Nội dung chương trình đào tạo giáo viên theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông sau 2015

Tóm tắt. Nghị quyết Trung ương 29-NQ/TW đưa ra định hướng và xác định mục tiêu của giáo dục phổ thông sau 2015; Theo đó giáo dục tích hợp và phân hóa được đề cao và nhấn mạnh trong chương trình mới này. Theo định hướng và mục tiêu đó thì chương trình đào tạo giáo viên cũng phải được đổi mới căn bản và toàn diện để đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận hoạt động dạy học và giáo dục ở phổ thông với chương trình giáo dục phổ thông được thiết kế theo hai giai đoạn, trên cơ sở giáo dục tích hợp và giáo dục phân hóa. Bài báo đã đưa ra được định hướng đổi mới chương trình đào tạo giáo viên, trên cơ sở đó xác định các nguyên tắc chính và các lĩnh vực tri thức nghề nghiệp (tri thức đại cương, tri thức chuyên môn và tri thức nghiệp vụ sư phạm) cho sinh viên các trường sư phạm.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 62 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung chương trình đào tạo giáo viên theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông sau 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 6A, pp. 96-105 This paper is available online at NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN THEO ĐỊNH HƯỚNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG SAU 2015 Hà Thị Lan Hương Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Tóm tắt. Nghị quyết Trung ương 29-NQ/TW đưa ra định hướng và xác định mục tiêu của giáo dục phổ thông sau 2015; Theo đó giáo dục tích hợp và phân hóa được đề cao và nhấn mạnh trong chương trình mới này. Theo định hướng và mục tiêu đó thì chương trình đào tạo giáo viên cũng phải được đổi mới căn bản và toàn diện để đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận hoạt động dạy học và giáo dục ở phổ thông với chương trình giáo dục phổ thông được thiết kế theo hai giai đoạn, trên cơ sở giáo dục tích hợp và giáo dục phân hóa. Bài báo đã đưa ra được định hướng đổi mới chương trình đào tạo giáo viên, trên cơ sở đó xác định các nguyên tắc chính và các lĩnh vực tri thức nghề nghiệp (tri thức đại cương, tri thức chuyên môn và tri thức nghiệp vụ sư phạm) cho sinh viên các trường sư phạm. Từ khóa: Tích hợp, phân hóa, chương trình, chương trình đào tạo giáo viên, tri thức nghề nghiệp 1. Mở đầu Một trong những quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo mà Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW đã nêu là “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Đối với giáo dục phổ thông, Nghị quyết đã xác định mục tiêu “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp Liên hệ: Hà Thị Lan Hương, e-mail: huonghtl@hnue.edu.vn 96 Nội dung chương trình đào tạo giáo viên theo định hướng của chương trình... ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng” [1,2]. Với định hướng và mục tiêu đó, chương trình đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm cũng phải đổi mới một cách căn bản và toàn diện để đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận hoạt động dạy học và giáo dục ở THCS và THPT với chương trình giáo dục phổ thông được thiết kế theo hai giai đoạn, trên cơ sở giáo dục tích hợp và giáo dục phân hóa. