Là các quá trình phân hủy, tách và lắng đọng các chất trong nước xảy ra trong điều kiện tự nhiên. Quá trình này có thể phân ra hai nhóm:
Quá trình vật lý như hấp phụ, keo tụ, lắng, phân ly, tách các chất ô nhiễm ra khỏi nước. Ví dụ để lắng các chất không tan làm cho nước trong.
Quá trình hóa học sinh học gồm các phản ứng thủy phân, oxy hóa khử, polyme hóa nhờ có men hoặc vi khuẩn xúc tác làm cho chất ô nhiễm trở nên ít độc hoặc không độc.
121 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3422 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến sức khỏe con người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI 71% 29% QUÁ TRÌNH TỰ LÀM SẠCH CỦA NƯỚC Là các quá trình phân hủy, tách và lắng đọng các chất trong nước xảy ra trong điều kiện tự nhiên. Quá trình này có thể phân ra hai nhóm: Quá trình vật lý như hấp phụ, keo tụ, lắng, phân ly, tách các chất ô nhiễm ra khỏi nước. Ví dụ để lắng các chất không tan làm cho nước trong. Quá trình hóa học sinh học gồm các phản ứng thủy phân, oxy hóa khử, polyme hóa nhờ có men hoặc vi khuẩn xúc tác làm cho chất ô nhiễm trở nên ít độc hoặc không độc. Hơn nữa dưới tác dụng của bức xạ mặt trời quá trình quang hợp tăng: tiêu thụ nhiều CO2 hơn, sinh lượng oxy nhiều hơn giúp làm sạch nước tự nhiên tốt hơn. Quá trình tự làm sạch nước tự nhiên diễn ra dễ dàng và nhanh chóng ở dòng sông, dòng chảy; còn ở hồ tĩnh lặng chậm chạp hơn. Khi cân bằng động làm sạch tự nhiên bị phá vỡ, chất ô nhiễm quá lớn, cần sử dụng làm sạch nhân tạo. Kỹ thuật xử lý nước phục vụ cho trường hợp này. NHU CẦU NƯỚC 250 NƯỚC CHO SINH HỌAT NƯỚC CHO CÔNG NGHIỆP NƯỚC CHO NÔNG NGHIỆP 2000 CÁC BÃI BIỂN BẨN NHẤT TRÊN THẾ GIỚI Ô nhiễm ở sông Dương Tử KHÁI NIỆM Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa ô nhiễm nước:” là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước làm ô nhiễm nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, đối với động vật nuôi và các loài hoang dại” Một cách tổng quát, có thể định nghĩa ô nhiễm nước như sau: “Nước bị coi là ô nhiễm khi thành phần của nước bị thay đổi, hoặc bị hủy hoại làm cho không thể sử dụng nước cho mọi hoạt động của con người và sinh vật”. Một khi, nguồn nước bị ô nhiễm, thành phần và bản chất của nguồn nước sẽ thay đổi, biến dạng. Thay đổi tính chất lý học (màu, mùi, vị, pH...) Thay đổi thành phần hóa học (tăng hàm lượng các hợp chất hữu cơ, các chất vô cơ, các hợp chất độc...) Thay đổi hệ vi sinh vật có trong nước (làm tăng hoặc giảm số lượng vi sinh vật hoại sinh, vi khuẩn và virus gây bệnh...) hoặc xuất hiện trong nước các loại sinh vật mà trước đây không có trong nguồn nước. NGUỒN GỐC GÂY Ô NHIỄM Nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt. Các tác nhân trên đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại, kể cả xác chết của chúng. Nguồn gốc nhân tạo: nước thải sinh hoạt, công nghiệp, giao thông vận tải, thuốc BVTV và phân bón.... NGUỒN GÂY Ô NHIỄM Nguồn điểm: là các nguồn gây ô nhiễm có thể xác định được vị trí, kích thước, bản chất, lưu lượng phóng thải tác nhân gây ô nhiễm. Nguồn thải điểm chủ yếu: các cống