Bài 3: Chuẩn bị dây giềng
Mục tiêu
- Trình bày được cấu tạo các loại dây giềng;
- Chọn được dây giềng các loại;
- Tạo được các khuyết đầu dây giềng đúng kỹ thuật;
- Chuẩn xác, tỷ mỷ, thận trọng, nghiêm túc học tập.
57 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nông - Lâm - Ngư nghiệp - Bài 3: Chuẩn bị dây giềng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
40
Bài 3: Chuẩn bị dây giềng
Mục tiêu
- Trình bày được cấu tạo các loại dây giềng;
- Chọn được dây giềng các loại;
- Tạo được các khuyết đầu dây giềng đúng kỹ thuật;
- Chuẩn xác, tỷ mỷ, thận trọng, nghiêm túc học tập.
A. Giới thiệu quy trình
B. Các bước tiến hành
1. Chọn chủng loại dây giềng
1.1. Cấu tạo của dây
- Dây đơn vị: là sản phẩm được tạo ra bằng cách xe từ xơ, hoặc được ép kéo
nóng từ nguyên liệu dạng hạt, dùng để sản xuất ra dây thành phẩm.
-Tao: là dây xe lần cuối dùng để xe thành dây thành phẩm
- Dây thành phẩm: là sản phẩm được xe từ tao, hoặc dây đơn vị; hoặc được
ép kéo nóng từ nguyên liệu dạng hạt, được sử dụng làm dây giềng và dây các
loại trong khai thác thủy sản. Đường kính của dây lớn hơn 2 mm hoặc độ thô
(Tt ) của dây lớn hơn 2000 tex.
- Dây giềng dùng để định hình lưới và sử dụng để kéo, liên kết lưới.v.v. . . ,
vì thế dây giềng có vị trí quan trọng, quyết định đến chất lượng và hiệu quả đánh
bắt của ngư cụ. Dây giềng được xe, bện, tết từ các loại vật liệu xơ sợi thực vật,
tổng hợp hoặc các loại dây cáp thép, độ thô giềng lớn hơn độ thô chỉ lưới. Có
nhiều loại dây giềng, dựa vào vật liệu chế tạo (giềng thực vật: đay, gai, malina,
xơ dừa, giềng tổng hợp: Nilon, Kapron, PE, PP, giềng cáp thép), theo kết
cấu (thừng xe xoắn, thừng bện tết ). Trong kết cấu ngư cụ thường có các loại
giềng sau: giềng phao, giềng chì, giềng biên, giềng lực
- Tất cả các loại dây dùng trong nghề cá nói chung đều có cấu tạo từ các xơ
se thành sợi, sợi se thành các tao và từ các tao se thành dây theo chiều xoắn khác
nhau. Tuỳ theo cách sử dụng dây vào các công việc khác nhau mà có dây xoắn
phải hoặc xoắn trái, dây 3, 4, 6, 8 tao. Riêng dây cáp thép 6 tao đang sử dụng
trong nghề cá là dây cáp thép xoắn phải, còn các dây tổng hợp khác hay dùng là
dây 3, 4 tao
41
Hình 3.1 .Cấu tạo dây
1.2. Vật liệu làm dây
Các loại dây được sử dụng rộng rãi hiện nay là xơ tổng hợp còn được gọi
là xơ nhân tạo, xơ hoá học.Trong nghề cá thường dùng một số loại xơ tổng hợp,
khác nhau về tính chất kỹ thuật như :
Poliamit, ký hiệu là PA, có tên thường gọi là kapron, nylon
Polieste, ký hiệu là PES, có tên thường gọi là laptan, tertoron
Polivinin ancohon, ký hiệu là PVA, có tên thường gọi là vinilon.
Polivinin clorit, ký hiệu là PVC, có tên thường gọi là clorin, envilon
Polipropilen, ký hiệu là PP, có tên thường gọi là polipropilen, pro-tex.
