Nước nồi hơi và các biện pháp xử lý

I) Các tác động của môi trường gây hại cho nồi hơi - Phía nước, hơi: Nồi hơi sẽ chịu những ảnh hưởng, hư hỏng do phá hủy bởi ăn mòn hóa học và cáu cặn gây ra. Các tác nhân này cũng được chuyển tải theo hơi nước hoặc do bọt bùng sôi cuốn đi gây tác hại cho cả hệ thống nhận hơi công tác. 1. Ăn mòn hóa học: Gây mục gỉ, mòn bục,nứt và cản trở trao đổi nhiệt. +) Khí Oxy O2 (có trong không khí hoặc hòa tan trong nước): Fe + O2 => Fe2O3 Fe2O3 + O2 => Fe3O4 ( Màu đen – Có tác dụng làm lớp bảo vệ chống acid thâm nhập) Do giàu Oxy nên: Fe3O4 + O2 => Fe2O3 (Màu đỏ – gây mục gỉ phát triển – cản trở trao đổi nhiệt) Cu + O2 => Cu2O (Màu đỏ – Không chống acid, gây mục gỉ phát triển).Nhưng: Cu2O + O2 => CuO ( Màu nâu đen – Có tác dụng làm lớp bảo vệ chống Oxy, acid thâm nhập) +) Khí Hydro H2: Chỉ tác hại đối với nồi hơi cao áp (trên 6Mpa), H2 tác động với Cacbon C ở các tổ chức tinh thể thép gây vết nứt tế vi tại nút Carbon bị mất, khi có ứng suất cục bộ tập trung dần dẫn đến nứt vách nồi, ống.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nước nồi hơi và các biện pháp xử lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Page 1 of 11 NƯỚC NỒI HƠI VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ Với mục đích làm tài liệu tham khảo lý thuyết về bản chất nước nồi hơi trong quá trình vận hành nồi hơi cho các đồng nghiệp cùng công tác trên tàu. Việc biên soạn một cách ngắn gọn và thực dụng dựa vào những kiến thức cơ bản, các tài liệu cóp nhặt của các nhà chế tạo, các nhà sản xuất mà người viết đã có thực tế sử dụng cộng với kiến thức tìm kiếm trên Internet - Wiki. Ở đây chủ yếu chỉ đề cập đến loại nồi hơi thấp đến trung áp dưới 6MPa. Bài viết lần đầu 2012 đã được sửa chữa và bổ sung lần thứ 2 vào 2017, 2021. Vì trình độ có hạn sẽ không thể tránh được sai sót, rất mong nhận được các góp ý để hoàn thiện. Xin chân thành cảm ơn. M/V DOUBLE PRIDE /2012 M/V IKAN TAMBAN/2017 C/E Đỗ Đức Thạch ( cac-bien-phap-xu-ly.html; doducthach@yahoo.com) I) Các tác động của môi trường gây hại cho nồi hơi - Phía nước, hơi: Nồi hơi sẽ chịu những ảnh hưởng, hư hỏng do phá hủy bởi ăn mòn hóa học và cáu cặn gây ra. Các tác nhân này cũng được chuyển tải theo hơi nước hoặc do bọt bùng sôi cuốn đi gây tác hại cho cả hệ thống nhận hơi công tác. 1. Ăn mòn hóa học: Gây mục gỉ, mòn bục,nứt và cản trở trao đổi nhiệt. +) Khí Oxy O2 (có trong không khí hoặc hòa tan trong nước): Fe + O2 => Fe2O3 Fe2O3 + O2 => Fe3O4 ( Màu đen – Có tác dụng làm lớp bảo vệ chống acid thâm nhập) Do giàu Oxy nên: Fe3O4 + O2 => Fe2O3 (Màu đỏ – gây mục gỉ phát triển – cản trở trao đổi nhiệt) Cu + O2 => Cu2O (Màu đỏ – Không