xả nước thải Nguồn không có điểm: là các nguồn gây ô nhiễm không có điểm cố định, không xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng tác nhân gây ô nhiễm. Thí dụ nước mưa chảy tràn qua đồng ruộng, đường phố, đổ vào sông rạch gây ô nhiễm nước Căn cứ vào các tác nhân gây ô nhiễm có: Ô nhiễm vô cơ Ô nhiễm hữu cơ Ô nhiễm hóa chất, Ô nhiễm sinh học Ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý Căn cứ vào vị trí : Ô nhiễm sông Ô nhiễm hồ Ô nhiễm biển Ô nhiễm nước mặt Ô nhiễm nước ngầm Một hộp sơn có thể làm ô nhiễm hàng triệu lít nước NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM NƯỚC NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY Ô NHIỄM NƯỚC Ô NHIỄM NƯỚC DO THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHÂN BÓN HÓA HỌC PHÚ DƯỠNG NGUỒN NỨƠC GIẢM TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC SUY GIẢM CÁC LÒAI THIÊN ĐỊCH TĂNG KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU CỦA SÂU BỆNH TÍCH LỦY TRONG CÁC SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP DƯỚI DẠNG DƯ LƯỢNG CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ Các tác động lên sức khỏe tùy thuộc hoàn toàn vào tính chất các hợp chất hữu cơ và liều lượng con người hấp thu vào. Một vài loại thuốc trừ sâu và dung môi hữu cơ có thể gây ung thư, Một số khác lại gây tác hại đến các cơ quan nội tạng của con người Một số khác có khả năng gây đột biến gen HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT Hóa chất bảo vệ thực vật: đó là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học, được dùng để phòng trừ sinh vật có hại cho cây trồng và nông sản với các tên gọi khác nhau: thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ, v.v...Có thể chia thuốc bảo vệ thực vật thành ba nhóm cơ bản: Nhóm Clo hữu cơ, gồm các hợp chất hóa học chứa gốc Cl rất bền vững trong môi trường tự nhiên, với thời gian phân hủy dài. Thuộc về nhóm này có Aldrin, Diedrin, DDT, Heptachlor, Lindane, Endrin, v.v... Nhóm lân hữu cơ: bao gồm hai hợp chất là Parathion và Malathion. Nhóm này có thời gian phân hủy ngắn so với nhóm clo hữu cơ, nhưng thường có độ độc cao đối với người và động vật Nhóm cacbamat: gồm các hóa chất ít bền vững trong môi trường, nhưng cũng rất độc đối với người và động vật. Đại diện cho nhóm này là các hợp chất gốc cacbamat như Sevi, Puradan, Basa, Mipcin. Chúng có tác động trực tiếp vào men cholinesteraza của hệ thần kinh côn trùng DẦU MỠ Dầu mỡ là chất lỏng, khó tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ. Dầu mỡ có thành phần hóa học rất phức tạp. Độc tính và tác động sinh thái của dầu mỡ phụ thuộc vào từng loại dầu. Dầu thô có các hợp chất lưu huỳnh, nitơ, kim loại nặng (vanadi). Các loại dầu nhiên liệu sau khi tinh chế (dầu DO, FO) và một số sản phẩm dầu mỡ còn chứa các chất độc như hydrocacbon đa vòng (PHA), polyclobiphenyl (PCB), kim loại (chì). Do đó dầu mỡ có tính độc cao và tương đối bền vững trong môi trường nước Ô NHIỄM NƯỚC DO KIM LỌAI NẶNG CÁC KIM LỌAI NẶNG Kim loại nặng là những nguyên tố có tỉ trọng > 5. Các kim loại nặng có trong nước uống thường được