Rễ lan cần ẩm chứ không ướt và có không khí chuyển động quanh rễ. Nhìn
vào rễ có thể biết ngay việc tưới nước và bón phân ra sao. Nếu rễ có màu
trắng, cứng và đầu rễ có màu xanh là tốt, còn nếu tưới quá nhiều chỉ có một
vài rễ tốt, số còn lại mềm nhũn và có màu nâu
Rễ lan có 2 nhiệm vụ:
• Hút nước và chất bổ dưỡng để nuôi cây.
• Giữ cho cây bám vào trên cành cây, hốc đá hay dưới đất.
10 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nông - Lâm - Ngư nghiệp - Giúp lan nhanh ra rễ cách phòng và trị bệnh đốm lá trên lan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giúp lan nhanh ra rễ
Cách phòng và trị bệnh đốm
lá trên lan
Rễ lan cần ẩm chứ không ướt và có không khí chuyển động quanh rễ. Nhìn
vào rễ có thể biết ngay việc tưới nước và bón phân ra sao... Nếu rễ có màu
trắng, cứng và đầu rễ có màu xanh là tốt, còn nếu tưới quá nhiều chỉ có một
vài rễ tốt, số còn lại mềm nhũn và có màu nâu
Rễ lan có 2 nhiệm vụ:
• Hút nước và chất bổ dưỡng để nuôi cây.
• Giữ cho cây bám vào trên cành cây, hốc đá hay dưới đất.
Rễ của cây lan Vũ nữ hoàng hậu hay nhiều người vẫn gọi là lan nữ hoàng
Nếu rễ quá ít, cây sẽ không đủ nước, không bám cành cây hốc đá đươc, hoa sẽ
không nhiều và không đẹp. Nếu rễ không mọc được, bị thối, bị bệnh hay bi chết,
cây sẽ thiếu nước, thiếu chất bổ dưỡng cây sẽ còi cọc và sẽ chết dần chết mòn.
Phân tích cho kỹ rễ chia ra làm 5 phần: lõi rễ, thân rễ, vỏ rễ, lông rễ và đầu rễ.
Đầu rễ có nhiệm vụ hút nước và chất bổ dưỡng để nuôi cây. Nếu vật liệu nuôi
trồng khô ráo, rễ sẽ mọc dài ra để tìm nước. Trái lại lúc nào cũng có sẵn nước ở
bên, rễ sẽ không mọc thêm ra. Ngay cả nhưng giống lan cần tưới nhiều như Vanda,
Renanthera chẳng hạn, cũng nên đợi một vài giờ sau cho khô rễ rồi mới tưới.
Nếu tình trạng sũng nước kéo dài ngày này qua ngày khác, rễ sẽ bị thối. Rễ bị thối
không có gì để hút nước, lá cũng có thể thấm nước nhưng không đủ để nuôi cây
cho nên lá bị nhăn nheo, thân, bẹ cây bị tóp lại. Chúng ta cũng đừng nhầm lẫn giữa
thối rễ và tưới không đủ nước. Nếu tưới không đủ, cây sẽ bị cằn cỗi và không tăng
trưởng đúng mức. Những loại lan có lá dài và mềm như Oncidium, Brassia hay
Odontoglossum... khi thiếu nước lá sẽ có triệu chứng chun xếp lại.
Bón phân quá mạnh hoặc quá nhiều sẽ làm cho rễ cháy xám lại. Vì vậy nên bón
phân rất loãng và thưa (Weakly & weekly) không nên bón bằng phân viên, phân
hột vì chúng ta không thể kiểm soát được liều lượng. Các vườn cây kỹ nghệ họ đã
nghiên cứu kỹ càng cho nên rất chính xác, không có việc bón quá mạnh.
Người ta cũng thấy rằng phân rong biển (Sea weed) với thành phần 0,3-0,3-4 rất
tốt cho rễ nhưng thứ phân này hơi có mùi tanh và nhiều khi có vi khuẩn bên trong.
Muốn quan sát tình trạng của rễ ra sao, nhiều người dùng loại chậu nhựa trong suốt
để dễ dàng quan sát.
Khi mua lan nên quan sát bộ rễ kỹ càng, rễ có nhiều, có tốt cây mới mọc mạnh và
cho nhiều hoa. Nếu mua những cây lan loại trơ rễ mới bóc ở trong rừng hay gửi từ
xa tới nên ngâm vào trong dung dịch pha như sau:
- 4 lít nước ấm;
- 1 thìa súp đường vàng tốt hơn là đường trắng;
- 1 thìa cà phê phân bón loại 15-15-15 hay tốt hơn là 2 thìa rong biển Sea weed;
- 10 giọt Super Thrive hay 1 viên thuốc ngừa thai.
