Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: cùng với ô nhiễm nguồn
nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai cũng là vấn đề đáng báo động hiện nay,
đặc biệt trong việc sử dụng nông dược và phân hoá học. Ô nhiễm đất không những
ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản, mà còn thông qua
lương thực, rau quả. ảnh hưởng gián tiếp tới sức khoẻ con người và động vật.
Đất, nước và không khí là những điều kiện cơ bản cho sự sinh tồn của con người,
những hiệu ứng phụ của khoa học công nghệ hiện đại đã hạn chế lớn tới sự phát triển
lành mạnh của xã hội loài người, nếu chúng ta không có biện pháp từ hôm nay, chúng
ta sẽ bị ảnh hưởng lớn trên những mảnh đất ô nhiễm ấy.
10 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2154 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 1
Lời nói đầu
Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm đất nói riêng là những vấn đề cấp bách
hiện nay, trong đó ô nhiễm đất ở đồng bằng sông Cửu Long là một ví dụ cụ thể. Để
có thể giải quyết, xây dựng được những biện pháp ngăn ngừa và khắc phục đòi hỏi
thời gian và nhân lực, công nghệ. Dưới góc độ là sinh viên năm thứ ba ngành quản
lý môi trường, nhóm III lớp DH06QM đã tiến hành nghiên cứu và tìm ra những
nguyên nhân chủ yếu cũng như hiện trạng môi trường đất đồng bằng sông Cửu
Long và đề xuất những biện pháp hữu hiệu nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng
môi trường của vùng đồng bằng. Nhóm chú trọng tới hiện trạng môi trường của
vùng và cố gắng phân tích, trình bày, trong quá trình thực hiện có sử dụng giáo
trình và các tài liệu tham khảo của các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường và
lĩnh vực khác. Quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong
được sự góp ý của giảng viên môn học.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10/10/2008
Nhóm III –Lớp DH06QM
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 2
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề:
Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: cùng với ô nhiễm nguồn
nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai cũng là vấn đề đáng báo động hiện nay,
đặc biệt trong việc sử dụng nông dược và phân hoá học. Ô nhiễm đất không những
ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản, mà còn thông qua
lương thực, rau quả... ảnh hưởng gián tiếp tới sức khoẻ con người và động vật.
Đất, nước và không khí là những điều kiện cơ bản cho sự sinh tồn của con người,
những hiệu ứng phụ của khoa học công nghệ hiện đại đã hạn chế lớn tới sự phát triển
lành mạnh của xã hội loài người, nếu chúng ta không có biện pháp từ hôm nay, chúng
ta sẽ bị ảnh hưởng lớn trên những mảnh đất ô nhiễm ấy.
Trong tự nhiên, môi trường đất có vai trò như một hệ sinh thái hoàn chỉnh. Nhưng
hiện tại, môi trường đất ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung
đang bị đe dọa bởi các yếu tố ô nhiễm do tích lũy những chất độc qua các mùa vụ và
những hoạt động khác của con người.
II.Ý nghĩa của đề tài:
Tổng quan về tình hình sử dụng đất tại đồng bằng sông Cửu Long.
Nắm vững kiến thức về ô nhiễm đất và các tác nhân gây ô nhiễm môi trường
đất tại đồng bằng sông Cửu Long cũng như trong cả nước.
Đề xuất những phương pháp khắc phục để bảo vệ và nâng cao chất lượng môi
trường đất tại đồng bằng sông Cửu Long.
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 3
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN ĐẤT VIỆT NAM
VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
II.1. Đất:
II.1.1. Khái niệm:
Đất là một vật thể tự nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả của quá trình hoạt
động tổng hợp của năm yếu tố hình thành đất bao gồm:
Đá mẹ: sự hình thành đất là một quá trình phức tạp, biến đổi bởi nhiều yếu tố.
