Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia, thông qua mua bán và trao đổi, lấy tiền tệ làm mối giới, tuân theo quy tắc trao đổi ngang giá. Thương mại quốc tế có từ hàng ngàn năm nay, nó ra đời sớm nhất và hiện nay vẫn giữ vị trí trung tâm trong các quan hệ kinh tế quốc tế.
3.1.2. Nội dung của thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế bao gồm nhiều nội dung khác nhau. Trên giác độ một quốc gia đó chính là hoạt động ngoại thương. Nội dung của thương mại quốc tế bao gồm:
- Xuất và nhập khẩu hàng hóa hữu hình (nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lương thực thực phẩm, các loại hàng tiêu dùng.)
- Xuất nhập khẩu hàng hóa vô hình (các bí quyết công nghệ, bằng phát minh sáng chế, phần mềm máy tính, các bảng thiết kế kỹ thuật, các dịch vụ lắp ráp thiết bị máy móc, dịch vụ du lịch và nhiều loại dịch vụ khác.)
4 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3023 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung chức năng thuơng mại quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3.1. Khái niệm, nội dung và chức năng của thương mại quốc tế3.1.1. Khái niệm thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia, thông qua mua bán và trao đổi, lấy tiền tệ làm mối giới, tuân theo quy tắc trao đổi ngang giá. Thương mại quốc tế có từ hàng ngàn năm nay, nó ra đời sớm nhất và hiện nay vẫn giữ vị trí trung tâm trong các quan hệ kinh tế quốc tế.
3.1.2. Nội dung của thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế bao gồm nhiều nội dung khác nhau. Trên giác độ một quốc gia đó chính là hoạt động ngoại thương. Nội dung của thương mại quốc tế bao gồm:
- Xuất và nhập khẩu hàng hóa hữu hình (nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lương thực thực phẩm, các loại hàng tiêu dùng...)
- Xuất nhập khẩu hàng hóa vô hình (các bí quyết công nghệ, bằng phát minh sáng chế, phần mềm máy tính, các bảng thiết kế kỹ thuật, các dịch vụ lắp ráp thiết bị máy móc, dịch vụ du lịch và nhiều loại dịch vụ khác....)
- Gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công. Khi trình độ phát triển còn thấp, thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu thị trường thì cần phải chú trọng các hoạt động gia công thuê cho nước ngoài, nhưng khi trình độ ngày càng phát triển cao thì nên chuyển qua hình thức thuê nước ngoài gia công cho mình. Hoạt động gia công mang tính chất công nghiệp nhưng chu kỳ gia công thường rất ngắn, đầu vào và đầu ra của nó gắn liền với thị trường nước ngoài nên nó được coi là một bộ phận của hoạt động ngoại thương.
- Tái xuất và chuyển khẩu. Trong hoạt động tái xuất, người ta tiến hành nhập khẩu tạm thời hàng hóa từ bên ngoài vào, sau đó lại tiến hành xuất khẩu sang nước thứ ba. Như vậy, ở đây có hành động mua và hành động bán nên mức rủi ro có thể lớn và lợi nhuận có thể cao. Còn trong hoạt động chuyển khẩu không có hành vi mua bán mà ở đây chỉ thực hiện các dịch vụ như vận tải, quá cảnh, lưu kho lưu bãi, bảo quản... Bởi vậy, mức độ rủi ro trong hoạt động chuyển khẩu nói chung là thấp và lợi nhuận cũng không cao.
- Xuất khẩu tại chỗ. Trong trường hợp này hàng hóa và dịch vụ có thể chưa vượt ra ngoài biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó tương tự như hoạt động xuất khẩu. Đó là việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các ngoại giao đoàn, cho khách du lịch quốc tế.... Hoạt động xuất khẩu tại chổ có thể đạt được hiệu quả cao do giảm bớt chi phí đóng gói, chi phí bảo quản, chi phí vận tải, thời gian thu hồi vốn nhanh.
3.1.3. Chức năng của thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế có hai chức năng cơ bản sau đây:
Một là, làm biến đổi cơ cấu giá trị sử dụng của sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước thông qua việc xuất khẩu và nhập khẩu nhằm đạt tới cơ cấu có lợi cho nền kinh tế trong nước. Chức năng này thể hiện việc thương mại quốc tế làm lợi cho nền kinh tế quốc dân về mặt giá trị sử dụng.
