Ô nhiễm không khí - "kẻ giết người thầm lặng"

Ô nhiễm không khí - được mệnh danh "kẻ giết người thầm lặng" đang ở mức báo động tại TP.HCM - là tác nhân gây ra nhiều loại bệnh như ung thư, bạch cầu. Như hàng triệu người khác, chị Hoa (phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM) nói hàng chục năm qua chị chưa bao giờ dám rời khẩu trang mỗi khi ra đường vì. bụi quá nhiều. Kết quả quan trắc liên tục của Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM suốt tám năm qua ở TP.HCM cũng cho thấy bụi là chỉ tiêu ô nhiễm nghiêm trọng nhất. Cơ quan này cho biết thêm trong chuỗi số liệu cả năm 2007 đo đạc về bụi tổng cộng ở sáu trạm quan trắc chất lượng không khí, có ít nhất 81% giá trị đo đạc vượt tiêu chuẩn cho phép, mức vượt thấp nhất khoảng 1,5 lần và cao nhất gần ba lần.

doc40 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1737 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ô nhiễm không khí - "kẻ giết người thầm lặng", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ô nhiễm không khí - "kẻ giết người thầm lặng"  Cập nhật: 10:25 AM, 26/03/2008 Mù mịt khói bụi trên xa lộ Hà Nội (ảnh chụp đoạn Q.2, TP.HCM chiều 24.3). Ô nhiễm không khí - được mệnh danh "kẻ giết người thầm lặng" đang ở mức báo động tại TP.HCM - là tác nhân gây ra nhiều loại bệnh như ung thư, bạch cầu... Như hàng triệu người khác, chị Hoa (phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM) nói hàng chục năm qua chị chưa bao giờ dám rời khẩu trang mỗi khi ra đường vì... bụi quá nhiều. Kết quả quan trắc liên tục của Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM suốt tám năm qua ở TP.HCM cũng cho thấy bụi là chỉ tiêu ô nhiễm nghiêm trọng nhất. Cơ quan này cho biết thêm trong chuỗi số liệu cả năm 2007 đo đạc về bụi tổng cộng ở sáu trạm quan trắc chất lượng không khí, có ít nhất 81% giá trị đo đạc vượt tiêu chuẩn cho phép, mức vượt thấp nhất khoảng 1,5 lần và cao nhất gần ba lần. Ô nhiễm bụi rất nghiêm trọng PGS.TS Nguyễn Đinh Tuấn - chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường TP - cho biết khu vực ngã tư An Sương là điểm ô nhiễm bụi nhiều nhất. Đứng thứ hai trong "bảng phong thần" là ngã tư Đinh Tiên Hoàng và Điện Biên Phủ, khu vực nằm sát trung tâm TP.HCM. Những khu vực tập trung mật độ giao thông cao, các ngõ TP.HCM hay nơi có nhiều hoạt động công nghiệp..., ô nhiễm không khí nói chung và ô nhiễm bụi nói riêng cũng ở mức rất quan ngại. Kết quả quan trắc năm 2007 của Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM cho thấy nồng độ benzen dao động với mức thấp nhất 8,2 microgam/m3 và cao nhất 136,9 microgam/m3, trong khi tiêu chuẩn cho phép không được vượt quá 22 microgam/m3 (mức trung bình giờ) và 10 microgam/m3 (mức trung bình năm).  