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Giáo dục tích hợp và phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 - Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các kiến thức, kĩ năng có liên quan từ nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ trong nhận thức và đời sống. Như vậy, tích hợp chính là năng lực của con người và đương nhiên chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh thì tích hợp phải là một nguyên tắc xuyên suốt [5]. Đối với học sinh, tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải huy động, liên hệ, kết hợp nội dung kiến thức, kĩ năng từ nhiều lĩnh vực nhằm giải quyết các nhiệm vụ trong học tập và trong đời sống, qua đó hình thành những năng lực cần thiết, những kiến thức, kĩ năng mới. Trong dạy học, tích hợp là quá trình giáo viên tổ chức học sinh thực hiện hoạt động tích hợp đó; trong chương trình là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày nội dung các môn học, thuận lợi cho việc hình thành hệ thống các khái niệm, các nguyên lí khoa học, các chủ đề cốt lõi chung cho tất cả hoặc một nhóm lĩnh vực khoa học, môn học; cho việc phát triển các năng lực chung. Với đặc điểm đó, tích hợp là phương thức phát triển năng lực người học; là cách để nhập các kiến thức liên quan với nhau vào một môn học rộng vừa giảm bớt số môn học, vừa tăng khả năng lựa chọn các mạch logic tích hợp các kiến thức khoa học khác nhau để phát triển ở học sinh các kiến thức, các năng lực cốt lõi, nền tảng. - Phân hóa là quy luật nhận thức thế giới của con người và quy luật phát triển của khoa học. Trong đó phân tách để nghiên cứu từng dạng vật chất, hình thức vận động của vật chất và kết quả là hình thành các ngành, các chuyên ngành khoa học ngày càng sâu, hẹp, đa dạng và trên cơ sở đó nhận thức thế giới khách quan đầy đủ, sâu sắc hơn, toàn diện hơn. Như vậy, phân hóa là một hoạt động mà ở đó cần phải phân loại, chia tách các đối tượng, từ đó tổ chức, vận dụng nội dụng, phương pháp nghiên cứu phù hợp với từng đối tượng. Dạy học chú ý tới các đối tượng riêng biệt về đặc điểm tâm- sinh lí, cá nhân hóa người học, phù hợp với từng đối tượng để tăng hiệu quả dạy học, kết quả dạy học phụ thuộc chủ yếu vào năng lực từng người dạy, được gọi là phân hóa trong hay phân hóa vi mô. 97 Hà Thị Lan Hương Giáo dục theo các chương trình khác nhau cho các nhóm người học khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu, sở thích và năng lực của họ, hướng họ vào các lĩnh vực nghề nghiệp tương lai, được gọi là phân hóa ngoài hay phân hóa vĩ mô. Kết quả phân hóa ngoài phụ thuộc chủ yếu vào việc thiết kế chương trình tổng thể nội dung chương trình các môn học. Với đặc điểm đó, giáo dục phân hóa phát huy được tối đa tiềm năng riêng để đáp ứng nguyện vọng, sở trường và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng cá nhân khác nhau; đồng thời giáo dục phân hóa ở phổ thông nhằm cung cấp cho giáo dục đại học, cao đẳng, cũng như các trường nghề nguồn tuyển sinh đã có tri thức chuyên sâu liên quan ngành nghề sẽ đào tạo, hoặc chuẩn bị cho học sinh bước vào cuộc sống lao động. Vậy, phân hóa là để đáp ứng yêu cầu phân công lao động trong xã hội. - Sự thống nhất biện chứng giữa giáo dục tích hợp và giáo dục phân hóa Sự thống nhất tích hợp và phân hóa phù hợp với quy luật nhận thức của loài người và quy luật phát triển của khoa học và công nghệ. Để tìm hiểu sâu về một lĩnh vực nào đó người ta đã phấn chia lĩnh vực đó thành nhiều chuyên ngành khoa học khác nhau, nhưng hiểu biết khoa học về lĩnh vực đó là một thể thống nhất, nên