Lượng cho ăn: tùy tình hình sức khỏe cá, thời tiết, môi
trường.
Cá con cho ăn ngày 2 bữa, cá nhỏ và lớn ngày 3 bữa.
Cho ăn vừa đủ hoặc thiếu 1 ít, tuyệt đối không cho dư.
Lượng cho ăn = 3 ~ 5 % trọng lượng cá. Chia làm 3 bữa.
Lượng tiêu thụ thức ăn:
Từ cá con đến thu hoạch 600 ~ 800 Gr, mỗi con tiêu thụ
khoảng 1 Kg thức ăn.
13 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nuôi cá rô phi đơn tính (giống nhập từ Đài Loan), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nuôi cá rô phi đơn tính
(giống nhập từ Đài Loan)
Mật độ thả: 3 ~ 5 con/ M2.
Nhiệt độ nước: 25 ~ 34 oC
pH: 7 ~ 8.5
Độ mặn: 0 ~ 5 (phần ngàn) , giai đoạn cuối trước thu hoạch 1
tháng, tăng dần nước mặn đến 10 (phần ngàn).
Máy móc: Ao 3.000 M2 sử dụng :
+ Máy quạt Oxy cao tốc 2 cánh : 1 Bộ. Giá .4.500.000 đ./ bộ,
(điện 220 Vol hoặc 380 Vol) + Môtơ 1 ngựa
+ thùng phun thức ăn tự động, điện 220 vol, môtơ 1/2 ngựa.
Giá: 5.850.000 đ. (nếu không trang bị thùng phun, thì cho ăn
bằng nhân công, rải 3 lần / ngày.)
Thức ăn: sử dụng thức ăn viên công nghiệp,
Số 0 : dùng cho cá bột ( dạng bột )
1 : dùng cho cá con từ 1 Gr 20 Gr ( dạng viên )
2 : dùng cho cá nhỏ từ 20 Gr 600 Gr ( dạng viên )
3 : dùng cho cá lớn từ 600 Gr trở lên (dạng viên )
Lượng cho ăn: tùy tình hình sức khỏe cá, thời tiết, môi
trường.
Cá con cho ăn ngày 2 bữa, cá nhỏ và lớn ngày 3 bữa.
Cho ăn vừa đủ hoặc thiếu 1 ít, tuyệt đối không cho dư.
Lượng cho ăn = 3 ~ 5 % trọng lượng cá. Chia làm 3 bữa.
Lượng tiêu thụ thức ăn:
Từ cá con đến thu hoạch 600 ~ 800 Gr, mỗi con tiêu thụ
khoảng 1 Kg thức ăn.
Thời gian nuôi: từ lúc thả nuôi cho đến thời gian thu hoạch
khoảng 6 tháng, tùy size sử dụng, dùng để bán chợ hay xuất
khẩu, chế biến nguyên con hay fillet, thông thường xuất khẩu
nguyên con khoảng 600 ~ 800 gr/ con. (nuôi 6 tháng).
Thường xuyên hoặc định kỳ kiểm tra và ghi chép đầy đủ các
chỉ số về nước, môi trường, tình hình sức khỏe của cá...
Mô hình nuôi cá rô phi ở Việt Nam do công ty Chiao Puh
Co., Ltd Taiwan cung cấp
- Diện tích ao nuôi: 1ha - 1,5ha, tốt nhất hình chữ nhật và
được thi công bằng cơ giới. Chung quanh bờ ao cần dùng ni
lông phủ để tránh dò rỉ nước, không cho cá đào khoét lỗ làm
tổ đẻ trứng, không để cỏ dại mọc.
- Mực nước sâu: 1,8m - 2,5m.
- Nhiệt độ nước: 29-32 độ C.