Poliethylen, ký hiệu là PE, có tên thường gọi là polietilen, etylon
42
PP – 28 mm PP-24 mm PP – 20 mm PP – 16 mm PE- 12 mm PE – 8 mm
Hình 3.2. Các loại dây giềng
Dây Nylon( PA) Dây Polypropylene (PP)
Dây Manila Dây giềng PP
Hình 3.3.Một loại dây thường dùng
43
Hình 3.3. Dây ghép các loại
Hình 3.4. Dây cáp thép
44
Hình 3.5. Dây giềng lưới kéo
2. Xác định kích thước dây giềng
2.1. Lấy dây ra khỏi cuộn không bị rối
- Khi sử dụng các loại dây giềng mới ta phải lấy dây ra khỏi cuộn rồi đưa
sang cuộn khác.
- Để lấy dây ra khỏi cuộn không bị rối, ta có thể theo các cách sau:
45
Lấy dây ra từ bên ngoài của cuộn dây Lấy dây ra từ lõi của cuộn dây
Hình 3.6. Cách lấy dây ra khỏi cuộn
- Sau khi dây ra khỏi cuộn được quấn vào các trống quấn dây:
Hình 3.7. Dây được cuộn vào các trống quấn dây
- Chú ý: trong quá trình lấy dây( kể cả dây cáp thép) ra khỏi cuộn phải
tránh các trường hợp dẫn đến hỏng dây sau đây:
46
Hình 3.8. Các trường hợp hư hỏng khi lấy dây ra khỏi cuộn
- Một cuộn dây bị xổ hay gỡ không đúng cách sẽ có thể bị xoắn và số vòng
xoắn trên dây rất nhiều, nếu tác dụng lực kéo thẳng dây có thể bị phá vỡ kết cấu
bện của dây.
Hình 3.9. Cách lấy dây ra không bị xoắn
2.2. Kích thước dây
Tuỳ theo yêu cầu của từng ngư cụ, căn cứ vào các chỉ tiêu kỹ thuật của bản
vẽ mà ta lấy kích thước cho đúng. Trước khi đo ta phải kéo căng dây( nhất là
dây Nylon có độ dãn dài lớn). Khi kéo dây bằng tời, phải chạy tời đúng chiều để
chiều quay của tời phù hợp với chiều dây. Dây đưa lên tời cũng phải đặt đúng
chiều( Theo chiều kim đồng hồ nếu là dây chiều phải, ngược chiều kim đồng hồ
nếu là dây chiều trái). Trường hợp quấn dây lên trống cũng phải quấn thuận
chiều xoắn của dây, nhất là với dây kim loại. Để xác định kích thước dây giềng
ta dùng thước đo chiều dài và đường kính dây chính xác.
Dùng tời hoặc pa lăng xích để kéo căng dây giềng( chủ yếu là dây Nilon)
47
3. Tạo khuyết các loại dây giềng
3.1. Cách buộc đầu dây giềng
Để cho các dầu dây sau khi cắt khỏi cuộn không bị tuột, ta phải dùng các nút
buộc đầu dây như các hình vẽ dưới dây:
Hình 3.10. Cách làm cho đầu dây không bị tuột
3.2. Cách đấu khuyết đầu dây giềng
Căn cứ vào số lượng tao của dây giềng mà ta tiến hành đấu khuyết đầu
dây giềng theo trình tự sau đây:
48
Hình 3.11. Cách đấu khuyết đầu dây thừng
49
3.3. Cách đấu khuyết đầu dây cáp
Ta có thể đấu khuyết đầu dây cáp 6 tao theo trình tự dưới dây:
Hình 3.12. Cách đấu khuyết dây cáp
3.4. Đấu nối hai đầu dây
Căn cứ vào số lượng tao của dây giềng mà ta tiến hành đấu hai đầu dây giềng
để nối dài hoặc thành vòng tròn theo trình tự sau đây:
50
51
52
Hình 3.13. Các hình vẽ đấu nối hai đầudây
4. Sắp xếp các loại dây giềng
Dây giềng các loại sau khi được tạo khuyết đầu dây, đấu dây ta cần sắp xếp
hoặc quấn vào trống có thứ tự để thuận tiện cho việc lắp ráp đúng quy trình đã
định.
