KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHÔM CHÔM
I. Yêu cầu sinh thái
1. Nhiệt độ
Thích hợp 22 - 300C, trên 400C thì cây rụng hoa và quả rất nhiều. Nhiệt
độ thấp, dưới 220C thúc đẩy ra đọt, do đó chôm chôm chậm ra hoa.
2. Lượng mưa
Vũ lượng hàng năm trên 2.000mm, phân bố đều trong năm thích hợp
cho chôm chôm phát triển
3. Ánh sáng, ẩm độ, gió
Nắng nhiều kết hợp với gió mạnh làm chôm chôm cháy lá.
10 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nông - Lâm - Ngư nghiệp - Kỹ thuật trồng và chăm sóc chôm chôm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CHÔM CHÔM
I. Yêu cầu sinh thái
1. Nhiệt độ
Thích hợp 22 - 300C, trên 400C thì cây rụng hoa và quả rất nhiều. Nhiệt
độ thấp, dưới 220C thúc đẩy ra đọt, do đó chôm chôm chậm ra hoa.
2. Lượng mưa
Vũ lượng hàng năm trên 2.000mm, phân bố đều trong năm thích hợp
cho chôm chôm phát triển
3. Ánh sáng, ẩm độ, gió
Nắng nhiều kết hợp với gió mạnh làm chôm chôm cháy lá.
4. Đất đai
Chôm chôm thích hợp trong vùng vĩ tuyến 120 Bắc trở vào phía Nam và
ở độ cao dưới 600 - 700m, đất không bị nhiễm mặn, đất thịt pha cát hay sét,
tầng canh tác dày, thoát nước tốt. Đất đỏ Bazan không có tầng đá là thích
hợp nhất. Độ pH thích hợp từ 4,5-6,5, nếu pH cao hơn cây có triệu chứng
vàng lá do thiếu Zn, Fe...
II. Cách nhân giống, tiêu chuẩn cây giống tốt và những giống
phổ biến hiện nay
1. Cách nhân giống
Chọn trồng cây con được nhân giống bằng cách ghép sẽ cho quả sớm
3 - 4 năm sau khi trồng, cây có bộ tán rộng, thấp hơn so với cây trồng từ hạt
lâu cho quả (5 - 6 năm sau khi trồng), cây không đồng đều.
2. Tiêu chuẩn cây giống tốt
Cây giống tốt phải đúng giống, đạt 4 - 5 tháng tuổi sau khi ghép, cây
đang sinh trưởng khoẻ và đạt các yêu cầu về hình thái, như:
- Thân gốc ghép thẳng, đường kính 0,8 - 1,3 cm, vỏ không vết thương
tổn đến phần gỗ, mặt cắt có quét sơn, không bị dập, sùi, nằm ngay phía
trên chân của thân cây giống, vết ghép tiếp hợp tốt và cách mặt bầu ươm
15-20cm
- Cổ rễ và rễ cọc thẳng, bộ rễ phát triển tốt, có nhiều rễ tơ.
- Thân cây ghép thẳng, chiều cao tính từ mặt bầu ươm đến đỉnh chồi từ
60cm và đường kính thân (vị trí trên vết ghép) từ 0,8cm trở lên, chưa phân
5
cành, có trên 9 lá kép, lá ngọn thành thục, xanh tốt và có hình dạng, kích
thước đặc trưng giống.
- Cây không mang các sâu bệnh hại.
3. Những giống phổ biến hiện nay
- Chôm chôm Java: Quả có dạng hình cầu, trọng lượng trung bình 30-
40g, râu vỏ quả dài, vỏ quả màu vàng-đỏ đến đỏ sậm, thịt quả chắc, ráo độ
tróc thịt quả tốt, có vị ngọt chua nhẹ, phẩm chất khá ngon.
- Chôm chôm nhãn: Quả dạng hình cầu nhỏ, trọng lượng trung bình từ
15-20g, râu vỏ quả ngắn, vỏ quả dày và có rãnh dọc kéo dài từ đỉnh đến đáy
quả, vỏ quả có màu vàng đến vàng-đỏ, thịt quả ráo, chắc, độ tróc thịt quả
rất tốt, có vị rất ngọt, thơm, phẩm chất rất ngon.
