Nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng đã rất quen thuộc
với phương pháp nuôi xử lý vi sinh. Vậy sự lựa chọn men vi sinh nào là thích hợp?
Theo thành phần hoặc theo hàm lượng, uy tín của nhà sản xuất, liều dùng mỗi lầ n
và chi phí cả vụ, giá cả và dịch vụ tư vấn, qua kinh nghiệm truyền nhau, sản phẩm
sản xuất trong nước hay là nhập khẩu? Câu trả lời sẽ là tất cả những quan tâm trên
đây.
7 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nuôi tôm bằng vi sinh tiết kiệm mà hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nuôi tôm bằng vi sinh tiết kiệm mà hiệu quả
Nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng đã rất quen thuộc
với phương pháp nuôi xử lý vi sinh. Vậy sự lựa chọn men vi sinh nào là thích hợp?
Theo thành phần hoặc theo hàm lượng, uy tín của nhà sản xuất, liều dùng mỗi lần
và chi phí cả vụ, giá cả và dịch vụ tư vấn, qua kinh nghiệm truyền nhau, sản phẩm
sản xuất trong nước hay là nhập khẩu? Câu trả lời sẽ là tất cả những quan tâm trên
đây.
Hình: Xử lý men vi sinh BZT® trong ao nuôi tôm sú (Nhà Mát – BạcLiêu)
Giữa vô số các loại men vi sinh trên thị trường hiện nay, có lẽ người nuôi nên “tỉnh
táo” để lựa chọn, đừng bị choáng ngợp bởi sản phẩm có đa dạng thành phần ở mức
“số mũ to” hoặc liều sử dụng thấp, ngôn từ hoa mỹ về công dụng sản phẩm hay là
giá cả thấp và chiết khấu cao. Ưu tiên lựa chọn nên là kinh nghiệm truyền nhau, uy
tín của nhà sản xuất / công ty phân phối và trên hết là trải nghiệm thực tế tại chính
ao nuôi của mình.
Thực chất, có nhiều sản phẩm với thành phần và định lượng “khủng” nhưng khi xử
lý tại ao không mấy tác dụng hoặc phải tăng liều gấp hai hoặc ba lần so với hướng
dẫn sử dụng mà kết quả vẫn không như mong đợi. Ngay cả khi đếm đủ định lượng
vi khuẩn thì cũng chưa chắc là sản phẩm sẽ có hiệu quả trong môi trường ao nuôi
thực tế vì phụ thuộc vào khả năng sống và phạm vi hoạt động / kiểm soát của từng
loài / dòng vi sinh, lượng oxy, thông số lý hóa của đất và nước, tỉ lệ chất nền hữu
cơ trong ao. Bí quyết của một sản phẩm men vi sinh tốt sẽ ở kỹ thuật công nghệ
nuôi cấy vi sinh của nhà sản xuất để đảm bảo các dòng vi khuẩn có lợi hoàn toàn tự
nhiên, không biến đổi gien và chất lượng ổn định. Một số dòng vi khuẩn có lợi có
khả năng kiểm soát tốt các thành phần dinh dưỡng trong cột nước để duy trì mật độ
tảo ở mức thích hợp và hạn chế tảo độc phát triển, hoặc để ngăn ngừa các loại vi
khuẩn hại và mầm bệnh tiềm tàng trong ao. Đối với đáy ao có siphon hoặc không
có siphon cũng rất cần những dòng vi khuẩn mạnh để kiểm soát sự tích tụ đáy ao,
hạn chế quá trình yếm khí trong ao, giảm các loại khí độc (NH3, H2S) và hơn thế
nữa là có thể hình thành các protein vi khuẩn và các floc để làm nguồn dinh dưỡng
tự nhiên cho tôm. Vì thế, người nuôi nên sử dụng kết hợp sản phẩm men vi sinh xử
lý đáy và nước để kiểm soát môi trường ao nuôi tốt hơn.
Người nuôi cũng nên lựa chọn các nhà sản xuất có uy tín, chuyên nghiệp và công
nghệ vi sinh tiên tiến. Men vi sinh chính là những vi khuẩn sống nên đòi hỏi quy
mô thiết bị hiện đại để sản xuất được các sản phẩm thực sự chất lượng cao và ổn
định. Ngoài ra, các nhà sản xuất chuyên nghiệp còn có khả năng truy xuất nguồn
gốc mọi thành phần trong sản phẩm từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng cuối
cùng.
Song song với hiệu quả xử lý của sản phẩm, người nuôi tất nhiên sẽ lưu tâm tính
toán đến liều lượng xử lý và chi phí toàn bộ vụ nuôi. Mỗi đợt xử lý đều phải tăng
liều và/ hoặc thời gian xử lý định kỳ ngắn ngày hơn thì sản phẩm giá rẻ sẽ trở
thành quá đắt khi tính trên cả vụ nuôi, chưa nói đến rủi ro nếu môi trường nuôi
không được xử lý kịp thời ảnh hưởng đến tỉ lệ sống và chất lượng tôm nuôi.
