Ôn tập chương IV vật lý 10

Câu 7. Em hiểu như thế nào là hệ cô lập(hệ kín). Hãy lấy ví dụ về hệ nào đó mà có thể coi như là 1 hệ kín( nhớ phải chỉ rõ điều kiện). Câu 8. Một vật có khối lượng m1, chuyển động với vận trên 1 mp ngang nhẵn với vận tốc v1, đến va chạm với 1 vật có khối lượng m2 đang nằm yên trên mp ngang ấy. Biết rằng sau va chạm hai vật nhập làm một, chuyển động với cùng vận tốc v. a) Xác định v b) Em có nhận xét gì về phương, chiều của v và v1 c) Áp dụng tính độ lớn của v, biết rằng m1 = 200g, m2 = 250g và v1= 5 m/s

doc10 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3894 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập chương IV vật lý 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1. Đại lượng đặc trương cho tương tác giữa 2 vật là gì? Nêu các đặc điểm của đại lượng đó. ……………………………………………………………………………………………………………… Câu 2. Một lực F tác dụng lên 1 vật trong khoảng thời gian Δt thì tích F. Δt gọ là gì? Khi đó đơn vị của F. Δt là gì? ……………………………………………………………………………………………………………… Câu 3. Dựa vào định luật II Niu-ton, em hãy chứng minh rằng: m.v2– mv1 = F. Δt ……………………………………………………………………………………………………………… Câu 4. Tích m.v gọi là gì? Và đơn vị của m.v là gì? ………………………………………………………………………………………………………………… Câu 5. Từ p = m.v em có nhân xét gì về phương, chiều giữa p và v ………………………………………………………………………………………………………………… Câu 6. Dựa vào biểu thức động lượng và định luật II Niu-ton. Em hãy chứng minh: p2 – p1 = F. Δt Từ đó, em có nhận xét gì về độ biến thiên động lượng của 1 vật trong khoảng thời gian Δt. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 7. Em hiểu như thế nào là hệ cô lập(hệ kín). Hãy lấy ví dụ về hệ nào đó mà có thể coi như là 1 hệ kín( nhớ phải chỉ rõ điều kiện). …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Câu 8. Một vật có khối lượng m1, chuyển động với vận trên 1 mp ngang nhẵn với vận tốc v1, đến va chạm với 1 vật có khối lượng m2 đang nằm yên trên mp ngang ấy. Biết rằng sau va chạm hai vật nhập làm một, chuyển động với cùng vận tốc v. Xác định v Em có nhận xét gì về phương, chiều của v và v1 Áp dụng tính độ lớn của v, biết rằng m1 = 200g, m2 = 250g và v1= 5 m/s ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……. Câu 9. Khi nào động lượng của 1 vật biến thiên? ……………………………………………………………………………………………………………… Câu 10. Em hãy kể tên 1 số ví dụ về các vật chuyển động bằng phản lực. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 11. Hãy viết biểu thức tính công của lực tác dụng lên 1 vật không đổi trong trường hợp tổng quát. Từ đó, em hãy xác định xem lực tác dụng lên 1 vật như thế nào để công đạt giá trị lớn nhất và đạt giá trị nhỏ nhất, và trong trường hợp nào thì công âm, công dương và lực không thực hiện công( nghĩa là công bằng không)? Lấy ví dụ. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 12. Hãy viết biểu thức mối lien hệ giữa công và công suất. Từ đó, hãy cho biết ý nghĩa và đơn vị của các đại lượng đó. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 13. Từ công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được của vật trong chuyển động thẳng biến đổi đều. Em hãy chứng minh: mv22/2 – mv12/2 = F.s …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 14. Năng lượng mà một vật có được do nó đang chuyển động được xác định bởi công thức nào? Năng lượng đó gọi là gì và có đơn vị là gì? …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 15. Độ biến thiên động năng của 1 vật tăng( giảm ) và không đổi khi nào? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 16. Trọng lực là gì? Trọng lực có những đặc điểm gì? