Thâm canh nông nghiệp
Thâm canh nông nghiệp
Bản chất của thâm canh nông nghiệp
Tái sản mở rộng trong nông nghiệp có thể được thực hiện theo hai phương thức: quảng
canh và thâm canh. Để phân biệt hai phương thức này, K.Mác đã chỉ rõ: "Tái sản xuất
mở rộng được thực hiện "quảng canh" nếu chỉ mở rộng diện tích ruộng đất và "thâm
canh" nếu sử dụng hiệu quả hơn các tư liệu sản xuất (1).
Như vậy, quảng canh là phương thức sản xuất nhằm tăng sản lượng nông sản bằng cách
mở rộng diện tích đất đai với cơ sở vật chất - kỹ thuật thấp kém, trình độ kỹ thuật lạc
hậu, chủ yếu dựa vào việc sử dụng độ phì nhiêu tự nhiên của ruộng đất. Khái niệm này
còn được hiểu theo nghĩa tiến bộ hơn, đó là sự tăng sản lượng nông sản dựa trên cơ sở
mở rộng diện tích ruộng đất hoặc tăng số đầu gia súc với kỹ thuật không đổi.
Ngược lại, thâm canh là phương thức sản xuất tiên tiến nhằm tăng sản lượng nông sản
bằng cách nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất, thông qua việc đầu tư thêm vốn
và kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp.
137 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 766 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nông - Lâm - Ngư nghiệp - Thâm canh nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thâm canh nông nghiệp
Thâm canh nông nghiệp
Bản chất của thâm canh nông nghiệp
Tái sản mở rộng trong nông nghiệp có thể được thực hiện theo hai phương thức: quảng
canh và thâm canh. Để phân biệt hai phương thức này, K.Mác đã chỉ rõ: "Tái sản xuất
mở rộng được thực hiện "quảng canh" nếu chỉ mở rộng diện tích ruộng đất và "thâm
canh" nếu sử dụng hiệu quả hơn các tư liệu sản xuất (1).
Như vậy, quảng canh là phương thức sản xuất nhằm tăng sản lượng nông sản bằng cách
mở rộng diện tích đất đai với cơ sở vật chất - kỹ thuật thấp kém, trình độ kỹ thuật lạc
hậu, chủ yếu dựa vào việc sử dụng độ phì nhiêu tự nhiên của ruộng đất. Khái niệm này
còn được hiểu theo nghĩa tiến bộ hơn, đó là sự tăng sản lượng nông sản dựa trên cơ sở
mở rộng diện tích ruộng đất hoặc tăng số đầu gia súc với kỹ thuật không đổi.
Ngược lại, thâm canh là phương thức sản xuất tiên tiến nhằm tăng sản lượng nông sản
bằng cách nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất, thông qua việc đầu tư thêm vốn
và kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp.
Lịch sử phát triển của sản xuất nông nghiệp trong nhiều thập kỷ, phương thức quảng
canh tái sản xuất mở rộng đã chiếm ưu thế, thậm chí đến nửa đầu thế kỷ XX, nông
nghiệp trên hành tinh này chủ yếu được tiến hành bằng phương thức quảng canh. Sản
lượng lương thực có hạt của thế giới từ 510 triệu tấn năm 1901 tăng lên 771 triệu tấn
năm 1950, trong đó chủ yếu là do mở rộng diện tích từ 508 triệu ha lên 723 triệu cùng
thời gian tương ứng, nghĩa là diện tích tăng 41, 76% trong lúc đó năng suất tăng 5,68%.