xem là các kim loại lượng vết, vì chúng thường có tác dụng ở một nồng độ cực kỳ bé. Dưới đây là một số kim loại nặng và sự liên quan của chúng đến môi trường và chất lượng nước Cadmi xâm nhập vào nguồn nước từ các hoạt động công nghiệp như mạ điện, đúc kim loại, khai thác mỏ, sản xuất sơn màu và chất dẻo. Các dòng nước chảy qua thành phố cũng đóng góp một lượng Cadmi đáng kể. Cadmi được U.S EPA (Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ) xác định là có thể gây ung thư. Ở hàm lượng thấp cadmi có thể gây nôn mửa, nếu bị ảnh hưởng lâu dài sẽ gây rối loạn chức năng của thận. Hàm lượng cao có thể gây tử vong Crôm được tìm thấy từ chất thải của nhà máy tráng mạ kim loại, các khu khai thác mỏ, từ khí thải động cơ. Crôm ở trạng thái hóa trị III là một nguyên tố cần thiết cho quá trình sống. Nhưng khi ở dạng hóa trị IV nó trở nên rất độc hại đối với gan và thận, có thể gây xuất huyết nội và rối loạn hô hấp. Khi hít phải crom thì có thể gây ra các bệnh ung thư. Nếu tiếp xúc thường xuyên với crôm sẽ bị viêm loét da Đồng tìm thấy trong các dòng suối có nguồn gốc từ núi đá trần, Các dòng nước mưa đô thị. Hầu hết lượng đồng có trong nước máy là do sự ăn mòn của các ống dẫn làm bằng đồng và đồng thau. Đồng là một nguyên tố cần thiết phải có trong cơ thể, Ở hàm lượng cao đồng sẽ phá hủy gan và thận, gây rối loạn tiêu hóa và tình trạng thiếu máu. Chì đã được U.S EPA xác định là một trong những chất ô nhiễm phổ biến nhất trong các dòng nước mưa đô thị. Trong nước máy, hầu hết lượng chì tìm thấy là do sự bào mòn các ống dẫn làm bằng chì hoặc được hàn bằng chì. Chì có thể là nguyên nhân gây ra rất nhiều triệu chứng ốm đau như thiếu máu, đau thận, rối loạn khả năng sinh sản, suy giảm trí nhớ và kìm hãm các quá trình phát triển trí tuệ cũng như cơ bắp. Dựa trên nghiên cứu về các khối u ở chuột U.S EPA đã kết luận rằng chì là chất có khả năng gây ung thư Thủy ngân là kim loại gây ô nhiễm nước liên quan đến sự lắng tụ từ không khí, từ các dòng nước mưa đô thị, các xí nghiệp dược, việc sử dụng thuốc trừ sâu và các bãi rác. Trong nước, thủy ngân thường tồn tại ở dạng vô cơ. Trong các trầm tích và trong cơ thể sinh vật thủy sinh nó tồn tại ở dạng hữu cơ. Thủy ngân khi ở dạng hữu cơ (ví dụ tồn tại trong cơ thể cá với hàm lượng cao) sẽ tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương gây rối loạn hệ thần kinh vận động và tâm lý và có thể gây tử vong. Ở dạng vô cơ, thường tìm thấy trong nước, thủy ngân có thể gây suy giảm hoạt động của thận Nikel rất hay được tìm thấy trong các nguồn cung cấp nước uống. Theo nghiên cứu của U.S EPA đã xác định rằng 86% các nguồn nước ngầm và 84% các nguồn nước mặt có chứa một lượng nhỏ nikel. Các nguồn nikel có thể là từ nhà máy luyện kim, các xưởng mạ kim loại, các lò rèn, các khu mỏ, các nhà máy lọc dầu. Nikel làm thay đổi hệ thống enzym và máu. Khi hít phải nhiều nikel có thể bị ưng thư. U.S EPA xếp nikel vào loại chất có thể gây đột biến và ung thư. Magan: nguồn mangan trong nước thường do quá trình thối rửa, xói mòn và do nhiễm chất thải từ công nghiệp luyện kim màu, sản xuất