Cấp và thoát nước là một hệ thống không thể thiếu của một trạ
xuất giống tôm sú. Hệ thống cấp nước là tập hợp các công trình kỹ thuật dùng
để thu, xử lý, dự trữ, điều hòa vận chuyển và phân phối nước đến các đối
tượng sử dụng. Hệ thống thoát nước là hệ thống dẫn hay vận chuyển nước đi
từ chỗ mực nước cao đến nơi có mực nước thấp hơn. Hệ thống thoát nước có
thể là: các kênh dẫn nước được đào trực tiếp trên mặt đất với nhiều hình dáng
và kích thước khác nhau và các hệ thống ống dẫn nước, bể xử lý nước thải
ngầm tùy theo qui mô và nhu cầu xử dụng của một trại sản xuất giống
43 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nông - Lâm - Ngư nghiệp - Bài 4: Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
36
BÀI 4: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƢỚC
Mã bài: MĐ01-04
Cấp và thoát nước là một hệ thống không thể thiếu của một trại sản
xuất giống tôm sú. Hệ thống cấp nước là tập hợp các công trình kỹ thuật dùng
để thu, xử lý, dự trữ, điều hòa vận chuyển và phân phối nước đến các đối
tượng sử dụng. Hệ thống thoát nước là hệ thống dẫn hay vận chuyển nước đi
từ chỗ mực nước cao đến nơi có mực nước thấp hơn. Hệ thống thoát nước có
thể là: các kênh dẫn nước được đào trực tiếp trên mặt đất với nhiều hình dáng
và kích thước khác nhau và các hệ thống ống dẫn nước, bể xử lý nước thải
ngầm tùy theo qui mô và nhu cầu xử dụng của một trại sản xuất giống.
Mục tiêu:
- Nêu được các yêu cầu hệ thống cấp thoát nước trong trại sản xuất tôm
giống;
- Lắp đặt được hệ thống cấp thoát nước đúng yêu cầu;
- Tuân thủ qui định về bảo vệ môi trường, sản xuất bền vững;
A. NỘI DUNG CỦA BÀI
1. Lắp đặt máy bơm nƣớc
Máy bơm nước là một thiết bị quan trọng trong trại sản xuất giống tôm
sú để lấy nước mặn, nước ngọt hay làm nhiệm vụ bơm nước từ bể lọc qua các
bể ương nuôi
1.1. Phân loại máy bơm nước
Máy bơm nước là một loại máy thủy lực, nhận năng lượng từ bên ngoài
(thường là điện năng) và truyền năng lượng cho dòng nước, nhờ vậy đưa nước
lên một độ cao nhất định hoặc dịch chuyển nước theo hệ thống đường ống.
Người ta chia máy bơm ra nhiều loại dựa vào những đặc điểm như:
nguyên lý tác động của cánh bơm vào dòng nước, dạng năng lượng làm chạy
máy bơm, kết cấu máy bơm, mục đích bơm, loại chất lỏng cần bơm... Trong
đó thường dùng đặc điểm thứ nhất để phân loại máy bơm; theo đặc điểm này
máy bơm được chia làm hai nhóm:
1.1.1. Bơm động học: Bao gồm các loại sau
- Bơm cánh quạt: bao gồm bơm li tâm, bơm hướng trục, bơm cánh chéo.
Loại bơm này thường có lưu lượng lớn, hiệu suất tương đối cao, do vậy
thường được dùng trong nông nghiệp và các ngành cấp nước
- Bơm xoắn: Người ta dùng máy bơm này chủ yếu trong công tác hút
nước hố thấm, tiêu nước, cứu hỏa...
- Bơm tia: Loại bơm này bơm được lưu lượng nhỏ, thường được dùng để
hút nước giếng và dùng trong thi công.
37
- Bơm rung: Loại bơm này có lưu lượng nhỏ, thường được dùng bơm
nước giếng và giếng mỏ
- Bơm khi khí ép: Loại bơm này thường dùng để hút nước bẩn hoặc nước
giếng
- Bơm nước va (bơm Taran): Loại bơm này bơm được lưu lượng nhỏ,
thường được dùng cấp nưóc cho vùng nông thôn miền núi.
