1.1: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG
PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚA
Cây lúa từ khi nẩy mầm đến khi thu hoạch trải qua các giai đoạn sinh trưởng khác
nhau. Mỗi giai đoạn có sự biểu hiện về hình thái, đặc điểm sinh lý, yêu cầu dinh dưỡng và
ngoại cảnh khác nhau. Sự hiểu biết những đặc điểm trên nhằm tìm ra các biện pháp kỹ
thuật hợp lý để giúp cho cây lúa sinh trưởng, phát triển khoẻ mạnh, cho năng suất cao là
một yêu cầu rất quan trọng trong sản xuất.
Để giúp HDV, học viên học tập, nghiên cứu về cây lúa, chuyên đề dược chia thành 5
tiểu chuyên đề ứng với 5 giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của cây lúa :
− Giai đoạn mạ
− Giai đoạn đẻ nhánh
− Giai đoạn làm đòng (phân hoá đòng và ôm đòng)
− Giai đoạn trỗ bông, phơi màu
− Giai đoạn chín (chín sữa, chín sáp, chín hoàn toàn)
26 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nông - Lâm - Ngư nghiệp - Chủ đề 1: Kỹ thuật thâm canh lúa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6
Chủ đề 1
KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA
1.1: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG
PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚA
Cây lúa từ khi nẩy mầm đến khi thu hoạch trải qua các giai đoạn sinh trưởng khác
nhau. Mỗi giai đoạn có sự biểu hiện về hình thái, đặc điểm sinh lý, yêu cầu dinh dưỡng và
ngoại cảnh khác nhau. Sự hiểu biết những đặc điểm trên nhằm tìm ra các biện pháp kỹ
thuật hợp lý để giúp cho cây lúa sinh trưởng, phát triển khoẻ mạnh, cho năng suất cao là
một yêu cầu rất quan trọng trong sản xuất.
Để giúp HDV, học viên học tập, nghiên cứu về cây lúa, chuyên đề dược chia thành 5
tiểu chuyên đề ứng với 5 giai đoạn sinh trưởng, phát triển chủ yếu của cây lúa :
− Giai đoạn mạ
− Giai đoạn đẻ nhánh
− Giai đoạn làm đòng (phân hoá đòng và ôm đòng)
− Giai đoạn trỗ bông, phơi màu
− Giai đoạn chín (chín sữa, chín sáp, chín hoàn toàn)
1.1.1 Giai đoạn mạ
(Với lúa gieo/sạ: Tính từ khi gieo/sạ đến bắt đầu đẻ nhánh)
7
Đặt vấn đề
Tục ngữ Việt Nam có câu "Tốt giống, tốt má, tốt mạ, tốt lúa". Muốn có ruộng lúa năng
suất cao và phẩm chất tốt thì khâu đầu tiên là phải có ruộng mạ khoẻ.
Mục tiêu
Bài học giúp cho học viên nắm được các đặc điểm hình thái, sinh lý của cây lúa giai
đoạn mạ, tiêu chuẩn mạ khoẻ và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng mạ. Từ đó đề ra các
biện pháp tác động để có mạ khoẻ và đồng đều.
Thời gian 90 phút
Vật liệu
Giấy Ao, A4, bút viết các loại, thước đo.
Mẫu vật: hạt lúa mới nảy mầm, mạ mũi chông, mạ 2 lá, 3,5-4 lá (để sinh động khi thảo luận
nên lấy cây mạ từ nhiều ruộng: tốt, xấu, ... )
Các bước tiến hành
Bước 1: (5phút) Giới thiệu chuyên đề, mục đích, yêu cầu, chia nhóm.
Bước 2: (5 phút) Thu thập mẫu vật - kết hợp với các hoạt động đồng ruộng.
Bước 3: (15 phút) Học viên quan sát, mô tả, vẽ cây mạ, trên giấy Ao.
Bước 4: ( 25 phút) Thảo luận nhóm
Bước 5: (30 phút) Các nhóm báo cáo và thảo luận chung.
Bước 6: (10 phút) HDV tóm tắt, tổng kết.