để nhận thức đầy đủ và vận dụng kiến thức khoa học giải quyết vấn đề người ta lại phải tích hợp kiến thức các ngành khoa học đã được tách ra một cách nhân tạo đó. Xu thế phát triển khoa học và công nghệ ngày nay là tiếp tục phân hóa sâu hơn, song song với tích hợp liên môn, liên ngành ngày càng rộng hơn. Logic nhận thức khoa học là TỔNG⇆ PHÂN⇆ HỢP [3]. Dạy học trong nhà trường cũng theo quy luật đó, tuy nhiên cần tránh xu hướng nhấn mạnh quá sớm sự sai khác giữa các khoa học khác nhau, phải lựa chọn nội dung, xây dựng các môn học để có thể hình thành được các khái niệm và nguyên lí khoa học, các năng lực chung làm nền tảng cho sự phân hóa sâu hơn. - Chương trình được thiết kế theo 2 giai đoạn trên cơ sở giáo dục tích hợp và phân hóa Triết lí của việc thiết kế chương trình theo hai giai đoạn: Giáo dục cơ bản 9 năm và giáo dục phân hóa 3 năm là thực hiện mục tiêu giáo dục phổ cập, bắt buộc cấp THCS; tạo tiềm lực cho học sinh phát triển sau THPT một cách linh hoạt vừa phù hợp nhu cầu, sở thích, sở trường cá nhân vừa định hướng nghề nghiệp chuẩn bị đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực đa dạng của xã hội. Đó là một chương trình chuẩn bị cho một đời sống trưởng thành hướng tới đáp ứng nhu cầu của số đông học sinh sẽ đi vào cuộc sống lao động sau THCS ở lứa tuổi 15, đồng thời đáp ứng nhu cầu của nhóm học sinh sẽ học tiếp các trình độ cao hơn [1,2]. Để thực hiện mục tiêu giáo dục cơ bản, chương trình xây dựng theo xu thế tăng cường tích hợp, theo đó ở tiểu học và THCS sẽ xây dựng các môn học theo lĩnh vực khoa học rộng, bao gồm nội dung nhiều chuyên ngành khoa học. Hệ quả tích cực của xu hướng này là: + Bảo đảm cho học sinh học xong giai đoạn giáo dục phổ cập cơ bản có được học vấn phổ thông nền tảng toàn diện với các khái niệm, các tư tưởng, nguyên lí khoa học khái quát; Các phẩm chất và năng lực chung cần thiết cho mọi người. + Làm cho kiến thức học được có ý nghĩa vận dụng trong cuộc sống, tức hòa nhập 98 Nội dung chương trình đào tạo giáo viên theo định hướng của chương trình... thế giới học đường với thế giới cuộc sống đa dạng. + Chắt lọc được nội dung cốt lõi, cần cho học sinh vận dụng giải quyết những vấn đề có ý nghĩa trong cuộc sống, đặt nền móng cho quá trình học suốt đời, nhờ đó giảm bớt được những nội dung học không thật sự cần thiết, tránh được sự trình bày rời rạc nội dung kiến thức, cũng là một cách giảm tải cho người học. + Giảm được số đầu môn họ, số đầu sách giáo khoa, giảm nhẹ thi, kiểm tra, giảm áp lực cho người học, tránh được sự trùng lặp không cần thiết các nội dung giữa các môn học, các cấp học, lớp học. + Chuẩn bị cho học sinh lứa tuổi 15 không chỉ kiến thức nền tảng, mà một tâm thế cho cuộc sống trưởng thành. - Để thực hiện mục tiêu giáo dục THPT định hướng nghề nghiệp, chương trình xây dựng theo phương thức phân hóa sâu trên cơ sở học vấn phổ thông cơ bản nền tảng. Tác động tích cực của phân hóa sâu trong giai đoạn này là: + Phân hóa trong là một nguyên tắc phải được quán triệt trong quá trình dạy học, giáo dục. Riêng phân hóa ngoài theo định hướng nghề nghiệp, đặc biệt mạnh ở THPT là một nội dung đổi mới nhằm thực hiện mục tiêu giai đoạn giáo dục sau cơ bản sẽ đáp ứng được nhu cầu, sở trường, năng lực của từng người học, hướng vào các lĩnh vực nghề nghiệp tương lai. + Chuẩn bị cho giáo dục đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp nguồn tuyển