10.1.1. Bơm thể tích:
Nguyên lý làm việc của loại bơm này là thay đổi có chu kỳ thể tích của
buồng công tác truyền áp lực hút đẩy chất lỏng. Bơm này có những loại sau:
- Bơm pít tông: Loại bơm này tạo được cột áp cao, lưu lượng nhỏ nên
trong nông nghiệp ít dùng, thường được dùng trong máy móc công nghiệp
- Bơm rô to bao gồm: bơm răng khía, bơm pít tông quay, bơm tấm trượt,
bơm vít, bơm pít tông quay, bơm chân không vòng nước... Bơm rô to có lưu
lương nhỏ thường được dùng trong công nghiệp
1.2. Cấu tạo máy bơm nước
Hình 1.4.1. Cấu tạo máy bơm nước
Cấu tạo của một máy bơm nước thông thường gồm các thành phần sau:
- Cánh bơm
- Cửa xả nước
- Cửa hút nước
- Động cơ điện
38
1.3. Kiểm tra hoạt động của máy trước khi vận hành
- Kiểm tra tay ga về vị trí bên trái
- Bật công tắc đèn khi trời tối
- Bật công tắc máy sang vị trí ON
- Nhấn nút khởi động máy nếu khởi động bằng ắc quy hoặc tay quay ,
khởi động bằng tay .
- Sau khi máy nổ điều chỉnh tay ga bằng cách vừa ấn xuống vừa xoay
theo trục kim đồng hồ để tăng tốc độ 1một chút rồi dừng lại đẩy tay gạt bơm
chân không (4) lên để kiểm tra bơm cho hút chân không. Nếu bơm đã tự mồi
được thì có nước ra ở ống , kiểm tra dưới chân máy phía bên trái và sau đó
kéo tay gạt bơm chân không về vị trí trên .
- Tăng ga cho tới khi kim đồng hồ của áp lực nước của đồng hồ (1) đạt
trị số yêu cầu khoảng 5 AT thì chỉnh lại và mở van nước đầu đầy bể để bắt
đầu phun nước .
Dừng máy
- Trước khi tắt máy phải giảm ga về vị trí ban đầu rồi mới bật công tắc
máy về vị trí bên trái .
1.4. Các chú ý khi lắp đặt máy bơm
- Trong khi đang bơm nước, không được kéo cần bơm chân không xuống
vì dễ bị hỏng bơm chân không .
- Không sử dụng cần bơm xăng phụ khi xăng xuống bình thường vì dễ
làm máy bị ngộp xăng , chỉ dùng khi tắc vòi dẫn xăng xuống bình con.
- Cần chú ý kiểm tra dầu nhớt tại hộp dầu (Bơm chân không, nhớt được
dùng là nhớt 40)
- Khóa đường ống xả nước buồng bơm ngay sau khi xả kiệt nước dư sau
mỗi lần chạy máy.
- Khóa bình xăng con khi máy không hoạt động.
- Thường xuyên kiểm tra mực nước trong bình ắc quy đạt mức quy định.
- Pha theo tỉ lệ 1 lít nhớt cộng với 30 lít xăng trước khi đổ vào bình xăng.
- Định kỳ mỗi tuần phải nổ máy kiểm tra một lần để kiểm tra tình trạng
sẵn sàng của máy.
1.5. Bố trí máy bơm tại trại
Trong trại sản xuất giống tôm sú, nên sắp đặt 5 – 7 máy bơm cho các vị
trí theo bảng sau (số lượng tùy theo quy mô trại):
Bảng 1.4.1. Máy bơm cho hệ thống cấp nước
TT Hạng mục Quy cách Đơn vị Số lƣợng
1
Máy bơm nước biển
đầu nguồn
Công suất 10 –
15m
3/giờ
Máy 1 – 2
39
2 Máy bơm nước bể lọc Công suất 6 – 8m3/giờ Máy 1
3 Máy bơm nước đã lọc Công suất 10m3/giờ Máy 2
4 Máy bơm nước ngọt Công suất 5 – 6m3/giờ Máy 1 – 2
Tổng 5 – 7
- Sử dụng 1 – 2 máy bơm nước biển kế bên bể chứa, có miếng bao bên
trên để tránh ánh nắng trực tiếp sẽ dễ làm hư máy.
