Nuôi hàu

Ở giai đoạn ấu trùng hầu sống phù du. Ấu trùng hầu có khả năng bơi lội nhờ hoạt động của vành tiêm mao hay đĩa bơi. Ở giai đoạn trưởng thành hầu sống bám cố định trên các giá thể trong suốt đời sống của chúng. Thức ăn của ấu trùng: vi khuẩn, sinh vật nhỏ, tảo silic (Criptomonas, Platymonas, Monax), trùng roi (10 micro m hoặc nhỏ hơn). Ấu trùnc ó thể sử dụng vật chất hoà tan trong nứơc và những hạt vật chất hữu cơ.

pdf20 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2175 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nuôi hàu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nuôi hàu Ở giai đoạn ấu trùng hầu sống phù du. Ấu trùng hầu có khả năng bơi lội nhờ hoạt động của vành tiêm mao hay đĩa bơi. Ở giai đoạn trưởng thành hầu sống bám cố định trên các giá thể trong suốt đời sống của chúng. Thức ăn của ấu trùng: vi khuẩn, sinh vật nhỏ, tảo silic (Criptomonas, Platymonas, Monax), trùng roi (10 micro m hoặc nhỏ hơn). Ấu trùnc ó thể sử dụng vật chất hoà tan trong nứơc và những hạt vật chất hữu cơ. Thức ăn của hầu trưởng thành: thực vật phù du, mùn bã hữu cơ, tảo: Melosira, Coscinodiscus, Cyclotella, Skeletonema, Navicula, Nitzschia, Thalassiothrix, Thalassionema... Bặt mồi thụ động theo hình thức lọc trogn quá trình hô hấp nhờ cấu tạo đoặc biệt của mang. Khi hô hấp, nước có mang thức ăn đi qua bề mặt mang, các hạt thức ăn sẽ dính vào tiêm mao trên bề mặt mang nhờ vào dịch nhờn được tiết ra từ tiêm mao. Hạt thức ăn kích thước thích hợp (nhỏ) sẽ bị dính vào các dịch nhờn và bị tiêm mao cuốn thành viên sau đó chuyển dần về phíc miệng. Các hạt thức ăn quá lớn tiêm mao không giữ được sẽ bị dòng nứơc cuốn khỏi bề mặt mang, tập trung ở mép màng áo và bị màng áo đẩy ra ngoài. Như vậy quá trình chọn lọc được thực hiện 4 lần: trên bề mặt mang, trên mương vận chuyển, trên xúc biện, trên mang nang chọc lọc thức ăn. Sau đó thức ăn đựơc đưa vào dạ dày để tiêu hoá nhờ các men Amylase, Lactase, Glycogenase, Lipase, Maltase, Protease. Hạt thức ăn không thích hợp được đểy thẳng xuống ruột và ra ngoài qua hậu môn. Cường độ bắt mồi phụ thuộc: thủy triều, lượng thức ăn và các yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ mặn... Khi triều lên, cường độ bắt mồi tăng; triều xuống cường độ bắt mồi giảm. Trong môi trường có nhiều thức ăn thì cường độ bắt mồi thấp; ít thức ăn thì cường độ bắt mồi cao. Khi yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ mặn...trong khoảng thích hợp thì cường độ bắt mồi cao; khi không thích hợp thì cường độ bắt mồi thấp. Kỹ thuật nuôi Chọn bãi nuôi  Độ sâu, đặc điểm nền đáy  Các yếu tố môi trường trong khoảng thích hợp, đặc biệt là nồng độ muối, độ trong, không bị nhiễm bẩn. Không có nguồn nứơc ngọt đổ ra trực tiếp  Dòng chảy và độ cao của thủy triều  Nguồn nước có đầy đủ thức ăn  Định hại  ít sóng gió, ít tàu bè qua lại; giao thông thuận lợi Nguồn giống  Giống tự nhiên  Giống nhân tạo Giá thể: Ấu trùng hàu bám vào các loại giá thể khác nhau: vỏ nhuyễn thể, đá, cọc... Khi không có giá thể cứng chúng có thể bám vào rong biển. Giá thể thích hợp là giá thể có chứa canxi (vỏ nhuyễn thể, đá vôi...) Có thể dùng dây thừng, tre, ống nhựa, gỗ, sọ dừa... làm giá thể. Giá thể có thể dùng để nuôi treo (bè, giàn) thì thường lớn và phải bền hơn giá thể dùng nuôi đáy. Yêu cầu về giá thể:  Rẻ, có số lượng lớn  Rắn, hơi nhám, bề mặt sạch (màu sắc khôgn quan trọng  Trọng lượng riêng thích hợp, không quá nặng khi treo, nhưng phải vừa đủ để không bị nổi.  