Hai là, thương mại quốc tế góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân, do việc mở rộng trao đổi mà khai thác được triệt để lợi thế của nền kinh tế trong nước trên cơ sở sự phân công lao động quốc tế, nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Các chức năng của thương mại quốc tế có sự liên quan chặt chẽ với các nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển của nó. Căn cứ vào các nhân tố này người ta phân biệt thương mại quốc tế thành thương mại bù đắp và thương mại thay thế. Thương mại bù đắp diễn ra do sự khác nhau về điều kiện điều kiện tự nhiên và do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Thương mại thay thế diễn ra trên cơ sở sự phân công lao động quốc tế đã đạt tới trình độ phát triển cao, chuyên môn hoá vào những mặt hàng có ưu thế. Thương mại bù đắp và thương mại thay thế có liên quan chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và thúc đẩy lẫn nhau phát triển.
3.2. Đặc điểm của thương mại quốc tế và thị trường thế giới hiện nay
Thương mại quốc tế trong những năm gần đây có một số đặc điểm như sau:
Một là, thương mại quốc tế trong những năm gần đây có xu hướng tăng với tốc độ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của nền sản xuất thế giới, điều đó đưa đến tỷ trọng của kim ngạch ngoại thương trong tổng sản phẩm quốc dân của mỗi quốc gia ngày càng lớn, thể hiện mức độ mở cửa gia tăng của nền kinh tế mỗi quốc gia ra thị trường thế giới.
Hai là, tốc độ tăng trưởng của thương mại vô hình tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của thương mại hữu hình, thể hiện sự biến đổi sâu sắc trong cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia.
Ba là, cơ cấu mặt hàng trong thương mại quốc tế có những thay đổi sâu sắc với những hướng chính sau đây:
- Giảm đáng kể tỷ trọng của nhóm hàng lương thực và thực phẩm
- Giảm mạnh tỷ trọng của nhóm hàng nguyên liệu, tăng nhanh tỷ trọng của dầu mỏ và khí đốt.
- Tăng nhanh tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp chế biến, nhất là máy móc thiết bị.
Bốn là, Sự phát triển của nền thương mại thế giới ngày càng mở rộng phạm vi và phương thức cạnh tranh với nhiều công cụ khác nhau, không những về mặt chất lượng, giá cả mà còn về điều kiện giao nhận, bao bì, mẫu mã, thời hạn thanh toán, các dịch vụ sau bán hàng....
Năm là, Chu kỳ sống của từng loại sản phẩm ngày càng được rút ngắn, việc đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ, đổi mới mẫu mã hàng hóa diễn ra liên tục, đòi hỏi phải năng động, nhạy bén khi gia nhập thị trường thế giới. Các sản phẩm có hàm lượng khoa học khoa học và công nghệ cao có sức cạnh tranh mạnh mẽ trong khi các sản phẩm nguyên liệu thô ngày càng mất giá, kém sức cạnh tranh.
Sáu là, sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế một mặt thúc đẩy tự do hóa thương mại, song mặt khác, giữa các liên kết kinh tế quốc tế cũng hình thành những hàng rào mới, yêu cầu bảo hộ mậu dịch ngày càng tinh vi hơn.
3.3. Những cơ sở chủ yếu của chính sách ngoại thương của quốc gia3.3.1. Khái niệm và vai trò của chính sách ngoại thương
Chính sách thương mại quốc tế là một hệ thống các nguyên tắc, công cụ và biện pháp thích hợp mà nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó.
Môi trường kinh tế thế giới chịu sự chi phối và tác động của nhiều mối quan hệ chính trị và các mục tiêu phi kinh tế khác cho nên chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia cũng phải đáp ứng cho nhiều mục tiêu khác nhau. Nhiệm vụ của chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia có thể thay đổi qua mỗi thời kỳ nhưng đều có mục tiêu chung là điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế theo chiều hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiệm vụ này thể hiện trên hai mặt sau đây:
- Một là, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ra nước ngoài, tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế và thương mại quốc tế, khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước.
Hai là, bảo vệ thị trường nội địa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đứng vững và vươn lên trong hoạt động kinh doanh quốc tế, đáp ứng yêu cầu tăng cường lợi ích quốc gia
Để thực hiện nhiệm vụ trên, chính sách thương mại quốc tế bao gồm nhiều bộ phận khác nhau và có liên quan hữu cơ với nhau: Chính sách mặt hàng, chính sách thị trường, chính sách hỗ trợ...