chống acid, gây mục gỉ phát triển).Nhưng: Cu2O + O2 => CuO ( Màu nâu đen – Có tác dụng làm lớp bảo vệ chống Oxy, acid thâm nhập) +) Khí Hydro H2: Chỉ tác hại đối với nồi hơi cao áp (trên 6Mpa), H2 tác động với Cacbon C ở các tổ chức tinh thể thép gây vết nứt tế vi tại nút Carbon bị mất, khi có ứng suất cục bộ tập trung dần dẫn đến nứt vách nồi, ống. H2 + C (To,P cao) => CH4 +) Ăn mòn do Acid: (#) -Khí CO2, SO2, H2S có trong không khí khi hòa tan với nước (H+ OH-) tạo: H2CO3, H2SO4, H2S, cũng như lượng nhỏ các Acid khác đã sẵn có trong nước nó tác động với Fe, Cu tạo các muối, gây ăn mòn không những vách ống nồi hơi mà còn cả thiết bị nhận hơi công tác. Page 2 of 11 Fe + CO2 + H2O => FeCO3 + H2 +) Ăn mòn do muối natri NaCl có trong nước cấp hoặc nước biển nếu bị rò từ bầu ngưng. NaCl Na+ + Cl- ; H2O H+ + OH- Cl- + H+ HCl tính acid – gây ăn mòn. +) Ăn mòn do gỉ muối đồng Cu++ (CO3 -- ,SO4 ++, Cl - ..) dồn về từ các bầu hâm, bầu ngưng gây ăn mòn.vd: CuSO4 + Fe => FeSO4 + Cu +) Ăn mòn điểm do sự co giãn cục bộ tại các vị trí gây nứt vỡ lớp Fe3O4 bảo vệ – Xuất hiện khi đốt nồi còn đang nguội với tốc độ quá nhanh không theo qui trình đốt hâm nóng (xem phần tham khảo); Các tạp chất vô cơ (cát, đất) hay hữu cơ (vi khuẩn, tế bào) tạo cực pin gây ăn mòn điện hóa. Đặc biệt gỉ phần trên và sát mặt nước khi nồi hơi không sử dụng trong thời gian dài- Cách bảo quản: Điền đầy nước vào bầu nồi,cấp dư hóa chất khử oxy và đủ các hóa chất khác, đóng kín van. 2. Cáu cặn nồi hơi: Cản trở trao đổi nhiệt – Tạo ứng suất nhiệt cao cục bộ gây nứt, cháy ống và vách nồi; làm “tổ” cho các cực pin ion gây ăn mòn điện hóa. (Rất nguy hiểm khi lớp cáu bám dày hơn 2mm) Các thành phần hóa học chính gây cáu cặn có trong nước – Nhóm khiềm thổ Ca++, Mg++, SiO2 tạo nước cứng, đặc biệt với nước nhận từ trên bờ.Chú ý: Sử dụng nước chưng cất đủ tiêu chuẩn từ máy chưng cất nước ngọt trên tàu là tốt nhất cho các hệ thống trao đổi nhiệt (lưu ý thiết bị đo độ mặn của máy chưng cất cần phải hoạt động tốt). 2.1 Các hợp chất tạo cáu cặn tồn tại khi các tinh thể đá vôi CaCO3, đá gan gà magie MgCO3 hòa tan, và các muối khác (Vd. MgCl, CaCl2, ...) tác động với các acid tự nhiên ở mục (#) trên tạo ra: - Muối bền: CaCO3 + H2SO4 => H2O + CO2+ CaSO4 (Thạch cao – Hòa tan tốt nếu bám dính thì tạo cáu mềm – Không tẩy được bằng acid, chỉ làm sạch bằng cơ học) MgCO3 + H2SO4 => H2O + CO2 + MgSO4 (Hòa tan tốt; kết tủa bám dính nếu môi trường giàu Ca++) MgCl2 => Mg++ +Cl- Mg++ nếu gặp nhóm OH- thì Mg++ + OH- => Mg(OH)2 ( kết tủa dạng huyền phù, không kết tủa nếu môi trường giàu Ca++) - Muối không bền: Ca++ + H(HCO3) => Ca(HCO3)2 Mg++ + H(HCO3) => Mg(HCO3)2 