Ô nhiễm môi trường là khái niệm để chỉ
sự xuất hiện của một chất lạ trong môi
trường tự nhiên hoặc làm biến đổi thành
phần, tỷ lệ về hàm lượng của các yếu tố
có sẵn, gây độc hại cho cơ thể sinh vật và
con người nếu như hàm lượng của các
chất đó vượt khỏi giới hạn thích
nghi tiềm tàng của cơ thể.
Sự ô nhiễm môi trường có thể là hậu
quả của các hoạt động tự nhiên, như
hoạt động núi lửa, thiên tai lũ lụt, bão,
hoặc các hoạt động do con người thực
hiện trong công nghiệp, giao thông, chiến
tranh và công nghệ quốc phòng, trong
sinh hoạt, trong đó công nghiệp được
xem là nguyên nhân lớn nhất.
6 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1971 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ô nhiễm môi trường ở
Việt Nam
Ô nhiễm môi trường là khái niệm để chỉ
sự xuất hiện của một chất lạ trong môi
trường tự nhiên hoặc làm biến đổi thành
phần, tỷ lệ về hàm lượng của các yếu tố
có sẵn, gây độc hại cho cơ thể sinh vật và
con người nếu như hàm lượng của các
chất đó vượt khỏi giới hạn thích
nghi tiềm tàng của cơ thể.
Sự ô nhiễm môi trường có thể là hậu
quả của các hoạt động tự nhiên, như
hoạt động núi lửa, thiên tai lũ lụt, bão,…
hoặc các hoạt động do con người thực
hiện trong công nghiệp, giao thông, chiến
tranh và công nghệ quốc phòng, trong
sinh hoạt, trong đó công nghiệp được
xem là nguyên nhân lớn nhất.
Chất gây ô nhiễm môi trường rất đa dạng
về nguồn gốc và chủng loại, tuy vậy
chúng được phân chia thành 3 nhóm lớn:
chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải
khí. Mỗi dạng có thể chứa đựng nhiều
chất, từ các hóa chất, các kim loại nặng,
đến chất phóng xạ và vi trùng. Nhiệt
cũng là tác nhân trực tiếp hay gián tiếp
gây nên sự ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm môi trường đang trở thành hiểm
họa đối với đời sống của sinh giới và cả
đối với con người ở bất kỳ phạm vi nào,
từ quốc gia, khu vực đến toàn cầu. Ô
nhiễm môi trường là sản phẩm của
quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa
diễn ra trên 200 năm nay. Ô nhiễm hiện
nay đã lan tràn vào mọi nơi, từ đất, nước
đến khí quyển, từ bề mặt đất đến các lớp
sâu của đất và của đại dương.
Việt Nam chúng ta đang trong quá trình
hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước,
hơn nữa sự đô thị hóa cũng như giao
thông vận tải chưa phát triển vì thế sự ô
nhiễm môi trường nói chung chưa xãy ra
trên diện rộng, nhưng ô nhiễm môi
trường đã xãy ra cục bộ, từng lúc, từng
nơi. Có thể nêu ra như sau:
1. Ô nhiễm môi trường nước.
Hiện nay tình trạng ô nhiễm và suy thoái
nguồn nước (nước mặt và nước ngầm)
đang xãy ra phổ biến ở nhiều nơi, đặc
biệt là ở các khu đô thị và các thành phố
công nghiệp. Chẳng hạn như nước ngầm
đang được khai thác ở một số nhà máy
nước thành phố Hà Nội cũng đã bị ô
nhiễm như Pháp Vân, Mai Động hoặc
như ở thành phố Hồ Chí Minh nước
ngầm bắt đầu bị nhiễm mặn và suy giảm
khả năng khai thác.
2. Ô nhiễm không khí.
Mặc dù đất nước chúng ta nền công
nghiệp chưa phát triển nhưng ô nhiễm
không khí đã xãy ra. Ở Hà Nội, tại khu
vực nhà máy dệt 8 – 3, nhà máy cơ khí
Mai Động. Khu công nghiệp Thượng
Đình, khu công nghiệp Văn Điển, nhà
máy Rượu…không khí đều đã bị ô nhiễm
nặng. Ở Hải Phòng , ô nhiễm nặng ở khu
nhà máy Xi mămg, nhà máy Thủy Tinh
và Sắt tráng men…Ở Việt Trì, ô nhiễm
nặng xung quanh nhà máy Supe phốtphát
Lâm Thao, nhà máy Giấy, nhà máy Dệt.
Ở Ninh Bình và Phả Lại ô nhiễm nặng do
nhà máy Nhiệt điện, các nhà máy vật liệu
xây dựng, lò vôi. Ở thành phố Hồ Chí
Minh và cụm công nghiệp Biên Hòa
không khí cũng bị ô nhiễm bởi nhiều nhà
máy. Hầu như tất cả các nhà máy hóa
chất đều gây ô nhiễm không khí. Dân cư
sống ở các vùng nói trên thường mắc các
bệnh đường hô hấp, da và mắt
3. Ô nhiễm đất.
Hiện nay chưa thấy có tài liệu nào đề cập
đến môi trường đất bị ô nhiễm bởi các
tác nhân công nghiệp, nông ngiệp nhưng
đất đã bị ô nhiễm bởi tác nhân sinh học.
Đó là do tập quán dùng phân bắc và phân
chuồng tươi theo các hình thức (bón lót,
pha loãng để tưới,…) trong canh tác vẫn
còn phổ biến. Tại vùng trồng rau
Mai Dịch, Từ Liêm, Hà Nội mật độ
trứng giun đũa là 27,4 trứng/100g đất,
trứng giun tóc 3,2 trứng/100g đất (Trần
Khắc Thi, 1966). Theo điều tra của
Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (1993 –
1994) tại một số vùng trồng rau, người
dân chủ yếu sử dụng phân bắc tươi với
liều lượng khoảng từ 7 – 12 tấn/ha. Do
vậy trong 1 lít nước mương máng của
khu trồng rau có tới 360 E. coli ; ở
giếng nước công cộng là 20, còn trong
đất lên tới 2 x 105/100g đất. Chính vì
thế, khi điều tra sức khỏe người trồng rau
thường xuyên sử dụng phân bắc tươi có
tới 60% số người tiếp xúc với phân bắc
từ 5 – 20 năm bị bệnh thiếu máu và các
bệnh ngoài da.
Hương Thảo