TS Tô Thị Hiền - khoa môi trường Đại học Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho biết 11 loại hợp chất hữu cơ thơm đa vòng - viết tắt là PAHs - có từ 4-6 vòng thơm được phát hiện trong thành phần bụi không khí ở một số vị trí tại TP.HCM. Hiện đã có những bằng chứng khoa học cho thấy chúng là tác nhân gây ung thư và biến đổi gen, cũng như một số loại bệnh tật khác ở con người. Nguồn gốc chủ yếu của PAHs có trong bụi gây ô nhiễm ở TP.HCM là khói thải từ xe cộ sử dụng nhiên liệu xăng và dầu. Đó là những muội cacbon có kích thước rất nhỏ (0,01 - 0,08 micromet). Sau khi thải vào không khí, chúng nhanh chóng kết hợp thành những hạt bụi có kích thước lớn hơn. Nhưng đáng lo ngại hơn cả là các hợp chất hữu cơ độc hại có độc tính cao đều tập trung chủ yếu trong bụi mịn (kích thước nhỏ hơn 2,5 micromet) - loại bụi dễ dàng xâm nhập cơ thể con người qua đường hô hấp và có khả năng tồn tại lâu, phát tán rất xa trong môi trường. "Mức độ nguy hại của các hợp chất hữu cơ thơm đa vòng, đặc biệt là các hạt bụi mịn, đến cộng đồng dân cư sinh sống quanh các tuyến đường giao thông cũng như nhóm người thường xuyên qua lại là rất nghiêm trọng" - TS Hiền cảnh báo. Bà còn nhấn mạnh quá trình tiếp xúc lâu dài, hít thở bụi có chứa các hợp chất hữu cơ thơm đa vòng đã được tìm thấy trong thành phần bụi ô nhiễm ở thành phố rất dễ dẫn đến những căn bệnh ung thư và các bệnh đường hô hấp ở cộng đồng dân cư. Trong bốn vị trí nghiên cứu tìm các chất độc hại trong bụi thì tại khu vực cách vòng xoay Phú Lâm khoảng 300m, bụi ở đây có nồng độ các hợp chất hữu cơ thơm đa vòng cao nhất so với ba vị trí còn lại (hai vị trí trên đường Trương Quốc Dung, quận Phú Nhuận; một vị trí trên đường Nguyễn Văn Cừ, quận 5 và tại ngã tư Điện Biên Phủ - Trương Định, quận 3). Đường hô hấp, tiêu hóa… bị "tấn công" Nồng độ benzen trong không khí vẫn rất cao so với tiêu chuẩn cho phép. Kết luận này được Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM đưa ra sau khi tổng hợp số liệu đo đạc cả năm 2007 về chất độc hại này trong không khí. Cơ quan này còn ghi nhận có tới hơn 66% giá trị quan trắc được đối với benzen vượt chuẩn, mức vượt cao nhất ghi nhận được là 10,7 lần. Trong sáu điểm theo dõi về các chất độc hại trong không khí, Chi cục Bảo vệ môi trường TP cho biết trạm theo dõi tại khu vực ngã tư Điện Biên Phủ - Đinh Tiên Hoàng ghi nhận được nồng độ benzen cao nhất so với các khu vực còn lại. Vì sao? Các nhà chuyên môn ở cơ quan này nói có thể đây là trục đường có mật độ xe cộ lưu thông rất cao, trong khi xung quanh đường bị nhiều nhà cao tầng che chắn... GS Chu Phạm Ngọc Sơn - chủ tịch Hội Hóa học TP.HCM - cho biết loại chất này đi vào cơ thể con người qua đường hô hấp, tiêu hóa và kể cả xuyên qua da. "Điều nguy hại nhất của benzen là khả năng gây bệnh bạch cầu ở những người thường xuyên tiếp xúc với nguồn chất độc hại này". Theo GS Chu Phạm Ngọc Sơn, phần lớn những chiếc khẩu trang hiện được nhiều người dùng khi đi trên đường không có bộ lọc khí hữu hiệu, không ngăn được benzen len lỏi vào cơ thể người qua đường hô hấp. Cũng theo GS Sơn, nguồn gốc chất độc hại này trong không khí có thể là từ xăng còn chứa hàm lượng benzen lớn so với xăng ở các nước phát triển. Ngoài ra, benzen có nguồn gốc từ khói thải của xe cộ, khói thuốc lá, các nhà máy có sử dụng benzen hoặc một số sản phẩm gia dụng như