Hình 1.4.2. Máy bơm nước mặn
Hình 1.4.3. Máy bơm nước ngọt
40
- Máy bơm nước ngọt đặt ngay tại giếng khoan từ 1 – 2 cái tùy nhu cầu
sử dụng nước ngọt và quy mô trại sản xuất giống.
Cách lắp đặt máy bơm:
- Đối với máy bơm nước biển hoặc máy đặt tại các bể chứa: Yêu cấu lắp
đặt máy càng gần nguồn nước càng tốt. Nên lắp chắc chắn, tránh máy bị rung
khi vận động.
- Đối với máy bơm nước ngọt: Yêu cầu máy lắp càng gần mặt nước càng
tốt. Tốt nhất đường kính ống vào phải đúng đường kính của lỗ gắn nước vào
và cũng không được đặt sát ngang lỗ vào.
- Một số loại máy phải gắn hệ thống nước mồi đúng theo sự chỉ dẫn của
máy.
- Nên có lưới lọc tránh rác rưởi làm nghẹt - hỏng máy.
- Lắp đường ống ra tốt nhất phải đúng đường kính của máy bơm, tránh
làm gấp khúc, không dẫn đường ống ra lòng vòng làm mất hiệu suất của bơm.
Ở đầu ra của bơm thường gắn thêm một van khóa để tiện việc điều chỉnh hoặc
sửa chữa máy.
- Các đường ống dẫn vào và ra phải thật kín, mọi sự rò rỉ đều có thể làm
hại cho máy khi vận hành.
- Điện thế nối vào máy phải đúng, nên lắp một cầu dao tự động, công
suất dây điện phải đúng với công suất tải của máy và máy nối đất tốt
2. Lắp đặt hệ thống lọc nƣớc
2.1. Chuẩn bị bể chứa nước
- Bể chứa nước là nơi chứa nước biển sau khi được bơm trực tiếp vào trại
có dung tích từ 20 – 25m3 tùy theo qui mô của trại.
- Việc chuẩn bị nguyên vật liệu và các bước xây dựng bể chứa nước
được trình bày chi tiết trong phần xây dựng bể xi măng (Bài 3 phần 4) hoặc
lắp bể composite (Bài 3 phần 5)
2.2. Lắp ống lọc nước
Sau khi nước được bơm vào bể chứa sẽ được bơm qua bể lắng. Ở đây,
sẽ tiến hành lắp đặt một hệ thống các ống lọc nước giữa bể chứa nước và bể
lắng. Nước được bơm qua ống lọc rồi đi vào bể lắng.
41
Lõi
ống lọc
nước
Vỏ ngoài
ống lọc
nước
- Ống lọc có tác dụng loại bỏ
các sinh vật, vật liệu nhỏ như sứa,
cát, bùn...
Hình 1.4.4. Bố trí 4 ống lọc nước mặn
- Đối với nước biển sử dụng
4 ống lọc nước
- Đối với nước ngọt thì sử
dụng 2 ống lọc
Hình 1.4.5. Cấu tạo ống lọc nước
2.3. Chuẩn bị bể lắng
- Lắng là giai đoạn sơ bộ trước khi đưa nước vào bể lọc. Các hạt lơ lửng,
bông keo tụ, cát sét... lắng xuống nhờ trọng lực.
- Theo tiêu chuẩn ngành thủy sản về cơ sở sản xuất giống tôm biển (TCN
95 – 2005). Danh mục hạng mục công trình và hệ số sử dụng theo đơn
nguyên. Bể chứa lắng nước mặn gồm 03 bể có dung tích 20 – 25m3/1 bể.
- Bể lắng nước được xây dựng theo phần 4 bài 3 hoặc lắp bể composite
(Bài 3 phần 5)
42
2.4. Chuẩn bị bể lọc nước
- Lọc là quá trình làm sạch nước thông qua lớp vật liệu lọc. Nhằm tách
các hạt cặn lơ lửng, các thể keo tụ và vi sinh vật trong nước. Bể lọc thường
được đặt bên trên của bể chứa nước đã qua các bước xử lý.