Câu hỏi thảo luận
1. Các đặc điểm khác nhau như thế nào: cây mạ khoẻ và cây mạ xấu?
2. Cây lúa giai đoạn mạ có đặc điểm gì?
3. Cây lúa ở giai đoạn mạ chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào?
4. Các biện pháp kỹ thuật nào cần tác động ở giai đoạn mạ?
Trong quá trình hướng dẫn, HDV cần sử dụng các câu hỏi gợi ý để giúp học viên thảo luận
được dễ dàng hơn.
8
1.1.2: Giai đoạn đẻ nhánh
Đặt vấn đề
Sau khi cấy cây lúa hồi xanh và chuyển sang giai đoạn đẻ nhánh. Giai đoạn này cây
lúa tập trung ra lá và đẻ nhánh. Nhu cầu dinh dưỡng cho việc ra lá và dảnh lớn. Nắm vững
đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây lúa ở giai đoạn này là cơ sở quan trọng để đề ra
các biện pháp chăm sóc, tạo tiền đề cho lúa sinh trưởng khoẻ. Đây là giai đoạn quyết định
số bông/khóm, góp phần nâng cao năng suất.
Mục tiêu
Sau chuyên đề này, học viên sẽ nắm được đặc điểm sinh lý cây lúa giai đoạn đẻ
nhánh và các yếu tố ảnh hưởng đến cây lúa giai đoạn này, từ đó đề ra các biện pháp kỹ
thuật thích hợp giúp cây lúa đẻ nhánh và sinh trưởng thuận lợi.
Vật liệu
Mẫu cây lúa ở giai đoạn đẻ nhánh, giấy Ao, A4, bút viết các loại, dao, kéo. (lưu ý thu
thập nhiều mẫu cây lúa ở ruộng: tốt, xấu, cây cấy nông, cây cấy sâu tay, mạ gieo sớm, mạ
gieo muộn ...)
Thời gian 90 phút
V. Các bước tiến hành
Bước 1: (5phút) Giới thiệu chuyên đề, mục đích, yêu cầu, chia nhóm.
Bước 2: (5 phút) Thu thập mẫu vật - kết hợp với các hoạt động ngoài đồng ruộng.
Bước 3: (15 phút) Học viên quan sát, mô tả, vẽ cây lúa giai đoạn đẻ nhánh, vẽ sơ đồ
đẻ nhánh, trên giấy Ao.
Bước 4: ( 25 phút) Thảo luận nhóm theo câu hỏi câu hỏi gợi ý
1. Cây lúa ở giai đoạn đẻ nhánh có những đặc điểm gì?
2. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến đẻ nhánh của cây lúa?
3. Quá trình đẻ nhánh và năng suất lúa có mối quan hệ ra sao?
4. Ciện pháp gì cần tác động để cây lúa đẻ nhánh sớm, tập trung?
Bước 5: (30 phút) Các nhóm báo cáo, thảo luận chung.
Bước 6: (10 phút) HDV tóm tắt, tổng kết.
9
1.1.3: Giai đoạn làm đòng
Đặt vấn đề
Sau giai đoạn đẻ nhánh cây lúa chuyển sang giai đoạn làm đòng (phân hoá đòng và
phát triển đòng). Giai đoạn này quyết định số lượng hoa của một bông lúa. Nắm vững đặc
điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa ở giai đoạn này là cơ sở quan trọng để đề ra các
biện pháp kỹ thuật chăm sóc nhằm tăng số hoa/bông, góp phần nâng cao năng suất lúa.
Mục tiêu
Giúp học viên nắm được những đặc điểm cơ bản của cây lúa giai đoạn làm đòng,
các yếu tố ảnh hưởng và đề ra biện pháp quản lý đồng ruộng hiệu quả nhất.
Thời gian 100 phút
Vật liệu
• Cây lúa bắt đầu phân hoá đòng (Cứt gián/ tượng khối sơ khởi) và ôm đòng.
• Giấy Ao, A4, bút viết các loại, kính lúp, dao, kéo, kim mũi mác
Lưu ý: lấy mẫu cây lúa ở các bước phân hoá khác nhau.
Các bước tiến hành
Bước 1: (5phút) Giới thiệu chuyên đề, mục đích, yêu cầu, chia nhóm.
Bước 2: (5 phút) Thu thập mẫu vật - kết hợp với các hoạt động đồng ruộng.
Bước 3: (25 phút) Học viên quan sát, bóc tách cây lúa, mô tả, vẽ đòng lúa ở các cỡ
khác nhau, trên giấy Ao.