thép, phân bón... Mangan có khả năng ảnh hưởng đến vị giác. CÁC NGUỒN PHÓNG XẠ Nguồn phóng xạ tự nhiện là nguồn có nguồn gốc từ thiên nhiên, không bị thay đổi bởi các họat động của con người nhưng lại ảnh hưởng đến họat động của con người. VD: từ mặt trời gồm UV, tia X. Từ đất có radon Nguồn phóng xạ nhân tạo là nguồn được tạo ra bởi con người VD: thiết bị y tế, sản phẩm tiêu dùng, nhà máy điện hạt nhân PHÓNG XẠ VÀ UNG THƯ Bệnh bạch cầu Ung thư ở người sống sót sau chiến tranh(do ảnh hưởng của bom) Bệnh nhân chiếu xạ cho khớp xương Ung thư tuyến giáp Trẻ em chiếu xạ cho tuyến ức Ung thư phổi thợ mỏ U xương U gan Ung thư da CƠ CHẾ CHẤT PHÓNG XẠ SINH RA CHẤT GÂY UNG THƯ Söûa chöõa Haõm chu kyø teá baøo Töï cheát teá baøo. Ô NHIỄM NƯỚC DO VI SINH VẬT Có một số loài tảo lam có khả năng quang hợp tạo ra độc tố cyanua (cyanotoxin), khi các tế bào tảo chết, chúng bị phân hủy và phóng thải các cyanua vào nước. Các căn bệnh do nhiễm các chất độc này thường là các bệnh về gan, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, dị ứng ngoài da do tiếp xúc nước COLIFORM BIỂU HIỆN Ô NHIỄM NƯỚC DO NƯỚC THẢI SINH HỌAT Gia tăng hàm lượng chất rắn lơ lững, độ đục, màu Gia tăng hàm lượng chất hữu cơ, dẫn tới sự phú dưỡng hóa, tạo ra sự bùng nổ rong, tảo, dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực cho phát triển thủy sản, cấp nước sinh hoạt, du lịch và cảnh quan Gia tăng vi sinh vật, đặc biệt là vi sinh vật gây bệnh (tả, lỵ, thương hàn...) dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng Các hạt lơ lững gây ra rất nhiều tác hại cho sức khỏe con người, bởi vì chúng có thể giúp chuyển tải các vi sinh vật gây bệnh vào nguồn nước và đóng vai trò chuyển tải các chất độc, chất dinh dưỡng cũng như kim loại nặng vào nước. Ô NHIỄM NHIỆT Các kim loại như đồng, cadmi được tích lũy trong các thủy sinh vật tăng lên gấp đôi. Đẩy mạnh quá trình tích tụ sinh học các kim loại độc trong chuỗi thức ăn. Số lượng fecal coliorm sẽ tăng từ 100 lên 1000 các thể trong trầm tích đáy. Một vài loại vi khuẩn và tảo lại phát triển rất mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao, dẫn đến chi phí về khử trùng tăng lên. Ngoài ra chúng còn kéo theo nhiều rắc rối khác liên quan đến sự xuất hiện mùi, vị khó chịu, nước có màu sẫm hơn, thay đổi pH, phóng thải các chất độc và giảm lượng oxi hòa tan Ô NHIỄM NƯỚC DO TÁC NHÂN SINH HỌC Hầu hết các vi sinh vật gây bệnh trong nước thường có nguồn gốc từ phân người, động vật, chúng xâm nhập vào nguồn nước, vượt qua các quá trình khử trùng và rồi tiến vào các ống dẫn nước. Các hệ thống hố xí, các dòng nước mưa từ các khu chợ búa, các trang trại chăn nuôi, Do phân của các sinh vật hoang dã, chất thải từ thuyền bè chính là nguồn cung cấp các mầm bệnh cho các nguồn nước. Do các múi nối của ống dẫn vỡ, các bể chứa bị thủng và các hoạt động khử trùng không thích hợp chính là những cơ hội giúp vi sinh vật dễ dàng xâm nhập vào nước máy Những tác nhân sinh học chính, truyền qua nước có thể xếp thành 4 loại: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và các loại vi sinh vật khác. Sự nguy