keo dán, chất tẩy rửa... TP.HCM: Nồng độ độc tố trong không khí tiếp tục gia tăng  Cập nhật: 2:24 PM, 25/03/2008 Bụi hạt là chất gây ô nhiễm chính trong không khí. Sáng 25.3, ông Nguyễn Đình Tuấn - Trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường TPHCM cho biết - kết quả quan trắc nồng độ ô nhiễm không khí những tháng đầu năm 2008 cho thấy nồng độ bụi hạt là chất ô nhiễm chính vượt rất cao tiêu chuẩn cho phép cả ở khu vực ven đường và khu dân cư. Nồng độ NO2, benzen và toluen (ba chất có nhiều tác nhân gây bệnh ung thư và đường hô hấp) cũng cao vượt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là ô nhiễm toluen có khuynh hướng gia tăng nhanh. Sự gia tăng các công trình xây dựng, sự bùng phát các phương tiện cá nhân, đặc biệt là xe gắn máy và chất lượng xăng dầu không đảm bảo là nguyên nhân gây ra tình tạng ô nhiễm không khí gia tăng trong thời gian qua. Được biết, TPHCM còn có các chương trình nghiên cứu ảnh hưởng của không khí tác động đến đời sống dân cư sẽ được tài trợ bởi Ngân hàng Phát triển Châu Á và Viện Nghiên cứu sức khỏe của Mỹ với tổng kinh phí lên đến 800.000USD. (Theo SGGP) Theo dòng sự kiện Ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí - "kẻ giết người thầm lặng" Quận Thanh Xuân còn ô nhiễm bụi đến giữa năm 2008 Lượng bụi đã đến mức nguy hiểm! Dân nói có, chính quyền trả lời không Bụi đá "tấn công" trường học Vụ gần 7.000 tấn thép phế liệu chưa được thông quan: Hiệp hội Thép thừa nhận vi phạm của doanh nghiệp Lao Động Điện tử Cập nhật: 7:10 PM, 17/01/2008 Chất độc nguy hiểm lẫn trong các container thép phế liệu. (LĐĐT) - Ngày 17.1, Bộ Tài Nguyên & Môi trường (TNMT)đã chủ trì cuộc họp lần cuối với các bên liên quan về vụ gần 7.000 tấn thép phế liệu hiện đang bị ách lại tại cảng Hải Phòng và TP.HCM. Nhìn chung, ý kiến của các bộ, ngành, cơ quan liên quan đều cho rằng các doanh nghiệp nhập thép phế liệu không phù hợp với quy định của Luật bảo vệ Môi trường. Ngày 25.12.2007, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại công văn số 2009/TTg-KTTH, Bộ TNMT đã lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc nhập khẩu thép phế liệu của các đơn vị đang bị cơ quan chức năng xử lý tại một số cảng ở TP.HCM và Hải Phỏng. Kết quả kiểm tra cho thấy các lô hàng thép phế liệu nhập khẩu của các doanh nghiệp không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Phế liệu nhập khẩu là vỏ lon, hộp, thùng,... kim loại được ép thành khối, bánh có lẫn bộ lọc dầu đã qua sử dụng, dầu mỡ thải, bo mạch điện tử, tạp chất,... đều là chất thải nguy hại, thậm chí một số container bốc mùi nồng nặc. Vì vậy, đại diện của các Bộ TNMT, Bộ Công thương, Bộ Y tế, Cảnh sát Môi trường, Hải quan TP.HCM và Hải quan Hải Phòng, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường VN đều đồng ý việc xử lý của các cơ quan chức năng trong thời gian qua là đúng với quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hiệp hội Thép VN vẫn nói rằng "không tâm phục khẩu phục" và cho rằng doanh nghiệp bị làm khó. Bởi vì, cho đến nay, chưa có văn bản nảo quy định "ngưỡng nguy hại". Hơn nữa, tất cả các chất thải nguy hại khi cho vào lò luyện thép với nhiệt độ 5.000oC thì bị tiêu hủy hết, trở nên vô hại. Ngoài ra, qua thực tế, không thể thực hiện được việc làm sạch phế liệu trước khi nhập khẩu. Nên nếu cấm doanh nghiệp nhập khẩu thì vừa không phù hợp thông lệ quốc tế, vừa ách tắc trong việc đáp ứng nguyên liệu cho ngành thép. Ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hiệp hội Thép VN - yếu thế trong việc bảo vệ doanh nghiệp nhập khẩu thép phế liệu. Nhưng khi tất cả đại diện các Bộ, ngành phản biện, nói rằng các nước trên thế giới còn quy định về vấn đề này chặt chẽ hơn Việt Nam - thể hiện rõ ràng bằng việc rất khó tái xuất các lô thép phế liệu này. Và nếu thông quan cho các doanh nghiệp, thì sẽ tạo tiền lệ rất xấu, từ đó "rác của các nhà khác sẽ về hết nhà ta". Từ đây, Hiệp hội Thép phải thừa nhận sai phạm của doanh nghiệp và coi đó là "tai nạn". Song các bên liên quan cũng rất chia sẻ bức xúc của Hiệp hội Thép VN và doanh nghiệp. Các Bộ, ngành đều thống nhất với 2 cách giải quyết: Một, xem xét khả năng tái xuất. Nếu tái xuất được thì quyết định cho các doanh nghiệp tái xuất như Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát đã làm (tái xuất được 29 container). Hai, nếu không tái xuất được, sẽ cho tiêu hủy số thép phế liệu này, nhưng Hiệp hội Thép VN phải đưa ra được biện pháp tiêu hủy đảm bảo an toàn cho môi trường. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu cũng như nhận thức rõ pháp luật, quy định về điều kiện, yêu cầu đối với phế liệu nhập khẩu, danh mục chất thải nguy hại. Huyền Anh Theo dòng sự kiện "Rác ngoại" tràn vào Việt Nam Buộc tái xuất 7.000 tấn thép phế liệu vì vi phạm Luật Môi trường Yêu cầu báo cáo kết quả xử lý trong tháng 1 Thép phế liệu buộc tái xuất là có căn cứ pháp lý Bức xúc định nghĩa phế liệu "sạch" Doanh nghiệp bị làm khó vì luật chưa rõ Buộc tái xuất 7.000 tấn thép phế liệu vì vi phạm Luật Môi trường Lao Động số 11 Ngày 14/01/2008 Cập nhật: 8:10 AM, 14/01/2008 Các khối ép phế liệu kim loại nhập khẩu. (LĐ) - Như đã đưa tin, việc một số DN nhập 7.000 tấn thép phế liệu bị ách tắc ở các cảng do cách xử lý chưa thống nhất của các cơ quan chức năng và cách hiểu các văn bản chưa rõ ràng. Mới đây, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ TNMT chủ trì đã tiến hành kiểm tra các lô hàng nhập khẩu (NK) thép phế liệu và kết luận: Các lô hàng đều vi phạm Luật Bảo vệ môi trường (LBVMT) và việc áp dụng biện pháp buộc tái xuất là đúng quy định của pháp luật. Để bạn đọc hiểu rõ vấn đề, PV Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Hồng Hà - Cục trưởng Cục BVMT, Trưởng đoàn kiểm tra. - Lý do nào khiến đoàn kiểm tra liên ngành đưa ra kết luận các lô hàng sắt thép phế liệu vi phạm LBVMT, trong khi trước đó cả Hiệp hội Thép, Bộ Công Thương đều có văn bản cho rằng DN NK sắt thép phế liệu, làm nguyên liệu cho sản xuất phôi thép? - Qua kiểm tra các lô hàng thép phế liệu NK của 4 đơn vị ở Hải Phòng, gồm: Cty CP thép Đình Vũ, Cty CP Tập đoàn Hoà Phát, Cty