Thức ăn chăn nuôi gà sinh sản hướng thịt
Nuôi gà sinh sản hướng thịt (giống BE, AA, Isa, ROSS, SASSO.) được
chia thành 5 giai đoạn: gà con, gà giò (hậu bị đẻ), gà đẻ khởi động, gà đẻ
pha I và gà đẻ pha II. ứng với mỗi giai đoạn nuôi có tiêu chuẩn khẩu phần
thức ăn kèm theo.
Tiêu chuẩn khẩu phần thức ăn gà con 0-6 tuần tuổi
Gà con sinh trưởng nhanh, trao đổi chất mạnh, vì vậy, thức ăn cho gà con
phải đầy đủ về số lượng. Các nguyên liệu đã sản xuất thức ăn phải tốt (ưu
tiên số 1). Trong 3 tuần đầu, cho gà ăn tự do cả ngày lẫn đêm. Sau 3 tuần
tuổi cho ăn hạn chế theo khối lượng cơ thể gà ở các tuần tuổi (đối với gà
trống 4-6 tuần tuổi cho ăn từ 44-54g thức ăn/ngày tương đương với khối
lượng cơ thể 605-860g; gà mái cho ăn từ 40-50g thức ăn/ngày tương
đương với khối lượng cơ thể 410-600g
15 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nông - Lâm - Ngư nghiệp - Thức ăn chăn nuôi gà sinh sản hướng thịt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thức ăn chăn nuôi gà sinh sản hướng thịt
Nuôi gà sinh sản hướng thịt (giống BE, AA, Isa, ROSS, SASSO...) được
chia thành 5 giai đoạn: gà con, gà giò (hậu bị đẻ), gà đẻ khởi động, gà đẻ
pha I và gà đẻ pha II. ứng với mỗi giai đoạn nuôi có tiêu chuẩn khẩu phần
thức ăn kèm theo.
Tiêu chuẩn khẩu phần thức ăn gà con 0-6 tuần tuổi
Gà con sinh trưởng nhanh, trao đổi chất mạnh, vì vậy, thức ăn cho gà con
phải đầy đủ về số lượng. Các nguyên liệu đã sản xuất thức ăn phải tốt (ưu
tiên số 1). Trong 3 tuần đầu, cho gà ăn tự do cả ngày lẫn đêm. Sau 3 tuần
tuổi cho ăn hạn chế theo khối lượng cơ thể gà ở các tuần tuổi (đối với gà
trống 4-6 tuần tuổi cho ăn từ 44-54g thức ăn/ngày tương đương với khối
lượng cơ thể 605-860g; gà mái cho ăn từ 40-50g thức ăn/ngày tương
đương với khối lượng cơ thể 410-600g.
Thức ăn cho gà giò 7-20 tuần tuổi
Đặc điểm gà ở giai đoạn này là tiếp tục tăng trưởng nhanh, nhưng tích luỹ
mỡ nhiều (chóng béo), đối với gà hậu bị lại phải kìm hãm tăng khối lượng
cơ thể và chống béo, để khi lên đẻ cho sản lượng trứng cao và ấp nở tốt. Vì
vậy, phải hạn chế số lượng, kể cả chất lượng thức ăn. Số lượng thức ăn
giảm còn khoảng 50-70% so với mức ăn tự do ban đầu. Còn protein và
năng lượng thấp hơn gà đẻ. Gà trống cho ăn tăng dần từ 58-108g thức
ăn/con/ngày, tương đương với khối lượng cơ thể từ 1-2,8kg, gà mái từ 54-
105g thức ăn/con/ngày, tương đương với khối lượng cơ thể từ 0,7-2kg.
- Ưu điểm của cho ăn hạn chế là chống béo sớm, tạo ngoại hình thon, kéo
dài thời kỳ đẻ trứng đến 2 tuần, tăng sản lượng trứng giống, đặc biệt là kéo
dài thời kỳ đẻ đỉnh cao, tăng số gà con/mái...
- Thực hiện nghiêm ngặt cho ăn hạn chế đối với gà hậu bị hướng thịt là yếu
tố quyết định để đạt hiệu quả cao khi gà đi vào sản xuất con giống 1 ngày
tuổi.
Tiêu chuẩn khẩu phần cho gà đẻ 21-64 tuần tuổi
- Đẻ khởi động 21-24 tuần tuổi: Đặc điểm của giai đoạn này là gà vừa ăn
vừa hạn chế xong nên số lượng thức ăn cho gà phải tăng từ từ. Nhưng chất
lượng thức ăn như protein, năng lượng... lại cao hơn gà hậu bị và gà đẻ ở
giai đoạn sau để đáp ứng cho gà con đang tăng trọng, phát triển và hoàn
thiện chức năng sinh sản chuẩn bị cho giai đoạn đẻ cao.
