PHẦN NĂM
TRÁCH NHIỆM KỸ THUẬT NHÀ YẾN & TẠO MÙI, TẠO MÔI TRƯỜNG
1.TRÁCH NHIỆM KỸ THUẬT NHÀ YẾN
Vai trò của cơ sở dịch vụ kỹ thuật nhà yến gắn kết gần như xuyên suốt từ khi chủ đầu tư tìm gặp. Tư vấn, khảo sát, góp ý thiết kế, chỉnh sữa kỹ thuật trong thi công và cung cấp dịch vụ, lắp đặt các vật tư, trang thiết bị, xử lý môi trường đến khi nhà yến đi vào hoạt động, chim yến về ở đến khi có tổ. Thời gian nhiều hơn 12 tháng, chắc chắn có nhiều lần tranh cãi, sữa chữa thiết bị hỏng hóc cho đến khi chủ đầu tư vui vẻ với số chim yến về ở làm tổ.
THU HOẠCH TỔ YẾN CỦA CTY TẦM CAO VIỆT
Cơ sở dịch vụ kỹ thuật trong nước ký hợp đồng với đơn giá là 800.000 đ/m2 trần, với trách nhiệm cung cấp vật tư, trang thiết bị, thi công lắp đặt, xử lý tạo mùi, môi tường để chim về ở và làm tổ. Hợp đồng không thấy ghi thời gian chim về ở và sản lượng tổ.
Cơ sở dịch vụ kỹ thuật nước ngoài phần lớn là Malaysia thì kỳ hợp đồng với đơn giá là 100 USD/m2 nay giảm xuống còn 55 USD/ m2, nội dung cũng vậy nhưng hợp đồng có ghi cam kết là sau 12 tháng sản lượng tổ yến bình quân là 1-2 kg/tháng và đặt cược bằng 20-30% giá trị hợp đồng để lại.
20 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nông - Lâm - Ngư nghiệp - Trách nhiệm kỹ thuật nhà yến và tạo mùi, tạo môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN NĂM
TRÁCH NHIỆM KỸ THUẬT NHÀ YẾN & TẠO MÙI, TẠO MÔI TRƯỜNG
1.TRÁCH NHIỆM KỸ THUẬT NHÀ YẾN
Vai trò của cơ sở dịch vụ kỹ thuật nhà yến gắn kết gần như xuyên suốt từ khi chủ đầu tư tìm gặp. Tư vấn, khảo sát, góp ý thiết kế, chỉnh sữa kỹ thuật trong thi công và cung cấp dịch vụ, lắp đặt các vật tư, trang thiết bị, xử lý môi trường đến khi nhà yến đi vào hoạt động, chim yến về ở đến khi có tổ. Thời gian nhiều hơn 12 tháng, chắc chắn có nhiều lần tranh cãi, sữa chữa thiết bị hỏng hóc cho đến khi chủ đầu tư vui vẻ với số chim yến về ở làm tổ.
THU HOẠCH TỔ YẾN CỦA CTY TẦM CAO VIỆT
Cơ sở dịch vụ kỹ thuật trong nước ký hợp đồng với đơn giá là 800.000 đ/m2 trần, với trách nhiệm cung cấp vật tư, trang thiết bị, thi công lắp đặt, xử lý tạo mùi, môi tường để chim về ở và làm tổ. Hợp đồng không thấy ghi thời gian chim về ở và sản lượng tổ.
Cơ sở dịch vụ kỹ thuật nước ngoài phần lớn là Malaysia thì kỳ hợp đồng với đơn giá là 100 USD/m2 nay giảm xuống còn 55 USD/ m2, nội dung cũng vậy nhưng hợp đồng có ghi cam kết là sau 12 tháng sản lượng tổ yến bình quân là 1-2 kg/tháng và đặt cược bằng 20-30% giá trị hợp đồng để lại.