hại đến sức khỏe con người do uống nước trực tiếp, do ăn các loại thực phẩm, hoặc do sử dụng nước trong chế biến thức ăn, vệ sinh cá nhân... Có thể phân loại ô nhiễm nước do tác nhân sinh học như sau: VIRUS Virus nhiễm qua đường tiêu hóa. Khi nước uống bị nhiễm bẩn Virus đường ruột thì 3 bệnh có thể xảy ra thành dịch là viêm dạ dày ruột và viêm gan A. Virus gây bệnh sốt bại liệt Virus nhiễm qua đường niêm mạc : Đó là Adênovirus, đóng vai trò trong bệnh viêm kết mạc. năm 1969 người ta đã phân lập Adênovirus từ 77 bệnh nhân, tất cả đều có tắm ở sông, hồ vài ngày trước khi khởi bệnh. Các virus này được xem là nguyên nhân gây ra bệnh viêm kết mạc ở các bể bơi công cộng. VI SINH VẬT NHIỄM QUA ĐỪƠNG SINH DỤC DƯỚI Nhiều công trình nghiên cứu trong nước cũng như trên thế giới cho biết: khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm thì nhiều loại tạp khuẩn có thể xâm nhập qua đường sinh dục dưới và gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa cho phụ nữ. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy các phụ nữ nông dân trong quá trình lao động do phải ngâm mình dưới nước bị nhiễm bẩn hoặc sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn để tắm rửa thì tỉ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới tăng cao đáng kể. Ô NHIỄM NƯỚC LÀM GIẢM KHẢ NĂNG SINH SẢN Ở NAM GIỚI CÁC VI KHUẨN NHIỄM QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA Nơi cư trú thường là ruột người, hoặc ruột động vật máu nóng. Bệnh lây truyền qua phân: trực tiếp từ phân đến miệng hoặc gián tiếp qua trung gian thức ăn mà chủ yếu là nước bị nhiễm phân. Nhóm vi khuẩn này là nguyên nhân gây ra hầu hết các vụ dịch lớn, có nguồn gốc từ nước, trong lịch sử: dịch tả,dịch thương hàn và bệnh tương tự (do Salmonella Typhy, Para typhy B và vài typ lân cận) dịch lỵ trực khuẩn (do Shigella). CÁC NGUYÊN SINH ĐỘNG VẬT Trong số nhiều loại nguyên sinh động vật gây bệnh cho người, gồm có: Entamoeba histolytica (Rhizopda) gây bệnh kiết lỵ amib, Giardia intestinalis (trùng soi, plagellata) và Balantidium coli Cả 3 loại trên đều gây nên rối loạn đường ruột đôi khi khá nghiêm trọng. GIUN SÁN Sán lá gan (Clonorchis sinensis) thường gây bệnh ở vùng ôn đới. Sán ký sinh ở gia súc (cừu, bò, chó, mèo). Trứng cho các ấu trùng có tiêm mao trong môi trường nước bên ngoài, các phôi này nhiễm vào các loại nhuyễn thể là ký chủ trung gian. Sau khi biến dạng và tăng sinh các tiêm mao cho ra các ấu trùng, sống một thời gian trong nước và đóng kén trong nước ấy (trên bề mặt các thực vệt dưới nước như xà lách xoong ; các loại cá: rô, trê, diếc). Người và vật bị nhiễm khi uống nước ao hồ, khi ăn rau hoặc cá có mang các kén ấy. Sán lá ruột (Fassei-slipsiasis): Ấu trùng từ phân người nước ốc, bám dính vào các loại rau nuôi trồng trong nước (rau cần, rau muống...). Nếu người ăn loại rau này (không rửa sạch, không nấu chín) sẽ mắc bệnh sán lá ruột. Sán lá phổi (Paragonimiasis): Trong những năm gần gây các nhà y học Việt Nam đã phát hiện một số bệnh nhân ở tỉnh Lai Châu mắc bệnh sán lá phổi, trong đó có một số học sinh ăn sống các con cua đá