53
Hình 3.14. Sắp xếp dây giềng các loại
Hình 3.15. Sắp xếp dây câu(dây triên)
54
C. Bài tập thực hành
Bài tập 1: Thực hành đấu khuyết đầu dây giềng bằng dây 3 tao
Bài tập 2: Thực hành đấu khuyết đầu dây giềng bằng dây 4 tao
Bài tập 3: Thực hành đấu nối 2 đầu dây giềng bằng dây 3, 4 tao
Bài tập 4: Thực hành đấu khuyết đầu dây cáp 6 tao
D. Ghi nhớ
- Cách chọn chủng loại dây
- Xác định đúng lích thước dây theo bản vẽ
- Đấu khuyết, đấu nối các loại dây đúng kỹ thuật
Bài 4: Chuẩn bị phao, chì và phụ tùng
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo các loại phao, chì và phụ tùng;
- Chọn được phao, chì và phụ tùng các loại theo bản vẽ;
- Chuẩn xác, thận trọng, nghiêm túc học tập.
A. Giới thiệu quy trình
Trong qua trình lắp ráp các loại ngư cụ thông dụng hiện nay, vấn đề hết sức
quan trọng là phải chuẩn bị được phao, chì và phụ tùng phù hợp. Muốn vậy ta có
thể tiến hành theo các bước công việc say đây:
B. Các bước tiến hành
1. Chuẩn bị các loại phao
Phao(thủy sản) là phụ tùng buộc vào ngư cụ để tạo lực nổi. Phao thường
được làm bằng tre, nhựa tổng hợp, xốp hóa học, thủy tinh, kim loại,v.v... Có
nhiều loại phao, căn cứ theo loại ngư cụ (phao lưới rê, lưới vây, lưới kéo,v.v),
theo tính chất lực nổi (phao thủy tĩnh, phao thủy động,vv.), theo cấu tạo (phao
đặc, phao rỗng,vv.), theo vật liệu làm phao ( phao thủy tinh, phao nhựa, phao gỗ
) . Phao có nhiều hình dạng khác nhau, thường tạo dáng để có lỗ hoặc đai hay tai
buộc vào ngư cụ.
1.1. Phao lưới kéo
Phao được lắp vào giềng phao để tạo độ mở đứng cho lưới. Lượng phao
(lực nổi) trang bị được xác định dựa theo kinh nghiệm hoặc dựa vào lượng phao
(lực nổi) của lưới mẫu theo phương pháp tương tự.
Phao dùng cho lưới kéo thường là phao nhựa PVC có dạng hình tròn,
đường kính từ 100 - 300mm tuỳ theo kích thước lưới.
55
Hình 4.1. Các loại phao lưới kéo
56
Hình 4.2. Cấu tạo giềng phao lưới kéo
1.2. Phao lưới vây
Phao là bộ phận tạo lực nổi cho vàng lưới vây, trong quá trình hoạt
động nó giữ cho tường lưới luôn được thẳng đứng bao quanh đàn cá. Vì vậy
việc trang bị phao cho vàng lưới vây yêu cầu phải đảm bảo đủ lực nổi để
giềng phao có thể nổi trên mặt nước. Lượng phao trang bị phụ thuộc vào quy
mô, kết cấu vàng lưới và chủng loại phao sử dụng. Thông thường trong quá
trình tính toán trang bị phao người ta thường để lực nổi của phao lớn hơn tổng
trong lượng lưới trong nước.
Đối với lưới vây, các loại phao được trang bị thường là: Phao nhựa
rỗng, phao xốp, phao cao su xốp.... Để tiện lợi cho quá trình thao tác lưới thì
dùng loại phao cao su xốp có hình khối chữ nhật là tiện lợi hơn cả. Các phao
này được cắt ra từ những tấm cao su xốp để lắp cho lưới vây.
Hình 4.4. Phao lưới vây
57
1.3.Phao lưới rê
Hình 4.5. Phao lưới rê
Hình 4.6. Phao nghề câu
2. Chuẩn bị các loại chì
Chì (thủy sản) là vật nặng buộc vào ngư cụ để tạo lực chìm, thường làm
bằng đá, sắt, chì, gỗ nặng. Tuỳ thuộc vào nguyên lý hoạt động của từng loại ngư
cụ mà sử dụng vật liệu, kích thước, hình dạng chì khác nhau.