Vật tư, trang thiết bị kỹ thuật như nhau vì cùng nhập từ Malaysia, Indonesia về, ván thì dùng gỗ sến trắng Meranti hay các loại gỗ tạp giá 14,5 triệu/m2, không dùng gỗ ván SWO-2. Chỉ có khác là khi nhà yến hoạt động được vài tháng, dịch vụ trong nước có địa chỉ để tìm đến, còn dịch vụ nước ngoài Malaysia như “chim trời” không có địa chỉ ở Việt Nam. Có nhà yến có vài chục hay trăm con chim yến về, sản lượng tổ yến là “Lộc trời dễ cho mà khó lấy” sau 12 tháng cũng chỉ vài trăm gram/tháng.
Dịch vụ kỹ thuật Malaysia đã nhập đủ vốn và lãi khi nhà yến đã lắp đặt xong phần kỹ thuật.
Trong hợp đồng không ghi rõ qui cách và chất lượng vật tư trang thiết bị và qui trình lắp đặt nên nhiều nhà yến khi đưa vào hoạt động, chỉ sau 5-6 tháng là đã bị hỏng hóc loa, béc phun bị nghẹt, ván gắn trần bị lung lay, mạt gỗ và nấm mốc xuất hiện xua đuổi chim yến đi nơi khác.
XỬ LÝ KHỬ MÙI CHO NHÀ NUÔI YẾN MỚI
Mùi xi măng, mùi gạch của nhà yến mới là mùi tổng hợp các chất có kiềm tính cao pH>9, nước thấm từ các chất này có thể gây chết cá, gia súc và chim. Các mùi này phải trong một thời gian 3-5 tháng mới hết. Không tẩy mùi nhà mới thì không tạo gây mùi chim yến được.
Thực hiện khử mùi bằng cách phun các dung dịch có tính acid pH<5 để trung hòa làm hết mùi nhà mới, làm từ chuồng cu xuống tầng trệt, trong và ngoài nhà yến, nếu có điều kiện nên rửa phần hở của 2 tường.
Các loại hóa chất khử mùi và hóa chất dẫn dụ chim yến 0916 146 805
Dung dịch khử mùi có thể là trái thơm, me, khếxay ép luôn vỏ, lược bỏ xác, cho thêm nước phun xịt lên tất cả kết cấu trong nhà. Sau 5-6 giờ rửa lại bằng nước sạch và làm 3-4 lần trong thời gian 2-3 ngày.
Có thể dùng các acid hữu cơ như acid acetic, acid citric hay dấm ăn pha loãng để khử mùi nhà mới. Dấm ăn nên nấu chín để diệt hết vi khuẩn lên men dấm. Khi sử dụng pha loãng với nồng độ 2-2,5%.
Sau khi rửa khử mùi xong là phải dùng nước sạch xịt rửa lại để tường, mái, trần và các kết cấu trong nhà yến trở nên trung tính pH= 6,7-7,2, mới hết mùi nhà mới.
3.LẮP ĐẶT VẬT TƯ, TRANG THIẾT BỊ TRONG NHÀ NUÔI YẾN
Tổ chức lắp đặt vật tư, trang thiết bị nhà yến.
Đầu tiên là gắn các tấm ván ngang, dọc dưới trần, ván phân chia phòng giả, sau đó gắn các loa chép vào trong các góc các tấm ván rồi đến các loa dẫn và loa phóng, đi đường ống, béc phun nước hơi sương trong và ngoài nhà yến, gắn nhiệt ẩm kế và ánh sáng kế cho các phòng.
Máy phun nước và các thiết bị điều hành đặt trong phòng kỹ thuật nhà nuôi yến.
THIẾT BỊ HỖ TRỢ NHÀ NUÔI YẾN GẦN CẢ TRĂM MÓN 0916 146 805
4.VẬN HÀNH THỬ KIỂM TRA MÔI TRƯỜNG NHÀ NUÔI YẾN
4.1. Vận hành bình thường
Cho nước vào các hồ chứa nước và kiểm tra các lỗ thông thoáng.
