Đến thăm trang trại của chị Phan Thị Vân ở ấp 3 xã Thạnh
Trị huyện Đình Đại, nằm bên dòng Ba Lai hiền hòa vào
những ngày cuối tháng 7 đã thật sự thu hút tôi bởi màu xanh
của cây lá mà trước đó vài năm là một vùng đất cằn cổi
không trồng được gì bởi nước mặn. Lối vào đã rợp bóng mát
của hàng cây so đủa mà chị trồng để cải tạo đất và lấy lá để
nuôi dê. Nhưng điều làm tôi thật sự chú ý lại là những vèo
lưới lớn, nhỏ đủ cở được giăng dưới những ao mà trước đây
là nơi nuôi cá lóc công nghiệp
7 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nuôi cá lóc công nghiệp trong vèo lưới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nuôi cá lóc công nghiệp
trong vèo lưới
Đến thăm trang trại của chị Phan Thị Vân ở ấp 3 xã Thạnh
Trị huyện Đình Đại, nằm bên dòng Ba Lai hiền hòa vào
những ngày cuối tháng 7 đã thật sự thu hút tôi bởi màu xanh
của cây lá mà trước đó vài năm là một vùng đất cằn cổi
không trồng được gì bởi nước mặn. Lối vào đã rợp bóng mát
của hàng cây so đủa mà chị trồng để cải tạo đất và lấy lá để
nuôi dê. Nhưng điều làm tôi thật sự chú ý lại là những vèo
lưới lớn, nhỏ đủ cở được giăng dưới những ao mà trước đây
là nơi nuôi cá lóc công nghiệp. Và khi bắt chuyện tôi mới
biết đó là những vèo đang nuôi cá lóc chứ không phải là
những vèo ươm cá giống như các trại cá khác.
Nuôi cá lóc công nghiệp trong vèo, một mô hình thật lạ và nó
có lợi gì hơn so với trong ao, trong hầm? Nhớ lại 3 năm
trước, năm 2003 chị Vân bắt tay vào nghề nuôi thủy sản nước
ngọt với nhiều loại như: Rô phi, Điêu hồng, Rô đồng, cá lóc,
cá sấu, ba ba nhưng đối tượng được chị chọn nuôi chủ lực
để tập trung đầu tư chính là con cá lóc. Năm 2004, chị Vân
bắt tay vào nuôi thử nghiệm cá lóc môi trề có nguồn gốc từ
An Giang và Đồng Tháp. Bước đầu gian nan và gặp không ít
khó khăn do chưa có kinh nghiệm nên cá hao hụt nhiều và
thường hay mắc bịnh. Trầy trật mãi cuối cùng chị cũng gặt
hái được thành công. Vụ nuôi đầu tiên, 2 ao cá lóc cho sản
lượng hơn 20 tấn trị giá trên 400 triệu đồng, trừ hết chi phí
chị lãi được trên 100 triệu đồng.
Thừa thắng xông lên, năm 2005, chị Vân tăng lên 4 ao nuôi
với diện tích hơn 10.000m2, với lượng cá giống thả nuôi trên
300 ngàn con. Chị Vân cho biết: nuôi cá lóc công nghiệp
không khó lắm, điều quan trọng là yếu tố con giống, nguồn
nước, thức ăn và phòng trị bịnh; nếu mua con giống không
đồng đều, cá bị xây xát, có lượng cá lóc đồng pha trộn thì sẽ
bị hao hụt nhiều hoặc chậm lớn. Năm 2005, sau 6 tháng nuôi,
chị Vân lại trúng đậm, trọng lượng bình quân mỗi con đạt
trên 1kg, sản lượng của 4 ao nuôi đạt 57 tấn, giá bán bình
quân 18.000đồng/kg, chị đã thu về trên 1 tỉ đồng, lãi 270
trịêu đồng tương đương với thực lãi 1 ha mặt nước nuôi tôm
sú thâm canh, nhưng mức độ thiệt hại và rủi ro không đáng
kể. Tuy liên tục thắng lợi nhưng chị vẫn băng khoăn về con
giống hao hụt, chậm lớn và kích cỡ không đều, bị tư thương
ép giá làm chị trăn trở mãi, thôi thúc chị đến tận An giang,
Đồng Tháp để học hỏi.
Năm nay 2006, chị quyết định ứng dụng mô hình nuôi cá lóc
công nghiệp trong vèo lưới, trong ao đất 2000m2 trước đây,
chị cho đặt nhiều vèo lưới theo độ tuổi của cá bao gồm vèo
ươm, vèo nuôi cá tăng trưởng và vèo nuôi cá thương phẩm.