Đá là nền móng của đất. Do đá bị phá hủy vỡ vụn nên thành phần khoáng của
đất chiếm tới 95% trọng lượng khô. Nếu đá chứa nhiều cát thì đất sẽ nhiều cát,
đá nhiều Kali thì đất giàu Kali…
Sinh vật: chưa có sinh vật thì đá chưa tạo thành đất, trong đó có vai trò đặc biệt
quan trọng của vi sinh vật, phân hủy xác bã động thực vật tạo thành chất mùn
hữu cơ, tạo nên độ phì cho đất. Trong mỗi gam đất có từ hàng trăm triệu đến
hàng tỉ vi sinh vật các loại. Chúng tích lũy một lượng lớn các nguyên tố dinh
dưỡng hòa tan trong quá trình phong hóa, đặc biệt là đưa vào đất Nitơ phân tử
(N2) từ không khí ở dạng chất hữu cơ chứa Nitơ của bản thân chúng. Bên cạnh
đó, trong mỗi gam đất cũng có hàng trăm ngàn động vật nguyên sinh và động
vật không xương sống khác tồn tại.
Khí hậu, địa hình, đặc biệt là trị số nhiệt ẩm, ảnh hưởng lớn đến sự hình thành
đất, tác động tới sinh vật và sự phá hủy của đá. Còn địa hình đóng vai trò tái
phân phối lại những năng lượng mà thiên nhiên cung cấp cho mặt đất. Cùng ở
một nhiệt độ nghĩa là được một lượng nhiệt mặt trời cho như nhau nhưng ở địa
hình cao thì lạnh và ở địa hình gần với mặt đất thì nóng..
Thời gian: thời gian là một yếu tố đặc biệt. Mọi yếu tố ngoại cảnh tác động,
mọi quá trình diễn ra trong đất đều đòi hỏi một thời gian nhất định.
Con người: vai trò của con người khác hẳn các yếu tố kể trên. Qua hoạt động
sống, nhờ các thành tựu khoa học kỹ thuật mà con người tác động vào thiên
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 4
nhiên và đất đai một cách mạnh mẽ. Tác động này có thể là tích cực, phù hợp
với quy luật tự nhiên, đem lại lợi ích cho con người như tưới nước, thủy lợi,
tiêu nước hay bón phân cải tạo đất xấu và trồng rừng cho vùng đồi trọc. Hoặc
tiêu cực như làm ô nhiễm đất bởi các chất độc hóa học, phá rừng gây xói mòn
đất…
II.1.2. Thành phần và cấu trúc, tính chất đất:
Các loại đất dao động trong khoảng rộng về thành phần và cấu trúc theo từng khu
vực. Các thành phần khoáng chất và các chất hữu cơ xác định cấu trúc, các tính chất
khác của đất.
Các thành phần chính của đất là chất khoáng, nước, không khí, chất mùn và các
loại sinh vật từ vi sinh vật cho tới côn trùng, giun đất….Thành phần khoáng của đất
bao gồm ba loại chính là khoáng vô cơ, khoáng hữu cơ và chất hữu cơ.
Khoáng vô cơ là các khoáng vật hoặc đá vỡ vụn đã, đang bị phân hủy thành các
khoáng vật thứ sinh.
Khoáng hữu cơ chủ yếu là muối humat do chất hữu cơ sau khi phân hủy tạo
thành.
Chất hữu cơ là xác của động thực vật bị phân hủy do các vi sinh vật có trong
đất.
Ngoài ba thành phần chính trên, trong đất còn có nước, không khí, các sinh vật,
hạt keo đất tác động tương hỗ với nhau tạo thành một hệ thống tương tác các vòng
tuần hoàn của các nguyên tố dinh dưỡng như Nitơ, Photpho…
Các nguyên tố hóa học trong đất tồn tại dưới dạng hợp chất vô cơ, hữu cơ có hàm
lượng biến động và phụ thuộc vào quá trình hình thành đất. Thành phần hóa học của
đất và đá mẹ ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Sau đó, thành phần hóa học của đất phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của đất,
các quá trình hóa, sinh, lý trong đất và tác động của con người.
Nước, không khí cũng là thành phần của phần lớn các loại đất. Không khí nằm
trong các khoảng không gian rỗng giữa các hạt đất, nước nằm trong các khoản rỗng
cũng như bề mặt hạt đất đã chiếm khoảng một nửa thể tích của đất. Cả hai đều đóng
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 5
vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng của thực vật và các loại hình sự sống khác
trong thiết diện đứng của đất trong một hệ sinh thái cụ thể.
II.2. Tài nguyên đất Việt Nam:
II.2.1. Tình hình sử dụng đất:
Lãnh thổ Việt Nam có diện tích tự nhiên phần đất liền khoảng 33 triệu ha, trong
đó khoảng 2/3 thuộc về miền núi và trung du, phần còn lại là đồng bằng châu thổ.