Đóng cửa nhà yến, theo dõi kiểm tra nhiệt độ, ẩm độ trong và ngoài nhà yến mỗi lần cách nhau 2-3 giờ liên tục trong 2-3 ngày, lấy các thông số bình quân trong ngày và đêm.
Hệ thống thông gió và hồ nước tự vận hành hoạt động tốt là nhiệt độ trong nhà yến phải thấp hơn nhiệt độ ngoài trời 3-50C vào ban ngày và 2-30C vào ban đêm. Duy trì nhiệt độ 27-290C và độ ẩm 65-75% là môi trường được vận hành tự nhiên phù hợp với đặc điểm sinh lý của chim khi ở trong nhà.
Hệ thống thông gió và hồ nước tự vận hành có thể đạt được hiệu quả tốt khoảng 7.200-7.900 giờ trong năm mà không dùng đến trợ giúp của hệ thống phun nước hơi sương và phun nước trên mái nhà.
4.2.Vận hành có sự trợ giúp của hệ thống phun nước hơi sương cho nhà nuôi yến
Phần lớn các vùng chim yến hoạt động, trong năm có khoảng 450-600 giờ nhiệt độ nóng trên 370C, phải sử dụng hệ thống phun nước hơi sương trong và phun nước trên mái nhà để đưa nhiệt độ về chuẩn 27-290C.
Khoảng 1/3 số giờ này là trong mùa sinh sản của chim yến cũng là mùa mưa nên ẩm độ trong nhà yến và bên ngoài luôn cao trên 65-70%, nếu mưa liên tục nhiều ngày có thể lên trên 80%.
Khi dùng hệ thống phun nước hơi sương để đưa nhiệt độ về chuẩn 27-290C thì ẩm độ sẽ tăng lên trên 75%, trong nhà yến sử dụng các tấm ván trần từ các loại gỗ tạp như bạch tùng, dái ngựa hay sến trắng (Meranti) thì tốt cho chim yến làm nền tổ gắn vào ván.
Vận hành hệ thống phun nước trong nhà và phun nước trên mái nhà để nhiệt độ và ẩm độ phù hợp môi trường chim yến sống nên lập trình trên sự biến động của hai chỉ tiêu này, phải sử dụng Thermostat và Hydro-control.
Hầu hết các nhà yến hiện nay vận hành tự động bằng Timer cứ đến giờ là hệ thống phun nước hơi sương và phun nước mái hoạt động, chạy đủ giờ tắt, dẫn đến nguy cơ độ ẩm tăng vượt hơn ngưỡng yêu cầu và nhiệt độ bị hạ thấp dưới 270C gây hiệu ứng làm hư môi trường sống của chim yến.
Nên vận hành tự động máy phun nước hơi sương trong và ngoài nhà yến bằng Thermostat, chỉnh vị trí trên Thermostat ở nhiệt độ 290C, khi nhiệt độ trong nhà yến lên trên 290C thì máy phun nước tự hoạt động phun nước hơi sương làm giảm nhiệt độ trong nhà yến trở lại 290C là máy ngưng phun.
Không tìm được Thermostat và Hydro-control (Hydrotat) để vận hành tự động điều hòa nhiệt độ và ẩm độ thì để con người tự vận hành. Hiện nay ở Indonesia và Malaysia có 40% nhà yến vận hành thủ công khi sử dụng máy phun nước hơi sương.
Ở đảo Long Sơn Vũng Tàu, mỗi năm chỉ có 240-260 giờ là nhiệt độ trên 370C nhưng không vượt quá 400C nên phải cần đến vận hành máy phun nước hơi sương và phun nước trên mái nhà cho nhà nuôi yến.