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 17. Trong khoảng không gian nào thì trọng trường là đều? ………………………………………………………………………………………………………………… Câu 18. Khi nào thì một vật có khả năng sinh công? Dạng năng lượng đó có tên gọi, đơn vị, được xđ ntn? …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 19. Độ biến thiên thế năng của một vật tăng(giảm) và không đổi khi nào? …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 20. Công của trọng lực của một vật trong trọng trường được xác định như thế nào? ………………………………………………………………………………………………………………… Câu 21. Một vật chuyển động trong trọng trường thì công của trọng lực của vật có đặc điểm gì? ………………………………………………………………………………………………………………… Câu 22. Thông thường gốc thế năng của 1 vật được chọn ở đâu? Thế năng đó tăng(giảm), và không đổi khi nào? ……………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………. Câu 23. Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi nào? Hãy xác định công thực hiện bởi lực đàn hồi của lò xo khi đưa lò xo từ trạng thái biến dạng về trạng thái ban đầu? …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 24. Thế năng đàn hồi là gì? Và thế năng đó được xác định như thế nào? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 25. Một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng của nó được xác định như thế nào? Cơ năng của 1 vật khi chuyển động động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực sẽ như thế nào? Từ đó, em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa động năng và thế năng? …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Câu 26. Công của trọng lực của 1 vật chuyển động động trong trọng trường được xác định như thế nào? Từ đó, em có nhận xét gì về công của trọng lực. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Câu 27. Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi được xác định như thế nào? ……………………………………………………………………………………………………………… Câu 28. Cơ năng của 1 vật sẽ bảo toàn(hoặc thay đổi) khi nào? Lấy ví dụ. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Text: Bài 1: Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng. Câu 1: Động lượng là đại lượng véc tơ: A. Cùng phương, cùng chiều với vectơ vận tốc. B. Cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc. C. Có phương vuông góc với vectơ vận tốc. D. Có phương hợp với vectơ vận tốc một góc α bất kỳ. Câu 2: Một vật khối lượng m, đang chuyển động với vận tốc v . Động lượng của vật có thể xác định bằng biểu thức: A. p = mv B. p = mv C. p = mv D. p = mv2 Câu 3: Đơn vị của động lượng là: A. kg.m/s B. kg.m.s C. kg.m2 /s D. kg.m/s2 Câu 4: Chuyển động nào dưới đây là chuyển động bằng phản lực: A. Vận động viên bơi lội đang bơi B. Chuyển động của máy bay trực thăng khi cất cánh C. Chuyển động của vận động viên nhảy cầu khi giậm nhảy D. Chuyển động của con Sứa hoặc cái diều. Câu 5: Một ôtô A có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v1 đuổi theo một ôtô B có khối lượng m chuyển động với vận tốc v2 . Động lượng của xe A đối với hệ quy chiếu gắn với xe B là: A. pAB = m1(v1 - v2) B. pAB = m1( v1 + v2 ) C. pAB = m2( v1 + v2 ) D. pAB = m1( v2 – v1) Câu 6: Một vật khối lượng m đang chuyển động ngang với vận tốc v thì va chạm vào vật khối lượng 2m đang đứng yên. Sau va chạm, hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc là: A. 3v B. v/3 C. 2v/3 D. v/2 Câu 7: Một tàu vũ trụ có khối lượng M đi trong không gian sâu thẳm với vận tốc v = 2100km/ h so với Mặt Trời. Nó ném đi tầng cuối