Mô hình đưa cá bống mú lồng bè ngoài biển vào nuôi trong ao đất dưới tán rừng
phòng hộ ở ấp Ba Núi, xã Bình An (Kiên Lương, Kiên Giang) mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
Lãi 2 tỷ đồng/năm
Trước hết phải kể đến nông dân sáng tạo đưa mô hình độc đáo từ biển khơi vào
trong đất liền, đó chính là ông Nguyễn Hữu Trí ở ấp Ba Núi. Hôm chúng tôi đến,
ông Trí đang hì hục đặt máy bơm nước trong vuông ao để chuẩn bị thả nuôi cá
bống mú đợt mới.
7 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nuôi cá biển trong ao đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nuôi cá biển trong ao đất
Mô hình đưa cá bống mú lồng bè ngoài biển vào nuôi trong ao đất dưới tán rừng
phòng hộ ở ấp Ba Núi, xã Bình An (Kiên Lương, Kiên Giang) mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
Lãi 2 tỷ đồng/năm
Trước hết phải kể đến nông dân sáng tạo đưa mô hình độc đáo từ biển khơi vào
trong đất liền, đó chính là ông Nguyễn Hữu Trí ở ấp Ba Núi. Hôm chúng tôi đến,
ông Trí đang hì hục đặt máy bơm nước trong vuông ao để chuẩn bị thả nuôi cá
bống mú đợt mới.
Ông Trí nói: Gia đình có 2 ha đất bị nhiễm phèn, trồng lúa cho năng suất thấp và
bấp bênh, trồng cây ăn trái thì không hiệu quả. Thấy đồng đất khó khăn như vậy,
bao lần tôi định bỏ hoang, tìm việc khác để mưu sinh. Năm 1998, thấy một số nơi
bà con thả nuôi tôm sú đạt hiệu quả, tôi cũng bắt chước làm theo nhưng đều thất
bại, trở nên trắng tay. Có lúc phải đi làm thuê làm mướn cho người ta để kiếm tiền
mua gạo ăn qua ngày.
Câu chuyện nuôi cá biển trong ao của ông Trí mới bắt đầu từ năm 2007, ông được
người bạn thân ở xóm rủ đi biển đánh bắt cá bống mú. Trong suốt 1 tuần ở ngoài
biển lượng cá đánh bắt được khá nhiều nhưng tàu hết nước để uống. Ông và người
bạn tìm cách rẽ vào hòn đảo để xin nước ngọt và đổi cá với chủ nhà. Tình cờ ông
thấy phía sau nhà người cho nước uống có nuôi khoảng 10 con cá bống mú dưới ao
đất mà vẫn sinh sống khỏe mạnh.
Từ ý tưởng đã hình thành trong đầu, giống như ngọn đuốc bừng sáng. Trở về nhà
ông bàn với gia đình, sáng hôm sau sang nhà bà con vay mượn 20 triệu đồng để cải
tạo ao và mua cá giống về thả nuôi. Ban đầu ông còn “nhát tay”, vì chưa có kinh
nghiệm nhiều nên chỉ nuôi tập trung vào 2 cái ao với diện tích khoảng 5 công thả
thử xem sao.
Sau khi xử lý nước xong nuôi thấy cá khỏe mạnh, ông bắt đầu đi đặt hàng các ngư
dân trên địa bàn, nếu bắt được cá bống mú con thì bao nhiêu ông cũng mua. Do cá
con không đồng đều nên ông chia ra nhiều ao để tiện việc chăm sóc, theo dõi tình
hình sinh trưởng của chúng. Từ khi ông thực hiện mô hình táo bạo này người dân
hàng xóm cười ông nói: “Cá bống mú xưa nay sinh sống ngoài biển, đưa vào ao đất
như vậy cho phí tiền”.
Ông Trí cho biết: Mặc cho những lời nói ra vào, ông cứ thực hiện theo ý tưởng của
ông. Tính từ ngày đầu thả nuôi đến khi thu hoạch là 10 tháng. Mặc dù loại cá này
thuộc dạng dễ nuôi nhưng quá trình chăm sóc cũng rất công phu. Ngoài thức ăn
cho bống mú là cá phân (cá nhỏ), cứ 15 ngày phải thay nước ao nuôi 1 lần theo quy
cách: Bơm ra ngoài khoảng phân nửa nước hiện có trong ao, rồi bơm nước mới từ
bên ngoài vào với thể tích tương đương như vậy.
Mô hình nuôi cá bống mú trong ao đất của ông Trí
Sau 10 tháng thả nuôi, cá đạt trọng tượng từ 1 - 1,5 kg/con. Ông Trí đã thu hoạch
mấy ao cá bống mú trước sự ngỡ ngàng của bà con. Với tổng số 5 công thả nuôi,
thu được 3 tấn, sau khi trừ chi phí, lãi gần 400 triệu đồng. Từ thành công ban đầu
ông Trí trả hết nợ nần cho hàng xóm, số tiền còn lại ông bắt đầu cải tạo ao và mở
rộng diện tích nuôi ra 2 ha nằm trong rừng phòng hộ cặp cửa biển Ba Hòn, cũng là
địa điểm thích hợp cho việc lấy nước ra vào nuôi cá bống mú.