TNHH thép Teachmart (đã đổi tên là Cty CP Tập đoàn Vina Megastar), Cty CP kim khí Hưng Yên và 2 đơn vị ở TPHCM gồm: Cty TNHH thương mại Anh Trang và Cty CP kim khí TPHCM, kết luận của đoàn kiểm tra là: Không đáp ứng yêu cầu về BVMT do các DN vi phạm các quy định tại điểm a (không phân loại chất thải nguy hại với chất thải thông thường) và điểm b (lẫn chất thải nguy hại), Khoản 1, Điều 43, Luật BVMT. Trên thế giới và trong nước, chất thải nguy hại phải được phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý riêng với chất thải thông thường (theo Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26.12.2006 của Bộ TNMT hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại), vì vậy không thể có những "ưu tiên" với phế liệu nhập khẩu có lẫn chất thải nguy hại. - Theo ông, với phương pháp kiểm tra bằng mắt thường các lô hàng kể trên đã có thể kết luận chính xác mức độ vi phạm của các DN chưa? Liệu tới đây Bộ TNMT có phải sửa lại Điều 43 Luật BVMT để quy định chặt chẽ hơn về định nghĩa thế nào là "phế liệu sạch", thế nào là "tạp chất được phép đi kèm" để không dẫn đến những cách hiểu khác nhau? - Danh mục chất thải nguy hại được ban hành rất rõ ràng và cụ thể, có thể xác định được ngay khi tiến hành kiểm tra thực tế, vì vậy có thể khẳng định ngay mức độ vi phạm của các lô hàng do đã có lẫn các tạp chất nguy hại và không được phép NK. Trên thực tế, việc chậm trễ trong việc xử lý các lô hàng phế liệu NK trái phép trong thời gian vừa qua là do các DN chưa tìm hiểu và nhận thức rõ về điều kiện và yêu cầu đối với phế liệu NK, danh mục chất thải nguy hại đã được ban hành, đồng thời chưa nghiêm chỉnh chấp hành các quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 81/2006/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT. Ngoài ra, một số DN có biểu hiện gây cản trở công tác của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. - Vậy, đoàn kiểm tra kiến nghị xử lý ra sao đối với các lô hàng này? Hiện đã có DN nào tái xuất các lô hàng NK ấy chưa? - Việc xử lý của các cơ quan chức năng trong thời gian vừa qua là đúng quy định của pháp luật hiện hành. Đến nay, đã có 4/6 DN chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền và Cty cổ phần Tập đoàn Hoà Phát đã tái xuất được 29 container, số còn lại các Cty chưa thực hiện việc tái xuất phế liệu theo quy định và đang kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cho phép áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc xử lý, tiêu huỷ thép phế liệu NK bảo đảm tiêu chuẩn môi trường để giảm bớt thiệt hại. Tuần tới, Bộ TNMT sẽ họp với các bộ, ngành liên quan để thống nhất biện pháp xử lý đối với các lô hàng trên. Quỳnh Trang thực hiện Chiều ngày 13.1, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hiệp hội Thép VN (VSA) - cho biết: VSA cũng đang hoàn chỉnh văn bản bổ sung gửi các cơ quan chức năng để kiến nghị tiếp tục giải quyết khó khăn cho việc NK sắt thép phế liệu làm nguyên liệu cho sản xuất phôi thép của ngành thép. Trước mắt, hiệp hội sẽ thông báo cho các DN tạm ngừng