Diện tích sông suối và núi đá khoảng 1.370.100ha (chiếm khoảng 4,16% diện tích đất
tự nhiên), phần đất liền khoảng 31,2 triệu ha. Diện tích đất tự nhiên của Việt Nam
đứng hàng thứ 58 trên thế giới nhưng vì dân số đông (85 triệu người, thống kê năm
2007) nên trung bình đất theo đầu người thấp, chỉ khoảng 0,1 ha/người, xếp thứ 159
và bằng 1/6 bình quân của thế giới - thuộc loại quốc gia nghèo tài nguyên đất. Diện
tích đất canh tác vốn đã thấp nhưng lại giảm theo thời gian do sức ép tăng dân số, đô
thị hoá, công nghiệp hoá và chuyển đổi mục đích sử dụng. Diện tích đất đã sử dụng
theo các mục đích khác nhau và chưa sử dụng được trình bày dưới đây.
Nghìn ha Tổng diện tích Đất đã giao và cho thuê
Cả nước 33121,2 23763,8
Đất nông nghiệp 24696
21262,7
Đất lâm nghiệp 14514,2
11210
Đất nuôi trồng thuỷ sản 715,1
704,3
Đất làm muối 14,1 13,2
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 6
Đất phi nông nghiệp 3309,1 1390,5
Đất ở
611,9
606
Đất chuyên dùng
1433,5
509,4
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
12,9
12,7
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
97,2 81,8
Đất sông suối và mặt nước 1150,3
177,9
Đất phi nông nghiệp khác
3,4
2,8
Đất chưa sử dụng
5116
1110,5
Bảng 1. Hiện trạng đất ở Việt Nam năm 2007
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 01/01/2007)
Đất ở Việt Nam rất đa dạng về loại và phong phú về khả năng sử dụng, bao gồm
31 loại và 13 nhóm. Riêng ở khu vực miền núi với diện tích gần 25 triệu ha đã có 6
nhóm và 13 loại đất. Phụ thuộc vào địa hình và điều kiện tự nhiên cụ thể của từng
vùng, miền mà đất có tại đó có những đặc điểm riêng biệt.
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 7
II.2.2. Phân loại và đặc điểm của từng loại đất:
Tùy vào từng vùng, từng khu vực mà có những loại đất khác nhau.
Nhóm đất mùn thô trên núi cao: Trên đỉnh các dãy núi cao, khí hậu lạnh có
tính chất của mùa đông ôn đới, các quá trình biến đổi sinh học diễn ra chậm,
chất hữu cơ không phân phủy triệt để nên đã hình thành nhóm đất mùn trên núi
cao. Đất này có tầng mỏng lẫn nhiều đá vụn nguyên sinh, trên bề mặt chỉ là
một lớp bùn thô thường có màu đen hoặc màu xám. Nhóm đất này cần được sử
dụng để phát triển rừng, tạo nguồn sinh thùy tốt cho những vùng đất thấp.
Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Từ độ cao 2000m trở xuống đến 900m là
nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi. Với điều kiện khí hậu lạnh giá, lại ở địa hình
cao, dốc, nên nơi nào không còn rừng, đất thường bị xói mòn mạnh. Loại đất
này có phản ứng chua vừa đến chua ít, lượng mùn khá nhưng nghèo lân tổng số
và dễ tiêu.
Nhóm đất đỏ vàng – feralít: Từ độ cao 900m đến vùng thấp 25m là nhóm đất
đỏ vàng feralit. Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất, khoảng gần 20 triệu ha,
được hình thành trên nhiều loại đá mẹ, phân bố rộng khắp các tỉnh trung du và
miền núi cả nước. Trong nhóm này có đất đỏ badan là loại đất tốt nhất ở nước
ta, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên, Đồng Nai và rải rác ở một số tỉnh
miền Trung. Đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cà phê, cao
su và chè.