Với sự phát triển của xã hội, nhu cầu đòi hỏi về lượng nông sản ngày càng lớn, nhưng
khả năng mở rộng diện tích bị hạn chế, con người phải chuyển sang việc nâng cao chất
lượng canh tác, thông qua việc đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động để thu được
nhiều sản phẩm hơn trên đơn vị diện tích. Theo phương thức đó đến giai đoạn nhất định
của lịch sử, thâm canh có ý nghĩa to lớn và đóng vai trò quyết định trong sự phát triển
của nông nghiệp. Nửa sau của thế kỳ XX sản xuất lương thực không thể dựa vào việc
mở rộng diện tích mà phải dựa vào khai thác chiều sâu của đất đai, bằng cách đưa những
tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, trước hết là giống tốt, tiếp đó đưa phân bón hóa học và
giải quyết vấn đề thuỷ lợi. Nhờ vậy mà mười năm sau - 1960 sản lượng lương thực có
hạt của thế giới đã tăng lên 1.025 triệu tấn (tăng 41,77% so với năm 1950). Năm 1996
sản lượng lương thực tăng lên 2049 triệu tấn, trong lúc đó diện tích sản xuất lương thực
không tăng, thậm chí có giảm xuống. Rõ ràng nửa sau của thế kỷ XX tăng sản lượng
nông nghiệp đã dựa vào con đường tăng năng suất là chủ yếu. Thâm canh sản xuất nông
nghiệp trở thành khuynh hướng chung có tính quy luật, gắn liền hữu cơ với sự phát triển
152/291
của lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Lênin đã chỉ rõ: "Hiện tượng nông
nghiệp được thâm canh hóa, không là hiện tượng ngẫu nhiên, có tính chất địa phương
tạm thời, mà là hiện tượng phổ biến trong tất cả các nước văn minh. (2).
Tuy nhiên, thâm canh không thể thay thế quảng canh một cách giản đơn, trên thực tế
thâm canh và quảng canh (theo nghĩa tiến bộ) có quan hệ mật thiết với nhau. Quảng
canh sản xuất không phải là đã ngừng hoạt động, mà tuỳ điều kiện cụ thể ở từng nước,
từng giai đoạn phát triển và tuỳ từng loại cây trồng, con gia súc, chúng ta vẫn tìm thấy
trong sự tác động lẫn nhau với phương thức thâm canh tái sản xuất mở rộng. ở nhiều
nước trên thế giới, để tăng nhanh sản phẩm ngành chăn nuôi đáp ứng nhu cầu của nền
kinh tế quốc dân phải kết hợp vừa tăng nhanh suất sản phẩm trên mỗi đầu gia súc vừa
tăng nhanh số lượng đầu gia súc.
Thâm canh nông nghiệp là quá trình kinh tế rất đa dạng và phức tạp, đặc biệt trong điều
kiện sản xuất hiện đại, khi cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và đang diễn ra một
cách mạnh mẽ trên phạm vi rộng lớn. Vì vậy giải thích đúng đắn thâm canh nông nghiệp
chính có ý nghĩa hết sức to lớn cả về lý luận cũng như thực tiễn.