- Đẻ pha I từ 25-40 tuần tuổi: Giai đoạn này gà đẻ cao nhất, gà hầu như đã
thành thục hoàn toàn, tăng trọng không đáng kể cho nên thức ăn phải đảm
bảo cho sản xuất trứng cao. Số lượng thức ăn cho gà ở giai đoạn này là cao
nhất, nhưng chất lượng có thấp hơn giai đoạn đẻ khởi động. Nhưng tính ra
thì lượng và vật chất khô và dinh dưỡng của thức ăn cung cấp cho gà ở giai
đoạn này là cao nhất do gà ăn lượng thức ăn trên dưới 160g/con/ngày.
- Đẻ pha II từ 41-64 tuần tuổi: Giai đoạn này có thể kéo dài hoặc rút ngắn
tùy theo giá cả thị trường. Đặc điểm của giai đoạn này là gà đẻ giảm dần,
tích lũy mỡ bụng nhiều cho nên phải giảm cả số lượng và chất lượng thức
ăn cung cấp cho gà. Thức ăn giảm dần từ 160g xuống 145g/con/ngày.
+ Thức ăn cho gà trống ở thời kỳ đạp mái thấp hơn so với gà mái cả lượng
và chất. Hiện nay ở nước ta, áp dụng phương pháp cho ăn tách riêng trống
mái với số lượng thức ăn cho gà trống 125-130g/con/ngày trong suốt thời
kỳ sản xuất.
+ Giảm sinh sản thời kỳ đẻ trứng giống cần bổ sung vitamin A, D, E vào
thức ăn định kỳ 3 ngày/lần (có thể ngâm thóc mầm cho gà ăn). Mùa nóng
cho gà uống nước điện giải và vitamin C.
Nuôi mối làm thức ăn cho gà
Mối vốn là loài côn trùng có hại mà con người luôn tìm cách trừ khử.
Nhưng nó lại là thức ăn khoái khẩu của nhiều loài vật nuôi, trong đó có
gà. Thử tìm hiểu trên mạng mới thấy vẫn có người nuôi mối làm thức ăn
cho sinh vật cảnh, chẳng hạn như bò sát và lưỡng cư. Hóa ra nuôi mối
khá đơn giản. Mối lại có ưu điểm là phát triển bầy đàn rất nhanh, dễ kiếm
thức ăn, dễ sinh sản và tách bầy. Dưới đây tóm tắt một số vấn đề cần lưu
ý khi nuôi mối.
Chậu nuôi: chậu nhựa (plastic).
* Lót một lớp đất bên dưới chậu.
* Nếu muốn thu hoạch gối đầu thì có thể bố trí nhiều chậu nuôi.
* Có thể đậy nắp, chỉ chừa kẽ hở rất nhỏ cũng đủ để mối thở.
* Đặt chậu nơi tối và mát mẻ.
* Mối leo trèo kém và hầu như không có khả năng tự vệ khi ra khỏi tổ.
Mối cũng không có thói quen đi quanh quẩn kiếm mồi như kiến. Tuy
nhiên, để đảm bảo mối không bò ra ngoài, người ta lồng hai chậu với
nhau và đổ nước ở giữa.
Tổ: bằng các tấm gỗ ghép lại, ở giữa để khe hở chừng 1.5 li để mối bò.
Các tấm gỗ khoét lỗ đường kính độ chục phân, giữa nhét khăn ăn hoặc
giấy vệ sinh.
Độ ẩm: mối cần độ ẩm nhưng không được quá ẩm ướt. Chậu nuôi cần
được phun ẩm mỗi vài tuần. Người ta có thể đặt thêm một tấm xốp hoặc
khăn ăn thấm nước để giữ độ ẩm.
Thức ăn: mối là loài ăn gỗ, thức ăn của chúng bao gồm mọi vật liệu có
chất xơ (cellulose) như gỗ, cành cây khô, lá khô, dăm bào, mùn cưa, sách
báo .v.v... Trong một nghiên cứu về mối ở Mỹ, các nhà khoa học trộn
mùn cưa với chất kết dính (agar) thành các thỏi thức ăn cho mối; kết quả
rất khả quan.
* Các nhà vườn ở nông thôn mỗi năm tỉa cành, mé nhánh, quét lá rụng
cũng dư ra rất nhiều gỗ tạp có thể tận dụng để nuôi mối. Cần phơi khô
trước khi cho mối ăn.