Dưới tác động của nhiệt độ cao: Ca(HCO3)2 => CO2 + H2O + CaCO3 Mg(HCO3)2 => CO2 + H2O + MgCO3 CaCO3, MgCO3 Khi ở bề mặt nhiệt độ cao tự bám vào thành nồi, vách ống tạo cáu cứng - Tẩy được bằng acid. 2.2 Silica (SiO2) : Ít gặp, có ở một số vùng nước đặc biệt, tạo cáu cực cứng. Có thể bị cuốn theo hơi bám vào thiết bị công tác Vd: cánh tua-bin. Với nồi hơi cao áp nó tạo Acid Silicic bay hơi, bám dính tạo cáu cực cứng và ăn mòn kim loại, chỉ có thể làm sạch bằng cơ học. Page 3 of 11 2.3 Các Oxide sắt: Có trong nước cấp hoặc tạo ra do sắt bị gỉ trong toàn bộ hệ thống, nó bám lên bề mặt hoặc kết hợp với các chất khác tạo hỗn hợp bám dính hình thành cáu cặn. 2.4 Sulfate Nhôm: Al2SO4 có trong nước cấp cũng tạo cáu cặn. II) Sơ đồ khối tổng quát hệ thống nước nồi hơi : Với từng loại nồi hơi cụ thể có thể có những thay đổi hoặc thêm bớt các chi tiết khác nhau. Phân chia các nhóm nước cho nồi nơi: 1, Nước bổ sung( Make up Water): từ nguồn cấp là két nứớc ngọt (Fresh Water Tank) 2, Nước ngưng tụ ( Condensate): Bên ngăn nước ngưng (Hotwell) 3, Nước cấp ( Feed Water) = Nước bổ sung + Nước ngưng tụ : Bên ngăn nước cấp (Cascade Tank ) 4, Nước nồi (Boiler Water): Trong bầu nồi. 5, Nước bay hơi – hơi (Steam): Hơi đi công tác. ` Ống gạn mặt, xả đáy (S,/B Blow down) Nước bổ sung( Make up Water) Nước cấp ( Feed Water) Nước ngưng tụ ( Condensate) Bình làm mềm nước (Softener Device) Nước nguồn(Fresh Water ) Bơm cấp nước nồi (Boiler Water Feed Pump) Bơm cấp hóa chất - điều chỉnh lưu lượng Nước nồi: (Boiler Water) (*) (**) (***) Bầu ngưng ( Condenser) Ống dẫn . Cắm sâu hơn 80cm Thiết bị nhận hơi công tác Hơi (Steam) NỒI HƠI Page 4 of 11 (*) Bình hóa chất cấp nhỏ giọt: Cấp Hydrazine N2H4; C4H9NO... C6H11NH2 (**)Bình hóa chất cho Bơm cấp hóa chất - điều chỉnh được lưu lượng: : Cấp N2H4; C4H9NO... C6H11NH2 (***)Bình hóa chất: cho Na2SO3 hoặc các hóa chất khác: Cấp NaOH; Na3PO4; Hóa chất khử dầu . Tùy thuộc vào thiết kế các nồi hơi cỡ lớn có thể dùng các thiết bị cấp hóa chất theo 1 hoặc 2 kiểu loại như trên hoặc không thì với nồi hơi cỡ nhỏ chỉ đổ trực tiếp vào két nước cấp. III) Các biện pháp giảm thiểu tác hại và các loại hóa chất được sử dụng phổ biến hiện nay: 1. Biện pháp cơ học: - Lọc Nước bổ sung (Make up Water) - làm mềm nước bằng bình lọc trao đổi ion (Water Softener device) – thiết bị loại mới rất đơn giản và tiện dụng giảm cáu cặn cực tốt (Dùng một loại hạt lọc có có tuổi thọ cao tối thiểu dùng được 5 năm. Có khả năng tái sinh sau một thời gian sử dụng bằng cách rất đơn giản là thao tác đóng mở van cho nước biển đi ngược lại, sau đó xả sạch bằng nước ngọt ). - Nâng nhiệt độ Nước cấp (Feed Water) nên 80 oC để đuổi