Tuỳ theo độ tuổi của cá mà mật độ mỗi vèo khác nhau. Vèo
nuôi cá thương phẩm với mật độ là 50 con/m2. Vèo được xây
dựng hình vuông hoặc hình chữ nhựt, đáy vèo đặt cách đáy
ao khoảng 5 tấc, độ sâu nước trong vèo phải đạt từ 2,5m trở
lên. Chị Vân cho biết: nuôi cá lóc trong vèo có nhiều ưu điểm
như nuôi ở mật độ cao để có sản lượng lớn, thức ăn được tập
trung, cá không bị cọ sát đáy ao hoặc không chui được xuống
bùn nên ít bị xây xát, cá tập trung ăn và ngủ rồi lại ăn, ít
nhiễm bịnh nên tỉ lệ hao hụt thấp và nhất là việc xử lý thuốc
phòng trị bịnh cho cá thuận lợi và ít tốn kém hơn trong ao
đất. Đặc điểm cá nuôi trong vèo lưới tăng trọng nhanh và
kích cỡ đồng đều.Gía trị thương phẩm cao hơn cá thả lan.
Đồng thời, bên ngoài vèo lưới thả thêm các loại cá ăn tạp
nhằm cải tạo ao , tận dụng thức ăn thừa, đây cũng là nguồn
thu không nhỏ.
Tâm sự với chúng tôi chị cho biết toàn bộ lượng cá lóc đang
nuôi trong các vèo lưới hơn 117 ngàn con đều là cá giống
được chị cho sinh sản và ươm nuôi tại các ao nuôi của chị từ
180 con cá lóc bố mẹ đã được tuyển chọn, nuôi dưỡng cho
đẻ.Với những con cá lóc bố mẹ có trọng lượng mỗi con từ 3
đến 4 kg cho đẻ trứng trong các ổ nhân tạo, sau khi cá đẻ,
trứng được vớt lên ấp nở rồi ươm lên cá giống. Tuy tỉ lệ ươm
cá giống chỉ đạt hơn 5%, nhưng những gì thành công bước
đầu cũng đã mở ra triển vọng cho chị và người nuôi trong
tỉnh.
Việc thành công nuôi cá lóc trong vèo lưới của chị Vân làm
tôi nhớ lại những thử nghiệm của anh Lê văn Nhỏ ở ấp 2 xã
Phú Long huyện Bình Đại cũng nuôi cá lóc trong vèo lưới
với qui mô nhỏ hơn, mỗi vèo lưới chỉ 30m2 (mật độ
100con/m2), cũng bằng thức ăn cá biển xay. Sau 4 tháng nuôi
đạt trọng lượng bình quân 700g/ con, thu được 2,5 tấn, trừ
chi phí anh Lê văn Nhỏ còn lãi 26 triệu đồng và lượng cá
nuôi xen ngoài ao đất. Tương tự chú Nguyễn Văn Long ấp
Tân Hưng xã Tân Khánh Trung huyện Chợ Lách, năm 2005
cũng đã tận dụng mương vườn nuôi cá lóc trong vèo lưới
cũng đã có lãi với qui mô nhỏ. Điều này, cho thấy đây là mô
hình có thể nhân rộng và phát triển qui mô nuôi theo khả
năng của từng hộ gia đình.
Vẫn là người đi đầu trong nghề nuôi cá lóc thương phẩm
thâm canh ở Bến Tre, chị Vân lại một lần nữa minh chứng
cho sự nhạy bén, năng động trong phát triển kinh tế và tinh
thần lao động sáng tạo trong sản xuất, chị cho biết, mới đây
chị vừa thu hoạch ao cá lóc bông, sản lượng 13 tấn và trong
tháng 8 này sẽ thu tiếp một ao cá lóc bông ước sản lượng
khoảng 25 tấn và cũng vừa thả nuôi thêm một ao cá lóc bông.
Có thể nói, trong quá trình chuyển dịch kinh tế thủy sản vùng
nuớc ngọt ở Bến Tre, nhiều mô hình nuôi thuỷ sản đã đem lại
hiệu quả cho người nông dân, trong đó mô hình nuôi cá lóc
công nghiệp thâm canh trong vèo lưới của chị Vân đã mở ra
cho Tỉnh một tiềm năng mặt nước ở vùng nước ngọt và nhất
là hai bên dòng Ba Lai một nghề nuôi không thua gì con tôm
sú miệt biển.