Nông - Lâm - Ngư nghiệp - Ngành thuỷ sản Hoa Kỳ

Khái quát ngành thuỷ sản của Hoa Kỳ : Nghề cá Hoa Kỳ gồm hai khối tách biệt là nghề cá thương mại và nghề cá giải trí. Mỗi khối đều có vai trò, vị trí và sự đóng góp riêng của mình cho đời sống của người dân và xã hội Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là một trong số ít quốc gia có nguồn lợi hải sản giàu có và phong phú vào bậc nhất thế giới. Nghề cá hoạt động ở bờ Đông thuộc Đại Tây Dương, bờ tây thuộc Thái Bình Dương và trong các thuỷ vực nội địa rộng lớn. Theo đánh giá của Hoa Kỳ, trữ lượng có thể khai thác hàng năm từ 6-7 triệu tấn hải sản, nhưng để bảo vệ và duy trì lâu dài nguồn lợi này, người ta chỉ hạn chế ở mức 4,5- 5 triệu tấn/năm. Xu thế chung của tổng sản lượng thuỷ sản của Hoa Kỳ hiện nay là giảm dần sản lượng khai thác và tăng dần sản lượng nuôi trồng. Sau khi đạt được sản lượng kỷ lục 6 triệu tấn năm 1987, trong nghề cá có sự điều chỉnh lớn và triệt để. Hoa Kỳ bắt đầu hiện đại hoá đội tàu cá và điều chỉnh cơ cấu khai thác để có hiệu quả cao nhất. Vấn đề chất lượng sản phẩm được đề cao bằng cách hạn chế khai thác các đối tượng kém giá trị và tăng cường khai thác các đối tượng có nhu cầu và giá trị cao trên thị trường.

pdf7 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nông - Lâm - Ngư nghiệp - Ngành thuỷ sản Hoa Kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngành thuỷ sản Hoa Kỳ >Thông tin thị trường > Thị trường Hoa Kỳ > Ngành thủy sản Ngành thuỷ sản Hoa Kỳ 2.1 Khái quát ngành thuỷ sản Hoa Kỳ 2.2 Khai thác thuỷ sản Hoa Kỳ · Sản lượng và giá trị · Đội tàu · Ngư trường · Đối tượng khai thác 2.3 Nuôi trồng thuỷ sản Hoa Kỳ · Sản lượng nuôi trồng · Đối tượng nuôi trồng 2.4 Chế biến thuỷ sản Hoa Kỳ · Năng lực chế biến thuỷ sản · Chủng loại và sản phẩm 2.5 Tiêu thụ thuỷ sản Hoa Kỳ · Hệ thống tiêu thụ · Xu hướng tiêu thụ · Mức tiêu thụ 2.6 Tài liệu tham khảo --------------------------------------------------------------------------- 2.1. Khái quát ngành thuỷ sản của Hoa Kỳ : Nghề cá Hoa Kỳ gồm hai khối tách biệt là nghề cá thương mại và nghề cá giải trí. Mỗi khối đều có vai trò, vị trí và sự đóng góp riêng của mình cho đời sống của người dân và xã hội Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là một trong số ít quốc gia có nguồn lợi hải sản giàu có và phong phú vào bậc nhất thế giới. Nghề cá hoạt động ở bờ Đông thuộc Đại Tây Dương, bờ tây thuộc Thái Bình Dương và trong các thuỷ vực nội địa rộng lớn. Theo đánh giá của Hoa Kỳ, trữ lượng có thể khai thác hàng năm từ 6-7 triệu tấn hải sản, nhưng để bảo vệ và duy trì lâu dài nguồn lợi này, người ta chỉ hạn chế ở mức 4,5- 5 triệu tấn/năm. Xu thế chung của tổng sản lượng thuỷ sản của Hoa Kỳ hiện nay là giảm dần sản lượng khai thác và tăng dần sản lượng nuôi trồng. Sau khi đạt được sản lượng kỷ lục 6 triệu tấn năm 1987, trong nghề cá có sự điều chỉnh lớn và triệt để. Hoa Kỳ bắt đầu hiện đại hoá đội tàu cá và điều chỉnh cơ cấu khai thác để có hiệu quả cao nhất. Vấn đề chất lượng sản phẩm được đề cao bằng cách hạn chế khai thác các đối tượng kém giá trị và tăng cường khai thác các đối tượng có nhu cầu và giá trị cao trên thị trường. 