2.1. Chì lưới kéo
Chì sử dụng trong lưới kéo, tuỳ thuộc vào từng loại lưới kéo mà có các
loại chì phù hợp, có thể lắp ghép trực tiếp vào dây giềng thông qua 2 miếng chì
kẹp vào giềng, cũng có thể buộc theo kiểu chì xích. Ngoài ra người ta còn làm
một dây giềng chì phụ có thể tháo rời khỏi dây giềng chính theo các hình vẽ
dưới đây:
58
Hình 4.7. Các loại chì lưới kéo
59
Hình 4.8. Cấu tạo giềng chì lưới kéo
2.2. Chì lưới vây
Để cho lưới rơi chìm được nhanh, kịp thời ngăn chặn cá thoát về phía
dưới giềng chì thì ta cần làm giảm thời gian rơi chìm của lưới, tức là phải tính
toán trang bị chì phù hợp. Đối với lưới vây cụ thể trọng lượng áo lưới và dây
giềng không thay đổi. Việc tăng trọng lượng chì và vòng khuyên là cần thiết để
cho lưới chìm nhanh.
Lưới vây hiện nay thường dùng chì Pb có hình dạng là hình trụ hoặc hình
trống. Dùng chì là Pb có nhiều ưu điểm là loại chì này có tỷ trọng lớn, xuất chìm
lớn, ít bị ăn mòn trong môi trường nước biển. Trọng lượng của mỗi viên chì
được trang bị cho lưới vào khoảng 200g đến 250g. Số lượng chì được trang bị
cho mỗi lưới vây có khác nhau. Cách lắp chì cho lưới tuỳ thuộc vào kinh nghiệm
nghề nghiệp của mỗi chủ tàu, hoặc thuyền trưởng để cho lưới phù hợp với từng
ngư trường đánh bắt khác nhau.
60
Hình 4.9. Chì ống, vòng khuyên và giềng rút lưới vây
61
2.3. Chì lưới chụp mực
Hình 4.10. Vòng khuyên, chì lưới chụp mực
Hình 4.11. Giềng chì lưới chụp mực
62
Hình 4.12. Vòng khuyên lưới chụp mực
Hình 4.13. Cấu tạo giềng miệng lưới chụp mực
2.4. Chì lưới rê
Chì dùng trong lưới rê là các loại chì lá, khi dùng ta kẹp chặt vào giềng chì
như hình vẽ dưới đây:
Hình 4.14. Chì lưới rê
63
3. Chuẩn bị các loại phụ tùng
3.1. Phụ tùng lưới kéo
Số 8 xoay
Ma ní các loại
Hình 4.15. Dụng cụ liên kết dây giềng
Hình 4.15. Các loại phụ tùng lưới kéo
64
Hình 4.16. Dây giềng trống và dụng cụ liên kết
Hình 4.17. Ván lưới kéo
3.2. Phụ tùng lưới vây
- Dây cáp rút chính trong vàng lưới vây là dây quan trọng nhất, nó quyết
định hiệu quả đánh bắt của lưới vây rút chì. Nhiệm vụ chính của dây cáp rút
chính là cuộn rút giúp thu gom các đoạn giềng chì lại với nhau thành một mối
(điểm), nhằm không cho cá có thể lặn chui thoát ra ở phía dưới vàng lưới.
Chiều dài dây cáp rút chính ít nhất phải bằng với chiều dài giềng chì cộng
với chiều dài dự trữ hai đầu cánh lưới và tùng lưới nhằm giúp cho việc thu rút
lưới của máy tời thu cáp rút chính.
- Các giềng rút biên đầu cánh và đầu tùng có chức năng giúp thu ngắn hai
đầu biên lưới ở cánh và tùng nhằm tạo thuận lợi cho quá trình cuộn rút lưới vây.
65
Do chỉ giúp thu hai đầu cánh và tùng nên độ thô của giềng rút biên thường nhỏ
hơn cáp rút chính, độ thô giềng rút thường chọn là từ 10-12 mm.
3.3. Phụ tùng lưới chụp mực
Phụ tùng của lưới chụp mực bao gồm: Dây giềng rút, vòng khuyên, tăng
gông và các pa lăng, ròng rọc đầu tăng gông
Hình 4.18. Ròng rọc ở đầu tăng gông
3.3. Phụ tùng của nghề câu
Lưỡi câu là ngư cụ để khai thác cá với sự đa dạng về kích thước và hình
dạng, thường làm bằng sắt mạ kẽm (để chống rỉ), đồng thau hoặc thép không gỉ.