- Chôm chôm Rongrien: Là giống có nguồn gốc từ Thailand, trọng
lượng quả trung bình 30-33g, quả có dạng hình cầu, râu vỏ quả dài và khi
chín chóp râu có màu xanh, vỏ quả màu đỏ thẩm, thịt quả màu trắng, ráo,
dai và rất dễ tróc khỏi hạt, có vị rất ngọt, hạt nhỏ, phẩm chất rất ngon.
III. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
A. Thiết kế vườn
1. Đào mương lên líp (luống)
Vùng ĐBSCL thiết kế vườn có mương líp thông nhau để dẫn nước, giữ
và thoát nước kịp thời khi cần thiết
Vùng miền Đông Nam bộ có địa hình cao hoặc dốc cần phân lô hoặc
thiết kế mặt líp phù hợp theo độ dốc để hạn chế xói mòn đất, bố trí hệ
thống mương, rãnh, ngăn giữ nước và thoát nước.
2. Trồng cây chắn gió
Chọn trồng một trong những loại cây như: bơ, mận (gioi), mít, bạch đàn,
bồ kết, phi lao, cây xà cừ, cây keo đậu, tre nứa...theo hướng thẳng góc hoặc
lệch góc 300 so với hướng gió
3. Khoảng cách trồng
Khoảng cách cây trên hàng 5 - 8m, giữa hàng 6 - 10m.
B. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
1. Thời vụ trồng
Trồng vào đầu mùa mưa để tiết kiệm chi phí và công tưới hoặc cuối
mùa mưa, miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên bắt đầu trồng từ tháng
6
6 - 7 Dương lịch và vùng Duyên hải Nam Trung bộ trồng vào tháng 8 - 9
Dương lịch.
2. Chuẩn bị hố và cách trồng
a. Vun mô, đào hố trồng
Làm mô đất hoặc hố trồng trước 1-3 tháng khi đặt trồng cây con.
b. Cách trồng
Giữa mô đất, đào lổ trồng có kích thước bằng với bầu đất cây con, lấy
cây con ra khỏi bầu đất và đặt cây con vào lổ trồng, lắp và nén đất nhẹ
quanh bầu đất cây con đến độ cao bằng với mặt đất của mô hay hố; cắm
cọc và buộc cây con phòng gió lay; che mát tạm thời cho cây trong những
tháng đầu sau khi trồng; tưới nước cho cây con ngay sau khi trồng.
3. Tủ gốc giữ ẩm
Vào mùa khô dùng lá, cỏ hoặc các phế phẩm sau thu hoạch phủ gốc
giữ ẩm cho cây
4. Làm cỏ và trồng xen
Làm cỏ thường xuyên để tránh bị cạnh tranh nước, dinh dưỡng... Làm
cỏ bằng tay, bằng máy hoặc phun thuốc hoá học.
Giai đoạn cây mới trồng chưa giao tán trồng xen các loại cây như cây
họ đậu, cây phân xanh để cải tạo đất trên vùng đất nghèo chất hữu cơ
hoặc trồng xen lấy ngắn nuôi dài, hạn chế cỏ dại, trồng các cây ăn quả như:
chanh, chuối, đu đủ, dứa, ổi.., hay trồng các loại cây rau, hoa.
5. Tưới nước
Nguồn nước tưới không bị nhiễm mặn (NaCl< 2g/l nước). Lượng nước
tưới, chu kỳ tưới tuỳ loại đất, thời tiết, giai đoạn phát triển của cây. Cây con
mới trồng tưới ít nhất 3 lần trong tuần, cần thiết tưới 2 lần trong ngày nhất
là trong mùa nắng.
6. Tỉa cành và tạo tán
Tạo tán cho cây từ nhỏ là cần thiết, bấm ngọn khi cây ghép đạt chiều
cao 70 -100 cm, sau đó tỉa cành giữ lại 3-5 cành khỏe, cách nhau đều và
tạo thành góc lớn với thân. Thường xuyên tỉa cành phát triển từ thân cây
gốc ghép.
Hàng năm sau thu hoạch xén những gié hoa còn lại trên cây, cành dinh
dưỡng là cành non mọc thẳng từ thân cành chính, cành sâu bệnh, cành
đan chéo ngoài tán, cành dưới tán, cành trong tán ... cho hợp lý để thúc đẩy
7
cây mọc chồi tượt non và cho quả vụ sau.