Dễ vận chuyển  Diện tích bề mặt lớn  Dòng nước chảy được qua toàn bộ bề mặt, đường kính đủ lớn cho sự sinh trưởng từ ấu trùng đến cỡ thu hoạch  Thích hợp cho cả nuôi treo hoặc nuôi đáy.  Ít tích tụ bùn trên bề mặt  Giá thể nuôi đáy phải dễ dàng phân huỷ sau 1 thời gian nuôi Phương pháp nuôi:  Nuôi đáy: Giá thể thường là đá, sỏi, vỏ nhuyễn thể. Giá thể được rải xuống nền đáy ở vùng triền hay dưới triều. Áp dụng ở những nơi có nền đáy cứng, ít phù sa hay bã xác hữu cơ.  Nuôi cọc: Giá thể là cọc tre, gỗ, bê tông. Áp dụng ở những nơi có nền đáy mềm, nhiều phú sa và xác bã hữu cơ.  Nuôi giàn: Giá thể là các khay, que, chuỗi làm từ vỏ nhuyễn thể, gỗ, gáo dừa... Áp dụng cho nơi có nhiều phù sa, xác bã hữu cơ, phiêu sinh vật địch hại sống đáy (sao biển, ốc...)  Nuôi bè: Bè là một khung bằng gỗ, tre, dây thừng kết nối với nhau và được làm nổi bằng phao. Bè được giữ cố định nhờ dây neo ở 4 góc. Các chuỗi giá thể được treo trên khung bè, giá thể trogn nuôi nè cũng giống giá thể trong nuôi giàn Tham khảo GT nuôi hầu - ĐHCT Nuôi hàu thương phẩm Hàu là động vật thân mềm hai mảnh vỏ, với hàng trăm loài khác nhau hiện đang được nuôi rộng rãi trên thế giới. Ở Việt Nam, hàu được nuôi ở các cửa sông, có kích thước lớn, phân bố rộng, và cũng được nuôi khá phổ biến. Nuôi vỗ đàn bố mẹ - Chọn những cá thể lớn, kích thước từ 15-20cm, khối lượng thân từ 800-1.500g, vỏ không bị dập vỡ để nuôi tạo đàn bố mẹ. Nuôi treo trong đầm, nơi có độ mặn tương đối ổn định từ 15-20‰ và giàu thức ăn. - Trước khi cho đẻ, hàu bố mẹ được nuôi vỗ từ 5-10 ngày trong bể xi-măng, ít thay nước (20% thể tích bể/ngày), thức ăn là các loại vi tảo. Cho đẻ và ương ấu trùng Kích thích hàu đẻ bằng cách thay đổi nhiệt độ nước của môi trường nuôi từ 3- 40C để gây sốc kích thích hàu đẻ trứng, phóng tinh. Tỷ lệ đực cái là 4:6. Trứng thụ tinh ngay sau khi đẻ và được lọc qua lưới với kích thước mắt lưới 40mm và chuyển sang bể ương ấp. - Mật độ ương ban đầu là 20-25 tế bào/ml. Sau 24 giờ lọc thu ấu trùng đỉnh vỏ thẳng và chuyển ương trong bể mới có dung tích 2-3m3 với mật độ 10-15 con/ml. Chăm sóc và quản lý ấu trùng - Hằng ngày thay 1/2 thể tích nước trong bể ương. Thay toàn bộ nước, vệ sinh bể và chuyển ấu trùng sang bể ương mới 2 ngày/lần. - Cho ăn bằng vi tảo mật độ 1.000 - 5.000 tế bào/ml vào buổi sáng và chiều.- Sục khí 24/24 giờ; độ mặn là 8-20‰; nhiệt độ nước 24-300C; pH 7,8-8; nồng độ O2 từ 4-6mg/lít. Thấy ấu trùng phân tán đều trong bể là được. Thu ấu trùng Trong điều kiện bình thường, thời gian ương kéo dài từ 20-25 ngày. Khi ấu trùng đạt kích thước 250-350um chúng xuất hiện chân bò và chuyển sang trạng thái sống bám cố định vào giá thể. Đây là giai đoạn để thu con giống. - Thu ấu trùng bám vào giá thể bằng các loại vật bám khác nhau như vỏ hàu, vỏ sò, ngói vỡ, tấm nhựa... để phục vụ nuôi treo. - Thu ấu trùng ở dạng đơn: con giống bám vào vật bám với kích thước nhỏ (25um) như: bột