Nhóm đất phù sa: Ở vùng đồng bằng châu thổ có nhóm đất phù sa được hình
thành do các con sông chuyển tải bồi đắp. Nước ta có hai đồng bằng lớn là
Đồng bằng sông Hồng khoảng 1,4 triệu ha và Đồng bằng sông Cửu Long,
khoảng 4 triệu ha, được hình thành do hoạt động của sông Hồng ở miền Bắc và
sông Cửu Long ở miền Nam; các con sông này chuyển tải các sản phẩm rửa
trôi từ thượng nguồn xuống bồi đắp dần. Về bản chất thổ nhưỡng, đất phù sa
mang đặc tính xếp lớp, thành phần cơ giới nặng, hàm lượng mùn và N, P, K
thuộc loại khá. Đất phù sa thuộc loại đất có độ phì nhiêu tự nhiên cao, thích
hợp với lúa, rau màu và nhiều loại cây trồng khác.
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 8
Nhóm đất mặn: Dọc theo bờ biển có các nhóm đất mặn, khoảng 1 triệu ha;
nhóm đất cát biển, khoảng 500.000ha và nhóm đất phèn, khoảng 2 triệu ha. Các
nhóm đất này thường chứa các yếu tố hạn chế đối với cây trồng như hàm lượng
muối cao, nghèo dinh dưỡng và chua, đòi hỏi người sử dụng phải hiểu biết sâu
về bản chất đất để cải tạo thì mới sử dụng có hiệu quả. Ngoài ra, còn có nhiều
nhóm đất khác với diện tích không lớn và phân bố rải rác khắp mọi vùng của
đất nước.
Nhóm đất phèn: Đất phèn là một loại hình đặc biệt tập trung chủ yếu ở Đồng
bằng sông Cửu Long, những nơi khác có rất ít nên nhiều người dân ở khu vực
phía Bắc hầu như không biết.
Nhóm đất cát biển: Dọc bờ biển miền Trung có một dải đất đặc biệt về mặt thổ
nhưỡng: dải đất cát ven biển. Đây là một loại đất nghèo, "cùng họ" với nhóm
đất bạc màu. Đất cát biển có diện tích khoảng 538.430ha và được hình thành do
quá trình phong hoá tại chỗ của trầm tích biển cũ hoặc trên đá mẹ giàu silíc (cát
kết, liparít, granít,...) và bị cuốn trôi từ sản phẩm phong hoá của các vùng núi
lân cận, mà ở miền Trung là dãy Trường Sơn.
Đánh giá chung về tài nguyên đất Việt Nam thấy rằng, đất Việt Nam phong phú
và đa dạng. Do ở trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa nên đất trồng được nhiều loại cây,
một số nơi có thể trồng thêm nhiều vụ. Cũng do khí hậu nhiệt đới ẩm mà đất dễ bị xói
mòn, mùn trong đất dễ bị khoáng hóa, các chất dinh dưỡng dễ bị hòa tan và rửa trôi
nhanh nên đất thoái hóa nhanh, khiến cho đất xấu nhiều hơn đất tốt.
Tài nguyên đất Việt Nam (đất rừng và đất nông nghiệp) là rất có hạn, vì vậy
những năm gần đây vấn đề khai thác sử dụng cải tạo và bảo vệ đất đã trở thành vấn đề
quan tâm lớn, vấn đề chiến lược trong hoàn cảnh thế giới thiếu hụt về lương thực và
sự gia tăng dân số nhanh chóng như hiện nay. Do quá trình đô thị hóa và sự phát triển
của nền kinh tế thị trường, những vùng đất màu mỡ và tốt nhất trở thành nơi có mật độ
dân số cao và tốc độ xây dựng nhà ở lớn, kéo theo đó là những vấn đề nan giải cho bài
toán phát triển cân đối giữa kinh tế - xã hội và môi trường.
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 9
II.3.Tổng quan đồng bằng sông Cửu Long:
II.3.1. Lịch sử hình thành đồng bằng:
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được tạo ra bởi phù sa sông Cửu Long ít
nhất là từ 6000 năm trước đây. Con người định cư ở đồng bằng sông Cửu Long từ lâu
đời, bắt đầu được biết đến từ thời Phù Nam cách đây khoảng hai ngàn năm qua di chỉ
Óc Eo ở Long Xuyên và Kiên Giang. Từ những năm đầu khẩn hoang, khai thác
ĐBSCL, lưu dân đã biến đất rừng thiên nhiên giữa các sông rạch thành đất định cư và
canh tác. Với vùng đất phì nhiêu, màu mỡ ở đây, đân số lần lần tăng nhanh kéo theo
sự nới rộng đất ruộng canh tác. Dân phát triển định cư lấn rừng tràm, vùng nước ngập
(wetlands). Trong lịch sử phát triển thì đa số thành phố gần sông và từ đó đến nay phát
triển ra các vùng khác còn hoang sơ.