- Bể bằng xây bằng gạch và vữa xi măng như các loại bể xi măng khác
trong trại giống, có dạng khối vuông hoặc chữ nhật, kích thước DxRxC.
- Phía trên bể lọc có nắp đậy hoặc mái che.
- Vật liệu lọc gồm cát mịn (cát biển), cát thô (cát biển hoặc cát sông),
sỏi, đá nhỏ, lưới cước.
Hình 1.4.6. Bố trí bể lọc nước
2.4.1. Bố trí bể lọc xuôi
- Nước chảy qua lớp vật liệu lọc từ trên xuống
43
Hình 1.4.7.Bố trí bể lọc xuôi
- Khoang chứa nước đã lọc ở cuối bể, ngăn cách với các lớp vật liệu lọc
bằng tấm đan bê tông dày 6-8cm có nhiều lỗ 1,5-2cm để thoát nước.
- Nước cấp vào bể từ bên trên bằng máy bơm hoặc dòng tự chảy, qua các
lớp vật liệu lọc, được chứa lại trong khoang chứa nước.
- Chất lơ lửng được giữ lại trên bề mặt của các hạt vật liệu lọc.
Sau vài lần lọc, chất lơ lửng lắng tụ làm bể lọc bị nghẹt. Phải dỡ các lớp
vật liệu lọc ra để rửa và sắp bể lọc lại.
Cách sắp bể lọc:
- Rửa riêng từng loại vật liệu lọc bằng nước sạch cho đến khi nước rửa
không còn đục.
- Sát trùng vật liệu lọc bằng cách ngâm trong bồn, bể chứa dung dịch
Formol 100-200ppm (100-200ml Formol cho 1m3 nước).
- Rửa lại vật liệu lọc bằng nước sạch.
44
- Sắp lớp đá dày 20-30cm
lên tấm đan bê tông, san bằng
mặt.
- Đặt tấm lưới cước lên trên
lớp đá.
- Sắp lớp sỏi dày 20-30cm
lên tấm lưới cước, san bằng mặt.
- Đặt tấm lưới cước lên trên
lớp sỏi.
- Sắp lớp cát thô dày 20-
30cm lên tấm lưới cước, san
bằng mặt, đầm nén nhẹ.
- Đặt tấm lưới cước lên trên
lớp cát thô.
- Sắp lớp cát mịn dày 20-
30cm lên tấm lưới cước, san
bằng mặt, đầm nén nhẹ.
- Xếp tấm lưới cước thành
nhiều lớp, đặt lên trên lớp cát
mịn.
Hình 1.4.8. Đưa vật liệu lọc vào bể
- Bơm, xả nước đã qua xử lý sát trùng vào lọc.
2.4.2. Bố trí bể lọc ngược
Bể lọc ngược: nước chảy qua lớp vật liệu lọc từ dưới lên
- Bể lọc ngược có hình dạng và kích thước như bể lọc xuôi.
- Đáy bể có van xả, không có tấm đan và khoang chứa nước.
- Nước cấp vào bể lọc qua ống nhựa có khoan nhiều lỗ nhỏ từ bên dưới
và ra khỏi bể từ bên trên.
- Để dòng chảy vào bể ổn định, nước được bơm vào bể chứa nước chưa
lọc đặt phía trên bể lọc, nối với bể lọc bằng ống nhựa và được điều chỉnh
bằng van.
- Vật liệu lọc được sắp như bể lọc xuôi.
45
Hình 1.4.9. Bể lọc ngược
Bể lọc ngược hạn chế được việc phải thường xuyên rửa và sắp lại các lớp
vật liệu của bể lọc xuôi do bị chất lơ lửng lắng tụ trên lớp cát mặt làm nghẹt
lọc.
Việc xả bỏ chất lơ lửng trong bể lọc ngược được thực hiện như sau:
- Khóa van nguồn nước cấp.
- Mở van xả ở đáy bể để nước từ phía trên chảy qua các lớp vật liệu lọc
mang theo chất lơ lửng thoát ra khỏi bể.
- Khóa van đáy bể sau khi nước thoát ra hết.
- Mở van nguồn nước cấp, lấy nước vào đầy phần trên bể.