Có nhiều loại lưỡi câu. Căn cứ theo hình dạng có ba loại (hình tròn, hình góc
cạnh và loại dài), theo cấu tạo (lưỡi câu 1 lưỡi, lưỡi câu nhiều lưỡi), theo đối
tượng khai thác (lưỡi câu mực, lưỡi câu cá), theo mồi câu (lưỡi câu mồi thật,
lưỡi câu mồi giả).
66
Hình 4.19. Phụ tùng nghề câu
4. Kiểm tra, sắp xếp phao, chì và phụ tùng
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại phao, chì và phụ tùng cho một loại ngư
cụ nào đó, ta phải kiểm tra và sắp xếp cẩn thận, thuận tiện cho việc lắp ráp, rồi
đem bảo quản trong kho.
C. Bài tập thực hành
Bài tập 1: Thực hành chuẩn bị phao, chì cho nghề lưới kéo
Bài tập 2: Thực hành chuẩn bị phụ tùng cho nghề lưới kéo
Bài tập 3: Thực hành chuẩn bị phao, chì và phụ tùng cho nghề lưới vây
Bài tập 4: Thực hành chuẩn bị phao, chì và phụ tùng cho nghề lưới rê
Bài tập 5: Thực hành chuẩn bị phụ tùng cho nghề lưới chụp mực
Bài tập 6: Thực hành chuẩn bị phụ tùng cho nghề câu
D. Ghi nhớ
Phân biệt và chuẩn bị được phao, chì và phụ tùng cho mỗi loại ngư cụ
Bài 5: Chuẩn bị chỉ lưới
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo các loại chỉ lưới;
- Chọn được chỉ lưới các loại theo bản vẽ;
- Chuẩn xác, thận trọng, nghiêm túc học tập.
A. Giới thiệu quy trình
Chỉ lưới là một yếu tố hết sức quan trong đóng vai trò quyết định đến sản
lượng bắt hải sản của ngư cụ các loại. Tuỳ theo đối tượng đánh bắt mà chỉ
67
lưới được lựa chọn đảm bảo các thông số kỹ thuật khi chế tạo ngư cụ. Vì
vậy khi lắp ráp ngư cụ ta phải chọn đúng chủng loại chỉ lưới, chỉ ghép đúng
theo yêu cầu bản vẽ thiết kế. Muốn vậy ta có thể chuẩn bị chỉ lưới theo quy
trình sau:
B. Các bước tiến hành
1. Chọn chủng loại chỉ đan lưới
1.1 Sợi và chỉ dùng trong nghề cá
Sợi là sản phẩm trung gian giữa xơ và chỉ lưới. Sự khác biệt của công
đoạn chế tạo từ nguyên liệu ra sợi dẫn đến sự phân biệt về sản phẩm sợi. Trong
thực tế có các loại sợi như:
- Sợi thô là sản phẩm từ xơ chắp nối lại va xoắn ở mức độ nào đó. Trong
công, sợi thô thường gọi là sợi nguyên. Từ vài sợi nguyên có thể xoắn lại với
nhau tạo thành sợi con hoặc chỉ xe đơn.
- Sợi đơn là sợi dài vô hạn, không có vòng xoắn, trơn bóng (thường gọi là
cước). Sợi đơn là thành phẩm đầu tiên từ nguyên liệu. Sợi đơn có thể dùng trực
tiếp để đan (lưới rê), làm dây câu, hoặc bện tết một vài lần để tạo thành chỉ lưới,
dây có độ thô khác nhau (chỉ lưới, dây giềng...).
Sợi poliethylen thường được sản xuất dưới dạng sợi đơn (cước), có màu
trắng, trắng xanh hoặc màu kem. Đường kính của sợi poliethylen thường từ 0,1-
1.0mm hoặc lớn hơn nữa.
1.2. Chỉ lưới dùng trong nghề cá
Là thành phẩm chế tạo từ sợi thô, sợi con hoặc sợi đơn. Chỉ lưới là đơn vị
hoàn chỉnh để chế tạo lưới đánh cá. Chỉ thành phẩm xe từ sợi một lần, gọi là chỉ
xe đơn. Nếu chỉ thành phẩm xe từ các chỉ xe đơn, gọi là chỉ xe kép.