bắt được ở ven các dòng suối nước TÌNH HÌNH Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Ô NHIỄM DO CHẤT HỮU CƠ Chất hữu cơ là tác nhân ô nhiễm phổ biến nhất trong các sông, hồ. Tác nhân ô nhiễm này có nồng độ lớn trong nước thải sinh hoạt và nước thải một số ngành công nghiệp (chế biến thực phẩm, thuộc da, dệt nhuộm...). Ô nhiễm chất hữu cơ được đánh giá qua các chỉ số cân bằng ôxi COD, BOD và DO. Từ số liệu của hàng trăm trạm quan trắc cho thấy trên thế giới có khoảng 10% số dòng sông bị ô nhiễm hữu cơ rõ rệt (BOD > 6,5 mg/L hoặc COD > 44 mg/L); 5% dòng sông có nồng độ DO thấp; 50% số dòng sông trên thế giới bị ô nhiễm hữu cơ nhẹ (BOD khoảng 3 mg/L, COD khoảng 18 mg/L). Trong các thập kỷ gần đây ở các nước phát triển, mức độ ô nhiễm hữu cơ trong sông hồ đã giảm rõ rệt. Tại Thụy Điển, tổng tải lượng BOD từ công nghiệp đưa vào sông là 600.000 tấn năm 1950 tăng đến 700.000 tấn vào năm 1960, nhưng chỉ còn trên 300.000 tấn vào năm 1980. Tại một số quốc gia đang phát triển, nhờ quan tâm xử lý ô nhiễm, tải lượng BOD đưa vào nguồn nước cũng giảm dần Tại Maaysia, tải lượng BOD từ công nghiệp chế biến dầu được xử lý 76% vào năm 1978, 96% vào năm 1980 và 99% vào năm 1982. Tuy nhiên ở nhiều quốc gia đang phát triển, tải lượng BOD đưa vào nguồn nước ngày càng tăng. Ô NHIỄM DO VI SINH VẬT GÂY BỆNH Do các dòng sông nhận khối lượng lớn nước thải sinh hoạt từ các trung tâm dân cư nên ô nhiễm do vi trùng xảy ra thường xuyên. Theo tiêu chuẩn của WHO tổng coliform trong nước uống không được quá 2 MPN/100ml và không được có fecal coliform trong 100ml nước uống. Sông Yamune trước khi chảy qua thành phố, nồng độ fecal coliforms lên đến 20.000.000 MPN/100ml do ảnh hưởng của lưu lượng nước cống rãnh đổ vào sông đến 200.000 m3/ngày. Ô nhiễm nguồn nước do vi sinh vật là nguyên nhân gây chết 25.000 người mỗi ngày ở các nước đang phát triển. Mức độ ô nhiễm do vi sinh vật ở các dòng sông trên thế giới Ô NHIỆM DO CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Khoảng 10% số sông trên thế giới có nồng độ nitrat rất cao (9-25 mg/L), vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn nước uống của WHO (10 mg/L). Khoảng 10% các sông có nồng độ photpho 0,2-2,0 mg/L tức cao hơn 20-200 lần so với các sông bị ô nhiễm. Nguồn nước giàu các dinh dưỡng P, N có khả năng bị phú dưỡng hóa. Trên 30% trong số 800 hồ ở Tây Ban Nha và nhiều hồ ở Nam Phi, Úc và Mêhico cũng bị phú dưỡng hóa. Tuy nhiên, các hồ cực lớn như hồ Baikal (chứa 20% lượng nước ngọt toàn cầu), hồ Thượng Hồ, hồ Malawi chưa bị phú dưỡng. Ô NHIỄM DO KIM LỌAI NẶNG Từ các bãi chôn lấp chất thải công nghiệp. Ô nhiễm do kim loại nặng chủ yếu ở các nước công nghiệp. Trong nước sông Rhine tại Hà Lan, nồng độ kim loại nặng không hòa tan trong nước tăng dần từ đầu thế kỷ đến năm 1960, sau đó giảm dần nhờ các biện pháp xử lý nước thải. Nồng độ thủy ngân, cadmi, crôm, và chì trong các năm 1990 tương ứng là 1 mðg/L, 2 mðg/L, 80 mðg/L và 200 80 mðg/L. Nồng độ các nguyên tố này vào năm 1960 tương ứng là 8 mðg/L, 10 mðg/L, 600 mðg/L và 50 mðg/L. Đến năm 1980 nồng độ thủy ngân, cadmi, crôm