2.2. Khai thác thuỷ sản của Hoa Kỳ · Sản lượng và giá trị · Đội tàu · Ngư trường · Đối tượng khai thác · Sản lượng và giá trị : Theo số liệu thống kê, trong những năm 1950 sản lượng khai thác trung bình đạt khoảng 2,7 triệu tấn/năm.Từ năm 1970 sản lượng khai thác đã tăng và duy trì ở mức 3,6-3,9 triệu tấn/năm. Năm 1984, sản lượng khai thác thuỷ sản đã đạt mức 5 triệu tấn/năm và kể từ đó sản lượng tiếp tục tăng và tăng nhanh đáng kể. Từ năm 1990 đến 1995, sản lượng khai thác thuỷ sản đạt trung bình 5,9-6,0 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, năm 1998 sản lượng giảm dần còn 5,3 triệu tấn, năm 1999 - 5,5 triệu tấn và 2000 - 5,4 triệu tấn. Năm 2001 và 2002, sản lượng khai thác duy trì ở mức 5,8 triệu tấn và không tăng được nhiều trong mấy năm gần đây do ảnh hưởng của quy định thu hẹp vùng khai thác và một số yếu tố thiên nhiên như điều kiện đại dương, điều kiện thời tiết. · Đội tàu : Theo đánh giá của FAO, đội tàu đánh cá của Hoa Kỳ hiện đứng thứ 4 trên thế giới. Mỹ là một trong những cường quốc khai thác thuỷ sản với khoảng 23.000 tàu đánh cá trọng tải hơn 5 tấn và hơn 100.000 tàu thuyền nhỏ. Những tàu lớn đánh bắt xa bờ được trang bị phương tiện và máy móc chế biến ngay trên tàu với lượng nhân công có khi lên tới 100 người. Mỹ cũng là cường quốc về khai thác cá ngừ thế giới với đội tàu lưới vây cá ngừ lớn vào bậc nhất, trọng tải từ 2000- 4000 tấn/chiếc. Đội tàu khai thác tôm được xếp vào loại hiện đại nhất và tập trung chủ yếu ở các bang Đông - Nam Hoa Kỳ ven vùng vịnh Mêhicô. Nhìn chung, đội tàu cá phân bố hợp lý ở cả ba tuyến ven bờ, xa bờ và viễn dương với trình độ công nghệ cao, đặc biệt là các tàu lưới kéo cá tuyết khổng lồ và tàu vây cá ngừ viễn dương. · Ngư trường: Đặc điểm nổi bật của nghề khai thác Hoa Kỳ là việc phân định khu vực khai thác một cách rõ ràng và việc quản lý khai thác rất khoa học, chặt chẽ dựa trên các luật lệ. Các bang quản lý hoạt động khai thác ở vùng gần bờ, chiếm khoảng 30-40% tổng sản lượng đánh bắt. Từ 3 đến 200 hải lý theo quy định của liên bang. Ngoài 200 hải lý, các tàu thuyền đánh bắt tuân thủ theo các cam kết quốc tế. Nghề khai thác hải sản ven bờ và xa bờ đều có vị trí và ý nghĩa gần như nhau. Nghề cá viễn dương chủ yếu là khai thác cá ngừ. Trong số các bang của Hoa Kỳ thì nghề khai thác phát triển hơn cả ở các bang Alaska, Louisiana, Washington và California. · Đối tượng khai thác: Cua biển Tôm Cá hồi Cá ngừ Cá tuyết Các đối tượng khác Cua biển : Hoa Kỳ luôn ở nhóm nước có sản lượng cua hàng đầu thế giới với sản lượng hàng năm đạt khoảng 200 nghìn tấn. Tôm: Khai thác chủ yếu là tôm nâu (chiếm 39% sản lượng tôm) và tôm bạc (26%) còn lại là tôm chì, tôm đỏ và một số loài tôm nước lạnh. Cá hồi: Có giá trị cao nhất trong các loài cá biển khai thác gồm cá hồi Đại Tây Dương và cá hồi Thái Bình Dương. Sản lượng cá hồi tăng đột ngột trong những năm gần