Bước 4: ( 25 phút) Thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý
1. Ở thời kỳ phân hoá đòng, cây lúa có những đặc điểm gì?
2. Giai đoạn làm đòng của cây lúa có liên quan đến quá trình tạo năng suất lúa ra
sao?
3. Giai đoạn phân hoá đòng cần chăm sóc như thế nào?
4. Trong quá trình thảo luận, hướng dẫn viên cần sử dụng các câu hỏi gợi ý để giúp
học viên thảo luận được dễ dàng hơn.
Bước 5: (30 phút) Các nhóm báo cáo, thảo luận chung.
Bước 6: (10 phút) HDV tóm tắt, tổng kết.
10
1.1.4: Giai đoạn trỗ bông - phơi màu
Đặt vấn đề
Giai đoạn trỗ bông - phơi màu rất quan trọng, quyết định số hạt chắc/bông, ảnh
hưởng lớn đến năng suất. Nắm được những yếu tố ảnh hưởng đến cây lúa giai đoạn này sẽ
giúp chúng ta chủ động đề ra được các biện pháp quản lý và tránh những điều kiện bất lợi
cho việc hình thành hạt chắc.
Mục tiêu
Qua bài học này giúp học viên:
1. Nắm được đặc điểm sinh lý cơ bản của cây lúa giai đoạn trỗ bông, phơi màu và
ảnh hưởng của việc phát triển cây lúa trong giai đoạn trỗ bông, phơi màu đến
năng suất.
2. Nắm vững các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh và kết hạt từ đó
chủ động đề ra các biện pháp nâng cao số hạt được thụ tinh/bông (hữu thụ).
Thời gian 100 phút
Vật liệu
5 Khóm lúa đang ở giai đoạn trỗ bông, phơi màu ,Giấy Ao, A4, bút, chì màu, thước, xô nhựa
đựng nước, kính lúp.
V. Các bước tiến hành:
Bước 1: (5phút) Giới thiệu chuyên đề, mục đích, yêu cầu, chia nhóm.
Bước 2: (5 phút) Thu thập mẫu vật - kết hợp với các hoạt động đồng ruộng.
Bước 3: (25 phút) Quan sát cây lúa giai đoạn trỗ, trình tự phơi màu của một bông lúa,
đếm số hoa/bông. Quan sát cấu tạo và các bộ phận của hoa
lúa.
Vẽ cấu tạo của hoa lúa, bông lúa lên tờ giấy Ao.
Bước 4: ( 25 phút) Thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý
1. Mô tả hình thái và vẽ cấu tạo hoa lúa?
2. Nêu trình tự nở hoa trên một bông lúa?
3. Nêu đặc điểm sinh lý và ảnh hưởng của giai đoạn trỗ bông, phơi màu đối với năng
suất?
4. Các yếu tố ảnh hưởng tới qúa trình trỗ bông, phơi màu?
5. Biện pháp quản lý và khử lẫn ở ruộng sản xuất giống?
Trong quá trình thảo luận, hướng dẫn viên cần sử dụng các câu hỏi gợi ý để giúp học viên
thảo luận được dễ dàng hơn.
Bước 5: (30 phút) Các nhóm báo cáo, thảo luận chung.
Bước 6: (10 phút) HDV tóm tắt, tổng kết.
1.1.5: Giai đoạn chín
(chín sữa - chín sáp - chín hoàn toàn)
11
Đặt vấn đề
Sau thụ phấn, thụ tinh, kết hạt cây lúa bước vào giai đoạn chín (quá trình tích luỹ tinh
bột). Dựa vào sự biến đổi về màu sắc, lượng tinh bột tích luỹ và hàm lượng nước trong hạt
người ta chia giai đoạn chín làm 3 thời kỳ: chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn. Hiểu được
quá trình chín của hạt sẽ giúp chúng ta có cơ sở để đề ra các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng
khối lượng hạt và xác định thời điểm thu hoach thích hợp.
Mục tiêu
Giúp học viên nắm được:
• Đặc điểm sinh lý cơ bản của cây lúa ở giai đoạn chín.
• Nhận ra các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng hạt giống, từ đó đề ra
biện pháp quản lý có hiệu quả.