Giai đoạn cây cho quả ổn định, khi năng suất bắt đầu giảm, thường sau
20 năm tuổi, cắt ngang những cành chính, giảm chiều cao đến khoảng
1/3, hoặc cách mặt đất 30-50 cm, dùng sơn bảo vệ mặt cắt, khi những cành
non phát triển từ dưới mặt cắt, tỉa giữ lại một số cành khoẻ thích hợp
7. Bón phân
a. Bón phân
Liều lượng và công thức phân NPK bón cho cây hàng năm thay đổi theo
điều kiện đất đai, tình trạng sinh trưởng của cây, tuổi cây, thời kỳ bón, năng
suất thu hoạch vụ trước. Tuy nhiên, có thể bón phân cho cây chôm chôm
như sau:
Bảng : Liều lượng phân theo tuổi cây
Tuổi cây
(năm)
Tổng lượng phân bón NPK
(kg/cây/năm)
1 0,9
2 1,5
3 3,0
4 3,9
5 4,5
6 6,0
7 9,0
8-10 9,0
11-14 10,5
Trên 14 12,0
(Nguồn: Sahadevan, N., 1987)
Tổng lượng phân bón hỗn hợp NPK trên chia đều ra bón 3 lần trong
năm.
8
Giai đoạn cây cho quả bón phân như sau:
Bảng: Cách bón phân cho cây chôm chôm ở giai đoạn cho trái ổn định
Thời kỳ bón
phân
Công thức
phân bón
Trộn hỗn hợp phân tương đương
(Urea + Super lân + Nitrate Kali)
(kg)
Sau khi thu
hoạch
NPK (15-15-15)
và Urea + Toàn
bộ phân hữu cơ
2,340 + 9,090 + 3,260
Trước khi ra hoa NPK(8-24-24) 0,264 + 14,545 + 5,217
Sau đậu quả NPK (15-15-15) 2,340 + 9,090 + 3,260
Vào tuần thứ 9
sau đậu quả
(12-12-17-2) và
K2SO4 hoặc NPK
(8-24-24)
1,564 + 7,273 + 3,696 hoặc 0,264 +
14,545 + 5,217
(Nguồn: Muchjajib (1990), FAO)
b. Phun phân bón qua lá
Phun một trong các loại phân bón qua lá sau để nuôi quả như: Master
Gro (6-30-30) hoặc Master Gro (15-30-15), Thiên Nông, Komix Superzinc K...
khi quả đạt đường kính 1cm, khoảng 5 tuần sau đậu quả, phun 3 - 4 lần
cách nhau 7 - 15 ngày.
8. Xử lý ra hoa
Sau khi thu hoạch, xén tỉa cành, làm cỏ... và bón phân cho cây, cây cho
ít nhất 1 cơi đọt tiến hành tạo khô hạn bằng cách ngưng tưới nước hoặc
thoát toàn bộ nước khỏi mương, nếu cần dùng nilon phủ gốc và mặt líp, có
thể kết hợp phun phân bón lá Master Gro (15-30-15) hoặc Monopotasium
(MKP-0-52-34), đến khi thấy lá có triệu chứng héo thì tưới nhiều nước 1 - 2
lần cách nhau 7 ngày, kết hợp phun Master Gro (10-52-10) giúp cây ra hoa
tốt hơn. Khi phát hoa đạt 10 - 15 cm tưới nước lại nhưng không tưới quá
nhiều, đến khi hoa nở giảm lượng nước tưới. Trường hợp cây ra đọt không
ra hoa thì phải bón phân và tưới nước, đến khi lá thuần thục thì tiến hành
xử lý ra hoa lại.
9
9. Tăng đậu quả
Để tăng đậu quả chôm chôm ngoài biện pháp trồng xen cây hoặc
tháp, ghép cành chôm chôm đực, trong vườn theo tỉ lệ 1 : 8 hoặc 1 : 10 , kết
hợp nuôi ong mật trong vườn chôm chôm, phun NAA nồng độ 50ppm, khi
gié hoa nở 30%, phun trên 2 - 3 gié hoa trên chòm của tán cây và khoảng
cách chòm 2 - 4m, phun lập lại 2- 3 lần.