Dây lưới là một dạng của chỉ lưới. Quá trình sản xuất ra từ dây lưới được
tiến hành bằng cách bện tết một số lần từ sợi thô, sợi con, sợi đơn, thậm chí từ
chỉ lưới. Dây lưới to hơn nhiều lần chỉ lưới, có đường kính khác nhau tuỳ theo
từng yêu cầu công việc. Trong nghề cá, thường sử dụng với các chức năng khác
nhau như dây giềng, dây kéo lưới, dây neo..vv.
- Độ thô của chỉ lưới:
68
Một đặc trưng kỹ thuật của chỉ lưới là độ thô. Để xác định độ thô (độ to,
nhỏ) của chỉ lưới, có thể biểu diễn bằng đường kính, hoặc diện tích hoặc chu vi
mặt cắt ngang của chỉ, dây lưới. Do cấu trúc của chỉ lưới khá đặc biệt, mặt ngoài
của chỉ không đều nhau do tạo thành vòng xoắn hơn nữa vật liệu chỉ lưới lại
mềm, kích thước ngang nhỏ, vì vậy gây khó khăn trong việc đo đạc chính xác độ
thô của chỉ lưới. Để khắc phục khó khăn đó, có thể sử dụng các đại lượng gián
tiếp, biểu diễn độ thô của chỉ lưới.
Nếu chỉ xe từ sợi thô hoặc sợi đơn, độ thô của chỉ lưới được quyết định
bởi độ thô của sợi và số lượng sợi được xe thành chỉ. Người ta thường biểu thị
theo độ thô của sợi và số sợi tạo thành chỉ. Các số liệu độ thô của chỉ lưới sử
dụng trong kỹ thuật sau này có thể sử dụng chỉ số độ thô của sợi hay của chính
chỉ lưới đó. Trong kỹ thuật người ta thường sử dụng các đại lượng đo độ mảnh
của chỉ lưới như sau :
+ Số chi của sợi, chỉ là chiều dài của một đơn vị trọng lượng của mẫu sợi
hoặc chỉ cần đo. Nói cách khác, số chi của mẫu sợi hoặc chỉ là chiều dài tính
bằng mét của một gam sợi hoặc chỉ đó
Ví dụ : Số chi của sợi trong chỉ kapron 113N, có nghĩa là, trọng lượng 1
gam sợi thô có chiều dài 113m. Nếu so sánh với sợi kapron 150N, thì sợi này có
độ thô nhỏ hơn sợi kapron .
+ Chỉ số Tex của sợi là đơn vị đo độ thô của sợi, chỉ. Theo tiêu chuẩn Việt
Nam (TCVN-76) quy định cách biểu thị độ thô của xơ bán thành phẩm, sợi, chỉ
theo hệ Tex. Ký hiệu là T hay Tex.
Số Tex là đơn vị cơ bản của hệ thống Tex. Một Tex là độ thô của sợi, chỉ hoặ xơ
bán thành phẩm có chiều dài 1km và có trọng lượng 1gam.
Ví dụ : Sợi 23,5 Tex, có nghĩa là độ thô của sợi đo theo hệ Tex. Chiều dài
1.000m sợi có trọng lượng 23,5g
- Chỉ số Đơ-ni-ê của sợi.
Một Đơ-ni-ê được biểu thị độ mảnh của sợi, chỉ có chiều dài là 9.000m và
có trọng lượng là 1 gam, được ký hiệu là D. Ví dụ : Sợi 210D, có nghĩa là độ thô
của sợi đo theo hệ Đơ-ni-ê. Chiều dài 9.000m sợi đó cân nặng 210g.