- Khóa van nguồn nước cấp và mở van xả để nước mang theo chất lơ
lửng thoát ra.
46
Thực hiện vài lần cho đến khi nước thoát ra không đục hơn nước cấp vào.
3. Xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải
3.1. Tiêu chuẩn hệ thống xử lý nước thải
- Nước thải của các cơ sở sản xuất giống thủy sản nói chung và sản xuất
giống tôm sú nói riêng trước khi thải ra môi trường bên ngoài phải được xử lý
đạt TCVN 6986:2001.
- Nước thải sinh hoạt phải được xử lý theo quy định đạt TCVN
6772:2000.
- Các chất thải rắn và chất thải hữu cơ trong sản xuất và sinh hoạt phải
được thu gom, phân loại trong các thùng chứa đảm bảo an toàn, đặt ở vị trí
quy định, thuận tiện cho các hoạt động, không gây ô nhiểm môi trường và ảnh
hưởng xấu đến nguồn nước.
- Bể xử lý nước thải phải có nắp đậy và đặt cách xa khu sản xuất hoặc
nguồn nước ngầm để tránh lây nhiễm chéo.
- Hệ thống đường ống dẫn nước thải đến nơi xử lý phải kín, có độ dốc
nhất định, thoát nước tốt, dễ làm vệ sinh, không gây mùi khó chịu và ô nhiễm
môi trường.
- Hệ thống bể xử lý và cống thoát nước thải được thiết kế phù hợp với
công suất hoạt động của các cơ sở sản xuất.
3.2. Xây dựng hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước là hệ thống dẫn hay vận chuyển nước đi từ chỗ
mực nước cao đến nơi có mực nước thấp hơn. Hệ thống thoát nước có thể là:
Kênh dẫn nước được đào trực tiếp trên mặt đất có nhiều hình dạng và
kích thước khác nhau.
Hệ thống ống nước được đặt ngầm trong lòng đất hoặc đặt nổitrên mặt
đất.
- Trong trại sản xuất giống
tôm sú, thực hiện việc tạo các
mương (đường rãnh) chạy thẳng ra
bể gom rác.
Hình 1.4.10. Đường rãnh thoát nước
47
- Trong mỗi bể (ương, nuôi)
khi xây dựng sẽ tiến hành tạo các
lỗ thoát nước ở góc bể. Sau khi vệ
sinh hay ương nuôi nước thải sẽ
thoát ra từ lỗ thoát nước vào đường
mương đến hố gom rác và bể xử lý
nước thải.
Hình 1.4.11. Ống đậy lỗ thoát nước ở góc bể
3.3. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải
- Sử dụng hệ thống mương hở dễ dàng vệ sinh và tránh tắc nghẽn. Ống
PVC sử dụng để gom nước thải đường kính ống lớn, đặt ngầm trong đất.
- Bể chứa và khử trùng nước thải:
+ Cách xa khu sản xuất, nơi ít người qua lại.
+ Bể phải có nắp đậy và dung tích đủ lớn để chứa đủ lượng nước thải của
trại trong ngày.
- Nước thải trước khi thải ra môi trường được xử lý bằng Chlorinee nồng
độ cao 200ppm
Hình 1.4.12. Hố gom nước thải
48
- Nước thải sau khi được xử lý sẽ đi theo đường ống dẫn ra ngoài hố cát.
Yêu cầu nƣớc thải khi đƣa ra hố cát:
- Nước khi thải ra phải đạt theo TCVN 6986:2001
Tác hại khi không xử lý nƣớc thải đƣa ra môi trƣờng
- Nguồn nước ngầm có nguy cơ ngày càng ô nhiễm và cạn kiệt, do một số
hồ tôm ở cách xa biển xả thải ra khu vực chung quanh và hút nước ngầm để
nuôi tôm.
- Xả thải ra biển không qua xử lý, rồi lại lấy nước biển ngay nơi xả cho
vào hồ nuôi vụ kế tiếp. Vì vậy, tình hình dịch bệnh trên tôm một phần là
nguyên nhân từ đây.