MÁY KIỂM SOÁT ĐỘ ẨM VÀ NHIỆT ĐỘ LÀ KHÔNG THỂ THIẾU 0916 146 805
5.LÀM KHÔ NHÀ NUÔI YẾN
Vận hành thử trong 2-3 ngày, nếu đạt các chỉ tiêu về môi trường phù hợp với đời sống sinh lý chim yến thì không cần phải chỉnh sửa. Nhà yến được coi như đã sẵn sang cho việc gọi mời chim yến về ở, làm tổ.
Cho xả bỏ nước trong các hồ chứa, làm vệ sinh tường, trần, các kết cấu vật dụng, có trong nhà yến. Bịt kín lỗ ra-vào, các lỗ thông gió, các lỗ khác và cửa trong nhà yến, thổi hơi nóng vào trong nhà yến để làm khô tường, mái, trần và các kết cấu khác trong nhà.
Rửa sạch và hong càng khô các kết cấu trong nhà nuôi yến thì cơ bản đã tẩy diệt được các mần nấm mốc không còn lưu trú và khi phun và rải hóa chất tạo mùi sẽ thấm sâu trong các khe, lỗ mao dẫn của hồ tô tường, trần nhà và các kết cấu khác, mùi sẽ giữ được lâu hơn, tiết kiệm chi phí.
Nếu có điều kiện, trước khi sấy nên dùng các hóa chất như BKC, Iodine để xử lý diệt khuẩn thêm 1-2 ngày.
Công đoạn này rất đơn giản nhưng ít được các cơ sở dịch vụ kỹ thuật quan tâm thực hiện.
6.PHUN VÀ RẢI HÓA CHẤT TẠO MÙI THU HÚT CHIM YẾN
Hiệu quả tạo mùi tùy thuộc ở khử hết mùi nhà yến mới và các kết cấu cần tạo mùi có đủ khô để chất tạo mùi thấm sâu vào trong các lỗ nhỏ liti trong tường, trong sàn nhà.
6.1. Phân chim yến
Phân chim yến có màu đen và bủn mịn, có mùi đặc trưng nồng hăng hắc khí CH4, H2S và NH3 có hàm lượng cao trong hỗn hợp các khí thải độc CO2, NO2, NO3, CH4, H2S và NH3 vì trong phân còn xác côn trùng tiếp tục phân hủy.
Đây là mùi đặc trưng tự nhiên không thể thay thế được, làm cho nhà yến mới giống như nhà yến cũ lâu đời, là dấu hiểu cho các chim mới về biết đây là nơi dành cho chim yến ở, hoàn toàn yên tâm trú ở sinh sống lâu dài.
Nên dùng phân mới, khô, không bị ẩm mốc không bị mất mùi và được đóng bao PE+PP dự trữ bảo quản tốt.
Phân chim yến được cho vào nước quét lên tường, góc tường và một số chỗ ở trên trần.
Có thể dùng 20-25 kg phân chim yến cho 100 m2 diện tích nhà.
Cần lưu ý là có nhiều nhà yến đã dùng tro bếp hay vôi đổ lên phân chim yến làm mất mùi phân chim yến nên không sử dụng được.
6.2. Bột mùi, bột trải sàn KW-3
Bột được chế biến từ phân chim yến với Zeolite nguồn gốc núi lửa có tác dụng hút giữ mùi rất cao nên khi trải xuống sàn nhà sẽ phát mùi chim lâu dài và có tác dụng như phân chim yến tạo cảm giác an toàn cho chim vào nhà mới.
Zeolite là các hạt khoáng núi lửa có các đường rỗng cực nhỏ có khả năng hút mùi, hút nước và phong thích từ từ khi sử dụng.
Loại bột này có nhiều ở Indonesia, các cơ sở sử dụng trộn phân chim yến với Zeolite theo hàm lượng thích hợp.
Có thể dùng 20-25 ky cho 100m2 diện tích san nhà.
Không cho nước nhiểu vào và không rải vào các hồ chứa nước.
6.3. Dung dịch dậy mùi PW dành cho nhà nuôi yến
Có 3 loại dung dịch PW là PW Cair, PW Supper và PW Concentrate tùy theo độ đậm đặc giữ mùi lâu hay mau.