Số tiền còn lại ông mua con giống thả hết diện tích. Do rút tỉa được kinh nghiệm
nuôi của vụ đầu nên ông Trí rất yên tâm nuôi vụ thứ hai trong ao đất và thu được 7
tấn cá, bán với giá 250.000 đồng/kg lãi gần 2 tỷ đồng. Và nhiều vụ thả nuôi tiếp
theo ông đều thành công giúp gia đình trở nên khá giả nhất trong ấp.
Kỹ thuật nuôi cá bống mú
Cá bống mú là loài thủy sản nuôi trồng có giá trị kinh tế cao, loại cá này thuộc
dạng dễ nuôi, tỷ lệ sống trên 90%, nhưng quá trình chăm sóc cũng rất công phu.
Ngoài thức ăn cho cá bống mú là cá phân như cá cơm, cá trích, cá liệt, lúc cá
con mới đem về cho ăn bằng thức ăn xay nhuyễn cộng với tấm cám nấu. Khi cá lớn
bằng cùm tay bắt đầu cho cá ăn loại cá phân sống, ban đầu cho ăn 1 ngày hai cữ và
khi cá lớn giảm xuống cho ăn 1 cữ/ngày.
Theo ông Trí khâu quan trọng nhất là quản lý nước trong ao, cứ 15 ngày là phải
thay nước ao nuôi theo quy cách bơm ra ngoài khoảng phân nửa nước hiện có
trong ao, rồi bơm nước mới từ bên ngoài vào ao với thể tích tương đương như vậy
mới thích nghi được cho cá.
Ao nuôi cải tạo sên vét bùn đáy, nếu có điều kiện trải bạt càng tốt để hạn chế cá
đào hang quanh bờ. Về giống có thể thả cá giống được thu gom tự nhiên cỡ 5 - 7
cm hoặc 10 - 15 cm, hoặc chọn cá sinh sản nhân tạo. Con giống đòi hỏi không xây
xát, dị hình; màu sắc tươi sáng, hoạt động nhanh nhẹn. Về mật độ thả, đây là loài
cá dữ có thể ăn thịt lẫn nhau khi thiếu mồi, nên thả ở mật độ thưa từ 1 - 3 con/m2.
Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường nước, giữ các chỉ số ổn định trong
giới hạn thích hợp bảo đảm cho cá phát triển bình thường. Độ mặn từ 10 - 23 ‰ ;
pH từ 7.5 - 8.5 là thích hợp thả nuôi cá bống mú.
Ông Trí cho biết thêm, để cá sống trong ao phải bố trí chà và các ống nhựa có
đường kính 10 - 20 cm cho cá trú ẩn, hạn chế cá tấn công nhau gây xây xát nhiễm
bệnh. Định kỳ thu mẫu bằng cách vớt những ống nhựa lên để kiểm tra sức khoẻ
cũng như tốc độ tăng trưởng của cá. Trung bình đầu tư nuôi cá mú trong ao đất đến
thu hoạch khoảng 50.000 - 60.000 đồng/con/kg, còn đầu tư nuôi cá bằng lồng bè ở
ngoài biển giá thành có thể tăng gấp 2 - 3 lần và quy mô bị giới hạn so với nuôi
trong ao đất mà thường xuyên bị rủi ro cao.
Từ sự thành công của bản thân ông Trí nuôi loài cá này, ông còn thành lập HTX
nuôi cá bống mú trong ao đất được 15 ha với 20 xã viên được ông hướng dẫn kỹ
thuật nuôi rất nhiệt tình. Các xã viên trước đây là người dân nghèo có hoàn cảnh
khó khăn nay nhờ vào HTX nuôi cá mú đã có của ăn của để. Bên cạnh đó HTX có
nguồn cá bán quanh năm cho thương lái, nên giá luôn ổn định ở mức cao. Hiện tại
trong xã Bình An có nhiều người học nuôi theo và số lượng lên khoảng 100 hộ
nuôi với diện tích trên 50 ha.
Ông Vương Minh Mẫn, Trưởng phòng Kinh tế huyện Kiên Lương, cho biết: Do
tập tính của cá bống mú sống trong môi trường có nguồn nước lưu thông thường
xuyên nên đa số người nuôi thường thả cá vào lồng, bè treo dưới biển. Với hình
thức nuôi lồng, đối tượng này tỏ ra khá thích hợp và đã mang lại hiệu quả kinh tế
cao cho người nuôi.
Song, hình thức nuôi này khá tốn kém và cá thường xuyên chịu ảnh hưởng của môi
trường nước bên ngoài có nhiều biến động do ảnh hưởng xả lũ, áp thấp nhiệt đới,
bão, các chất thải tàu khai thác vào neo đậu làm tăng rủi ro cao.
Nghề nuôi cá bống mú trong ao đất là triển vọng mới. Chi phí đầu tư vừa phải, hệ
số thức ăn thấp, cá ít bị bệnh, rất phù hợp ở vùng đất ven biển Kiên Lương. Huyện
đang khuyến khích mở rộng diện tích nuôi, và tăng sản lượng mỗi năm, nhắm đến
xuất khẩu cá bống mú trong tương lai.