sinh đã có kiến thức, kĩ năng chuyên sâu, kĩ năng mềm liên quan đến nghề sẽ đào tạo hoặc chuẩn bị vào cuộc sống lao động. + Chuẩn bị cho việc đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực và yêu cầu phân công lao động trong xã hội. + Định hướng nghề nghiệp gắn với đặc điểm môi trường kinh tế - xã hội cụ thể của địa phương. + Học sinh chỉ học một số ít môn học và hoạt động bắt buộc chung, còn lại tự chọn các môn học hoặc chủ đề giáo dục phù hợp với nguyện vọng, sở trường người học. Nội dung tự chọn thường gắn với đặc điểm kinh tế - xã hội cụ thể của mỗi địa phương. + Chương trình hai giai đoạn với mục tiêu trọng tâm cho mỗi giai đoạn vừa làm tăng giá trị chuẩn bị nền tảng cần thiết cho người học đi vào cuộc sống, phát triển tiếp trong tương lai; vừa tăng khả năng linh hoạt cho sự lựa chọn của mỗi học sinh. Đây là một điểm mới nổi bật, tác động đến tất cả các yếu tố của chương trình giáo dục phổ thông. + Giáo dục phân hóa ở THPT sẽ đáp ứng nhu cầu riêng và khả năng của mỗi học sinh về nhịp độ học tập khi nhà trường PT có điều kiện tổ chức dạy học theo học chế tín chỉ. Đó cũng là sự chuẩn bị kĩ năng cần thiết cho học sinh khi học ở bậc đại học, cao đẳng, dạy nghề. 2.2. Nội dung chương trình đào tạo giáo viên 2.2.1. Định hướng đổi mới chương trình đào tạo giáo viên - Giáo dục tích hợp ở Tiểu học, đặc biệt ở THCS, giáo dục phân hóa mạnh ở THPT sẽ phải bồi dưỡng giáo viên để chuyển từ quen dạy đơn môn ở THCS sang dạy học môn 99 Hà Thị Lan Hương học tích hợp với mục đích bảo đảm cho học sinh có tri thức PT nền tảng với các khái niệm cốt lõi, các nguyên lí khoa học của một lĩnh vực khoa học rộng; từ dạy các môn học có tính đại cương đồng tâm sang dạy các môn học chuyên đề tự chọn chuyên sâu định hướng nghề nghiệp ở THPT [3,4]. - Các cơ sở đào tạo giáo viên đổi mới căn bản chương trình đào tạo để sinh viên ra trường có thể dạy các môn học tích hợp và các môn học, chuyên đề tự chọn. Theo đó các chương trình đào tạo giáo viên theo cấp học gồm: chương trình đào tạo giáo viên Mầm non, chương trình đào tạo giáo viên Tiểu học, chương trình đào tạo giáo viên PT theo chương trình giáo dục PT mới phải bảo đảm giáo viên giảng dạy các môn học ở bậc học này có tầm nhìn toàn bộ các khoa học, ít nhất là trong một lĩnh vực để có thể làm rõ các khái niệm, các nguyên lí chung cho các nhóm ngành thuộc lĩnh vực đó, đồng thời có tri thức sâu về một chuyên ngành. Tri thức tích hợp và tri thức chuyên ngành phân hóa không chỉ để đáp ứng dạy học THCS (giao đoạn cơ bản) và dạy học môn học chuyên đề phân hóa sâu, mà còn phản ánh logic cấu trúc chỉnh thể: Tri thức tích hợp là nền tảng cho đào tạo tri thức chuyên sâu. 2.2.2. Các nguyên tắc chính để xác định các lĩnh vực tri thức nghề nghiệp - Đảm bảo hình thành các giá trị, các năng lực nghề nghiệp đã được xác định trong mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình. - Đảm bảo cung cấp cho người học vốn tri thức rộng để hình thành các phẩm chất một nhà giáo dục, một nhà văn hóa – xã hội, nhà nghiên cứu và người tự học suốt đời. - Đảm bảo cập nhật, hiện đại với cơ cấu thuận tiện cho giáo dục tích hợp xung quanh những năng lựcnghề nghiệp cốt lõi. - Định hướng cho việc xây dựng các mô đun/học phần với đơn vị cấu trúc tín chỉ. - Đảm bảo để sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận hoạt động dạy học, giáo dục ở THCS và THPT với chương trình giáo dục PT được thiết kế theo hai giai đoạn, trên cơ sở giáo dục tích hợp và giáo dục phân hóa. Với các nguyên tắc đó, chương trình đào tạo giáo viên có thể bao hàm các lĩnh vực: tri thức đại cương, tri thức khoa học chuyên ngành (tri thức chuyên môn); tri thức nghiệp vụ sư phạm. Ba lĩnh vực đó cũng tương đồng với các khối tri thức thường được xác định trong các chương trìnhđào tạo trình độ đại học ở nước ta hiện nay [3]. 