Thời gian 120 phút
Vật liệu
• Mẫu lúa giai đoạn chín (chín sữa, chín sáp, chín hoàn toàn),
• Giấy A4, A4, bút các loại, chì màu,
• Kính lúp.
Các bước tiến hành
Bước 1: (5phút) Giới thiệu chuyên đề, mục đích, yêu cầu, chia nhóm.
Bước 2: (5 phút) Thu thập mẫu vật - kết hợp với các hoạt động đồng ruộng.
Bước 3: (25 phút) Quan sát, bóc tách, vẽ hạt gạo ở các thời kỳ chín khác nhau.
Bước 4: ( 25 phút) Thảo luận nhóm
Bước 5: (30 phút) Các nhóm báo cáo, thảo luận chung.
Bước 6: (10 phút) HDV tóm tắt, tổng kết.
Câu hỏi thảo luận
1. Sự khác nahu của hạt thóc ở các thời kỳ chín ra sao?
Sử dụng mẫu bảng sau để thảo luận:
Chỉ tiêu Chín sữa Chín sáp Chín hoàn toàn
1. Hình thái (kích cỡ, màu sắc)
2. Lượng tinh bột tích lũy
3. Độ cứng (hàm lượng nước trong
hạt)
2. Quá trình chín của hạt lúa phụ thuộc vào yếu tố nào?
3. Biện pháp gì cần tác động trong giai đoạn này?
Trong quá trình thảo luận, HDV cần sử dụng các câu hỏi gợi ý để giúp học viên thảo luận
được dễ dàng hơn.
12
1.1.6 Phần tổng kết chung
(20 phút)
Kết thúc chuyên đề này, hướng dẫn viên hệ thống các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của
lúa để học viên nắm chắc, sâu hơn.
Lưu ý: Sử dụng các bức tranh vẽ cây lúa ở các giai đoạn để hệ thống các giai đoạn sinh
trưởng, phát triển của cây lúa để nông dân tiếp thu dễ dàng và có hệ thống.
1.2: PHƯƠNG PHÁP NGÂM, Ủ HẠT GIỐNG VÀ KỸ THUẬT THÂM CANH MẠ
1.2.1 Đặt vấn đề
Cơ sở kỹ thuật làm lúa cấy cho năng suất cao là phải có mạ tốt. nông dân Việt Nam
có kinh nghiệm "tốt giống, tốt má- tốt mạ, tốt lúa" và cũng tương tự người nông dân Trung
Quốc cho rằng: ‘mạ tốt quyết định nửa năng suất”. Thời gian sinh trưởng ở ruộng mạ tuy
không dài nhưng cây mạ khoẻ, phù hợp với sản xuất lúa giống ở các cấp cũng góp phần
quan trọng trong việc nâng cao năng suất và phẩm chất lúa giống.
Hiện nay mỗi địa phương có tập quán làm ruộng mạ khác nhau. Lựa chọn phương
pháp thích hợp đảm bảo có cây mạ khoẻ, phù hợp với tập quán canh tác của địa phương và
thích hợp với sản xuất lúa giống là việc làm cần thiết.
1.2.2 Mục tiêu
Giúp học viên nâng cao hiểu biết về:
- Kỹ thuật ngâm, ủ hạt giống lúa.
- Các phương thức làm mạ và các biện pháp kỹ thuật thâm canh mạ.
- Biết được tiêu chuẩn và cách đánh giá cây mạ khoẻ.
Thời gian 240 phút
Vật liệu
- Giấy A0 ,A4
- Bút các loại
- Xô nhựa
- Lúa giống
- Các dụng cụ ngâm ủ giống phổ biến ở địa phương
- Ruộng mạ phục vụ các thí nghiệm đồng ruộng của lớp học.
13
1.2.3. Các bước tiến hành
1.2.3.1: Tìm hiểu và thảo luận
Trước khi tiến hành chuyên đề này, hướng dẫn viên chuẩn bị tài liệu kỹ thuật về các
biện pháp ngâm, ủ giống lúa, kỹ thuật làm mạ, chăm sóc khác nhau cũng như tập quán làm
mạ ở địa phương. Xác định địa điểm cho học viên thăm quan và quan sát các biện pháp
ngâm, ủ và làm mạ của các hộ nông dân tại địa phương.
Bước 1. ( 5 phút)
Hướng dẫn viên giới thiệu mục đích, yêu cầu của chuyên đề.