NK các lô thép bánh tương tự để tránh ách tắc xảy ra. Hiệp hội kiến nghị Bộ TNMT, Bộ Công Thương sớm tổ chức họp để điều chỉnh các quy định về luật cho phù hợp với điều kiện thực tế VN. >> Yêu cầu báo cáo kết quả xử lý trong tháng 1 >> Thép phế liệu buộc tái xuất là có căn cứ pháp lý >> Bức xúc định nghĩa phế liệu "sạch" >> Doanh nghiệp bị làm khó vì luật chưa rõ >> Lợi dụng kẽ hở, "rác ngoại" lọt lưới Quỳnh Trang thực hiện Theo dòng sự kiện "Rác ngoại" tràn vào Việt Nam Hiệp hội Thép thừa nhận vi phạm của doanh nghiệp Yêu cầu báo cáo kết quả xử lý trong tháng 1 Thép phế liệu buộc tái xuất là có căn cứ pháp lý Bức xúc định nghĩa phế liệu "sạch" Doanh nghiệp bị làm khó vì luật chưa rõ Vụ hơn 7.000 tấn thép phế liệu bị tồn tại cảng Hải Phòng và TPHCM: Yêu cầu báo cáo kết quả xử lý trong tháng 1 Lao Động số 6 Ngày 08/01/2008 Cập nhật: 8:20 AM, 08/01/2008 (LĐ) - Về vụ hơn 7.000 tấn thép phế liệu vẫn đang bị ách lại tại các cảng Hải Phòng và TPHCM mà báo Lao Động đã có bài phản ánh trên các số báo 292 và 294/2007, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có công văn giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên- Môi trường (TNMT) chủ trì, trực tiếp làm việc với các cơ quan liên quan để rà soát lại Thông tư số 02/2007/TTLB-BCT-BTNMT hướng dẫn việc kinh doanh nhập khẩu thép phế liệu và danh mục phế liệu thép được phép NK ban hành tại QĐ số 12/QĐ-BTNMT của Bộ TNMT; Bảo đảm các quy định tại thông tư này không trái các quy định của pháp luật hiện hành và danh mục phế liệu được phép NK đã công bố là có các quy định, tiêu chuẩn rõ ràng, tránh gây sự giải thích khác nhau giữa các cơ quan quản lý, làm nảy sinh "cơ chế xin-cho"; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả xử lý trong tháng 1.2008. Phó Thủ tướng cũng giao Bộ trưởng Bộ TNMT chịu trách nhiệm chính trong việc chỉ đạo xử lý dứt điểm các lô hàng thép phế liệu NK đang bị các cơ quan chức năng giữ tại các cảng NK theo đúng quy định hiện hành. DN nào vi phạm phải được xử lý nghiêm, cơ quan nào giữ hàng không đúng quy định, phải đền bù cho DN nếu gây thiệt hại. Q.T Theo dòng sự kiện "Rác ngoại" tràn vào Việt Nam Hiệp hội Thép thừa nhận vi phạm của doanh nghiệp Buộc tái xuất 7.000 tấn thép phế liệu vì vi phạm Luật Môi trường Thép phế liệu buộc tái xuất là có căn cứ pháp lý Bức xúc định nghĩa phế liệu "sạch" Doanh nghiệp bị làm khó vì luật chưa rõ Trang chủ Chính trị Công đoàn Xã hội Kinh tế Tuyển sinh Pháp luật Quốc tế Thể thao Văn hoá Công nghệ Thông tin Khoa học Môi trường Tin tức-Sự kiện Môi trường quanh ta Vấn đề hôm nay Ý kiến Hỏi & đáp Phóng sự Trang Việc làm Bạn đọc viết Tấm lòng vàng Hồ sơ Lao Động cuối tuần Báo Xuân 2008 Trang quảng cáo Đăng ký tin thư   Email của bạn       Quảng cáo Chuyên đề Sông, hồ kêu cứu "Rác ngoại" tràn vào Việt Nam Ô nhiễm không khí SOS! Chất thải y tế Làng nghề Nha Xá, làng… nước đen Lao Động Điện tử Cập nhật: 12:22 PM, 23/12/2007 Nguồn nước đen ngòm tại ao làng. (LĐĐT) - Công đoạn tẩy chuội nhuộm tại làng nghề dệt nhuộm Nha Xá (Mộc Nam, Duy Tiên, Hà