Nông - Lâm - Ngư nghiệp - Nhận thức của nông dân và thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

• Di cư của nam giới đến các đô thị lớn • “ Như đợt rầy vừa qua ra đồng 95% là phụ nữ, hầu như đàn ông đều đi làm xa hết. Ở nhà, hết phun thuốc sâu vườn lại đến thuốc sâu ruộng. Như con cô nó đây, một buổi sáng đánh đi 17 bình thuốc sâu, cho đến 2 giờ chiều nó về, ăn tí cơm rồi lại đánh tiếp cho tới tối. Biết là một ngày phải hít bao cái khí độc, nhưng mà nếu lúa không đánh vậy có ngày rầy nở ra như gio thì mất ăn. Cháy rầy, thì biết lấy gì mà lo cho con”

pdf10 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 723 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nông - Lâm - Ngư nghiệp - Nhận thức của nông dân và thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận thức của nông dân và thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Phạm Hương Thảo Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong phát triển (CGFED) Giới thiệu chung • Việt Nam: 73,49% (2005) dân số sống ở nông thôn và 74% (2001) lực lượng lao động (số người từ đủ 15 tuổi trở lên) • Hiện nay: dân số 86, triệu người, phụ nữ chiếm 50,85%. Tỷ lệ lao động nữ trong nông nghiệp chiếm 53%. • Nền nông nghiệp Việt Nam hoàn toàn là nền nông nghiệp hóa học với việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu vào loại cao. • Theo danh mục thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV) do Bộ NN & PTNT cho phép sử dụng năm 2008, ba nhóm thuốc trừ sâu, bệnh và cỏ chiếm đa số. Phụ nữ là người chủ yếu phun thuốc trừ sâu • Di cư của nam giới đến các đô thị lớn • “Như đợt rầy vừa qua ra đồng 95% là phụ nữ, hầu như đàn ông đều đi làm xa hết. Ở nhà, hết phun thuốc sâu vườn lại đến thuốc sâu ruộng. Như con cô nó đây, một buổi sáng đánh đi 17 bình thuốc sâu, cho đến 2 giờ chiều nó về, ăn tí cơm rồi lại đánh tiếp cho tới tối. Biết là một ngày phải hít bao cái khí độc, nhưng mà nếu lúa không đánh vậy có ngày rầy nở ra như gio thì mất ăn. Cháy rầy, thì biết lấy gì mà lo cho con” Nhận thức (nhãn mác, nồng độ) • “ Có khi chả nhớ cái gì. Mình cứ kể sâu với họ rồi họ bán và mình về đánh thôi. Không nhớ đến nhãn mác đâu Của Hà Nội cũng có, của(suy nghĩ). Đại thể là hay mua hãng của Hà Nội. Nói chung là mình cứ mua vậy thôi, chỉ quan tâm được tên thuốc, không để ý của hãng nào”. Nhận thức liên quan đến cất trữ • Vào mùa vụ không hộ nông dân nào không có thuốc BVTV trong nhà. Nông dân tự chọn mua, tự sử dụng, lưu giữ (81,4% hộ nông dân cất thuốc BVTV trong nhà, 16% để ngoài vườn và 7% nhét ở chuồng lợn). Nhận thức của nông dân liên quan tới pha chế • 94% số hộ sử dụng thuốc không có hướng dẫn và chưa đến 20% hiểu biết về tính chất độc hại của thuốc. Có hộ nông dân tự tăng lượng thuốc sử dụng vì nghĩ rằng như thế sâu bệnh sẽ bị tiêu diệt nhanh hơn, triệt để hơn. Có hộ pha chế không đúng tỉ lệ, có người sử dụng cả thuốc ngoài danh mục. Do thiếu hiểu biết về thuốc BVTV, có đến 50% số người dùng tay pha chế Bảo hộ lao động • Quy định sử dụng và phân phối thuốc trừ sâu của FAO đã khuyến nghị những người nông dân nên sử dụng bảo hộ lao động. Đối với phun cơ học, những hạng mục thiết yếu, nhất là ủng, giày, áo sơ mi dài tay và quần phủ kín chân, có cả mũ (nếu phun những cây trồng trên cao). Tuy nhiên: “Vào người thì chuyện đấy là có. Ví dụ như mình đánh mướp, đánh bí. Ngày im gió thì nó không bay vào người, nhưng ngày nào mà gió to, khi giơ vòi lên, nó cũng rơi vào người, thì mình phải chấp nhận vậy” • “Chẳng có găng tay bao giờ, cứ làm vậy, thôi cứ bỏ tràn đi vậy. Đánh thuốc sâu cũng chẳng có khẩu trang, khẩu chiếc gì, cứ làm bừa đi như vậy. Có lúc nào đấy thư thả thì mình cũng nhớ đeo khẩu trang, mang bảo hộ lao động các thứ, nhưng mà lúc vội, lúc lắm việc thì cứ làm bừa đi vậy” Người khác trả lời chúng tôi: • “Không, chẳng đeo khẩu trang đâu Lúc nào giãn việc thì còn đeo chứ vào ngày mùa, phải đi gặt cứ vội vội, vàng vàng chẳng khẩu trang, chẳng quần áo bảo hộ nào cả, cứ quần áo bình thường mà đi thôi, cứ pha thuốc rồi là đánh thôi”. Chủ yếu dùng áo mưa Rác thải thuốc BVTV • Quan sát thực địa tại Hải Hậu, cho thấy người ta vứt ngay trên đồng ruộng hoặc mương rãnh. Các dụng cụ được rửa ở kênh. Từ kênh lại chảy xuống gần ruộng, nơi mà người sử dụng rửa dụng cụ. Người dân sống gần những nơi này rất dễ bị phơi nhiễm thuốc trừ sâu. Một nữ nông nói: • “ Khi mình có rác thì vứt cùng với bao bì vào hố rác còn tiện thì cứ vất ở sông cái, nó muốn chảy đi đâu thì chảy. Nếu có nơi quy định thì mình vất, không có nơi quy định thì tiện đâu vất đấy. Hồi trước họ có cái hố cho mình vất, khi nó đầy rồi, vất đâu thì vất, cứ quẳng ra sông thôi, chủ yếu vất ra sông cái thôi” Kết luận • Một vài phát hiện ban đầu về hiện trạng và những thói quen sử dụng thuốc trừ sâu không an toàn của người nông dân tại xã Hải Vân rất đáng báo động. Mặc dù chưa có nghiên cứu dịch tễ học một cách toàn diện về nguy cơ tiềm ẩn cũng như các tác động của thuốc trừ sâu đến sức khỏe người dân, nhưng qua một số nghiên cứu ở một số nơi trên thế giới thì, tại các nước đang phát triển ngày càng có nhiều phụ nữ bị phơi nhiễm thuốc trừ sâu tuy con số trên thực tế chưa ước tính được. Có rất nhiều các nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến sức khỏe con người