Sơ đồ chế tạo chỉ và thừng
69
Chỉ tiêu kỹ thuật của sợi xe PA
Độ thô theo đơn vị đo Độ thô thực tế
Chiều dài của 1 kg sợi
(m/kg)
Denier Tex Rtex Đường kính
d (mm)
210D/2 23 tex x 2 50 0,24 20 000
210D/3 23 tex x 3 75 0,30
210D/4 23 tex x 4 100 0,33 10 000
210D/6 23 tex x 6 155 0,40 6 460
210D/9 23 tex x 9 230 0,50 4 259
210D/12 23tex x 12 310 0,60 3 230
210D/15 23tex x 15 390 0,65 2 560
210D/18 23tex x 18 470 0,73 2 130
210D/21 23tex x 21 540 0,80 1 850
210D/24 23tex x 24 620 0,85 1 620
210D/27 23tex x 27 700 0,92 1 430
210D/30 23tex x 30 780 1,05 1 280
210D/33 23tex x 33 860 1,13 1 160
210D/36 23tex x 36 950 1,16 1 050
210D/39 23tex x 39 1 030 1,20 970
210D/45 23tex x 45 1 200 1,33 830
210D/48 23tex x 48 1 280 1,37 780
210D/54 23tex x 54 1 430 1,40 700
210D/60 23tex x 60 1 570 1,43 640
2. Chọn chỉ đan lưới
Tuỳ thuộc vào từng loại ngư cụ mà ta lựa chọn chì đan lưới cho phù hợp
với yếu cầu thiết kế của bản vẽ
70
Hình 5.1. Chỉ đan lưới các loại
a. Chỉ đan lưới kéo
Tên gọi
Số lượng
Vật liệu
Kết cấu chỉ
Mắt lưới
2a(mm)
Cánh phao 2 PE 380D/17x3 200
Cánh chì 2 PE 380D/17x3 200
Lưới chắn 1 PE 380D/13x3 180
Thân 1 1 PE 380D/17x3 180
Thân 2 1 PE 380D/12x3 140
Thân 3 1 PE 380D/12x3 80
Thân 4 1 PE 380D/12x3 60
71
Túi đoạn 1 1 PE 380D/12x3 50
Túi đoạn 2 1 PE 380D/25x3 40
b. Chỉ đan lưới vây
+ Lưới vây cá cơm
Lưới vây cá cơm là loại lưới sử dụng để khai thác đối tượng chính là cá
cơm. Kích thước lưới thường từ 200 - 450m chiều dài và từ 40 - 60m chiều sâu.
Kích cỡ mắt lưới thường từ 6 - 10 mm, vật liệu áo lưới sử dụng Nilon 210 D/6 -
210D/12.
+ Nghề lưới vây cá ngừ
Cá ngừ là một trong những loài cá có tốc độ di chuyển khá cao vì vậy lưới
vây bắt cá ngừ thường có chiều dài từ 700 - 1200m, chiều cao từ 70 - 120m.
Kích thước mắt lưới từ 30 - 35mm ở đụt lưới và 40 - 60mm ở các phần thân và
cánh lưới, vật liệu áo lưới sử dụng Nilon 210 D/6 - 210D/12. Tàu thuyền sử
dụng thường được trang bị máy có công suất lớn từ 300 - 500 cv, thậm chí có
nơi trang bị máy có công suất lên tới 800 cv.
c. Chỉ đan lưới chụp mực
Thống kê vật liệu áo lưới
Tên gọi
Số lượng
(tấm)
Vật liệu
Đường
kính
(mm)
Kích
thước
mắt lưới
a (mm)
Khối
lượng
(kg)
Đụt lưới 2 PE 380D/3x3 0,89 15 2,85
Thân lưới
- Thân 1
- Thân 2
- Thân 3
7
10
13
PA Sợi đơn
PA Sợi đơn
PA Sợi đơn
0,40
0,40
0,40
15
15
15
6,56
9,38
24,38
Chao, đụt
lưới
1
PE
380D/3x3
0,89
17,5 8,25
d. Chỉ đan lưới rê
* Đường kính chỉ lưới rê 3 lớp:
- Đường kính chỉ lưới lớp giữa (d) quy định theo tỷ lệ d/ag:
Khai thác ở ngư trường đáy có chướng ngại vật: d/ag = 0,008 – 0,009.
72
Khai thác ở ngư trường đáy không có chướng ngại vật: d/ag = 0,006 –
0,0075. Đối tượng nhạy cảm, tìm cách lẩn tránh khi gặp lưới (ví dụ cá chép)
dùng hệ số d/ag nhỏ. Ngược lại đối tượng hoạt động mạnh, phá lưới khi mắc
lưới (ví dụ cá trắm cỏ) dùng hệ số d/ag lớn.
- Đường kính chỉ lưới lớp ngoài (D) cho phép = 1,8 – 2,5 đường kính chỉ
lưới lớp giữa.
- Nguyên liệu lưới: Sợi po