Các nhà kinh điển của kinh tế chính trị học tư sản và các nhà kinh tế thời kỳ trước Mác
chưa quan tâm và thực chất họ chưa nghiên cứu vấn đề thâm canh nông nghiệp. Khi
nghiên cứu các quan hệ kinh tế trong nông nghiệp tư bản chủ nghĩa, trước hết họ chú ý
đến vấn đề địa tô, lợi nhuận... và trong mối liên hệ của địa tô chênh lệch với thâm canh
mà thôi, đáng chú ý là sự phân tích địa tô của D.Ricardo. Điểm nổi bật về lý thuyết địa
tô của D.Ricardo là dựa trên cơ sở lý thuyết giá trị lao động. Ông cho rằng do "đất đai
canh tác bị hạn chế" độ màu mỡ của đất đai giảm sút, "năng suất đầu tư đem lại không
tương xứng", trong khi dân số tăng nhanh làm cho các tư liệu sinh hoạt ngày càng khan
hiếm. Điều này buộc loài người phải canh tác trên ruộng đất xấu và vì vậy giá trị nông
sản phẩm do hao phí lao động trên ruộng đất xấu nhất quyết định.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, khi nghiên cứu những tính quy luật về
sự phát triển của nông nghiệp tư bản chủ nghĩa đã xuất phát từ quan điểm kinh tế rằng,
quá trình thâm canh là sự tập trung tư bản trên một đơn vị diện tích, K.Mác viết: "... Về
mặt kinh tế học chúng ta hiểu thâm canh không có gì khác hơn là tập trung hóa tư bản
trên cùng một thửa đất chứ không phải là phân tán trên nhiều thửa đất song song với
nhau (3). Trong các tác phẩm của Lênin dành cho vấn đề nông nghiệp, cùng với việc
bảo vệ quan điểm Mác xít về vấn đề thâm canh nông nghiệp, Lênin đã phát triển thêm
lý luận về vấn đề này, "nền nông nghiệp phát triển chủ yếu bằng thâm canh, không phải
bằng cách tăng diện tích ruộng đất cày cấy, mà bằng cách nâng cao chất lượng công việc
đồng áng, bằng cách tăng mức tư bản đầu tư vào diện tích đất đai đã có trước đó (4). ở
chỗ khác Lênin viết tiếp: "Thâm canh là gì? Là một sự chi phí thêm về lao động và tư
bản (6). Như vậy theo quan điểm của Mác và Lênin, thâm canh nông nghiệp tư bản chủ
nghĩa trước hết là quá trình tập trung hóa tư bản trên đơn vị diện tích ruộng đất.
153/291
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng đã nhấn mạnh mối liên hệ hữu cơ
giữa thâm canh nông nghiệp với sự phát triển của lực lượng sản xuất và áp dụng những
thành tựu của tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp. Lênin đã chỉ rõ: "Vậy,
việc đầu tư tư bản vào ruộng đất có ý nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là những thay đổi
về kỹ thuật trong nông nghiệp, là tiến hành thâm canh nông nghiệp, là chuyển sang chế
độ canh tác cao hơn, là tăng cường dùng nhiều phân bón nhân tạo, là cải tiến công cụ
và máy móc, là ngày càng dùng nhiều lao động làm thuê (5). ở chỗ khác Lênin nhấn
mạnh: "Vậy là sự thâm canh trong nông nghiệp, tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, việc cải
tiến cách trồng trọt tiến triển ở đây hết sức nhanh chóng (7). Như vậy, việc nhấn mạnh
mối quan hệ giữa đầu tư và áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ của các nhà kinh điển
của chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở để kết luận rằng, không phải mọi đầu tư phụ thêm tư
bản luôn luôn là dấu hiệu chủ yếu của nội dung thâm canh nông nghiệp, mà chỉ khi các
điều kiện khác không đổi (trước hết là điều kiện tự nhiên) đầu tư được thực hiện trên cơ
sở áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ mới.
Về nội dung kinh tế của thâm canh nông nghiệp, Mác và Lênin không chỉ nhấn mạnh
việc tập trung hóa tư bản trên đơn vị diện tích mà còn nhấn mạnh các mối liên hệ và phụ
thuộc giữa đầu tư với kết quả của chúng, được phản ánh trong việc tăng lên khối lượng
sản phẩm trên đơn vị diện tích. Đó là mối liên hệ nhân quả phức tạp và chế ước lẫn nhau
trong quá trình thâm canh nông nghiệp. Lênin viết: "Do những đặc điểm kỹ thuật của
nông nghiệp, nên quá trình thâm canh nông nghiệp rất thường hay làm cho quy mô đơn
vị kinh doanh tăng lên, sản xuất và chủ nghĩa tư bản phát triển lên trong khi diện tích
trung bình của ruộng đất trồng trọt trong đơn vị kinh doanh giảm đi(8).