* Quan sát và bổ sung thêm thức ăn một khi mối đã ăn hết.
Dưới đây là một ví dụ: thức ăn của mối là những que kem.
Con giống: loại mối thường được chọn nuôi là mối đất (subterranean)
bởi khả năng tiêu thụ chất xơ, tốc độ và quy mô phát triển bầy đàn rất
mạnh (lên đến cả triệu con).
* Tốt nhất hãy tìm tổ mối đất ở địa phương. Không nhất thiết phải bắt
bằng được mối vua và mối chúa. Chỉ cần bắt được ấu trùng mối vua và
mối chúa cùng với một số mối thợ, mối lính để đem nuôi. Ấu trùng sẽ
phát triển thành mối vua và mối chúa thực sự. Chúng giao phối với nhau
để duy trì bầy đàn.
* Làm tương tự trong trường hợp ươm nuôi bầy mới.
Thu hoạch:
* Cuốn chiếu: dỡ bỏ hai tấm ván ở trên, mặt tấm ván dưới cùng chứa đầy
mối, nhấc lên và rũ mối vào chậu. Đem mối cho gà ăn.
* Toàn bộ: tuyển lại mối vua, mối chúa và một số mối thợ cho bầy sau.
Phần còn lại đem cho gà ăn.
Cảnh báo: mối là loài côn trùng có hại, bởi vậy cần hết sức cẩn trọng khi
nuôi:
* Chỉ tìm và nuôi những loài có sẵn ở địa phương.
* Không nuôi trong thành phố.
* Không để mối thất thoát ra ngoài. Nếu ngừng nuôi, phải tiêu hủy hết.
Ghi chú
* Nếu không nuôi, các bạn có thể đặt bẫy mối: nạp gỗ hay bìa các-tông
vào thùng nhựa khoét lỗ rồi chôn hoặc đặt gần tổ mối. Sau một thời gian
--> mở nắp để thu hoạch. Nên giữ cố định thùng nhựa, chỉ rũ bìa các-tông
để thu hoạch mối, như vậy các đường hầm mà mối xây dựng từ tổ đến
thùng sẽ không bị hư hỏng.
Nguyên văn bởi thanh phuoc
Bạn ở bình phước đất đai rộng có nhiều tranh (loại dùng lợp
nhà ngày xưa). Cắt tranh phơi khô chất thành đống cách mặt
đất khoảng 10 cm. Nếu hên thì vài ngày sau sẽ thấy mối bò
lên, sau đó có thể bỏ thêm lá cây củi mục làm thức ăn cho
mối. Sau 30-45 ngày thì bới ra cho gà ăn vậy thôi chắc chắn
gà sẽ rất thích ăn món mối này. (
* Phân biệt mối với kiến và ong: tuy cả ba đều là loài côn
trùng có tập tính xã hội nhưng khác với điều mọi người lầm
tưởng, mối không có quan hệ họ hàng gần với kiến và ong.
Nói ngắn gọn, kiến tiến hóa từ một loài ong bắp cày cổ trong
khi mối tiến hóa từ một loài gián ăn gỗ cổ!
Cả hai đều có hiện tượng bay tách bầy (nutipal flight). Kiến
đực và kiến cái giao phối trên không trung. Kiến cái đã thụ
tinh rơi xuống đất trở thành kiến chúa, nó có thể tự làm tổ và
phát triển bầy đàn mới hoặc quay trở về đàn cũ. Bởi vậy, một
tổ có thể tồn tại nhiều kiến chúa. Kiến chúa chỉ thụ tinh một
lần và dự trữ để dùng trong suốt cuộc đời còn lại của mình.
Mối đực và mối cái chỉ thuần túy bay tách bầy mà không giao
phối trên không. Khi rơi xuống đất chúng mới tìm chỗ làm tổ,
trở thành mối vua và mối chúa, giao phối và bắt đầu xây dựng
bầy đàn mới. Trong bầy đàn có những ấu trùng mối vua và
mối chúa làm dự bị sinh sản. Nếu mối vua và mối chúa chính
bị bắt hoặc chết đi thì các ấu trùng sẽ thay thế.
Để phát triển bầy đàn. Với tổ kiến, bạn nhất định phải bắt
được kiến chúa, trong khi với tổ mối thì bạn chỉ cần bắt được
ấu trùng mối vua và mối chúa là đủ. Chúng sẽ tự phát triển
thành mối vua và mối chúa chính thức. Chính vì lẽ đó mà việc
treo thưởng cho người bắt được mối chúa (phá đê) như chính
sách ngày xưa có lẽ không đem lại hiệu quả.