xi-măng, bột vỏ hầu phục vụ cho kiểu nuôi khay. Xu thế hiện nay là sử dụng con giống dạng đơn để nuôi khay. Nuôi thành con giống Ấu trùng sau khi bám 2 ngày, đưa ra ngoài môi trường tự nhiên nuôi thành con giống. Nuôi treo hoặc nuôi khay trong thời gian 2 tháng, kích thước thu được từ 2-3cm chiều cao vỏ. Nuôi thương phẩm - Nuôi bè và giàn: Phương pháp này được áp dụng lâu đời, thích hợp với mọi thủy vực nông, sâu, là kiểu nuôi rẻ tiền, không yêu cầu kỹ thuật cao. - Nuôi khay: Hàu giống (loại hàu đơn) được san đều trên các khay, kích thước 60x20x10cm, đáy bọc lưới. Khay được gác đều trên các giàn, cọc tre. Nông thôn ngày nay Các phương pháp nuôi hàu Nuôi hàu ở Việt Nam trước đây chủ yếu sử dụng phương pháp nuôi đá, cọc tre, ngói mái là chính. Ngày nay, phương pháp nuôi đã được cải tiến, từ công nghệ nuôi bãi, trở thành công nghệ nuôi giàn treo, nuôi bè, nuôi cọc xi măng là chính. Sau đây là một số phương pháp nuôi hàu phổ biến tại Việt Nam. Nuôi hàu bằng đá vùng cửa sông Phương pháp nuôi này phụ thuộc con giống tự nhiên, chi phí xây dựng cơ bản thấp, chi phí sản xuất hạn chế, nhưng hiệu quả tương đối cao. Có rất nhiều loại đá khác nhau để làm vật bám tùy thuộc vào từng địa phương như đá vôi làm vật bám rất tốt, đá cuội, đá san hô Kích cỡ đá trung bình 2-4 kg/hòn và dao động từ 1-10 kg/hòn. Đá được chuyên chở bằng thuyền hoặc ghe rải đều trên bãi có hàu giống xuất hiện. Năng suất đạt 0,5-1,5 kg hàu nguyên con/hòn đá. Nuôi hàu bằng cọc Nguyên vật liệu làm cọc chủ yếu đúc bằng xi măng, cọc gỗ, cọc tràm, cọc tre được cắm thành từng hàng vùng cửa sông hay trên vùng triều. Cọc có chiều dài 2m (chiều dài hữu dụng khoảng 1 – 1,5m). Loại hình này nuôi chủ yếu ở vùng đầm phá thuộc khu vực miền Trung như đầm Lăng Cô - Thừa Thiên Huế, hay khu vực huyện Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh. Năng suất nuôi khoảng 2-6 kg hàu nguyên con/cọc. Nuôi hàu bằng lốp cao su Nguyên liệu làm vật bám cho hàu là các giá thể bằng lốp ô tô, xe máy, xe đạp đã qua sử dụng, cho xuống các vùng ao đầm tự nhiên, khu vực đầm phá nơi có dòng nước thủy triều kém để thu giống tự nhiên và sử dụng nó làm giá thể cho hàu nuôi lớn đến lúc đạt kích cỡ hàu thương phẩm. Phương pháp nuôi này chủ yếu ở khu vực Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh, các đầm phá thuộc ven biển miền Trung. Nuôi hàu bằng giàn Nguyên vật liệu làm giàn là các cọc hình trụ đúc xi măng với chiều dài trung bình khoảng 1,2 - 1,8m, chiều rộng bề mặt khoảng 0,1m. Trọng tâm của mỗi trụ có một thanh sắt và trên đầu mỗi trụ có lỗ để xâu dây treo vào giàn và các giàn treo được cấu tạo bởi các thanh gỗ cứng đóng thành giàn hình chữ nhật hay hình vuông với chiều dài mỗi giàn trung bình 6,5- 7,5 m, giàn bé thường có kích cỡ 4-5 m và giàn lớn có chiều dài 9-10 m, chiều cao mỗi giàn khoảng 5-6 m được chôn sâu từ 1 -2 m (vì khu vực nuôi thường có nền đáy bùn). Mỗi giàn được đặt cách mặt nước 0,5 cm lúc triều xuống. Do đó hàu nuôi luôn chìm sâu trong nước. Lồng nhỏ treo từ 32 - 40 trụ xi măng, lồng lớn có thể treo khoảng 200 trụ. Sản lượng nuôi khoảng 2 - 6 tấn hàu nguyên con/giàn. Phương pháp nuôi này phổ biến ở đầm Lăng Cô - Thừa Thiên Huế. Nuôi hàu trong các lồng