Vào những năm cuối thế kỷ 19, miền Nam còn nhiều rừng rậm, dân cư vẫn còn
thưa thớt. Các thú vật như hổ, bò tót, nai... còn nhiều và hiện diện từ Đồng Nai, Gia
Định đến Sóc Trăng, Bạc Liêu. Đến nay đã hình thành một vùng đồng bằng rộng lớn
và trù phú, tạo nên vựa lúa của cả nước.
II.3.2. Vị trí địa lý:
ĐBSCL có vị trí như một bán đảo với 3 mặt Đông, Nam và Tây Nam giáp biển
(có đường bở biển dài 700km), phía Tây có đường biên giới giáp với Campuchia và
phía Bắc giáp với vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế lớn nhất của Việt Nam
hiện nay. ĐBSCL nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh
rạch phân bố rất dày thuận lợi cho giao thông thủy vào bậc nhất ở nước ta.
II.3.3. Điều kiện tự nhiên:
Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện
tích tự nhiên là 4.060.400 ha (khoảng 12 % diện tích Việt Nam), có bờ biển từ Đông
sang Tây dài trên 740 km với hải phận trên biển 360.000 km2. Vùng Đồng bằng sông
Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua
những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành
những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình
Ô nhiễm đất đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm III lớp DH06QM Page 10
thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng
cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp
Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau.
Dưới những ảnh hưởng của môi trường biển và nước lợ, thực vật rừng ngập mặn
dày đặc đã bao phủ toàn vùng này, chủ yếu là những cây đước và mắm. Những thực
vật chịu mặn này đã tạo thuận lợi cho việc giữ lại các vật liệu lắng tụ, làm giảm sự xói
mòn do nước hoặc gió, và cung cấp sinh khối cho trầm tích châu thổ, và rồi những
đầm lầy biển được hình thành. Tại vùng này, cách đây 5.500 năm trước công nguyên,
trầm tích lắng tụ theo chiều dọc dưới điều kiện mực nước biển dâng cao đã hình thành
những cánh đồng rộng lớn mang vật liệu sét. Sự lắng tụ kéo dài của các vật liệu trầm
tích bên dưới những cánh rừng Đước dày đặc đã tích lũy dần để hình thành một địa
tầng chứa nhiều vật liệu sinh phèn.
Mực nước biển dâng cao, bao phủ cả vùng như thế hầu như hơi không ổn định và
bắt đầu có sự giảm xuống cách đây vào khoảng 5.000 năm. Sự hạ thấp mực nước biển
dẫn đến việc hình thành một mực nước biển mới, sau mỗi giai đoạn như thế thì có một
bờ biển mới được hình thành, và cuối cùng hình thành nên những vạt cồn cát chạy
song song với bờ biển hiện tại mà người ta thấy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Một cồn cát chia cắt vùng Đồng Tháp Mười và vùng trầm tích phù sa được xác định
bằng C14 cho thấy có tuổi tuyệt đối vào khoảng 4.500 năm.
Sự hạ dần của mực nước kèm theo những thay đổi về môi trường trong vùng đầm
lầy biển, mà ở đây những thực vật chịu mặn mọc dầy đặc được thay thế bởi những loài
thực vật khác của môi trường nước ngọt như tràm và những loài thực thực vật hoang
dại khác . Sự ổn định của mực nước biển dẫn đến một sự bồi lắng trầm tích ven biển
khá nhanh với vật liệu sinh phèn thấp hơn.
Sự tham gia của sông Cửu Long đóng vai trò rất quan trọng trong suốt quá trình
hình thành vùng châu thổ. Lượng nước trung bình hàng năm của sông này cung cấp
vào khoảng 4.000 tỷ m³ nước và vào khoảng 100 triệu tấn vật liệu phù sa, những mảnh
vỡ bị bào mòn từ lưu vực sông, mặc dù một phần có thể dừng lại tạm thời dọc theo
hướng chảy, cuối cùng được mang đến cửa sông và được lắng tụ như một châu thổ.