Nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ở Quảng Nam trong nhiều năm qua đã khai
thác được tiềm năng, lợi thế vốn có của địa phương. Tuy nhiên, do người dân
chủ yếu thả nuôi tự phát, chưa được quy hoạch, thiếu kiểm soát quá trình thả
nuôi nên đã gây ra nhiều hệ lụy.
5 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát nhiều hệ lụy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nuôi Tôm Thẻ Chân
Trắng Trên Cát Nhiều Hệ
Lụy
Nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ở Quảng Nam trong nhiều năm qua đã khai
thác được tiềm năng, lợi thế vốn có của địa phương. Tuy nhiên, do người dân
chủ yếu thả nuôi tự phát, chưa được quy hoạch, thiếu kiểm soát quá trình thả
nuôi nên đã gây ra nhiều hệ lụy.
Nuôi tôm trên cát đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều người dân.
Do không đầu tư hệ thống xử lý nước thải, nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đã
gây ô nhiễm tại nhiều vùng nuôi.
Mở rộng diện tích
Những năm qua, trong khi tại nhiều địa phương ven biển của tỉnh nuôi tôm
thẻ chân trắng tại vùng triều áp dụng 2 vụ/năm thì nuôi tôm thẻ chân trắng
trên cát lại được tiến hành quanh năm (3 - 4 vụ/năm). Nhờ thâm canh và đầu
tư đồng bộ hệ thống ao nuôi, nghề này mang lại lợi nhuận lớn hơn so với nuôi
tôm trên vùng triều. Hiện ở các địa phương, người dân đang tiếp tục mở rộng
diện tích nuôi tôm trên cát. Theo thống kê, diện tích thả nuôi tôm thẻ chân
trắng trên cát tại huyện Thăng Bình là 80 ha. Tuy nhiên đây chưa phải là con
số cuối cùng, bởi vào thời điểm này, ngoài việc mở rộng diện tích thả nuôi
của người dân địa phương, nhiều hộ dân từ các tỉnh lân cận mà nhiều nhất là
Quảng Ngãi cũng đến thuê lại diện tích của người dân trong vùng và đầu tư
thả nuôi.
Nuôi tôm trên cát ven biển tại Quảng Nam bắt đầu từ năm 2005. Lúc này,
diện tích thả nuôi là 5,5 ha với đối tượng nuôi là tôm sú không đem lại hiệu
quả kinh tế cao bởi năng suất đạt thấp. Năm 2007, nuôi tôm thẻ chân trắng
trên cát bắt đầu du nhập vào Quảng Nam. Hiện tại, diện tích thả nuôi này trên
địa bàn tỉnh là 300 ha, tập trung chủ yếu tại huyện Núi Thành (212 ha) và
huyện Thăng Bình (80 ha). Theo tìm hiểu của chúng tôi, nuôi tôm thẻ chân
trắng trên cát đem lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết nhiều việc làm cho lao
động, tuy nhiên việc thả nuôi không đúng quy hoạch cũng phát sinh nhiều hệ
lụy.
Trước khi UBND tỉnh có Quyết định 1514/ QĐ-UBND (ngày 11.5.2009) cho
phép các xã ven biển huyện Thăng Bình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát tạm
thời với tổng diện tích là 52 ha (Bình Nam 5 ha, Bình Hải 47 ha) trong thời
hạn 3 năm, nhiều người dân đã tự tiện thuê máy, đào ao nuôi tôm trái phép.
Trong khi chính quyền địa phương chưa quyết liệt ngăn chặn thì nhiều diện
tích rừng phòng hộ ven biển bị triệt hạ. Hệ lụy là việc xói lở bờ biển xảy ra
càng nghiêm trọng ở khu vực này.
Ô nhiễm nguồn nước
Hiện tượng nhiễm mặn đã xuất hiện phổ biến và gây rất nhiều trở ngại trong
sinh hoạt của người dân tại các khu vực nuôi tôm thẻ trên cát trên địa bàn
tỉnh. Nhiều hộ dân tại các thôn của xã Bình Hải cho rằng nguồn nước ngầm ở
địa phương đang bị cạn kiệt, người dân thiếu nước ngọt sinh hoạt do nguồn
nước xung quanh đã bị nhiễm mặn và ô nhiễm nghiêm trọng. Theo tìm hiểu
của chúng tôi, do việc nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát trên địa bàn tỉnh chưa
được quy hoạch cụ thể (huyện Núi Thành và Duy Xuyên) hoặc do quản lý
kém của chính quyền địa phương sau khi có quy hoạch tạm thời (huyện
Thăng Bình) nên việc nuôi tôm tràn lan, không có hệ thống nước thải cho
từng cụm vùng đã khiến cho nước mặn và đặc biệt là chất thải gây ô nhiễm
thấm sâu vào các khu dân cư gây nên hiện tượng nước sinh hoạt bị ô nhiễm
không thể dùng được. “Việc xả nước thải sau khi nuôi tôm tùy tiện vào các
khu dân cư đã ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân. Nguy
hiểm hơn, từ hỗn hợp các hóa chất nuôi tôm chưa qua xử lý, nguồn nước sinh
hoạt của người dân đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Với lực lượng mỏng của địa
phương, chúng tôi khó kiểm soát quá trình thả nuôi của người dân” - ông Hồ
Thanh Tư, Chủ tịch UBND xã Bình Hải cho biết.
Trong khi tại huyện Thăng Bình, các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát xả
nước thải vào khu vực sinh hoạt của người dân thì ở huyện Núi Thành, các hộ
nuôi lại thải nguồn nước ô nhiễm trực tiếp vào các vùng triều thuộc hệ thống
sông Trường Giang. Lâu nay, dịch bệnh trên tôm nuôi do nguồn nước tại các
vùng triều trên địa bàn huyện Núi Thành ô nhiễm thường xuyên xảy ra. Ông
Ngô Tấn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Chi cục trưởng, Chi cục Nuôi
trồng thủy sản Quảng Nam cho biết, điều cần thiết là phải quản lý chặt chẽ
đối với các diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát tại các địa phương ven
biển. Cần kiên quyết xử lý, giải tỏa các ao nuôi trong khu dân cư, nuôi trái
phép ngoài vùng quy hoạch, nuôi không đảm bảo các quy định như không có
hệ thống xử lý nước thải, xả nước thải không qua xử lý ra bên ngoài.
Theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội, Quảng Nam luôn chú trọng phát
triển bền vững. Để giảm bớt những tác động xấu, những nguy hại không cần
thiết, thiết nghĩ đã đến lúc cần có quy hoạch, định hướng và các giải pháp sát
sườn cho mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát vốn chiếm diện tích không
ít trên địa bàn tỉnh.