Nam) khiến môi trường trong làng bị hủy hoại ở mức báo động dai dẳng nhiều năm nay. Trước tình hình đó, Sở TNMT tỉnh Hà Nam đã cho phép UBND xã Mộc Nam lập dự án đầu tư xây dựng khu xử lý nước thải tập trung. Tuy vậy, do thiếu vốn và sự vào cuộc chưa mạnh mẽ của chính quyền nên 2 năm nay, dự án vẫn dậm chân tại chỗ, còn  làng vẫn đang ở trong tình trạng…bốc mùi. Nước thải: đen, bốc mùi Mộc Nam là xã nằm ở phía Đông bắc huyện Duy Tiên- tỉnh Hà Nam, diện tích đất hành chính là 549,27 ha, dân số hơn 4000 người gồm có 5 thôn và 2 HTX, trong đó có một HTX dịch vụ tiểu thủ công nghiệp và làng nghề chuyên tẩy chuội nhuộm và sản xuất dệt đũi, tơ tằm xuất khẩu. Nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp phát triển rộng khắp trong toàn xã, đến nay, trong toàn xã có gần 500 khung dệt. Riêng làng nghề Nha Xá có 93% số hộ làm nghề tẩy chuội nhuộm và sản xuất đũi, lụa tơ tằm xuất khẩu, mang lại thu nhập bình quân là 500-700 nghìn đồng/người/tháng. Thế nhưng, cái giá phải trả cho việc bạc đãi với môi trường thì quá đắt. Tại nhà bà Lê Thúy Mùi- hộ “giữ quán quân” trong công đoạn tẩy chuội tại làng với con số một ngày tẩy vài trăm m2 vải, mùi hôi thối bốc lên rợn người. Mỗi ngày nhà bà Mùi thải ra trực tiếp xuống ao khoảng 500 m3, khiến cá không sống được. Tại làng Nha Xá, có 16 hộ làm công đoạn độc hại  này. Quanh làng là màu đen quánh của nước thải !. Hóa chất sử dụng trong tẩy chuội nhuộm bằng ôxi già, sút, bột tạp, nước javen và thuốc nhuộm các loại (màu). Khối lượng sử dụng bình quân từ 5-10 kg/ngày. Nhiên liệu dùng để tẩy chuội nhuộm bằng than đá khối lượng từ 50- 100 kg/ngày/cơ sở sản xuất. Các cơ sở tẩy chuội nhuộm này đi vào hoạt động từ năm 2002. Nguồn nước cung cấp nước và nước thải sử dụng bằng nước mặt (hồ, ao), khối lượng nước sử dụng từ 10-30 m3/ngày/1 cơ sở, và thải ra chừng đấy. Nước thải sau xử lý chảy ra hồ ao. Tuy nước có được xử lý, nhưng vẫn còn tồn tại dư lượng hóa chất độc hại trong môi trường nước. Chất thải nguy hại trong sản xuất tẩy chuội nhuộm do dùng các loại hóa chất sau xử lý chưa hết vẫn còn nồng độ lớn khi thải ra môi trường nước. Trong quá trình sản xuất, thuốc nhuộm và than đá đã phát sinh nguồn khí thải phát tán trong không khí gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nhưng chưa có biện pháp xử lý. Theo kết quả phân tích của Trung tâm quan trắc phân tích tài nguyên và môi trường năm 2007, môi trường nước mặt làng nghề Nha Xá có nồng độ BOD5 vượt TCVN 5941-1995 là 2,28 lần. Hàm lượng COD so với TCVN 5945-2005 tại hộ dệt nhuộm của anh Nguyễn Thành Sơn tại thôn Nha Xá cao gấp 1,95 lần. Theo ông Hoàng Bá Chình, chủ tịch xã Mộc Nam, thì các cơ sở tẩy chuội nhuộm này hoạt động nhỏ lẻ, sản xuất thuộc hộ gia đình, công nghệ sản xuất thủ công, cũ, lạc hậu chủ yếu bằng đun nước tẩy chuội nhuộm bằng xoong Inoc nên gây ô nhiễm rất cao. Nguồn nước đen ngòm tại ao làng. Ảnh ĐTT. Chưa thể di dời! Việc lập dự án xây dựng khu xử lý tập trung trong chương trình hợp tác Việt Nam- Đan Mạch vẫn dậm chân tại chỗ bởi
Tài liệu liên quan