Mặc dù Mác và Lênin không đặt ra mục đích nghiên cứu và đưa ra một định nghĩa đầy
đủ về thâm canh nông nghiệp, đặc biệt trong điều kiện phát triển nhanh chóng của cách
mạng khoa học - công nghệ, song trong các tác phẩm của mình, Mác và Lênin đã giải
thích những yếu tố cấu thành quan trọng nhất về nội dung kinh tế của thâm canh nông
nghiệp. Đó là cơ sở lý luận khá đầy đủ để có sự nhận thức đúng đắn về nội dung kinh tế
của thâm canh nông nghiệp. Cho đến nay, nhiều nhà lý luận kinh tế nông nghiệp chưa
có sự thống nhất về bản chất thâm canh và trong thời gian khá dài các cuộc tranh luận
vẫn chưa kết thúc. Có thể chia thành hai nhóm chủ yếu: Nhóm các nhà kinh tế thứ nhất,
xem xét bản chất của thâm canh chủ yếu là đầu tư phụ thêm về tư liệu sản xuất và lao
động mà không gắn liền với kết quả sản xuất. ở nhóm thứ hai, thâm canh được giải thích
chủ yếu ở sự tăng thêm sản phẩm trên đơn vị diện tích mà coi thường hoặc đánh giá thấp
những nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng lên đó, trong đó cả đầu tư phụ thêm về tư liệu
sản xuất. Cả hai quan điểm trên đều không đầy đủ, vì bản chất của thâm canh không thể
xem xét một cách phiến diện và cắt xén, chỉ chú ý đầu tư phụ thêm mà không gắn với
kết quả sản xuất đem lại và ngược lại. Cần thiết phải xuất phát từ toàn bộ tính quy luật
của thâm canh và mối liên hệ nhân quả tồn tại giữa hình thức và nội dung của nó.
Bản chất của thâm canh nông nghiệp là quá trình đầu tư phụ thêm tư liệu sản xuất và
sức lao động trên đơn vị diện tích, hoàn thiện không ngừng các biện pháp kỹ thuật, tổ
154/291
chức và những yếu tố khác của sản xuất với mục đích nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của
ruộng đất, nhằm thu được nhiều sản phẩm trên một đơn vị diện tích, với chi phí thấp
trên đơn vị sản phẩm.
Định nghĩa trên nêu bật mấy yếu tố chủ yếu sau:
- Nhấn mạnh mặt nhân tố của quá trình thâm canh - quá trình đầu tư phụ thêm về tư
liệu sản xuất và lao động trên đơn vị diện tích, nó là cơ sở kinh tế của thâm canh nông
nghiệp.
- Các đầu tư thêm về tư liệu sản xuất và lao động phải trên cơ sở hoàn thiện không ngừng
về công nghệ sản xuất. Đó là cơ sở kỹ thuật của thâm canh sản xuất nông nghiệp. Khi
đó những đầu tư thêm mới tạo ra được sự tăng thêm sản lượng nông sản trên một đơn vị
diện tích.
- Phản ánh mối liên hệ nhân quả giữa mặt nhân tố và kết quả của quá trình thâm canh
nông nghiệp. Thực hiện đầu tư phụ thêm là nhằm mục đích thu được nhiều sản phẩm
hơn trên đơn vị diện tích.
- Hình thành mối liên hệ giữa thâm canh và hiệu quả sản xuất. Thực hiện đầu tư bổ sung
không chỉ tăng khối lượng sản phẩm trên đơn vị diện tích, mà còn nhằm hạ thấp chi phí
lao động xã hội trên đơn vị sản phẩm.