và chì trong nước sông Rhine là 5 mðg/L, 20 mðg/L, 700 mðg/L và 400 μg/L Ô NHIỄM DO CÁC CHẤT HỮU CƠ VI LƯỢNG Các chất hữu cơ vi lượng là các hóa chất bền vững như clo hữu cơ, polyclobiphenyl (PCB) và dung môi công nghiệp được đưa vào nguồn nước từ các nhà máy lọc dầu, dệt, giấy, hóa chất và nguồn nước chảy tràn từ ruộng được phun hóa chất trừ sâu bệnh. Trong các năm 1979-1984 khoảng 25% số trạm quan trắc phát hiện được hóa chất hữu cơ chứa clo như DDT, aldrin, diedrin và PCB với nồng độ thường nhỏ hơn 10 nanogam/L (ng/L). Tuy nhiên, ở một số dòng sông nồng độ các hóa chất này khá cao (100-1000 ng/L) như sông Trent ở Anh, hồ Biwa và Yodo ở Nhật Bản. Ô nhiễm do clo hữu cơ nặng nhất (trên 1000 ng/L) là ở một số sông thuộc Columbia (DDT và diedrin), Indonesia (PCB), Malaysia (diedrin) và Tanzania (diedrin). các sông châu Âu, Bắc Mỹ không bị ô nhiễm nặng do hóa chất bảo vệ thực vật. Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC Ở VIỆT NAM Cũng tương tự như các quốc gia đang phát triển, các nguồn chính gây ô nhiễm nước ở Việt Nam là chất thải sinh hoạt, phân bón, thuốc trừ sâu và giao thông thủy. Ô nhiễm công nghiệp chỉ tập trung ở một số đô thị, khu công nghiệp. Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC MẶT HÀ NỘI Nước sông Hồng không đạt tiêu chuẩn Việt nam về nguồn nước phục vụ cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Tuy nhiên, chất lượng nước sông Hồng thay đổi không đáng kể chứng tỏ ở đoạn sông Hồng này không có nguồn nước thải lớn nào xả vào, đồng thời khả năng tự làm sạch của sông Hồng cao. Nước ở các sông thoát nước ở Hà Nội như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu đã bị ô nhiễm nặng. các thông số BOD5, COD đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 - 3 lần, tổng coli cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ hàng chục đến hàng trăm ngàn lần. Nước hồ Tây hiện nay bị ô nhiễm nhẹ, nhưng đang biến đổi theo chiều hướng xấu do quá trình đô thị hóa ở khu vực này tương đối nhanh, nước thải, rác thải đổ vào hồ càng ngày càng nhiều. Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC MẶT THÀNH PHỐ HUẾ Các tiêu chuẩn lý hóa trong nước sông Hương trước khi chảy vào thành phố đều đạt tiêu chuẩn nguồn cấp nước sinh hoạt, nhưng tổng coli cao gấp 4 đến 8 lần tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt loại B. Nước sông Hương ở khu vực trung tâm thành phố đã bị ô nhiễm nặng do chất thải sinh hoạt với sự biểu hiện của nồng độ BOD, N, P và vi sinh vật cao. Nước hồ Tịnh Tâm đã bị ô nhiễm nặng, không thể là nguồn nước phục vụ cấp nước sinh hoạt. Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC MẶT Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Kết quả quan trắc, phân tích cho thấy hiện trạng chất lượng nước mặt tại các khu vực Đà Nẵng nằm ở mức ô nhiễm nhẹ, còn nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước cấp phục vụ sinh hoạt và sản xuất (trừ độ mặn) Khi nguồn nước bị ô nhiễm nhẹ (lượng o xy hòa tan trong nước ở trên mức giới hạn cho phép); các chất hữu cơ sẽ được phân hủy bởi các vi khuẩn hiếu khí tạo thành