khí O2, H2, CO2...hòa tan trong nước. -Xả không khí trong bầu nồi (đỉnh nồi) khi mới đốt nồi hơi cho đến khi thấy hơi nước trắng đã thoát ra ngoài thì đóng lại. - Ngạn mặt, xả đáy: Khi nồng độ Cl- (Chloride ion) cao hay nồng độ tạp chất hòa tan cao - đo bằng độ dẫn điện (Conductivity) xem cụ thể ở mục IV. - Dùng két đệm tách khí trước bơm cấp theo nguyên lý hút chân không cho nồi hơi loại cao áp. -Định kỳ bắt buộc gạn mặt, xả đáy: * Mở nhỏ van* Do các quá trình hóa học xảy ra liên tục tạo kết tủa ở đáy nồi, váng trên bề mặt nước, rồi muối hình thành cần phải xả đi (qui trình gạn mặt, xả đáy – xem mục VI). Tối đa khoảng 3 ngày 1 lần với với các nồi hơi và đặc biệt khi các nồi hơi dùng nước nhận từ trên bờ có thể còn phải tiến hành hàng ngày; Ngạn mặt lượng nhỏ trong 5 giây, xả đáy lượng nhỏ trong 15 giây cho nồi hơi nhỏ dùng nước chưng cất ổn định hoặc xả đi a centimeter(?) từ mực nước trên kính thủy (Xem khuyến cáo của các nhà chế tạo); Thỉnh thoảng xả đáy, vệ sinh các phin lọc (các tấm vải nỉ) trong các két nước nếu có, làm sạch các két nước nếu có cơ hội; xả bỏ nước hồi bẩn đổ về két nước ngưng (Hot Well) khi vừa mở hơi đi công tác tức bỏ nước tráng ống; - Những việc này rất cần thiết để ngăn tạp chất đưa vào nồi hơi gây ăn mòn, cáu cặn. Vệ sinh bầu nồi, ống nước bằng máy bơm phun cao áp hay hóa chất tẩy cáu cặn mỗi khi tàu lên đà. 2. Biện pháp hóa học - Sử dụng hóa chất: Chú ý: Hàm lượng hóa chất sử dụng trên 1m3 nước, cho 1 ngày phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất một cách triệt để, nồng độ dư thừa đều có hại. 2.1 Chống ăn mòn: 2.1.1 Khử Oxy ( Oxygen Scavenger): * Dùng Hydrazine N2H4 Page 5 of 11 N2H4 + O2 => H2O + N2 N2H4 cũng tạo môi trường có tính kiềm rất có lợi ở phía hơi công tác . Tác dụng phụ có hại khi nồng độ quá cao: N2H4 (To > 270oC) => NH3 cùng O2, H2O tạo môi trường có tính acid. CuO + N2H4(bay hơi) = > Cu2O (màu đỏ, gỉ phát triển) + H2O + N2 Phương pháp bổ sung: - Hòa với nước cấp vào bình chứa – cho chảy nhỏ giọt liên tục vào két Nước cấp (Feed Water) [xem h.vẽ (*)ở mục II .]. Ống dẫn phải cắm gần miệng hút của bơm, sâu dưới mặt nước hơn 80cm (tránh tác dụng trực tiếp với O2 trong không khí trên bề mặt) hoặc nối trực tiếp vào đường hút của bơm. - Hòa với nước, cấp vào bình chứa, dùng bơm hóa chất điều khiển được lưu lượng bơm liên tục trực tiếp vào bầu nồi [xem h.vẽ (**)ở mục II.] Chú ý: Tuyệt đối không được đổ thẳng toàn bộ một lần lượng dùng cho cả một ngày vào két Nước cấp (Cascade Tank). * Dùng Sodium Sunfit Na2SO3 (nhóm Sunfit – chỉ dùng cho nồi hơi dưới 4MPa) Na2SO3 + O2 => Na2SO4 Phương pháp bổ sung: Dạng bột,dung dịch hòa tan và bơm trực tiếp vào bầu nồi qua bình hóa chất. [xem h.vẽ (***)ở mục II.] * Dùng Diethylhydroxylamine (hay N-ethyl-N-hydroxyl) R-N-(OH)-R: Đây là hóa chất mới rất tiên tiến có tính kiềm, có khả năng khử Oxy, chống ăn mòn, chống kết bám dính. Phương pháp bổ sung: bổ sung như với Hydrazine ở trên . 