đây và là nước có sản lượng khai thác đứng thứ hai trên thế giới (sau Nhật Bản). Cá ngừ: Chủ yếu là cá ngừ vằn, chiếm khoảng 64% sản lượng cá ngừ. Sản lượng cá ngừ chủ yếu ở biển phía Tây thuộc Thái Bình Dương. Đội tàu cá ngừ khai thác chủ yếu ở biển quốc tế (chiếm 80% sản lượng). Cá tuyết: là đối tượng khai thác chủ yếu của Hoa Kỳ. Nhưng gần đây người tiêu dùng Hoa Kỳ lại ưa chuộng cá hồi Đại Tây Dương nên sản lượng khai thác đã giảm. Các đối tượng khác: Chủ yếu là cá tuyết Alaska, với sản lượng trung bình từ năm 1993-1998 là 1,3 triệu tấn/năm, tiếp theo là cá trích 920.000 tấn/năm, nhuyển thể 2 mảnh vỏ 500.000 tấn/năm. Về sản lượng, sò cát chiếm 32,76%, tiếp đến là ngao 28,12%, hàu 24,6% còn lại là vẹm 14,6%. Ngoài ra còn hơn 180.000 tấn được đánh bắt và cập cảng nước ngoài, nâng tổng sản lượng khai thác thuỷ sản của Hoa Kỳ chiếm khoảng 6% tổng sản lượng khai thác thuỷ sản toàn thế giới, đứng hàng thứ 5 thế giới về sản lượng (sau Trung Quốc, Nhật Bản, Pêru và Chilê). 2.3. Nuôi trồng thuỷ sản của Hoa Kỳ · Sản lượng nuôi trồng · Đối tượng nuôi trồng · Sản lượng nuôi trồng: Nuôi trồng thuỷ sản được đánh giá là một lĩnh vực phát triển mạnh ở Hoa Kỳ và mang đậm tính thương mại. Hoa Kỳ chỉ nuôi những loài quý có nhu cầu cao và có lãi. Vì vậy, tuy sản lượng khá cao nhưng lại chỉ tập trung vào một số loài như cá nheo, cá hồi, cá rô phi và hàu. Sản lượng nuôi trồng năm 1980 là 92.000 tấn trị giá 192 triệu USD, năm 1990 là 390.000 tấn trị giá 655 triệu USD. Năm 1999 giá trị sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đã đạt 967 triệu USD và năm 2000 là 973 triệu USD. Đến năm 2002 sản lượng có tăng hơn so với mấy năm trước nhưng giá trị lại giảm, chỉ còn 866 triệu USD. Biểu đồ 1: Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ở Hoa Kỳ Năm GT · Đối tượng nuôi trồng: Hiện đang nuôi khoảng 30 loài thuỷ sản khác nhau và thu hút khoảng 181.000 lao động trong lĩnh vực nuôi thuỷ sản. Cá nheo được nuôi tập trung ở Mississipi, Arkansas, Alabama, Louisiana và đã đạt doanh số 469 triệu USD năm 1998, trong đó tập trung chủ yếu ở bang Mitsissippi (chiếm khoảng 80% sản lượng). Nuôi cá nheo có vai trò và vị trí quan trọng đặc biệt trong nuôi trồng thuỷ sản nói riêng và nghề cá Hoa Kỳ nói chung. Nghề nuôi cá nheo ở Hoa Kỳ là một lĩnh vực sản xuất lớn và mang tính xã hội cao. Cá nuôi chủ yếu trong ao đất, nuôi đơn loài, sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp. Trình độ khoa học công nghệ nuôi cá rất cao. Việc cung cấp con giống, thức ăn, các dịch vụ và bán cá thương phẩm đều được các chủ trại quản lý trên mạng vi tính. Ðơn vị sản xuất chủ yếu là trang trại được chuyên môn hoá cao độ (hoặc sản xuất cá giống, thức ăn, hoặc nuôi cá thương phẩm hay có thể hỗn hợp cả sản xuất con giống và nuôi thương phẩm). Các trang trại nuôi cá nheo đã thu lợi lớn, kích thích nghề nuôi cá nheo Hoa Kỳ phát triển rất nhanh chóng và trở thành ngành kinh doanh lớn của Hoa Kỳ. Bên cạnh cá nheo, những năm gần đây, Hoa Kỳ cũng hướng vào nuôi cá rô phi, thúc đẩy nghề nuôi rô phi phát triển nhanh và lan ra nhiều bang. Nghề nuôi tôm càng nước ngọt và nuôi cá hồi cũng phát triển mạnh. Hoa Kỳ ngày càng quan tâm tới nuôi tôm càng xanh do sức tiêu thụ của thị trường tăng trong khi nguồn cung cấp trong nước không đủ khả năng đáp ứng. 2.4. Chế biến thủy sản của Hoa Kỳ · Năng lực chế biến thuỷ sản · Chủng loại và sản phẩm · Năng lực chế biến: Công nghiệp chế biến thuỷ sản khổng lồ của Hoa Kỳ được phân bố ở khắp các bang, nhưng tập trung ở các bang bờ Đông và các thành phố lớn ở bờ Tây. Ngoài ra còn nhiều sản phẩm được chế biến ngay trên biển (ở các tàu lưới kéo cá tuyết, tàu mẹ chế biến cá hồi, cá ngừ, cá trích). Công nghiệp chế biến thuỷ sản phục vụ cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Người tiêu dùng Mỹ chỉ ưa chuộng các sản phẩm tinh chế giá trị cao nên công nghiệp chế biến đã phát triển mạnh và đạt trình độ cao. Ngành chế biến thuỷ sản sinh lợi rất cao, có vai trò quyết định và mang lại hiệu quả cho cả ngành thuỷ sản nước này. Hoa Kỳ hiện có khoảng 1.300 cơ sở chế biến được trang bị máy móc thiết bị hiện đại. Với hàng ngàn cơ sở chế biến thuỷ sản trong toàn liên bang, ngành chế biến thuỷ sản đóng góp khoảng 25 tỷ USD trong tổng thu nhập quốc dân. · Chủng loại và sản phẩm: Hoa Kỳ sử dụng các nguyên liệu thuỷ sản trong nước và nhập khẩu để chế biến các loại thực phẩm rất đa dạng. Công nghiệp chế biến thuỷ sản tập trung vào sản xuất ba dạng mặt hàng chính là các sản phẩm tươi, đông lạnh và đồ hộp. Họ không chỉ chế biến ra các sản phẩm thuỷ sản phục vụ người tiêu dùng, mà còn chế biến thức ăn cho động vật nuôi, dầu cá và nhiều sản phẩm khác. Năm 1998, các cơ sở này xuất khẩu 740.000 tấn sản phẩm, trị giá 2,2 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Nhật Bản, tiếp theo là EU và Canađa. Năm 2000, riêng sản lượng thuỷ sản xuất khẩu có nguồn gốc trong nước là 644 triệu pound đạt giá trị 126,2 triệu USD. Sản lượng dầu cá đạt 47,7 triệu USD. Cá hồi được xem là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất, chiếm khoảng 25% tổng doanh thu xuất khẩu. Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn khác là cua nước lạnh, trứng cá minh thái và surimi. Các nhà nhập khẩu, tái chế hoặc các nhà phân phối thường tiến hành tinh chế cá ngừ sơ chế nhập khẩu thành sản phẩm lườn cá ngừ sashimi chất lượng cao và “saku bar” cung cấp cho lĩnh vực dịch vụ thực phẩm. 2.5 . Tiêu thụ thuỷ sản của Hoa Kỳ · Hệ thống tiêu thụ · Xu hướng tiêu thụ · Mức tiêu thụ · Hệ thống tiêu thụ: Hệ thống tiêu thụ thuỷ sản của Hoa Kỳ rất tiện lợi, trong đó có các hệ thống cung ứng nhà hàng, hệ thống cung ứng cho các cơ sở ăn uống công cộng ở các trường học, các chợ bán cá cho các hộ gia đình. Hệ thống phân phối hiện đại, sử dụng kho lạnh đảm bảo việc cung ứng hải sản sản xuất trong nước và hải sản nhập khẩu vừa đáp ứng về thời gian, vừa đảm bảo chất lượng cao. Hệ thống bán lẻ gồm các chuỗi siêu thị, các cửa hàng bán lẻ, các chợ, cửa hàng, câu lạc bộ và các chợ cá. Hệ thống phân phối đến