. Nếu không có bản lĩnh vững vàng và cả sự dũng cảm nữa, bạn dễ chán nản và đi đến thất bại. Bản lĩnh vững vàng còn giúp bạn chiến thắng những cám dỗ vật chất, giữ lòng mình thật công tâm. · Có khả năng diễn đạt tốt Đây là tố chất không thể thiếu của người làm nghề luật. Bạn cũng phải biết cách trình bày vấn đề một cách rành mạch, rõ ràng với những lập luận chặt chẽ để thuyết phục người nghe. Để có kỹ năng ăn nói, trình bày vấn đề thì ngay từ bây giờ bạn phải luyện tập. Tập thuyết trình về vấn đề nào đó mọi người cùng quan tâm trong các buổi họp lớp, chăm chỉ phát biểu ý kiến xây dựng bài. Và nếu bạn có mắc những tật như nói lắp hay ngọng thì hãy sửa ngay đi nhé! Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên quan tâm đến những vấn đề thời sự để bổ sung nhiều kiến thức xã hội. Trong cuộc sống hàng ngày, dù ở nhà hay ở trường, nếu bạn luôn được những người xung quanh tin cậy, hỏi ý kiến về các vấn đề khác nhau thì bạn đã có một số tố chất của người làm nghề luật rồi đó. Tuy nhiên, đừng vội nản lòng khi mình chưa có ngay các tố chất cần thiết, bởi vì “Tài năng chỉ có 1% là thiên bẩm còn 99% là sự khổ luyện”. NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ NGHỀ LUẬT · Nghề thuộc khoa học xã hội, chỉ phù hợp với những người giỏi học thuộc lòng Quan niệm này hết sức sai lầm. Mặc dù là một ngành khoa học xã hội nhưng nghề luật đòi hỏi phải có tư duy rõ ràng, rành mạch và chính xác; tác phong làm việc khoa học. Người làm nghề luật phải nắm vững các quy định pháp luật nhưng không có nghĩa là phải nhớ số điều luật cũng như nội dung nguyên văn của điều luật đó. Nếu đơn giản vậy, có lẽ một con rô-bốt bình thường (chứ chưa cần tới rô-bốt Asimo đâu nhé) cũng sẽ hành nghề luật tốt hơn chúng ta. Chính vì thế, ngành luật là một trong số ít các ngành tuyển sinh đại học theo cả hai khối A (Toán, Lý, Hóa) và C (Văn, Sử, Địa). Từ năm 2005, một số cơ sở đào tạo luật tuyển sinh cả khối D (Văn, Toán, Ngoại ngữ). · Nghề máy móc, ít tính sáng tạo Nhiều người nhầm tưởng rằng nghề luật là công việc máy móc, chỉ theo khuôn mẫu đúc sẵn của các điều luật. Cũng sai lầm luôn! Bởi vì, pháp luật chỉ có một mà cuộc sống thì muôn hình muôn vẻ. Pháp luật không thể là chìa khóa vạn năng để mở hết mọi cánh cửa của cuộc đời. Văn bản pháp luật cứng nhắc nhưng việc áp dụng các quy định pháp luật lại phải mềm dẻo, linh hoạt, vừa có lý vừa có tình. · Nghề khô khan, ít tình cảm Làm nghề luật thường xuyên phải tiếp xúc với những bất công trong xã hội, với biết bao loại người, gặp biết bao nỗi đau của con người. Họ rất cần đến sự giúp đỡ của bạn, hy vọng bạn mang lại công lý cho họ. Những người làm nghề luật phải biết đau nỗi đau của người khác thì mới thấu hiểu được nguyên nhân và lý giải được bản chất của sự việc. Vui buồn của người làm nghề luật gắn liền với vui buồn của người khác. Rất nhiều thẩm phán tâm sự rằng, mỗi khi tuyên án tử hình, kể cả đối với những tội ác ghê tởm nhất, họ vẫn bị thao thức nhiều đêm sau đó. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người làm nghề luật có thể để tình cảm lấn át lý trí.
Tài liệu liên quan