Bước 2. ( 2phút)
Hướng dẫn viên chia lớp học thành những nhóm nhỏ (tối đa 5 nhóm) và phân công công
việc cho các nhóm.
Bước 3.( 30 phút)
Mỗi nhóm nhỏ thăm quan và quan sát vài hộ gia đình nông dân đang tiến hành các
biện pháp kỹ thuật: ngâm, ủ giống lúa, Các biện pháp kỹ thuật làm mạ đang tiến hành ở địa
phương ( mạ dược, mạ sân, mạ nền đất cứng hay mạ khay...)
Thăm một số ruộng mạ tốt/xấu.
Ghi chép đầy đủ các thông tin để thảo luận (Biện pháp loại bỏ hạt lép, lửng, thời gian
ngâm giống, dụng cụ ủ giống, thời gian ủ giống, sự phát triển của mầm, rễ và các biện pháp
khác tác động để điều khiển mầm, rễ....)
Bước 4.( 40 phút)
Các nhóm thảo luận về những nội dung đã quan sát, tìm hiểu được và các vấn đề có liên
quan (theo các câu hỏi gợi ý ở phần VI).
Bước 5. ( 13 phút)
Tổng hợp kết quả thảo luận của nhóm, trình bày lên giấy A0.
Bước 6. (50 phút )
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- Phân tích ưu nhược điểm của từng phương thức làm mạ.
- Chọn phương thức làm mạ thích hợp nhất và hoàn thiện qui trình để áp dụng cho
ruộng của lớp.
Bước 7: (10 phút) Kết luận
Hướng dẫn viên tóm tắt chung chuyên đề, bổ sung thêm thông tin và nhắc nhở
những điểm cần lưu ý.
Phân công các nhóm ngâm ủ giống cho từng thí nghiệm.
2.3.2 Thực hành
Các nhóm gieo và chăm sóc mạ cho từng thí nghiệm.
Trong sản xuất giống cấy một dảnh nên mạ phải gieo thưa và thâm canh cao hơn mạ
cấy ở ruộng sản xuất thóc thịt.
2.3.3 Câu hỏi thảo luận (bước 4)
1. Trước khi ngâm ủ giống bạn có cần phơi lại lúa giống không? Tại sao? Làm thế nào
để loại bỏ hạt lép lửng?
2. Thời gian ngâm giống là bao lâu? Thời gian ngâm giống ở các vụ có khác nhau
không, tại sao?
3. Tác dụng của biện pháp xử lý 540C (3 sôi : 2 lạnh) của lúa giống? Các bước tiến
hành ra sao?
4. Bạn cho biết cách ủ giống, kỹ thuật điều chỉnh mầm và rễ?
5. Phương pháp làm đất với mạ dược, mạ sân, mạ nền đất cứng, mạ khay như thế
nào? Cho biết mật độ gieo, kỹ thuật chăm sóc thích hợp với từng phương pháp trên.
6. Tiêu chuẩn mầm mạ (mộng mạ), cây mạ khoẻ là như thế nào? Làm thế nào để có
cây mạ khoẻ?
14
Trong quá trình hướng dẫn giảng viên nên sử dụng các câu hỏi gợi ý để giúp học viên thảo
luận dễ dàng hơn.
2.3.4. Kết luận
HDV và học viên rút ra kết luận từ thảo luận, thực hành và đề xuất kỹ thuật thích hợp
để áp dụng tại địa phương.
15
1.3: KỸ THUẬT CẤY LÚA TRONG SẢN XUẤT LÚA
1.3.1. Đặt vấn đề
Ruộng lúa cấy thâm canh cần phải được tiến hành chăm sóc nhiều hơn như: làm cỏ,
bón phân, phòng trừ sâu bệnh.
Ở các tỉnh phía Bắc hiện nay tồn tại 2 kỹ thuật cấy khác nhau là “cấy ngửa tay” và
“cấy úp tay”. Tuỳ thuộc vào tuổi mạ, tính chất của đất mà lựa chọn kỹ thuật cấy và thời gian
cấy sau khi làm đất thích hợp. Các loại đất sau khi cầy bừa xong là phải cấy ngay (thông
thường với đất cát pha, đất bạc màu) người ta gọi là “đất trâu ra mạ vào”. Cũng có loại đất
sau khi bừa xong phải để nửa ngày hoặc một ngày mới cấy vì nếu cấy ngay cây mạ bị đổ,
hoặc cây mạ cấy sâu sẽ ảnh hưởng đến quá trình đẻ nhánh và sinh trưởng. Về mật độ cấy
cũng tuỳ theo đất tốt hay xấu mà thay đổi cho phù hợp .