Dung dịch tạo mùi này có tác dụng như phân chim yến, bột KW 3.
Dùng 1 lít PW phun cho diện tích nhà rộng 32 m2, phải phun thấp hơn các tấm ván 50-70 cm, phun gần làm các tấm ván bị ẩm, nấm mốc phát triển.
Chất PW bốc hơi dậy mùi nhanh nên phun vào trước giờ chim về 1,30-2 giờ khoảng từ 1-3 giờ chiều.
Sau khi phun lần đầu, cứ 1-2 tuần phun lại một lần cho đến khi có nhiều chim yến về ở, sau đó 2-3 tháng phun một lần, khi chim làm tổ thì thôi.
Ngoài ra còn có bột mùi, dung dịch nước rửa chế biến tổ yến cũng dùng để tạo mùi chim yến.
Các cơ sở dịch vụ kỹ thuật Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng chất tạo mùi dung dịch PW, bột KW3, nước rửa chế biến tổ yến và phân chim yến nên đã có các công thức tạo mùi nhưng phân chim yến vẫn là chất tạo mùi chim yến căn bản không thể thiếu được.
PHUN HÓA CHẤT 0916 146 805
6.4. Các dung dịch phòng trị nấm mốc và làm sạch không khí
Một số cơ sở dịch vụ kỹ thuật sử dụng các hợp chất CPM-10, PL và Chitosan 5% để phòng trị nấm mốc xâm nhập và làm sạch không khí trong nhà yến. Hợp chất CPM-10 và Chitosan 5% là các chất hữu cơ được phép sử dụng trong thực phẩm không gây độc cho người và các sinh vật, có tác dụng ức chế không cho các vi nấm, nấm mốc và vi khuẩn có hại xâm nhập phá hoạt môi trường trong nhà yến. Hai hợp chất này có thể sử dụng để bảo dưỡng nhà yến ngay trong thời kỳ chim yến đang làm tổ, ấp trứng, mớm thức ăn cho chim non, có tác dụng tốt giúp giữ mùi chim trong nhà lâu dài hơn.
PHẦN 6
THỜI ĐIỂM NÊN XÂY NHÀ YẾN, THU HOẠCH TỔ YẾN
THỜI ĐIỂM NÊN XÂY NHÀ YẾN
Ở Việt Nam, mùa sinh sản của chim yến là vào đầu mùa và kéo dài đến hết mùa mưa, thời gian còn lại chỉ có một số cá thể sinh sản do bị biến đổi sinh lý.
Trong mùa sinh sản có hai lần chim yến làm tổ đạt đỉnh điểm cao nhất là vào tháng 3 và tháng 10 âm lịch, chu kỳ kéo dài hai tháng. Nhà yến mới cần được hoàn thành ít nhất hai tháng trước tháng 3 hoặc trước tháng 10 âm lịch vì đây là thời gian có nhiều con chim non trẻ thế hệ mới tìm kiếm bạn tình kết đôi và tìm nơi ở mới để làm tổ.
Nơi ở mới của chim yến non trẻ không phải nơi sinh ra chúng mà là nhà yến khác, không phân biệt là yến cũ hay mới xây.
Các nhà yến cũ có hấp lực mạnh hơn các nhà yến mới vì môi trường trong nhà yến đã được vận hành ổn định phù hợp với sinh lý của chim yến.
XÂY TƯỜNG 2 LỚP CHO NHÀ NUÔI YẾN 0916 146 805
2. NHỮNG TRƯỜNG HỢP CHIM YẾN VÀO NƠI Ở MỚI
2.1. Trong mùa sinh sản, chim yến non trẻ tìm đến
Nhà yến mới hoạt động vào tháng 1-2 và vào tháng 8-9 âm lịch sẽ đón được nhiều cặp chim yến trẻ mới kết đôi cần nơi ở mới để xây dựng một tổ ấm riêng.