2.2.3. Các lĩnh vực tri thức a) Thứ nhất, tri thức đại cương Tri thức đại cương phải bao gồm những nội dung trang bị cho giáo viên nền tri thức rộng, có tính đại cương về xã hội, nhân văn, về con người, môi trường tự nhiên. Tầm quan trọng của lĩnh vực tri thức này là ở triết lí “giáo viên là một học giả - nhà giáo dục; là một nhà văn hóa - xã hội, nhà nghiên cứu và người tự học suốt đời”. Hình thành vốn tri thức rộng, đại cương là rất quan trọng, nhưng từ trước đến nay chưa được quan tâm đúng mức trong đào tạo ở trường sư phạm. Tri thức rộng được hình thành trên cơ sở đào tạo nền tảng văn hóa- xã hội cho giáo viên, học sinh về các giá trị của địa phương, quốc gia và quốc tế về kĩ năng sống, kĩ năng hoạt động nhóm và phối hợp với người khác, về giá trị ứng xử với môi trường tự nhiên,. . . Mỗi nền tảng văn hóa - xã hội chính là mối quan hệ liên quan 100 Nội dung chương trình đào tạo giáo viên theo định hướng của chương trình... đến một số lí thuyết học tập xuất phát từ ý tưởng việc học là một hoạt động thuộc về văn hóa - xã hội. Ngày nay, tri thức môi trường để hình thành năng lực hiểu biết và bảo vệ môi trường và an ninh sinh thái. Tri thức môi trường là một phần của sự phát triển bền vững năng lực giáo viên. giáo dục vì sự phát triển bền vững tự nhiên, xã hội, môi trường sinh thái là một lĩnh vực thuộc về năng lực văn hóa - xã hội của giáo viên. Đó đồng thời cũng là nội dung giáo dục trong nhà trường PT. Năng lực giao tiếp cũng là một phẩm chất văn hóa của con người nói chung, và đặc biệt đối với giáo viên thì không chỉ là một phẩm chất của văn hóa mà cùng với giá trị văn hóa còn là một năng lực nghề nghiệp cốt lõi. Giao tiếp bao gồm giáo tiếp giữa giáo viên - học sinh, giao tiếp trong môi trường xã hội, giao tiếp với đồng nghiệp. Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông biểu hiện ở việc sử dụng các công cụ và trang thiết bị kĩ thuật để tiếp cận, tìm hiểu và chuyển giao tri thức, tiếp cận, lưu giữ, truyền nhận và phổ biến thông tin. b) Thứ hai, tri thức chuyên môn Tri thức chuyên môn tạo nền tảng cho năng lực chuyên môn. Để xác định nội dung đào tạo năng lực này cần trả lời các câu hỏi: “Nhà trường cần dạy cho học sinh cái gì?” hay “giáo viên dạy cái gì?”. Tri thức chuyên môn đề cập đến nội dung dạy và học của giáo viên và học sinh. Năng lực chuyên môn là yếu tố chính của năng lực giáo viên, gồm kiến thức khoa học chuyên ngành (như toán, văn học, vật lí, hóa học, lịch sử,. . . ). Kiến thức, kĩ năng về nghiên cứu khoa học (khả năng vận dụng phương pháp, kĩ thuật nghiên cứu những vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học chuyên ngành). Đích hướng tới của nhà trường sư phạm là bảo đảm cho sinh viên tri thức về một lĩnh vực khoa học gồm một nhóm khoa học chuyên ngành để họ có kiến thức chuyên môn có tính sư phạm. Tính sư phạm ở đây phải được định hướng theo nguyên tắc xác định lĩnh vực tri thức đã được nêu ở trên. Ở đây cần nhấn mạnh rằng gia công sư phạm tri thức khoa học