- Khi cấp nước vào ao phải cho qua lưới lọc 200-300 mắt để
đề phòng các loại cá tạp vào ao nuôi ăn thịt cá giống
- Trước khi thả cá giống 15 ngày cần rắc xuống ao từ 50-
100kg phân hữu cơ Đài Loan nhập khẩu (mục đích làm sạch
nước, tiêu diệt các loại cá tạp nếu có mà không gây hại cho
cá giống, tăng lượng thức ăn tự nhiên trong ao nuôi)
- Đối với những ao nuôi mới cần rải 100-200kg vôi bột nhằm
trung hòa độ pH. Và khoảng 300kg/ha lượng phân hữu cơ
Đài Loan nhập khẩu. Cũng có thể thay bằng 300-500kg/ha
phân chuồng ủ hoai (lượng phân rải căn cứ vào màu nước)
gồm 70% phân gia súc, gia cầm, 30% cám gạo để tăng lượng
thức ăn trong ao nuôi
- Mật độ nuôi:
A. 2cm ~ 60g/con - 10con/mét vuông trong ao ươm
B. 60g/pc ~ 670g/con - 3con/mét vuông trong ao nuôi
C. 670g/pc ~ 12000g/con - 1.5-2con /mét vuông cho sản
phẩm phi lê xuất khẩu
- Tình hình sinh trưởng:
A. 2cm ~ 60g/con - Khoảng 75 ngày
B. 60g/con ~ 670g/con - Khoảng 165 ngày
C. 670g/con ~ 12000g/con - Khoảng 120 ngày
- Năng suất thu hoạch: 1 ha từ 15-20 tấn
- Sử dụng guồng sục khí:
- 1ha - 4 guồng cánh quạt nước
- Hoặc - 2 guồng 15 cánh quạt nước
- 2 guồng 4 cánh quạt nước
- Guồng 2 cánh + 1 guồng 15 cánh quạt nước
- Tốt nhất ở giữa ao nên đặt 1 guồng quạt xoáy.
- Tỷ lệ hoán đổi: 1,6kg thức ăn/1kg thịt
- 1 ha cần đầu tư 1 máy tự động phun thức ăn
- Thời gian cho cá ăn: Buổi sáng 8h-12h; Buổi chiều: 2h-5h
- Lượng thức ăn: Theo dõi thức ăn của cá sao cho phù hợp
- Thay nước: Rất ít phải thay nước, thiếu nước phải bổ sung
- Màu nước: Độ trong 20-30cm
- Bệnh của cá: Thường xuất hiện vào thời kỳ thay đổi thời
tiết giữa hai mùa, phòng bệnh bằng cách pha chế định lượng
thuốc phòng bệnh cá vào thức ăn
- Nếu đầm nuôi không trang bị máy phát điện dự phòng, bắt
buộc phải trang bị guồng nước 15 cánh quạt chạy trực tiếp
qua máy nổ.
VietLinh
Cá rô phi đơn tính Đài Loan
1. Chủng loại: có khoảng 15 loài.
2. Loài phổ biến dùng cho nuôi công nghiệp: Cá Rô-phi đơn
tính.
3. Đặc tính: Cá được phối giống tại Taiwan, sau khi cải tạo,
cá giống có sức đề kháng bệnh cao, thích nghi mạnh với môi
trường thay đổi. Thuộc tính ăn tạp, tăng trưởng nhanh, dể
nuôi, thịt thơm ngon, không xương dăm, chứa nhiều Protein.
Nên rất được người tiêu dùng chọn ăn. Người Taiwan nuôi
thường thích chọn nuôi loài cá này, cũng là loài cá được các
nước chọn nuôi nhiều nhất.
4. Tình hình nuôi trồng ở Taiwan:
Năm 2001, Đài Loan sản xuất 82.787 tấn cá rô phi, sản lượng
khoảng 29% tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của Đài
Loan với trị giá 78 triệu USD. Sản phẩm cá rô phi xuất khẩu
chiếm 10% tổng sản lượng xuất khẩu thuỷ sản.
Năm 2002 sản lượng rô phi tại Đài Loan là 100.000 tấnn trị
giá 95 triệu USD.
5. Cách thức nuôi:
a/ Nuôi tự nhiên.
b/ Nuôi công nghiệp
c/ Nuôi bằng Bè.
Ngành nuôi trồng công nghiệp phát triển của Taiwan, phối
hợp với thức ăn công nghiệp, và Bè nuôi công nghiệp. Tất cả
đều có thể áp dụng tại Việt nam, để đưa nghề nuôi cá phát
triển mạnh lên.
6. Thời gian nuôi: được chia làm 4 giai đoạn.
1. Cá hương : 0.1 Gr ~ 1 Gr: thời gian 1 tháng.
2. Cá nhỏ từ 1Gr ~ 20Gr: 1 tháng
3. Cá Vừa từ 20Gr ~ 600Gr: 4 tháng, có thể tiêu thụ.
4. Cá lớn từ 600Gr ~ 1Kg: 4 tháng, dùng để chế biến xuất
khẩu.
7. Nhiệt độ thích hợp: từ 20 ~ 35 C
8. Mùa sinh sản: từ tháng 4 ~ tháng 8, cao điểm tháng 6.
9. Trọng lượng cá dùng để gia công xuất khẩu: 800 Gr ~
1.200 Gr.
10. Sản phẩm: Đầu cá, thịt cá sasimi, Fillet có da và không
da, nướng, chiên, da cá v.v... đang dạng sản phẩm xuất khẩu.
Cá Đông lạnh thường xuất nguyên con có trọng lượng từ 600
Gr ~ 800 Gr là chính.