Thâm canh sản xuất là khuynh hướng có tính quy luật trong quá trình sản xuất nông
nghiệp. Nó nảy sinh không phải do hình thái kinh tế nhất định của sản xuất xã hội, mà
do sự phát triển của lực lượng sản xuất và những điều kiện vật chất đặc thù của sản xuất
nông nghiệp. Quá trình thâm canh sản xuất nông nghiệp hoàn toàn không xuất phát từ
ý muốn chủ quan của một ai đó, mà đó là quá trình tất yếu gắn với các điều kiện kinh
tế - kỹ thuật và xã hội nhất định. Thực tiễn đã chứng minh, từ nửa đầu thế kỷ XX trở
về trước quá trình gia tăng sản lượng nông sản chủ yếu dựa vào sự mở rộng diện tích
đất canh tác. Điều kiện xã hội lúc bấy giờ là dân số trên hành tinh của chúng ta chưa
quá đông so với quỹ đất canh tác có thể mở rộng. Bên cạnh đó, trình độ phát triển về
khoa học - công nghệ cũng chưa cho phép nhân loại có thể thâm canh để gia tăng sản
lượng nông sản. Từ những năm 50 của thế kỷ XX trở đi, với ức ép của sự gia tăng dân
số, nhu cầu thực phẩm của xã hội tăng lên nhanh chóng. Quá trình đó buộc nhân loại
phải chuyển nhanh từ quảng canh sang thâm canh để thoả mãn nhu cầu thực phẩm cho
xã hội. Hơn nữa, với sự phát triển của khoa học công nghệ trong thời kỳ từ nửa sau thế
kỷ XX trở đi, đã tạo ra cơ sở kỹ thuật cho phép nhân loại có thể thực hiện thâm canh.
Tóm lại, trong quá trình phát triển của nhân loại, đến một lúc nào đó, để thoả mãn nhu
cầu thực phẩm loài người buộc phải thâm canh và có khả năng thực hiện thâm canh sản
xuất nông nghiệp. Đó là tính tất yếu của quá trình thâm canh.
155/291
Cho đến nay, thâm canh sản xuất nông nghiệp đã và đang được thực hiện trong điều kiện
của hai hệ thống, gắn với trình độ phát triển cao của khoa học và công nghệ: hệ thống
Tư bản chủ nghĩa và hệ thống Xã hội chủ nghĩa. Thâm canh là quá trình đặc trưng cho
sự phát triển của các nước Tư bản chủ nghĩa, cũng như Xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên để
phân biệt sự khác nhau giữa thâm canh nông nghiệp Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ
nghĩa, người ta tìm thấy ở mục đích tiến hành, phương pháp thực hiện, nhịp độ phát triển
và kết quả đem lại, có nghĩa là phân biệt về mặt kinh tế xã hội của thâm canh, chứ không
phải mặt nội dung vật chất và cơ sở kỹ thuật của nó.
Trong điều kiện tư bản chủ nghĩa, thâm canh nông nghiệp phục tùng mục đích cơ bản
của sản xuất tư bản chủ nghĩa là lợi nhuận tối đa, và được coi là tiêu chuẩn duy nhất của
hiệu quả sản xuất. Với khát vọng để nhận được lợi nhuận cao, nhà tư bản tiến hành đầu
tư liên tục dưới hình thức tư liệu sản xuất và lao động làm thuê với kết quả của nó không
chỉ bóc lột lao động làm thuê, mà còn bóc lột cả ruộng đất. Họ chỉ tiến hành thâm canh
chừng nào đem lại lợi nhuận lớn hơn và nếu không đạt được mục đích trên, nhà tư bản
sẵn sàng từ chối con đường thâm canh sản xuất.
Quá trình thực hiện thâm canh nông nghiệp Tư bản chủ nghĩa phải khắc phục nhiều mâu
thuẫn gay gắt, trước hết là sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, đặc biệt sở hữu tư nhân về
ruộng đất là trở ngại lớn cho nền kinh tế sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa. Trong quá trình
sản xuất tồn tại mâu thuẫn gay gắt giữa chủ ruộng đất và nhà đầu tư kinh doanh, biểu
hiện tập trung ở thời hạn hợp đồng thuê ruộng. Sau khi phân tích những mâu thuẫn trên,
Mác đã kết luận: "Vậy là những người đó (sinh ra để hưởng của đời) - bỏ vào túi họ cái
thành quả của sự phát triển xã hội, mà họ đã không hề góp công vào đó. Nhưng đồng
thời cái lối đó cũng là một trong những trở ngại lớn cho việc hợp lý hóa nông nghiệp, vì
người fermier tránh mọi việc cải thiện chất đất và mọi khoản chi phí mà họ không mong
thu về được hết trong thời gian thuê (9).