Qui trình canh tác chôm chôm cho quả được tóm tắt theo sơ đồ
sau:
IV. PHÒNG TRỊ SÂU BỆNH CHÍNH
A. Sâu hại
1. Sâu đục trái (Conogethes punc-
tiferalis)
Hình thái và cách gây hại:
Thành trùng là một loại bướm có chiều
dài sãi cánh 20 - 23mm, toàn thân màu vàng,
trên cánh có nhiều chấm nhỏ màu đen.
Ảnh 1: Thành trùng sâu đục trái
10
Sâu có thể gây hại từ khi trái còn nhỏ đến sắp thu hoạch, nặng nhất là
khi trái bắt đầu có cơm. Trái non bị sâu đục thường biến dạng, khô và rụng,
trái lớn nếu bị hại sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất. sâu thường hóa nhộng ở
nơi tiếp giáp giữa các trái hoặc trên bề mặt trái.
Phòng trị:
- Vệ sinh vườn bằng cách thu gom những trái bị nhiễm đem tiêu hủy.
- Cắt tỉa cành sau khi thu hoạch cho vườn thông thoáng.
- Dùng bẫy đèn với ánh sáng đen (Black light) để bẫy trưởng thành.
- Có thể sử dụng bao trái để giảm thiệt hại.
- Phun thuốc nếu có 1% số trái trong vườn bị tấn công, có thể dùng các
loại thuốc gốc cúc tổng hợp như: Malate 73 EC 25-30cc/8lít, Vovinam 2,5EC
25-30cc/8lít, Karate, Polytrin, Cymbush... Chú ý thời gian cách ly của mỗi loại
thuốc để bảo đảm an toàn cho nguời sử dụng.
2. Sâu đục trái ( Acrocercops cramerella)
Ảnh 2: Thành trùng sâu đục trái Conopomorpha cramerella
11
Hình thái và cách gây hại:
Thành trùng là một loại ngài nhỏ có chiều dài sãi cánh 12mm, toàn thân
màu nâu nhạt, râu và chân rất dài, cánh trước có hình lá liễu thon dài có
những vân trắng, cánh sau hình dùi rìa cánh mang nhiều lông tơ. Thời gian
sống của trưởng thành khoảng 7 ngày.
Thành trùng hoạt động vào ban đêm, ban ngày chúng nấp dưới lá hoặc
cành cây. Trên chôm chôm loài này gây hại vào giai đoạn trái trưởng thành
và chín. Trưởng thành đẻ trứng trên cuống trái, ấu trùng sau khi nở đục
vào và ăn phần thịt trái hoặc vỏ hạt tạo thành những đường hầm ngoằn
ngoèo, đôi khi chúng có thể đục cả vào hạt.
Phòng trị:
- Thu hoạch trái sớm khi trái vừa chín, tránh giữ trái chín quá lâu trên cây.
- Có thể sử dụng bao trái để giảm thiệt hại.
- Có thể phun thuốc để Phòng trị bằng các loại thuốc như Fenbis 25EC
30-35cc/8lít, Sago super 10EC 25-30cc/8lít, Karate, Polytrin, Cymbush...Chú
ý thời gian cách ly của mỗi loại thuốc để bảo đảm an toàn cho nguời sử
dụng.
3. Rệp sáp (Planococcus sp.)
Hình thái và cách gây hại:
Đây là loại côn trùng đa ký chủ.
Trên chôm chôm loài này không gây
thiệt hại nhiều đến năng suất trái, tuy
nhiên rệp sáp gây hại cũng làm cây
phát triển kém, râu trái ngắn, và chúng
còn tiết ra chất mật đường tạo điều
kiện cho nấm bồ hống phát triển làm
ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm
của trái.
Phòng trị:
- Vệ sinh vườn: Cắt tỉa cành cho
thông thoáng, thu hái những trái bị hại nặng đem tiêu hủy.
- Diệt kiến hôi để hạn chế sự lây lan của rệp.
- Nếu bị rệp gây hại nặng dùng các loại thuốc như: Pyrinex 20EC 30-
35cc/8 lít, Fenbis 25EC 30-35cc/ 8lít, Suppracide, Dầu DC-Tron plus 98,8EC,...