Nhà yến mới hoạt động từ tháng 3-7 và từ tháng 10-12 âm lịch sẽ đón rất ít cặp chim yến trẻ mới kết đôi vì khoảng thời gian này không nằm trong mùa sinh sản.
Nhà yến làm xong trong khoảng tháng 10 đến tháng 1, 2 năm sau sẽ có cơ hội nhận được hai mùa sinh sản của chim, hoàn thành trong tháng 3-7 chỉ nhận được một mùa sinh sản.
Nên tính toán xây dựng nhà yến hoàn tất vào thời gian có hai mùa sinh sản trong năm.
Phần lớn các nhà đầu tư không quan tâm điều này và chấp nhận thời gian đón chim về ở từ 6-12 tháng.
2.2. Trường hợp các con chim yến khác về.
- Khoảng 1-2% số chim yến trưởng thành bị lẻ đôi trên đường bay về nghe tiếng kêu đồng loại lầm tưởng nhà mình nên bay vào nhà yến mới, những con này không làm tổ vì không kết đôi nữa.
- Một số chim bị các biến động sinh lý không làm tổ vào thời điểm sinh sản chung mà rải rác trong năm, số chim này có thể về nơi ở mới trong bất kỳ thời gian nào trong năm, nhưng không nhiều.
- Chim yến sống trong nhà yến cũ quá đông đúc, không còn chỗ cho các chim non trẻ mới vào làm tổ nên chúng phải ra đi tìm nơi khác.
- Các nhà yến có lỗ ra-vào ở vị trí mà trong thời tiết xấu như bão lụt, mưa to, gió lớn làm các con chim non khó tiếp cận bay vào nên phải đi tìm một nơi khác.
- Các nhà yến bị phá bỏ vì mở rộng đường, xây dựng các khu resort du lịch hoặc các dự án khác nên chim yến phải tìm nơi ở mới.
- Đang trong mùa sinh sản mà thu hoạch tổ, chim yến không đủ thời gian làm tổ nên phải tìm nơi khác để làm tổ hoặc sử dụng tổ giả để đẻ.
- Các thảm họa môi trường động đất, sóng thần, cháy rừng, bão lớn trực tiếp vào các hang động hay nhà yến làm chim yến hoảng loạn bị bay dạt về các nơi xa khác và đi tìm nơi ở mới.
2.3. Do các sai sót kỹ thuật, nơi ở cũ không phù hợp
Chim yến có xu hướng đi tìm nơi ở mới nếu môi trường nơi đang sống bị xấu đi, nhiệt độ và ẩm dộ thay đổi bất thường, mạt gỗ và nấm mốc xuất hiện, phân chim không đưa ra ngoài phát sinh nhiều khí độc, các tấm ván ngang dọc bị lung lay, ánh sáng lọt vào nhiều, địch hại xuất hiện.
3. KHẢ NĂNG SỐ CHIM YẾN VỀ Ở TRONG NHÀ YẾN
Ý thức bảo vệ trứng và chim non trẻ của các chủ nhà yến tốt nhất, họ chỉ thu tổ sau khi chim non biết bay ra ràng nên tốc độ tăng đàn của chim yến trong đất liền được phỏng đoán trong năm 2011 và các năm về sau sẽ cao hơn mức tăng đàn chung 11,75% (cho cả hải đảo hoang dã và trong nhà yến) là 13,50%.
Số chim yến sống trong các nhà yến vào cuối năm 2010 là 2.000.000 con (chọn số cao nhất), số chim tăng đàn trong năm 2011 có thể được là 270.000 con. Số chim non trẻ này nếu phan bố đều cho 2.000 căn nhà yến đã có của năm 2010 (giả thuyết trong năm 2011 không có nhà yến mới) thì mỗi nhà sẽ được thêm khoảng 135 con về ở.
Số chim này sẽ làm tăng số chim sống trong nhà yến lên là 1.135 con.