Một trong những đặc điểm thâm canh nông nghiệp tư bản chủ nghĩa là sự phát triển
không đồng đều giữa các doanh nghiệp với hộ tiểu nông và giữa các vùng trong nước.
ở xí nghiệp lớn tư bản chủ nghĩa áp dụng những thành tựu kỹ thuật mới vào sản xuất,
thâm canh đạt trình độ cao, ngược lại bên cạnh các xí nghiệp lớn còn tồn tại các trang
trại nhỏ, một mặt họ không thể sử dụng đầy đủ kỹ thuật mới vào sản xuất để thực hiện
thâm canh, mặt khác các trang trại nhỏ bị sản xuất lớn Tư bản chủ nghĩa chèn ép làm
cho hàng triệu trang trại nhỏ bị phá sản và trở thành đội quân thất nghiệp sẵn sàng bán
sức lao động rẻ mạt cho nhà tư bản.
Kết quả xã hội của quá trình thâm canh trong nông nghiệp tư bản chủ nghĩa là một mặt
đó là sự hạn chế phạm vi mở rộng và tập trung hóa sản xuất, mặt khác gắn liền với sự
huỷ hoại trên quy mô lớn và bần cùng hóa các trang trại nhỏ. Thâm canh nông nghiệp
được phát triển với nhịp độ nhanh bao nhiêu thì nhịp độ và phạm vi huỷ hoại các nguồn
lực trong nông nghiệp càng lớn bấy nhiêu. Đó là đặc trưng nổi bật của thâm canh nông
156/291
nghiệp tư bản chủ nghĩa trong thời đại ngày nay, khi mà sự phát triển của cuộc cách
mạng khoa học - công nghệ diễn ra một cách nhanh chóng và trên phạm vi rộng lớn.
Mục đích chủ yếu của thâm canh nông nghiệp Xã hội chủ nghĩa là sản xuất nhiều sản
phẩm với chất lượng cao, giá thành hạ, nhằm thoả mãn nhu cầu không ngừng tăng lên
của nền kinh tế quốc dân.
Ruộng đất ở nước ta thuộc sở hữu toàn dân, được giao cho các hộ nông dân sử dụng ổn
định và lâu dài, địa tô chênh lệch II do thâm canh tạo ra phần lớn được phân phối cho
các hộ nông dân, phần còn lại được tích luỹ cho Nhà nước. Vì vậy, nó có tác dụng kích
thích các hộ nông dân đẩy mạnh thâm canh.
Thâm canh nông nghiệp là tất yếu khách quan, là phương thức chủ yếu của nông nghiệp.
Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể về kinh tế xã hội của
ta, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến vấn đề thâm canh trong nông nghiệp.
Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IV (1976) đã khẳng định: "Coi trọng cả ba
mặt, thâm canh, tăng vụ và mở rộng diện tích (10). Trên cơ sở phân tích những sai lầm
và thiếu sót trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung, thâm canh nông nghiệp nói riêng,
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã chỉ rõ: "Bảo đảm cho nông nghiệp, kể cả
lâm nghiệp, ngư nghiệp thật sự là mặt trận hàng đầu, được ưu tiên đáp ứng nhu cầu về
vốn đầu tư, về năng lượng, vật tư và lao động kỹ thuật, tập trung cho những vùng trọng
điểm nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao (11).