Ngâm chừng một vài giờ rồi để khô rồi lại ngâm tiếp cho đến khi thấy rễ cây hút
đủ nước, nghĩa là rễ đã căng phồng lên.
Muốn giúp cho rễ mọc tốt cần phải:
• Để cho khô rồi mới tưới, khi rễ chưa mọc, không tưới hoặc tưới rất ít.
• Đừng bón phân quá nhiều, cây không rễ, không bón.
• Đừng để quá lạnh, dưới 50°F hay 10°C rễ sẽ không mọc.
• Đừng để quá nóng, trên 100°F hay 37,8°C rễ lan khó mọc. Nên mang cây vào chỗ
rợp mát và tăng thêm độ ẩm.
Có những cây lan rất khó lòng ra rễ, dù đã ở trong tình trạng này cả năm trời nhưng
vẫn không chết. Đừng vội nản lòng hãy bỏ cây vào túi nylon, bịt kín lại và để chỗ
rợp mát. Lâu lâu lại mở ra và phun sương với dung dịch kể trên, đợi khô rồi lại cho
vào bao nylon cho đến khi mọc rễ dài 4-5 phân mới mang ra trồng. Phần đông
trong trường hợp này, cây sẽ ra cây con rồi rễ sẽ mọc từ cây con mà ra.
Cách phòng và trị bệnh đốm lá trên lan
Khi gặp thời tiết thuận lợi hoặc thiếu dinh dưỡng bệnh gây hại rất nhanh và
ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và ra hoa của cây
Bệnh đốm lá do Cercospora sp. gây hại là một trong những bệnh hại phổ biến trên
phong lan. Bệnh thường gặp trên các giống lan Dendrobium, Mokara, Oncidium
Khi gặp thời tiết thuận lợi hoặc thiếu dinh dưỡng bệnh gây hại rất nhanh và ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển và ra hoa của cây.
1. Triệu chứng
Bệnh thường xuất hiện trên lá. Vết bệnh phân bố đều cả hai mặt lá, triệu chứng ban
đầu là những chấm tròn màu nâu xám hay vàng nâu, xung quanh vết bệnh có
quầng vàng. Mặt dưới lá có những đốm đen nhỏ li ti. Khi cây bệnh nặng lá có màu
vàng và dễ bị rụng.
2. Tác nhân gây bệnh
- Bệnh đốm lá do Cercospora sp. gây hại.
- Đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh
- Bệnh thường phát sinh ở những vườn lan có độ ẩm cao và phát triển vào mùa
mưa.
- Đặc biệt đối với những vườn thiếu dinh dưỡng và chăm sóc kém bệnh gây hại
nặng, lá vàng và dễ rụng.
3. Biện pháp phòng trị
- Dọn vệ sinh vườn tược, thu gom toàn bộ tàn dư thực vật và đem ra xa để chôn
hoặc đốt.
- Phun thuốc phòng bệnh khi mới ra cây (cây còn nhỏ, chưa xuất hiện triệu chứng
bệnh).
- Đối với cây bệnh nhẹ: cắt tỉa phần vết bệnh trên lá sau đó bôi thuốc trị nấm.
- Khi phun thuốc trị bệnh phải phun đều hai mặt lá và ngay sau đó (khoảng 01 giờ
đồng hồ) phải bổ sung phân bón lá hoặc phân vi lượng.
- Khi cần thiết có thể sử dụng một trong các loại thuốc bảo vệ thực vật sau:
Rydomyl Gold 68 WP, Dipomate 80 WP, Carbenzim 500 FL, hỗn hợp Carbenzim
với Dipomate
* Lưu ý: Phải cân nhắc kỹ trước khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và tuân thủ
nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc và
đúng cách.
4. Một số hình ảnh triệu chứng đốm lá do Cercospora sp. trên lan
a) Triệu chứng đốm lá do Cercospora sp. trên Dendrobium
b) Triệu chứng đốm lá do Cercospora sp. trên Mokara
c) Triệu chứng đốm lá do Cercospora sp. trên Oncidium
d) Triệu chứng đốm lá do Cercospora sp. trên Grammatophyllum (Hoàng Hậu)
Nguồn: Chi cục Bảo vệ Thực vật tp. HCM.