- Theo thống kê của các nhà khoa học bình quân mỗi hecta tôm/1 vụ, thải
ra đến 8 tấn chất thải rắn gồm vỏ tôm lột, thức ăn thừa... là tác nhân chính gây ô
nhiễm nguồn nước trong vùng. Ngoài ra, trong chất thải còn có các hóa chất xử
lý như thuốc tím, Chlorine tan trong nước... là những loại hóa chất có hại cho
sức khoẻ con người và cực kỳ nguy hiểm khi nó thấm vào nguồn nước ăn của
con người.
Hình 1.4.13. Nước chưa xử lý xả ra bãi cát gây ô nhiễm môi trường
49
Hình 1.4.14. Nước chưa xử lý gây ô nhiễm môi trường
B CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH
1. Các câu hỏi:
Câu hỏi 1.4.1. Yêu cầu lắp đặt máy bơm nước ngọt trong trại sản xuất giống
tôm sú?
A. Gần mặt nước B. Gần bể chứa C. Đặt ở đâu cũng được
Câu hỏi 1.4.2. Số lượng ống lọc nước mặt cần?
A. 2 ống B. 4 ống C. 5 ống D. 6 ống
Câu hỏi 1.4.3. Số lượng ống lọc nước ngọt cần?
A. 2 ống B. 4 ống C. 5 ống D. 6 ống
Câu 1.4.4. Theo Tiêu chuẩn Việt Nam trong trại sản xuất giống thủy sản có
cần hệ thống xử lý nước thải hay không?
A. Có B. Không
Câu hỏi 1.4.5. Trình bày các hạng mục công trình hệ thống cấp thoát nước?
Câu hỏi 1.4.6. Các loại máy bơm nước thường gặp?
Câu hỏi 1.4.7. Các yêu cầu của hệ thống xử lý nước thải?
2. Các bài tập thực hành:
2.1. Bài tập 1.4.1. Lắp đặt máy bơm nước mặn và nước ngọt.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện
50
được việc lắp đặt và đi đường ống cho máy bơm nước mặn và nước ngọt trại
sản xuất giống.
- Nguồn lực: Máy bơm nước (1 máy bơm nước mặn và 1 máy bơm nước
ngọt (có thể dùng máy bơm chìm)), ống nhựa, ống dẫn nước, van nước, băng
keo, keo dán ống nước, cờ lê, dây điện, ổ cắm, phích cắm, kìm điện...
- Cách thức thực hiện: Chia lớp thành 3 nhóm/mỗi nhóm 10 học viên.
Một nhóm thực hiện, 2 nhóm còn lại kiểm tra, giám sát và đánh giá
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
+ Bước 1. Chuẩn bị máy bơm và nguyên vật liệu
+ Bước 2. Lắp máy bơm và bệ đặt máy đối với máy bơm nước mặn
+ Bước 3. Đi đường ống dẫn nước
+ Bước 4. Đi dây ống điện và dây điện
+ Bước 5. Vận hành máy bơm
- Thời gian hoàn thành: 50 phút thực hiện luân phiên, 10 phút đánh giá.
Tổng thời gian thực hiện bài thực hành là 3 giờ
- Phương pháp đánh giá: Một nhóm thực hiện việc lắp đặt máy bơm
nước, sau thời gian hoàn thành giáo viên sẽ yêu cầu 2 nhóm còn lại nhận xét,
đánh giá. Sau đó giáo viên sẽ đưa ra đánh giá cuối cùng.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được:
+ Chuẩn bị đúng, đủ nguyên vật liệu cần thiết
+ Máy bơm đặt đúng vị trí quy định không bị rung và gây tiếng ồn trong
khi vận hành
+ Đường ống đi dây điện cần phải kín và trách nước mưa trực tiếp
2.2. Bài tập 1.4.2. Lắp đặt ống lọc nước cho trại sản xuất giống.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện
được việc lắp đặt ống lọc nước trong trại sản xuất giống tôm sú.
- Nguồn lực: ống lọc nước (5 – 10 ống), ống nhựa, ống dẫn nước, van
nước, máy bơm nước...
- Cách thức thực hiện: Chia lớp thành 3 nhóm/mỗi nhóm 10 học viên
cùng làm.