2.1.2 Trung hòa Acid - Tạo môi trường có tính kiềm trong: 2.1.2.1 Nước nồi (Boiler Water): * Dùng Sodium hydroxide NaOH hoặc Potassium hydroxide KOH hoặc Na2CO3 Phương pháp bổ sung: Đổ vào két Nước cấp (Feed Water). Tác dụng phụ có hại: Với nồi hơi cao áp(trên 6Mpa) tạo lớp màng bám vào thành vách trao đổi nhiệt, ăn mòn xung quanh biên dạng tinh thể sắt gây nứt vỡ – hiện tượng “ dòn kiềm”. Trường hợp này phải dùng chất khống chế ‘Coordinated PO4’ và hàm lượng NaOH, KOH dùng thấp hơn nồi hơi thấp áp. Với nồi hơi dưới cao áp: Nồng độ kiềm quá cao cũng sẽ bị “dòn kiềm” như trên khi có độ pH >> 12 Phương pháp bổ sung: Đổ trực tiếp vào két Nước cấp ( Feed Water). Chú ý: Chỉ bổ sung khi nồng độ giảm thấp. * Dùng Octadecylamine - hóa chất tạo lớp màng bảo vệ chống ăn mòn, ít gặp. 2.1.2.2 Hơi đi công tác (steam) - Nước ngưng ( Condensate Water): *Dùng Morpholine C4H9NO: Chất bay hơi, ức chế ăn mòn, thường thấy trong hóa chất hỗn hợp. * Dùng Ethanolamine hay 2-Aminoethanol,tên viết tắt là ETA hoặc MEA, [H2NCH2CH2OH] H2N-R- (OH): Có tính kiềm – Chất điều pH, dễ bay hơi, trung hòa cac acid do CO2, H2S Page 6 of 11 *Dùng 2-Diethylethanolamine R-N-(OH) [ (C2H5)2NCH2CH2OH ]: Có tính kiềm, dễ bay hơi. * Dùng Xyclohexylamine C6H11NH2 : Dễ bay hơi, có tính kiềm cao (nay thấy ít dùng). * Dùng luôn Hydrazine N2H4(để khử Oxy) có thể bay hơi và có tính kiềm thấp. Phương pháp bổ sung: C4H9NO;ETA+R-N-(OH) ;C6H11NH2 có thể hòa cùng Hydrazine N2H4, bổ sung như với Hydrazine ở trên . 2.2 Chống cáu cặn: 2.2.1 Sử dụng nhóm hoá chất có gốc Phosphate: *Dùng Na3PO4 3Na+ + PO43- Hoặc K3PO4 3K+ + PO43- Ca ++ + PO43- => Ca3(PO4)2 ; dạng phức Ca ++ + PO43- + OH- => [Ca5(PO4)2]3Ca(OH)2 (kết tủa dạng huyền phù – loại bỏ bằng xả đáy ) Mg++ + PO43- => Mg3(PO4)2 (kết tủa dạng huyền phù – loại bỏ bằng xả đáy ) * Dùng Disodium hydrogenorthophosphate Na2HPO4 * Dùng Sodium hexametaphosphate (NaPO3)6 Phương pháp bổ sung: Đổ vào két Nước cấp (Feed Water) hay bơm cấp trực tiếp. Chú ý: Chỉ bổ sung khi nồng độ Phosphate giảm thấp. *Dùng NaOH, KOH ( Đã có sẵn ở mục 2.1.2) OH- + Mg++ => Mg(OH)2 (kết tủa dạng huyền phù – loại bỏ bằng xả đáy ) Hóa chất này còn có tác dụng phá hủy dầu mỡ ngăn cản chúng bám dính. 2.2.2 Hạn chế sự bám dính của Silica (SiO2): Giữ môi trường có kiềm tính cao trong Nước nồi . SiO2 + 2NaOH => NaSiO3 (Không bám dính) + H2O MgCl2 + SiO2 + 2NaOH => MgSiO3 (Không bám dính) + 2NaCl + H2O 2.3 Khử, loại bỏ dầu bị rò lọt vào nước nồi: Khi dầu lọt vào bầu nồi do dầu chảy về từ các ống bị bục trong các bầu hâm dầu sẽ gây cản trở trao đổi nhiệt, gây cháy ống, ăn mòn, bùng sôi – Hãy gạn mặt. Dùng hoá chất để tạo kết tủa dầu trong bầu nồi rồi xả ra ngoài qua đường xả đáy. Hàng ngày kiểm tra két nước hồi (Hotwell) xem có bị nhiễm dầu không. 