treo trên giàn Cấu tạo giàn nuôi tương tự như giàn nuôi trên các cọc đúc xi măng. Hàu giống thu từ tự nhiên cho vào các lồng lưới có đường kính miệng lồng và đường kính đáy từ 0,4 – 0,5 m, chiều dài mỗi lồng khoảng 0,4m, kích cỡ mắt lưới 2a = 2 cm. Mỗi một lồng nuôi thả mật độ hàu giống trung bình khoảng 5 kg hàu, kích cỡ giống khoảng 3- 4 cm. Sau thời gian nuôi khoảng 5 tháng đạt năng suất trung bình 15 kg hàu thương phẩm/lồng. Như vậy là bằng phương pháp nuôi này chỉ sau 5 tháng nuôi hàu đạt sinh trưởng tăng gấp 3 lần. Phương pháp nuôi này chủ yếu tập trung từ Thừa Thiên Huế trở vào đến TP Hồ Chí Minh, đặc biệt các vùng nuôi thuộc đầm Lăng Cô. NNVN, 18/04/2008 Kỹ thuật nuôi hàu trong ao đầm Đầm Thị Nại là đầm nước lợ điển hình của hệ sinh thái đầm phá Nam Trung Bộ, với diện tích thuộc loại lớn 5.060 ha với tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong đầm là 1650 ha chiếm 32,6% diện tích đầm, tập trung ở 2 huyện và 8 xã, có 2.060 hộ tham gia lao động nuôi trồng thủy sản với hơn 6.780 lao động, chủ yếu là nuôi tôm. Các giống hàu tại Đầm Thị Nại gồm Hàu đá Saccostrea mordax, Hàu dán Dendostrea paulucciae, Hàu Crassostrea nigromarginata, Hàu răng cưaAlectryonella plicatula, Hàu muỗng Crassostrea sp. Trong đó Hàu muỗng lớn nhanh, đạt cỡ 5-7 con/kg sau 10-12 tháng nuôi, giá bán trên 30.000đồng/kg. Trong điều kiện môi trường ô nhiễm phì dưỡng do nghề nuôi tôm, việc nuôi các đối tượng nhuyễn thể ăn lọc như Hàu sẽ góp làm trong sạch môi trường và tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Sau đây là một số lưu ý kỹ thuật để bà con áp dụng thành công mô hình nuôi hàu. 1. Phương pháp thu hàu giống: Trong nước có nhiều loài được xem là đối thủ cạnh tranh giá thể của hàu, do đó cần biết mùa vụ sinh sản của hàu để thả giá thể, thu được nhiều giống. Nếu chúng ta thả giá thể quá sớm thì ấu trùng các loài sinh vật khác sẽ bám vào, hàu sẽ không còn nơi bám nữa. Ngược lại, nếu chúng ta thả giá thể muộn thì ấu trùng hàu phải tìm các loại giá thể khác trong môi trường tự nhiên để bám và chúng ta sẽ không thu được hàu giống. Mùa giống chính ở đầm Thị Nại là từ tháng 2 đến tháng 5 (tháng Chạp - tháng 3 âm lịch). Có nhiều cách thu giống hàu. Cách thu giống sẽ quyết định cách nuôi thịt sau này. Nên tận dụng vật liệu có sẵn như vỏ hàu, ngói, đá, lốp xe cũ, tôn Fibrôcement. để giảm chi phí đầu tư. Điều cần lưu ý là hàu thích bám vào giá thể có bề mặt nhám và vững chắc. Nếu không thu được hàu giống, ta có thể mua và vận chuyển về để nuôi. Thường vận chuyển hàu theo phương pháp hở, thời gian vận chuyển có thể kéo dài 12- 24 giờ hoặc lâu hơn. 2. Nuôi hàu thương phẩm: Nuôi cọc: Cọc là cây rừng ngập mặn, tre hoặc cọc cement; cắm riêng rẽ với khoảng cách 0,5 mét ở những nơi có giống tự nhiên và tiếp tục nuôi lớn ở đây . Nền đáy cứng để cọc có thể đứng vững. Nếu hàu bám nhiều thì cần san thưa nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng của hàu. Nuôi đáy: Các tảng đá được xếp thành từng cụm với lối đi ở giữa để thu hàu giống. Nên chọn nền đáy cứng để giá thể không bị lún. Phương pháp này đầu tư thấp, năng suất thấp, dễ bị địch hại tấn công hoặc bị vùi lấp và khó thu hoạch. Nuôi giàn: Giống nuôi bè