Khi đã chọn được một sản phẩm vi sinh tốt, người nuôi cũng cần quan tâm đến
cách dùng sản phẩm: tính toán liều chính xác, định kỳ xử lý hoặc chia liều định kỳ
nhỏ lại hoặc tăng liều tùy theo điều kiện thông số môi trường và quy trình cho ăn.
Thường xuyên theo dõi khay thức ăn và kiểm tra bùn đáy ao để xử lý liều vi sinh
thích hợp. Môi trường đáy ao biến động xấu, tôm sẽ ăn nhiều thức ăn trong khay,
nên người nuôi có thể cho ăn nhiều hơn hoặc tăng cữ ăn sẽ làm môi trường tệ hơn,
khi đó phải tăng liều vi sinh thì sẽ tốn chi phí hơn và lãng phí thức ăn. Cũng sẽ rất
mất thời gian và lãng phí khi dùng liều vi sinh quá cao có thể gây sụp tảo, mất cân
bằng môi trường gây căng thẳng cho thủy sản nuôi. Ở các ngày nhiệt độ cao hoặc
mưa liên tục thì cần điều chỉnh tăng liều vi sinh thích hợp để tảo không phát triển
quá dày.
Không sử dụng vi sinh cùng lúc với hóa chất và kháng sinh, vì hóa chất và kháng
sinh sẽ làm chết hoặc làm mất tác dụng của vi sinh. Nếu đã sử dụng hóa chất và
kháng sinh trong ao thì khoảng 2 – 3 ngày sau nên sử dụng vi sinh để khôi phục lại
hệ vi sinh vật có lợi trong ao để cải thiện chất lượng nước và đáy ao.
Đa phần các sản phẩm vi sinh ở dạng bột, người nuôi nên cân trọng lượng liều phù
hợp với đối tượng nuôi, mật độ và diện tích / thể tích ao nuôi. Cách sử dụng men vi
sinh dạng bột là nên cho vào chậu một ít nước trước khi đổ sản phẩm vào để hạn
chế bị gió tạt, khuấy đều và tạt khắp ao.
Thời gian xử lý vi sinh tốt nhất là lúc trời nắng và khi môi trường trong ao đã đủ
lượng oxy hòa tan để các dòng vi khuẩn nhanh chóng được khởi động và nhân
rộng sinh khối.
Có một quan niệm nên thay đổi về cách sử dụng men vi sinh là việc không sử dụng
trước khi thả giống và sau khi thu hoạch, sử dụng loại men chất lượng trung bình,
cắt giảm liều ở giai đoạn nuôi đầu vụ thì đều không thích hợp.
Môi trường ao nuôi trước khi thả giống đã được cải tạo và diệt khuẩn kỹ nên rất
cần liều vi sinh mầm đầu tiên để nhân rộng sinh khối vi khuẩn có lợi đủ để lấn át vi
khuẩn có hại và mầm bệnh tiềm tàng trong ao, đồng thời duy trì sử dụng vi sinh
trong suốt quá trình nuôi để tạo môi trường thuận lợi nhất cho tôm phát triển. Mặt
khác, sau khi thu hoạch, ao nuôi còn lại rất nhiều các chất thải, cặn bã, phân tôm,
xác tảo, bùn đen, mùi hôi thối, cho nên cần sử dụng vi sinh để xử lý nước và
đáy ao trước khi xả thải ra môi trường nhằm duy trì cho ao nuôi / vùng nuôi an
toàn sinh học và bền vững ở các vụ tiếp theo.
Nên lưu ý rằng chi phí xử lý sự cố / rủi ro biến động môi trường hoặc phục hồi môi
trường thì rất tốn kém, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tỉ lệ sống của tôm hoặc
thủy sản nuôi. Men vi sinh không phải là liều thuốc tiên, nên không thể khi nào có
sự cố môi trường thì mới sử dụng. Cần định kỳ xử lý vi sinh để duy trì một mật độ
vi khuẩn thích hợp nhằm kiểm soát sinh học môi trường nước và đáy ao, ổn định
các điều kiện mong muốn trong môi trường nuôi trồng, ngăn ngừa và lấn át các
loài vi khuẩn gây bệnh, tảo độc và mầm bệnh tiềm tàng trong ao. Người nuôi nên
áp dụng quy trình xử lý vi sinh trước, trong và sau mỗi vụ nuôi.
Men vi sinh nên được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực
tiếp, nóng và nơi ẩm thấp. Nếu sử dụng không hết gói thì gói kín phần còn lại, cần
tránh ẩm để không bị đóng vón.
Tóm lại, chọn một loại men vi sinh tốt sử dụng đúng cách kết hợp trong quy trình
nuôi an toàn sinh học sẽ giúp người nuôi quản lý và theo dõi môi trường nuôi
thuận lợi hơn và đảm bảo an toàn sức khỏe cho tôm và thủy sản nuôi khác.