Ảnh 3: Rệp sáp trên trái chôm chôm
12
4. Sâu ăn bông (Thalasodes sp.)
Hình thái và cách gây hại:
Sâu gây hại phổ biến trên chôm chôm, ấu trùng ăn phá trên bông và
trái non. Thành trùng là loại bướm có màu xanh, chiều dài sải cánh 24-
25mm, mép cánh trước và cánh sau có đường viền nhỏ màu nâu.
Phòng trị:
Phun thuốc khi thấy sâu xuất hiện bằng các loại thuốc như: Fenbis 25EC
30-35cc/ 8lít, Secsaigon 50EC 25-30ml/8lít, Karate, Decis, Fastac,
B. Bệnh hại
1. Bệnh phấn trắng (do nấm Oidium sp.)
Triệu chứng:
Đây là bệnh gây hại nặng và rất phổ biến trên cây chôm chôm. Bệnh
thường xuất hiện ở giai đoạn hoa và trái non. Hoa và trái bị phủ bởi một lớp
phấn màu trắng xám làm cho hoa trái non bị khô, đen. Giai đoạn trái hơi
lớn cũng có thể bị phấn trắng tấn công làm cho gai trái bị khô, héo phần
chóp gai rồi ăn lan vào làm cho cả trái bị khô đen. Trái bệnh bị nhiễm trễ
hay nhiễm nhẹ sẽ kém phát triển, cơm nhỏ hoặc lép.
Phòng trị:
Giai đoạn cây ra hoa đậu trái non phải thường xuyên theo dõi để phát
hiện sớm được bệnh. Khi phát hiện bệnh phải cắt bỏ và thiêu huỷ ngọn
chùm hoa, trái non nhiễm bệnh và phun ngay thuốc hoá học để phòng trị
kịp thời, bảo vệ hoa và trái non bằng các loại thuốc có lưu huỳnh như: Ku-
mulus, OK Sulfurlac, hay các loại thuốc như Sulox 80WP, Carbenzim 500 FL,
Nustar, Anvil hoặc Tilt ... theo các liều lượng khuyến cáo của từng loại thuốc.
Ảnh 4,5: Triệu chứng bệnh phấn trắng trên bông và trái chôm chôm
13
2. Bệnh thán thư (do nấm Colletotrichum gloeosporioides)
Triệu chứng:
Bệnh có thể tấn công trên lá và
trên trái. Ở trên các lá trưởng thành
các đốm bệnh không có hình dạng
nhất định màu nâu và sau đó lan
rộng ra đường kính khoảng 1cm. Trên
bề mặt vết bệnh có thể thấy những
ổ nấm nhỏ màu nâu nhạt đến đen.
Trên trái, nấm bệnh có thể tấn công
vào giai đoạn trái sắp chín. Tuy nhiên
bệnh này không phổ biến trên chôm
chôm.
Phòng trị:
Khi phát hiện bệnh có thể xử lý các loại thuốc hoá học để phòng trị
bệnh như Bendazol 50WP 25-35g/ 8lít, Thio-M 500SC 10-15cc/8lít, theo các
liều lượng khuyến cáo.
3. Bệnh cháy lá (do nhiều loại nấm Pestalotia, Phomopsis ... )
Triệu chứng:
Bệnh thường xuất hiện trên các
lá trưởng thành, bệnh làm cho các
lá già bị cháy, khô từ chóp lá lan dần
vào trong, đôi khi cũng thấy vết bệnh
bắt đầu từ hai bên mép lá lan dần vào
trong. Ở mặt dưới của vết bệnh có thể
nhìn thấy những ổ nấm màu đen.
Bệnh cháy lá xuất hiện phổ biến
vào mùa nắng, những vườn cây ít được chăm sóc thì thường bệnh nhiều
hơn. Bệnh không làm rụng lá nên không gây thiệt hại nghiêm trọng cho cây.
Phòng trị:
Nên tăng cường bón phân hữu hoai mục cho vườn cây giúp cây phát
triển tốt đồng thời tạo ẩm độ đất thích hợp cho cây phát triển khoẻ nên
hạn chế được sự phát triển của bệnh.
Trong mùa nắng nóng nên tưới nước và tủ rơm rạ quanh gốc cây cũng
hạn chế được bệnh cháy lá cho cây.
Ảnh 6: Triệu chứng bệnh thán thư
trên lá chôm chôm
Ảnh 7: Triệu chứng bệnh cháy lá
chôm chôm
14