Báo cáo của BCH Trung ương tại Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) đã nhấn mạnh: "Tăng
cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm
nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ,
nhất là công nghệ sinh học, đẩy mạnh thuỷ lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, quy hoạch
sử dụng đất hợp lý, đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị
diện tích, giải quyết vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hóa(12).
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 cũng nhấn mạnh: "Đưa nhanh
tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đạt mức tiên tiến trong khu
vực về trình độ công nghệ và về thu thập trên một đơn vị diện tích, tăng năng suất lao
động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm (13).
Những chỉ tiêu đánh giá trình độ và hiệu quả kinh tế của thâm canh nông nghiệp
Thâm canh nông nghiệp được đặc trưng bằng hệ thống các nhân tố và biện pháp, phản
ánh sự tổng hợp và những mối quan hệ tác động qua lại của chúng. Vì vậy để đo lường
trình độ và hiệu quả kinh tế của thâm canh, hệ thống chỉ tiêu đảm bảo sự so sánh một
cách khoa học về chi phí và kết quả trong quá trình thực hiện thâm canh nông nghiệp.
157/291
Khi sử dụng hệ thống chỉ tiêu để phân tích trình độ và hiệu quả kinh tế của thâm canh,
trước hết cần xác định thời hạn nghiên cứu. Thông thường thời hạn nghiên cứu càng dài
càng tốt nhằm loại trừ ảnh hưởng bất lợi của điều kiện tự nhiên đối với kết quả sản xuất
nông nghiệp. Cần kiểm tra nguồn thông tin hiện có bằng cách kiểm tra độ tiên cậy số
học của thông tin và kiểm tra kết quả tính toán. Xác định rõ nhiệm vụ phân tích và ứng
dụng các phương pháp phân tích thích hợp để thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra cho việc
phân tích.
Khi đánh giá và so sánh tình hình thâm canh giữa các doanh nghiệp, giữa các vùng, các
địa phương... cần chú ý lựa chọn các doanh nghiệp, các vùng có điều kiện kinh tế và tự
nhiên giống nhau hoặc gần giống nhau với khoảng thời gian tương tự.
Chỉ tiêu đánh giá trình độ thâm canh nông nghiệp.
hệ thống chỉ tiêu các nhân tố.
Chỉ tiêu khái quát - nhằm phản ánh đầu tư tổng hợp trên đơn vị diện tích đặc trưng cho
toàn bộ quá trình thâm canh và các chỉ tiêu bộ phận - nhằm phản ánh từng yếu tố chủ
yếu nhất của đầu tư, đặc trưng từng mặt của quá trình thâm canh.
Các chỉ tiêu khái quát bao gồm:
- Tổng số vốn sản xuất (bao gồm vốn cố định và vốn lưu động) trên đơn vị diện tích. Chỉ
tiêu này phản ánh đầy đủ nhất tư liệu sản xuất và lao động ứng trước. Ưu việt của vốn
sản xuất biểu hiện chủ yếu ở sự tập trung hóa đầy đủ nhất các nhân tố và điều kiện vào
quá trình sản xuất. Khuynh hướng chung trong việc thay đổi các nhân tố của vốn sản
xuất thông thường là sự tăng lên của vốn lưu động trên đơn vị diện tích với việc hạ thấp
chi phí lao động sống và thù lao lao động. Nhưng do các yếu tố khác nhau cấu thành vốn
sản xuất có chức năng khác nhau trong quá trình sản xuất và tham gia không giống nhau
trong việc tạo thành giá trị sản phẩm, nên khi sử dụng chỉ tiêu này cần kèm theo chỉ tiêu
khác để đảm bảo tính chất toàn diện của quá trình thâm canh.
- Tổng chi phí sản xuất (bao gồm chi phí thực tế về tư liệu sản xuất và lao động) trên
đơn vị diện tích. Chỉ tiêu này phản ánh đầy đủ nhất chi phí thực tế và nó có ý nghĩa