Trong số 600 nhà yến khai thác kém hiệu quả, có thể có 300 nhà không có chim về nên số chim ở trong một nhà yến bình quân có thể là 1.135 con, cho khoảng 900-915 tổ, khoảng 7,60-7,80 kg tổ/năm.
Như vậy các nhà yến mới sẽ có 330-350 con về trong năm đầu, có thể cho 262-275 tổ khoảng 2,2-2,4 kg tổ/năm.
Các nhà yến lâu năm sẽ nhận được “lộc trời dễ cho này” nhiều hơn và mỗi năm tăng nhiều hơn cho đến khi chiếc “túi ba gang” không còn sức chứa.
Nhưng không phải nhà yến nào cũng nhận được “lộc trời dễ cho này” bằng nhau mà nhà này nhiều, nhà kia ít và cũng có nhà không có.
Số chim tăng đàn mỗi năm có thể nhiều hơn khi xảy ra các biến động lớn về môi trường để các đàn chim yến hoang dã sống ở đảo biển bay dạt về đất liền tìm nơi trú ở mới.
4.THU HOẠCH TỔ YẾN
Thời điểm nào để thu tổ có lợi nhất? Đó là câu hỏi hay được các chủ nhà yến đưa ra.
Sau khi chim về ở, thường thì sau 3-6 tháng và chậm 9-10 tháng là chim làm tỏ nhưng các chủ nhà yến lại thu tổ yến lứa đầu sau 12-16 tháng. Người nuôi chim yến cho rằng tổ để lâu thì nặng thêm.
Cũng có một số nhà yến, mong thấy thành quả của các ngày tháng trông chờ hoặc có các chủ nhà yến do nhu cầu tài chính, khi biết đã có tổ là vội vàng lấy tổ, vứt trứng và xác chim non dưới sàn nhà yến.
Chim yến có đặc biệt là trong khi đẻ trứng vẫn tiếp tục lam tổ nên chiều cao của tổ có tăng lên, ở mép dày thêm 1-2 mm và không tăng thêm nữa, tổ yến nặng nên được giá hơn.
Thời gian khai thác lần đầu là 12-16 tháng, có thể tổ yến đã có 2-3 đợt chim sử dụng đẻ trứng. Chim có thể không làm tổ mới mà sử dụng tổ cũ trong lần đẻ thứ hai trong năm và lần thứ nhất năm sau. Việc chậm lấy tổ hoàn toàn không có ý nghĩa kinh tế lớn do trọng lượng tổ vì chỉ nặng thêm 1-2% nhưng chắc chắn sẽ mất một lượng tổ tương ứng trong các lần đẻ thứ hai trong năm và lầ đẻ thứ nhất của năm kế tiếp.
Chim yến làm tổ và đẻ không đồng loạt, một lứa sinh sản của một đàn chim yến trong nhà, con trước con sau kéo dài 2-3 tháng.
Thời điểm thích hợp để thu tổ yến là ngay sau chim non trẻ ra ràng, chim không còn sử dụng tổ nữa mà treo bám trên tấm ván để ngủ, như vậy vừa bảo dưỡng được đàn chim non trẻ vừa thu được tổ của các đợt sinh sản kế tiếp.
Thời điểm thu tổ đầu tiên không nên quá 12 tháng, sau đợt thu lần thứ nhất thì cách 20-30 ngày thu một lần.
Chim yến thường làm tổ ở 2 hai bên trần nhà, khi chim về ở nhiều thì chim mới làm tổ ở phần giữa nhà.
Cách thu là dùng tay sờ mép tổ thấy còn ấm là trong tổ có chim mẹ đang ấp hay chim non còn nằm trong lòng tổ, thấy lạnh là chim non đã ra ràng bay đi, chim mẹ cũng bay ra khỏi nhà yến săn mồi kiếm ăn tích lũy năng lượng cho mùa đẻ sau.