Chuyên đề này chúng ta phân tích và lựa chọn kỹ thuật cấy phù hợp với điều kiện đất
đai và tập quán canh tác của địa phương nhằm góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất
hạt lúa giống.
1.3.2. Mục tiêu
Chuyên đề này giúp học viên biết đươc:
• Chọn thời điểm cấy thích hợp sau khi làm đất.
• Cải tiến kỹ thuật cấy, mật độ cấy phù hợp với các loại đất khác nhau ở địa
phương.
• Thực hành kết quả thảo luận vào ruộng thực hành sản xuất của lớp.
Thời gian 120 phút
Có thể kết hợp với thực hiện các thí nghiệm đồng ruộng, hoặc trên dải bảo vệ để thảo luận
và thực hành cấy ngửa tay, cấy úp tay.
Vật liệu
- Giấy Ao, A4, bút viết các loại, thước.
- Dây cấy, mạ, ruộng cấy.
- Chậu (có thể sử dụng các vỏ chai nước lọc), đất thịt, đất cát pha... dùng để thực nghiệm
thời gian cấy thích hợp sau khi làm đất
1.3.2. Các bước tiến hành
Bước 1 ( 5 phút)
Hướng dẫn viên giới thiệu nội dung, mục đích, yêu cầu chuyên đề.
Bước 2 (15 phút)
Thực hành thí nghiệm sa lắng của các loại đất khác nhau.
Bước 3 ( 5 phút)
Chia học viên trong lớp làm 2 - 4 nhóm.
16
Bước 4 (45 phút)
Nhóm thảo luận về: Kinh nghiệm, kỹ thuật cấy ở nông hộ và của địa phương, thời gian cấy
thích hợp cho từng chân ruộng khác nhau (theo những câu hỏi gợi ý ở phần VI):
Bước 5 ( 20 phút)
Quan sát, nhận xét về thí nghiệm sa lắng của các loại đất, bổ sung vào kết quả thảo luận
của nhóm. Trình bày kết quả thảo luận, quan sát của nhóm trên giấy Ao.
1.3.3. Câu hỏi thảo luận
1. Loại đất nào sau khi cày bừa xong phải cấy ngay, loại đất nào phải chờ 1-2 ngày mới
cấy? Tại sao?
2. Tại sao trong sản xuất giống phải cấy theo băng và cấy 1 dảnh?
3. Kích thước băng, khoảng cách giữa các băng, mật độ cấy bao nhiêu là phù hợp?
4. Nêu những cách cấy lúa mà địa phương bạn đang áp dung? Cách nào phù hợp? Tại
sao?
5. Cấy sâu, cấy nông có ảnh hưởng đến đẻ nhánh và sinh trưởng của cây lúa như thế
nào?
Bước 6 ( 30 phút)
Cáo nhóm báo cáo và thảo luận chung của lớp.
Thống nhất kỹ thuật cấy áp dụng cho ruộng thực hành sản xuất giống của lớp.
1.3.4 Thực hành cấy
Phân công công việc cụ thể cho từng nhóm và thực hành kỹ thuật cấy trên khu thí nghiệm.
Bảng phân công cấy thí nghiệm/ Ruộng thực hành
Nhóm Công việc Thời gian Địa điểm Ai chịu trách nhiệm
1.3.4. Kết luận
HDV cùng học viên cùng giảng viên rút ra các biện pháp kỹ thuật cấy phù hợp với điều kiện
đất đai và tập quán canh tác của địa phương và khuyến cáo cho sản xuất của địa phương.
1.4 Kỹ thuật bón phân
1.4.1. Đặt vấn đề
Các nhà khoa học nghiên cứu về đất và phân bón trong và ngoài nước cho rằng
phân bón đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất cây trồng. Hiện nay việc
bón phân cân đối được coi là giải pháp quan trọng nhất để nâng cao hiệu lực của phân bón
và hiệu quả kinh tế của việc bón phân. Việc sử dụng không cân đối các yếu tố dinh dưỡng
(N,P,K...) sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây và phát sinh dịch hại...