Vai trò của chính sách thương mại thể hiện ở chổ: chính sách thương mại quốc tế phục vụ cho sự phát triển của đất nước, hỗ trợ mạnh mẽ cho quá trình tái sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, hình thành quy mô và phương thức tham gia của nền kinh tế mỗi nước vào phân công lao động quốc tế. Ngoài ra, nó còn có vai trò to lớn trong việc khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế, phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ đến quy mô tối ưu, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh tế,
3.3.2. Các nguyên tắc điều chỉnh buôn bán quốc tế1. Nguyên tắc có đi có lại (Reciprocity)
Theo nguyên tắc này, các bên dành cho nhau những ưu đãi và đãi ngộ tương tự nhau trong quan hệ ngoại thương. Mức độ ưu đãi và đãi ngộ của các quốc gia khác nhau phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của mỗi quốc gia. Việc áp dụng nguyên tắc này thường gây bất lợi cho bên yếu hơn và mang tính phân biệt đối xử với nước thứ ba.
2. Nguyên tắc Tối huệ quốc ( Most Favoured Nation)
Theo nguyên tắc này, các bên tham gia buôn bán với nhau sẽ dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém hơn những ưu đãi mà mình đã, đang và sẽ dành cho nước thứ ba. Nguyên tắc này thường dùng trong hai trường hợp sau:
- Tất cả những ưu đãi mà một bên đã, đang và sẽ dành cho một nước thứ ba nào khác cũng sẽ được dành cho bên tham gia kia hưởng một cách vô điều kiện.
- Hàng hóa, dịch vụ di chuyển từ một bên tham gia đưa vào lãnh thổ nước đối tác sẽ không chịu mức thuế quan cao hơn và chịu các thủ tục phức tạp hơn so với hàng hóa và dịch vụ vào nước đối tác từ nước thứ ba
Nguyên tắc này lần đầu được Mỹ áp dụng trong buôn bán với Pháp năm 1778, sau đó mở rộng ra với Anh, Nhật Bản, Đức. Phạm vi áp dụng của nguyên tắc này rộng hay hẹp tùy thuộc vào mối quan hệ kinh tế giữa các nước tham gia. Nguyên tắc MFN được phân thành hai loại:
- MFN có điều kiện là nước được hưởng quy chế MFN phải chấp nhận tuân theo các điều kiện kinh tế và chính trị do nước đối tác đưa ra
- MFN vô điều kiện là nước được hưởng quy chế này không phải tuân theo bất kỳ một điều kiện ràng buộc nào cả.
3. Nguyên tắc ngang bằng dân tộc ( National Parity)
Nếu giữa hai nước ký hiệp định thương mại dựa trên nguyên tắc ngang bằng dân tộc, nguyên tắc này cho phép công dân, công ty của các bên tham gia trong quan hệ ngoại thương được hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, có nghĩa là mọi công dân của một nước khi sinh sống ở nước đối tác và các công ty có trụ sở ở nước đối tác sẽ được hưởng quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ như công dân và công ty nước đối tác và ngược lại. Thực tế áp dụng nguyên tắc này cho thấy các nước công nghiệp phát triển thường bao giờ cũng chiếm vị trí thuận lợi hơn so với các nước kém phát triển. Vì vậy, nguyên tắc này đôi khi trên thực tế chỉ mang tính hình thức.
4. Nguyên tắc đối xử quốc gia ( National Treatment - NT)
Nguyên tắc này tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực ngoại thương và đầu tư. Theo nguyên tắc này, hàng hóa và dịch vụ của một bên tham gia sau khi đã đóng thuế hập khẩu sẽ được đối xử bình đẳng với hàng hóa và dịch vụ của nước đối tác.
5. Nguyên tắc GSP (Generalised Systems for Preferetial - Hệ thống ưu đãi phổ cập)
Nguyên tắc này tạo ra chế độ đãi ngộ đặc biệt dành cho các nước đang và chậm phát triển trong quan hệ ngoại thương với các nước phát triển, tức là hàng hóa và dịch vụ của các nước đang và chậm phát triển vào thị trường các nước phát triển đươck giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu mà không buộc các nước này phải giảm thuế cho hàng hóa của các nước phát triển. Nguyên tắc GSP được UNCTAD thông qua vào năm 1968, nó không mang tính có đi có lại, không mang tính phổ biên (tức là không phải hàng hóa nào cũng được hưởng GSP), không mang tính cam kết (nên số lượng nước được hưởng GSP không cố định)