các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ trên cả nước thông qua khoảng 2.800 cơ sở phân phối và các nhà buôn. Nhà nhập khẩu cũng có thể là các chủ tàu hoặc công ty đánh bắt thuỷ sản ở trong nước cũng như ngoài nước. Họ có thể cũng là chủ nhà máy sơ chế. Hệ thống trung gian gồm các công ty thương mại hoặc hệ thống bán lẻ có nhu cầu gia công hàng tại các cơ sở chế biến. Nhà máy chế biến cũng có thể là nhà phân phối. · Xu hướng tiêu thụ: Tôm đông lạnh nhập khẩu được người Mỹ ưa thích cả về hình thức và kích cỡ phổ biến. Người tiêu dùng thường mua tôm với nhiều cỡ khác nhau, thông dụng nhất là cỡ 26-30 con/pound và 36-40 con/pound. Ngoài ra tôm sú, tôm nâu, tôm hùm cũng là mặt hàng tiêu thụ nhiều ở Hoa Kỳ. Cá ngừ đóng hộp cũng là một trong những sản phẩm thuỷ sản ưa thích của người Mỹ, trong khi cá ngừ tươi mới chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong danh sách thuỷ sản nhập khẩu của Hoa Kỳ. Sản phẩm cá ngừ đánh bắt nội địa và nhập khẩu là philê, cắt lát, sashimi và sushi. Cùng với sự phát triển của thị trường, nhập khẩu cá ngừ những năm qua cũng tăng trưởng ổn định. Ước tính tiêu thụ cá ngừ tươi của Hoa Kỳ đạt 35.000 tấn/năm và nhập khẩu đáp ứng trên 70% nhu cầu của người tiêu dùng. Loài nhập khẩu chủ yếu là cá ngừ vây xanh, cá ngừ mắt to, cá ngừ vây vàng và cá ngừ vây dài. Cá hồi được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng philê với nguồn nhập chủ yếu từ Canađa, Chilê, Na Uy và Anh. Cá nheo và cá rô phi được đánh giá là có triển vọng về lượng tiêu thụ trong tương lai do 2 loài này đang được nuôi ở Hoa Kỳ và người tiêu dùng đang ngày càng hướng vào sản phẩm sản xuất nội địa. · Mức tiêu thụ: Những năm qua, người tiêu dùng Hoa Kỳ ngày càng ưa chuộng sản phẩm tôm chế biến và tôm đông lạnh. Trong thực đơn của nhiều nhà hàng, các món ăn chế biến từ tôm ngày càng phổ biến. Mức chi tiêu cho thuỷ sản tại các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ năm 2003 của người tiêu dùng đạt 61,2 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2002- mức tăng hàng năm cao nhất kể từ năm 1997. Năm 2002, người tiêu dùng Hoa Kỳ chi khoảng 55,1 tỷ USD cho thuỷ sản, trong đó 38,4 tỷ USD tại các cơ sở dịch vụ thực phẩm và 16,4 tỷ USD tại các cơ sở bán lẻ. Doanh số bán sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) năm 2002 đạt 283,1 triệu USD. Theo Cục nghề cá biển Hoa Kỳ, năm 2003 người tiêu dùng Hoa Kỳ chi 42 tỷ USD cho thuỷ sản tại các cơ sở dịch vụ thực phẩm và 18,9 tỷ USD tại các cửa hàng bán lẻ. Doanh số bán sản phẩm GTGT đạt 290,4 triệu USD. 2.6. Tài liệu tham khảo: 2.6.1. Thông tin Khoa học Công nghệ số 11/2000, 3/2001 - Trung tâm Tin học- Bộ Thuỷ sản. 2.6.2. Thuỷ sản Việt Nam và thị trường Mỹ/ Trương Đình Hoè:VASEP, 9 trang. 2.6.3. Nghề cá Mỹ và thị trường thuỷ sản Mỹ/ số 1/2001: Trung tâm Tin học- Bộ Thuỷ sản. Fisheries Informatic Centre - Ministry of Agriculture and Rural Development Tel: 84.4.7716578, 8343182, 8318041 Fax: 84.4.7716578 Địa chỉ: Số 10 Nguyễn Công Hoan - Email:ttam.bts@hn.vnn.vn