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
+ Bước 1. Chuẩn bị ống lọc nước và nguyên vật liệu
+ Bước 2. Mở ống lọc kiểm tra bộ lọc nước trước khi lắp
+ Bước 3. Đi đường ống dẫn nước vào 4 ống lọc đối với lọc nước mặn
51
+ Bước 4. Bơm nước từ bể chứa qua bể lắng để kiểm tra quá trình vận
hành của ống lọc
- Thời gian hoàn thành: 50 phút thực hiện luân phiên, 2 nhóm còn lại
quan sát quá trình thực hiện và ghi nhận thao tác. Sau khi các nhóm hoàn
thành sẽ có 30 phút đánh giá. Tổng thời gian thực hiện bài thực hành là 3 giờ
- Phương pháp đánh giá: Mỗi nhóm cùng thực hiện việc lắp đặt ống lọc
nước từ bể chứa nước qua bể lắng sau khi đã lắp đặt máy bơm nước ở bài tập
thực hành thứ nhất. Sau thời gian hoàn thành, giáo viên sẽ yêu cầu các nhóm
đánh giá chéo lẫn nhau. Sau đó, mời chuyên gia thẩm định và đánh giá cuối
cùng.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được:
+ Lắp đặt đúng và đủ số lượng ống lọc
+ Đảm bảo lưu lượng nước đạt yêu cầu trong quá trình bơm nước qua ống
lọc
2.3. Bài tập 1.4.3. Sắp xếp, bố trí hệ thống lọc nước (lọc xuôi, lọc ngược) cho
trại sản xuất giống.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện và
giám sát được các công đoạn bố trí bể lọc nước trong trại sản xuất giống
- Nguồn lực: Bể lọc nước, cát mịn, cát thô, sỏi, đá nhỏ, tấm đan bê tông,
ống nhựa, ống dẫn nước, van (mỗi thứ đủ dùng cho 3 nhóm thực hiện)
- Cách thức thực hiện: Chia lớp thành 3 nhóm/mỗi nhóm 10 học viên
cùng làm.
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
+ Bước 1. Chuẩn bị bể lọc và nguyên vật liệu
+ Bước 2. Sắp xếp các lớp lọc vào bể
+ Bước 3. Đi đường ống dẫn nước
+ Bước 4. Bơm nước vào bể
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ 30 phút thực hiện. Sau khi các nhóm hoàn
thành sẽ có 30 phút đánh giá. Tổng thời gian thực hiện bài thực hành là 3 giờ
- Phương pháp đánh giá: Các nhóm cùng thực hiện việc lắp đặt một hệ
thống lọc (lọc xuôi và lọc ngược). Sau thời gian hoàn thành, giáo viên sẽ yêu
cầu các nhóm đánh giá chéo lẫn nhau. Sau đó, mời chuyên gia thẩm định và
đánh giá cuối cùng.
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được:
+ Sắp xếp các lớp lọc đủ và đúng yêu cầu kỹ thuật.
52
Bài kiểm tra: Kiểm tra thực hành trong thời gian 02 giờ. Giáo viên cho 5 đề
kiểm tra: Lắp máy bơm nước mặn, lắp máy bơm nước ngọt, lắp ống lọc nước,
bố trí hệ thống lọc xuôi, bố trí hệ thống lọc ngược.
- Nguồn lực: Máy bơm nước (12 chiếc), ống nhựa, ống dẫn nước, van
nước, băng keo, keo dán ống nước, cờ lê, dây điện, ổ cắm, phích cắm, kìm
điện, ống lọc nước (24 ống), 6 bộ bể lọc xuôi và lọc ngược.
- Cách thức tiến hành: Sắp xếp các trang thiết bị cần thực hành trong trại
sản xuất giống (tại địa phương) theo thứ tự từ 1 – 30. Mỗi học viên sẽ rút
thăm phần bài thực hành sau đó sẽ đến vị trí để thực hiện.
- Thời gian hoàn thành: Mỗi các nhân trong thời gian 1 giờ 45 phút.
- Phương pháp đánh giá: Giáo viên nhờ thêm 2 – 3 chuyên gia là người
là các chuyên gia sản xuất giống tôm sú đi đến từng cá nhân để quan sát thao