Dùng dao có đầu bằng rộng 4-5 cm, đặt mũi dao hơi nằm sát với tấm ván đẩy nhẹ ranh tách nền tổ ra và đẩy mạnh thêm để lấy nguyên tổ. Tổ còn nguyên vẹn cả nền có giá trị, nền tổ bị rách bể là trở thành yến vụn.
Khi thu tổ, khi vệ sinh thu dọn phân nên quan sát tìm những con chim yến non rớt xuống sàn nhà trả lại tổ. Chim yến non do đói ăn rướn thân lên cao hơn tổ khi chim mẹ mớm mồi nên rớt xuống.
Ở Thái Lan, mỗi trung tâm nhà yến đều có một chỗ thu những con chim non này đưa về chăm sóc, mớm mồi cho ăn, cho đến khi chim biết bay.
PHẦN 7
XỬ LÝ NHỮNG THẤT BẠI VÀ BẢO DƯỠNG NHÀ YẾN
SÀN KHÔNG PHẴNG KHÔNG THỂ LẤP THANH LÀM TỔ 0916 146 805
Tiếp cận với một số nhà yến của những nhà yến có dấu hiệu khai thác kém hiệu quả, thời gian đầu rất ít nhận được sự cởi mở trao đổi vì phần lớn đều muốn dấu sự thất bại để chôn theo bí ẩn của nghề nuôi chim yến và cũng vì tự ái khi nhà yến bên cạnh chim về nhiều, thành công.
Khi sự im lặng chịu đựng không thể vượt qua sự chua xót thất thoát tài chính thì các chủ nhà yến mới bình tỉnh tìm cách cứu chữa và mọi thứ đã trở nên quá muộn màng khi những con chim yến cuối cùng rời bỏ.
Sự thất bại của một nhà yến có nhiều lý do nhưng sự chậm trễ kéo dài không chịu chấp nhận sự thật là lý do để nhà yến bị mất mát lớn.
Những kiểm tra định kỳ, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường sẽ giúp giảm bớt thất bại lớn cho nhà yến vì sẽ tìm được những phương cách xử lý sớm để giảm bớt thiệt hại.
Ở tỉnh Kompot Campuchia có gần 500 nhà yến, phần lớn do các kỹ thuật Malaysia đảm trách. Theo khảo sát có hơn 80% nhà yến kém hiệu quả và đang chờ các chuyên gia Việt Nam giải quyết.
MÁI TOL MỎNG KHÔNG THỂ CÁCH ÂM CÁCH NHIỆT 0916 146 805
1.KHẮC PHỤC NHÀ YẾN CHIM KHÔNG VỀ
Nhiều nhà yến xây dựng xong, kiểm tra mọi thứ đều đúng, vận hành đạt yêu cầu môi trường nhưng chim yến không về ở.
Trường hợp này không xảy ra ở các nhà yến xây trong khu vực đã có nhiều nhà nuôi chim, chỉ xảy ra ở các khu vực chưa có nhà yến.
Có thể khi khảo sát thấy có chim yến bay ngang, khi nhà yến xây xong vận hành thì thỉnh thoảng có vài chim yến bay ngang nhưng không quần đảo bay dạo quanh trên nhà yến vì chim không sống và hoạt động ở khu vực chung quanh nhà yến.
Trong trường hợp này nên kiên trì, tìm cách đặt thêm loa phóng ở cách xa nhà yến 50 m, 100 m và 500 m, mở loa phát tiếng chim kêu ngoài liên tục trong nhiều ngày vào lúc 9h30-11 h sáng và 3-5h chiều để chim yến ở các khu vực chung quanh ngộ nhận bay đến. Nếu đã có chim về thì sau 20-30 ngày không sự dụng loa phóng ở xa nữa và vận hành theo bình thường.
Thực hiện trong 2-3 tháng mà không có chim về thì chấp nhận thất bai, nên cải sửa cho mục đích khác.
Đây là cách mà các nhà yến thất bại ở Indone