thành tri thức khoa học có tính sư phạm hay kiến thức môn học trong nhà trường dựa trên nguyên tắc “khoa học chuyên ngành sâu cần cho nhà chuyên môn, còn cái cần thiết cho số đông, phổ thông là hiểu biết có tính nguyên lí đại cương, toàn cục về khoa học”. Giáo dục phổ thông, đặc biệt giáo dục giai đoạn cơ bản 9 năm đầu hướng tới các nguyên lí Đại cương, toàn cục đó vì học vấn phổ thông, nền tảng của học sinh học xong THCS là các bản chất nhất, chung nhất của mọi khoa học được thể hiện bằng các khái niệm cốt lõi, các nguyên lí khoa học, các phương pháp quá trình nhận thức chung, các năng lực xuyên môn, xuyên lĩnh vực. Như vậy, giáo viên khi dạy môn học, người thiết kế chương trình, biên soạn sách giáo khoa môn học phải quán triệt tích hợp để khi trình bày các khái niệm, các sự kiện hướng tới các tư tưởng và nguyên lí khoa học. Theo đó phải nhấn mạnh logic trình bày, cách tiếp cận nguyên lí, khái niệm khoa học chứ không phải trình bày các kiến thức rời rạc. Giáo viên không chỉ cung cấp kiến thức, mà quan trong hơn là qua đó chuẩn bị cho đời sống trưởng thành của học sinh, một mức độ nhất định sau khi học hết THCS và tiếp tục phát triển định hướng nghề nghiệp ở giai đoạn 2 ở THPT. Những định hướng nêu trên phải được quán triệt trong việc xác định nội dung khoa học trong chương trình đào tạo giáo viên. Các tri thức khoa học phải bảo đảm để giáo viên nhận thức được rằng: + Các khoa học chuyên ngành cần cho nhà chuyên môn, còn cái cần thiết cho số 101 Hà Thị Lan Hương đông là hiểu biết có tính đại cương, toàn cục về khoa học. Giáo dục phổ thông có mục tiêu hướng tới cái toàn cục, cho số đông đó. Đấy là bản chất của học vấn phổ thông. Khoa học là một thể thống nhất, nhưng không phải là một tổng giản đơn các ngành chuyên môn mà là sự thống nhất vốn có trong sự tồn tại của thế giới khách quan, cho nên cái yếu tố bản chất nhất, chung nhất cho mọi khoa học phải là trung tâm tri thức khoa học cho mọi người. “Science for all” hàm ý nghĩa đó. Đó cũng là một cơ sở lí giải cho mối quan hệ giữa tiếp cận nội dung và tiếp cận năng lực. + Cần hiểu rằng khi dạy học một môn học là ta đang tổ chức học sinh nghiên cứu một yếu tố cũng phải biết gắn với các yếu tố khác, đó là các môn học khác. Gắn kết đó là tích hợp bằng cơ chế thực hiện một hoạt động ứng dụng tri thức giải quyết vấn đề. Tiếp cận năng lực là chiến lược phát triển nhân cách theo triết lí đó. + Quan sát, phân loại, lượng hóa, dự đoán, đặt giả thuyết, giải thích, xây dựng mô hình lí luận, thiết lập quan hệ nhân - quả. . . là chung cho quá trình tìm hiểu, nghiên cứu mọi lĩnh vực khoa học. Đó chính là các năng lực chung cho mọi người khi nghiên cứu, học tập các chuyên ngành, các môn học khác nhau. Điều này lưu ý cho giáo viên rằng khi dạy học mỗi môn học phải vừa tổ chức học sinh vận dụng các quá trình nhận thức chung để tiếp thu kiến thức môn học, vừa phát triển thêm năng lực chung đó. + Có một hệ thống khái niệm hay tư tưởng, chủ đề có tính cốt lõi chung cho mọi hoặc một nhóm lĩnh vực khoa học, môn học. Việc thiết kế chương trình chương trình và tổ chức dạy học phải tính đến sắp xếp, lựa chọn hệ thống các khái niệm, các nguyên lí chung đó. Điều này lưu ý giáo viên khi phát triển chương trình nhà trường cần thiết kế ma trận các chủ đề cốt lõi, các khái niệm, nguyên lí chung thể hiện mối quan hệ logic giữa các chủ đề đó, giữa các chủ đề với các năng lực chung và nă