2.4 Khống chế hiện tượng bọt bùng sôi (Carry-over): Các tạp chất trong bầu nồi khi đun nóng tạo bọt rồi bị cuốn đi theo hơi công tác. Nó gây cáu bám trên bề mặt, ăn mòn thiết bị nhận hơi. Nguyên nhân tạo váng bọt bị đẩy theo hơi công tác là do: Nồng độ Alkaline quá cao; thành phần chất rắn hoàn tan và không hoà tan, chất béo hữu cơ – dầu bị rò lọt trong Nước nồi cao; Hiện tượng này được hạn chế khi giữ nồng độ Alkaline và Photphate một cách cân đối – nó sẽ khống chế lẫn nhau, hiện có các tổ hợp hoá chất được được dùng cho mục đích này. Phải gạn mặt và xả đáy cùng việc kiểm tra khống chế dầu rò lọt vào Nước cấp một cách thường xuyên IV) Thông số nước nồi hơi: Phổ chung của các thông số quan trọng cho nước nồi hơi đến cỡ trung áp dưới 6MPa. Các phương pháp đo thử tuân theo hướng dẫn riêng của các nhà sản xuất. 1, Nước bổ sung (Make up Water): Đo độ cứng - HARDNESS sau bình lọc (Water Softener) nếu có. Page 7 of 11 2, Nước nồi (Boiler Water): Nước tốt thì sẽ khá trong và ánh vàng rất nhạt như không màu. 2.1, Nồng độ kiềm Phenolphtalein (P): P-ALKALINITY (Phenolphtalein Alkalinity – Đo bằng chỉ số lượng CaCO3 tương đương) ~ 100 – 300ppm (với nồi hơi thấp áp dưới 3 Mpa); ~ 100 – 130ppm ( với nồi hơi trung áp dưới 6 Mpa). (P) có độ pH > 8.3 có lợi vì tạo môi trường kiềm, gồm tổng các thành phần Hydroxide Alkalinity OH- (có trong dư lượng NaOH,KOH bổ sung cũng như Ca(OH)2 nếu có) và 1/2 lượng Carbonate CO32-(CaCO3,MgCO3) và 1/3 lượng phosphate PO43- (dư) với các chất có tính kiềm khác. Đây là thông số có ích cần quan tâm điều chỉnh. 2.2, Nồng độ kiềm tổng (M): M-ALKALINITY (hoặc Total (T) Alkalinity) có độ pH > 4.3. (M) cao không có lợi vì tạo môi trường acid. Nó gồm tổng các thành phần Bicarbonate HCO3- (Ca(HCO3)2,Mg(HCO3)2), Carbonate CO3--(CaCO3,MgCO3) và tổng lượng Hydroxide Alkalinity OH- (có trong dư lượng NaOH bổ sung, cũng như Ca(OH)2 nếu có.) và 2/3 lượng phosphate PO43- (dư). Tương quan cần phải duy trì là: Nồng độ M-ALKALINITY phải nhỏ hơn 2 lần P-ALKALINITY. (M) < 2 x (P) và 2 x (P)– (M)= ∑ (OH-) ~ tổng dư lượng kiềm đã bổ sung. Chú ý: Ảnh hưởng của Nồng độ kiềm cao thấp được thể hiện thông qua độ pH (xem VI- 2.7- Độ pH) 2.3, Nồng độ Phosphate PO43- ~ 20 – 40ppm (là dư lượng Na3PO4;K3PO4 bổ sung): Nồng độ thể hiện xác thực hơn khi ở nhiệt độ cao - Lấy mẫu đo khi nồi hơi cao tải sẽ cho chỉ số chuẩn xác hơn. Chú ý: Khi để Phosphate PO43- cao quá mức, tức khi đó nó sẽ tạo môi trường acid không có lợi cho việc chống acid ăn mòn (xem VI- 2.2- M-ALKALINITY ) 2.4, Nồng độ Hydrazine N2H4 ~ 0.03 – 0.15 ppm (là dư lượng C2H4 bổ sung; duy trì <0,1ppm) Chú ý: Nồng độ Hydrazine N2H4 thấp quá thì không đủ khử Oxy. Cao quá thì gây ăn mòn (xem mục III-2.1.1 ở trên) 2.5, Nồng độ Chloride ion (Cl-): Max. Cl- < 200ppm với nồi hơi thấp áp dưới 3Mpa, ~ 30ppm với nồi hơi trung áp 3 - 6 MPa. Chú ý: Khi nồng độ Cl- cao tức muối cao bất thường sẽ gây ăn mòn mạnh – kiểm tra thêm nồng độ Cl- của nước ngưng tụ xem bầu ngưng có bị bục ống nước biển làm mát không. Cl- cao – Gạn mặt ( Muối tập trung trên mặt nước). Cl- càng thấp càng tốt. 2.6, Độ dẫn điện (Electric Conductivity) Max < 700: Thể hiện sự tồn tại các chất hòa tan và không hòa tan trong nước. Mối quan hệ khi nồng độ Cl- tăng thì dẫn tới Độ dẫn điện cũng sẽ tăng theo. Nên loại trừ ảnh hưởng Cl- trước thì sẽ có căn cứ chuẩn xác hơn để xả, giảm Độ dẫn điện xuống. Chú ý: Độ dẫn điện cao gây bùng sôi - Gạn mặt là chính + Xả đáy . Thông số này càng thấp càng tốt. (Nồng độ Cl- và Elec. Conduct. là biểu hiện cặn của số lần cấp nước mới hoàn toàn khi coi như lượng cũ đã bị thoát biến mất. Chu kỳ cho phép là 10 lần. Vd: Nước cấp có Cl- = 20ppm sau 10 lần bay hơi mất thì nước nồi sẽ có Cl- = 200ppm) 2.7, Độ pH ~ 9.5 - 11- đây là khoảng tối ưu, dễ khống chế. Độ pH ở đây là trung bình các độ pH cao thấp của các hoá chất được sử dụng bù trừ lẫn nhau. Page 8 of 11 Chú ý: Đảm bảo tính kiềm tối ưu trong Nước nồi để chống acid ăn mòn; chống SiO2, Mg++ và cả dầu mỡ bám dính; cũng như không bị ăn mòn do kiềm tính quá cao; . (Sự ăn mòn giảm dần từ với pH từ 4 ->12 và tăng rất mạnh khi pH > 12. Tối ưu nhất là pH = 12 – Nhưng vượt ngưỡng này thì lại gây ăn mòn mạnh. Vậy pH không được quá thấp hay quá cao) 2.8, Nồng độ Sulfite ~ 50 -150 ppm. Đo khi dùng Na3SO4. Chú ý: Sulfite cao tạo acid gây ăn mòn (Nay ít dùng hoặc bỏ không sử dụng hoá chất này). 3, Nước ngưng tụ (Condensate): 3.1, Đo độ pH ~ 8.3 – 9 (có do dư lượng C4H9NO, ETA, R-N-(OH), C6H11NH2,bổ sung và N2H4 tạo ra) Chú ý: pH thấp gây ăn mòn thiết bị nhận hơi công tác. 3.2, Đo Nồng độ Chloride ion (Cl-) - thường sẽ rất nhỏ ≤ 20 ppm. Chú ý: Nồng độ Chlorides Cl- cao tức bầu ngưng bị bục ống nước biển làm mát. V) Tên Hóa chất của một số hãng sản xuất: NaOH KOH Na2CO3 Na3PO4, (NaPO3)6 Na2HPO4 K3PO4 N2H4 R-N-(OH)-R C4H9NO ETA R-N-(OH) C6H11NH2 Na2SO3 Hóa chất khử dầu DREW MARINE GC (NaOH) AJUND-B (Na2HPO4) or (Na3PO4
Tài liệu liên quan