Nội dung chuyên đề này giới thiệu về: vai trò phân hữu cơ và phân vô cơ, kỹ thuật
bón phân, cách nhận dạng các loại phân bón thông thường trên thị trường hiện nay.
(HDV có thể chọn cách đặt vấn đề thông thường cho phù hợp với thực tế của địa phương và
nêu được tính bức thiết của vấn đề).
Mục tiêu
Chuyên đề này giúp học viên:
− Nâng cao hiểu biết về vai trò của phân hữu cơ và phân vô cơ trong thâm canh lúa.
− Gọi tên hay nhận dạng được các loại phân bón phổ biến, cách bảo quản và sử dụng
các loại phân ấy.
17
− Nâng cao hiểu biết về kỹ thuật bón phân cho ruộng sản xuất lúa giống
Thời gian: 240 phút
Vật liệu
• Giấy Ao, A4, bút viết các loại
• Các loại/dạng phân vô cơ (urê, sunphat đạm, KCL, K2so4, super lân, phân lân Văn
Điển): Phân đơn N,P,K ; Phân tổng hợp NPK ;
• Phân hữu cơ: phân chuồng, rơm rạ (phân vi sinh)
• Công cụ: Thúng, bao, cuốc, xẻng, thùng tưới, nilon che phủ
• Bùn
1.4.2. Các bước tiến hành
PHẦN 1: PHÂN BÓN (90 PHÚT)
Bước Thời gian Hoạt động
1 5 Giới thiệu chuyên đề
Chia nhóm thực hành (4 nhóm)
2 10 Nhận dạng phân bón
3 20 Thảo luận (theo câu hỏi)
4 20 Trình bày kết quả thảo luận nhóm
5 30 Thực hành ủ phân hữu cơ (qui trình ủ phân hữu cơ từ rơm rạ)
6 5 HDV tổng kết chuyên đề
PHẦN 2: BÓN PHÂN (90 PHÚT)
Bước Thời gian Họat động
1 5 Giới thiệu chuyên đề
Chia nhóm thực hành (4 nhóm)
2 30 Thảo luận nhóm theo câu hỏi
3 20 Trình bày kết quả thảo luận
4 30 Thực hành bón phân (vô cơ) cho ruộng thí nghiệm/ Ruộng
thực hành
5 5 HDV tổng kết chuyên đề
1.4.3 Câu hỏi thảo luận
PHẦN 1
1. Anh/ chị hãy kể tên các loại phân thường dùng để bón cho lúa?
2. Vai trò của đạm, lân, kali và phân hữu cơ đối với cây lúa? Nên dùng phân NPK tổng
hợp hơn hay phân đơn?
3. Thực hành: tính lượng phân khi sử dụng các loại phân khác nhau (Urea,Super lân,
Clorua kali, DAP, NPK tổng hợp, ...)
4. Trình bày những triệu chứng của cây lúa khi thừa hay thiếu đạm, lân, kali. Tác hại
của việc thừa, thiếu dinh dưỡng?
5. Các phương pháp ủ phân hữu cơ? Ưu và nhược điểm của từng phương pháp?
6. Cho biết cách bảo quản các loại phân bón ở nông hộ?
7. Đối với các mùa vụ khác nhau việc sử dụng phân bón có khác nhau không? Tại sao?
Cho thí dụ ?
8. Đối với các loại đất khác nhau ở địa phương việc bón phân có khác nhau không? Tại
sao? Cho thí dụ?
(Lưu ý: HDV cần mở rộng thảo luận cho thích hợp từng vùng)
1.4.4. Kết luận
HDV cùng học viên rút ra kỹ thuật và sử dụng phân bón phù hợp cho ruộng sản xuất lúa
giống ở địa phương.
18
1.5 Phóng trừ sâu hại lúa
1.5.1. Đặt vấn đề
Sâu hại luôn là những tác nhân làm giảm năng suất và phẩm chất lúa gạo ở nước ta.
Chúng ta chưa thể quên được dịch rầy nâu hại lúa ở đồng bằng sông Cửu Long trong những
năm 1977-1980 và sau đó từ năm 1980-1984 ở các tỉnh phía Bắc. Các biện pháp phòng trừ
riêng rẽ từng loại sâu