Giá thành nuôi Cá Rô Phi ở Taiwan
Tiền con giống : 300 đ /con x 30.000 con = 9.000.000 VND
Tiền thức ăn : 5.200 đ /kg x 30.000 con = 156.000.000 VND
Lương nhân viên: 800.000 đ x 2 người x 10 tháng =
16.000.000 VND
Khấu hao máy móc: 6.000.000 VND
Tiền điện, dầu chạy máy: 1.000.000 x 10 tháng = 10.000.000
VND
Tiền thuê ao nuôi : 1.500.000 đ x 10 tháng = 15.000.000
VND
Tổng cộng : 212.000.000 VND
Sản lượng thu hoạch ở Taiwan
600 Gr (30%) 6.000 con = 3.600 kg x 15.000 đ =
54.000.000 đ
800 Gr (50%) 14.000 con = 11.200 kg x 18.000 đ =
201.600.000 đ
1000 Gr (20%) 6.000 con = 6.000 kg x 20.000 đ =
120.000.000 đ
Cộng: 26.000 con = 20.800 kg = 375.600.000 đ
Thành phần thức ăn công nghiệp cho Cá Rô phi:
Chất đạm : 28%
Năng lượng trao đổi : 2850
Phốt pho : 9 %
Can xi : 2.5 %
Chất béo : 8.5 %
Độ ẩm : 10 %
Nuôi cá thịt
Cá rô phi có khả năng thích nghi và phân bố rộng nên có thể
nuôi được ở cả nước ngọt, mặn, lợ và kể cả nước thải của đô
thị. Cá ăn tạp, kể cả động thực vật, phân chuồng và mùn bã
hữu cơ... Tốc độ lớn nhanh, bình quân 70-100g/tháng. Cá ít
mắc bệnh, rất thuận lợi trong quá trình nuôi. Ơở các tỉnh phía
bắc như Hà Bắc, Ninh Bình, Hải Phòng... đã nuôi cá rô phi
đơn tính xen với trồng lúa trên diện tích rộng; sau 2 tháng
nuôi thể trọng cá tăng 50-60 lần so với khi thả giống. Các
tỉnh ven biển miền trung lại nuôi cá rô phi đơn tính sau vụ
thu hoạch cua nuôi ở vùng đầm nước lợ, cũng đã tăng thêm
được từ 300 đến 1000 kg sản phẩm trên mỗi hecta. TP. Hồ
Chí Minh là nơi có điều kiện tự nhiên tốt cho việc sản xuất
giống đơn tính và nuôi cá rô phi thịt. Tại đây, Công ty nuôi
và dịch vụ thủy sản (thuộc sở thủy sản của thành phố) đã
thành công trong việc sản xuất giống bán cho nhân dân nuôi
thành cá thịt tại các khu vực nước thải, vừa có nguồn thu
nhập, vừa làm sạch môi trường. Đến nay, công ty đã ký hợp
đồng bán cá rô phi giống đơn tính và cá thịt cho nhiều khách
hàng dưới dạng cá thịt đông lạnh nguyên con xuất khẩu.
Nếu nuôi mật độ thưa (1-2 con/m2) thì ở vùng nước ngọt có
cho cá ăn, còn ở nước lợi không cần cho ăn vì nguồn thức ăn
tự nhiên phong phú sẵn, nuôi ở nguồn nước thải cũng không
phải cho ăn. Cá đạt cỡ 0,4kg/con trở lên là đủ tiêu chuẩn để
xuất khẩu. Trong điều kiện diện tích hẹp, nên tận dụng hết
công suất của đất bằng cách nuôi mật độ dày với cách chăm
sóc kỹ hơn. Cụ thể: Nếu thả 3-5 con/m2, phải là nơi có sẵn
thức ăn trong đó. Thả 7-14 con/m2, phải cho thêm thức ăn.
Thả 15-20 con/m2, phải cho ăn hoàn toàn. Thức ăn chính
nuôi cá rô phi là phân hữu cơ đã ủ kỹ để diệt bớt vi khuẩn có
hại cho cá trong điều kiện nuôi dày.
Những nơi không tiện cho cá ăn phân hữu cơ, thì nuôi bằng
cá tạo hay cám tổng hợp, như ở xã Yên Giang, huyện Yên
Hưng, tỉnh Quảng Ninh.
Còn có thể nuôi cá trong lồng như ở sông Hoàng Long, tỉnh
Ninh Bình, và ở hồ chứa suối Hai, tỉnh Hà Tây, cho ăn bằng
bột ngô, bột cá đạt hệ số tăng trọng 3/1 (3kg thức ăn cho 1kg
cá). Ngoài ra còn có thể nuôi cá kết hợp với ruộng lúa.