nhưng khung được làm bằng các loại cây rừng ngập mặn, đóng cố định xuống nền đáy. Giá thể có hàu giống bám được treo vào khung và nuôi cho đến khi thu hoạch. Nuôi khay: Ưu điểm là tạo được hàu có hình dáng đẹp bán cho các nhà hàng để ăn sống. Hàu giống được tách ra khỏi giá thể và nuôi trong khay ở dạng rời từng con một (hàu đơn). Khay được đóng bằng gỗ, đáy lót lưới hoặc làm sàn bằng tre, gỗ. Có thể dùng loại rổ nhựa thưa lỗ, trên phủ bằng lớp lưới để làm khay. Các khay nuôi có thể được bố trí theo dạng 1 hoặc nhiều tầng. Nuôi dây: Ưu điểm là nuôi được ở nơi có sóng gió lớn nhằm tận dụng mặt nước và ít bị địch hại tấn công. Các dây nylon với giá thể có hàu bám được treo vào dây nylon lớn gắn với các phao nổi. 2 đầu của sợi dây nylon lớn này được cố định bằng neo hoặc cột vào các cột cố định. Nuôi bè:Giống cách nuôi dây, chi phí cao nhưng năng suất rất cao. Các dây nylon có hàu giống được treo vào bè. Bè được làm bằng gỗ, có phao nổi xung quanh và cũng được cố định bằng neo. Bè có thể được kéo đi nơi khác trong trường hợp khu vực nuôi bị bão hoặc môi trường không còn phù hợp. Trong thực tế có thể kết hợp cách nuôi cho phù hợp; Ở Bình Định phổ biến là nuôi bằng cách rải giống hàu đơn lên nền đáy là cát hoặc cát bùn hoặc kết hợp nuôi giàn, khay. 3. Chăm sóc quản lý: Chủ yếu là làm vệ sinh định kỳ (khoảng 10 ngày/ lần), sửa chữa thiết bị nuôi, san thưa, diệt địch hại như cua, sao biển, ốc và theo dõi các yếu tố môi trường, thời tiết và bảo vệ. 4. Thu hoạch: Khi đạt cỡ thương phẩm, khoảng 10 con/kg, tiến hành thu hoạch hàu vào trước mùa sinh sản, lúc này hàu có tỷ lệ thịt cao và ngon và do tuyến sinh dục phát triển nhất. Để đảm bảo nguồn hàu giống cho vụ nuôi sau, nên chừa lại 10-15% sản lượng hàu để tham gia sinh sản. Ngoài ra, các địa phương nên có biện pháp bảo vệ những bãi hàu bố mẹ tự nhiên một cách hữu hiệu nhằm cung cấp đủ lượng giống cho người nuôi. Những năm qua, kết quả nuôi hàu thuộc chương trình hướng dẫn người nghèo cách làm ăn do Sở Thủy sản thực hiện tại Cồn Chim sau 5 tháng nuôi mang lại rất khả quan: với mô hình Nuôi bãi (đáy) trung bình trên diện tích 1 ha , với số vốn ban đầu khoảng 40 triệu, sau 5 tháng nuôi mang lại số lãi gần 20 triệu; tỉ suất lợi nhuận = 28 -38,5%. Hình thức nuôi giàn, khay ( treo): với diện tích khoảng 300 m2 ; tiền vốn ban đầu là 60 triệu đem lại lãi hơn 12 triệu. Tóm lại, nuôi hàu là một nghề có vốn đầu tư thấp, kỹ thuật nuôi đơn giản, ít tốn công chăm sóc, ít rủi ro, lợi nhuận thu được trên lượng vốn bỏ ra tương đối cao, nên rất phù hợp với người dân sống ở vùng nông thôn. Kết quả cho thấy nuôi hàu trong các ao tôm, góp phần làm sạch môi trường ao nuôi; đồng thời thu họach hàu thương phẩm. Tôm nuôi trong ao có trồng cây ngập mặn, nuôi hàu có tốc độ sinh trưởng nhanh, kích cỡ thu hoạch lớn. Đây là mô hình nuôi vừa tạo sản phẩm, vừa đa dạng đối tượng nuôi cho các vùng nhằm phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn, cải thiện môi trường chất lượng nguồn nước đầm, hạn chế dịch bệnh trong các ao nuôi tôm, cá; góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết lao động nhàn rỗi,qua đó hạn chế xung điện xiếc máy, ổn định an ninh xã hội.
Tài liệu liên quan