cùng có khối lượng 0,2 M với tốc độ đối với tàu là u = 500km/ h. Sau đó tốc độ của tàu là: v1’ = 2200km/ h B. v1’ = 2600km/ h C. v1’ = 1600km/ h D. v1’ = 2000km/ h Câu 8: Một vật khối lượng 0,7 kg đang chuyển động nằm ngang với tốc độ 5 m/s thì va vào bức tường thẳng đứng. Nó nảy trở lại với tốc độ 2 m/s. Độ thay đổi động lượng của nó là: A. 4,9 kg.m/s B. 1,1 kg.m/s C. 3,5 kg.m/s D. 2,45 kg.m/s Câu 9: Một thám tử khối lượng m đang chạy trên bờ sông thì nhảy lên một chiếc ca nô khối lượng M đang chạy với vận tốc V song song với bờ. Biết thám tử nhảy lên canô theo phương vuông góc với bờ sông. Vận tốc của ca nô sau khi thám tử nhảy lên là: A. V = (M + m) V/M B. V = -(M + m) V/M C. V = MV/(M + m) D. V = -MV/(M + m) Câu 10: Một vật có khối lượng 2 kg thả rơi tự do từ độ cao 20m xuống mặt đất. Độ biến thiên động lượng của vật trước khi chạm đất là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s . A. Δp = 40kgm/ s B. Δp = -40kgm/ s C. Δp = 20kgm/ s D. Δp = -20kgm/ s Bài 2: CÔNG VÀ CÔNG SUẤT Câu 1: Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của công? A. kW.h B. N.m C. kg.m2 /s2 D. kg.m2 /s Câu 2: Một vật sinh công dương khi A. Vật chuyển động nhanh dần đều B. Vật chuyển động chậm dần đều C. Vật chuyển động tròn đều D. Vật chuyển động thẳng đều Câu 3: Một vật sinh công âm khi: A. Vật chuyển động nhanh dần đều B. Vật chuyển động chậm dần đều C. Vật chuyển động tròn đều D. Vật chuyển động thẳng đều Câu 4: Công suất là đại lượng là đại lượng được tính bằng: A. Tích của công và thời gian thực hiện công B. Tích của lực tác dụng và vận tốc C. Thương số của công và vận tốc D. Thương số của lực và thời gian tác dụng lực Câu 5: Kéo một xe goòng bằng một sợi dây cáp với một lực bằng 150N. Góc giữa dây cáp và mặt phẳng ngang bằng 300. Công của lực tác dụng lên xe để xe chạy được 200m có giá trị ( Lấy 31/2 = 1,73) A. 51900 J B. 30000 J C. 15000 J D. 25950 J Câu 6: Một vận động viên đẩy tạ đẩy một quả tạ nặng 2 kg dưới một góc nào đó so với phương nằm ngang. Quả tạ rời khỏi tay vận động viên ở độ cao 2m so với mặt đất. Công của trọng lực thực hiện được kể từ khi quả tạ rời khỏi tay vận động viên cho đến lúc rơi xuống đất (Lấy g = 10m/s2 ) là: A. 400 J B. 200 J C. 100 J D. 800 J Câu 7: Dưới tác dụng của lực bằng 5N lò xo bị giãn ra 2 cm. Công của ngoại lực tác dụng để lò xo giãn ra 5 cm là: A. 0.3125 J B. 0,25 J C. 0,15 J D. 0,75 J Câu 8: Một chiếc ô tô sau khi tắt máy còn đi được 100m. Biết ô tô nặng 1,5 tấn, hệ số cản bằng 0,25 ( Lấy g = 9,8 m/s2 ). Công của lực cản có giá trị: A. - 36750 J B. 36750 J C. 18375 J D. - 18375 J Câu 9: Một chiếc tàu hỏa chạy trên đường thẳng nằm ngang với vận tốc không đổi bằng 50 m/s. Công suất của đầu máy là 1,5. 10 kW. Lực cản tổng cộng tác dụng lên tàu hỏa có độ lớn: A. 3.104N B. 1,5.104N C. 4,5.104N D. 6.104N Câu 10: Công là đại lượng: A. Vô hướng có thể âm, dương hoặc bằng không B. Vô hướng có thể âm hoặc dương C. Véc tơ có thể âm, dương hoặc bằng không D. Véc tơ có thể âm hoặc dương Câu 11: Biểu thức của công suất là: A. P = F.s/t B. P = F.s.t C. P = F.s/v D. P = F.s.v Bài 3: ĐỘNG NĂNG Câu 1: Động năng được tính bằng biểu thức: A. Wđ = mv2/2 B. Wđ = m2v2/2 C. Wđ = m2v/2 D. Wđ = mv/2 Câu 2: Động năng là đại lượng: A. Vô hướng, luôn dương B. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không C. Vectơ, luôn dương D. Véc tơ, có thể dương hoặc bằng không Câu 3: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của động năng? A. J B. kg.m2 /s2 C. N.m D. N.s Câu 4: Nếu khối lượng của một vật giảm 4 lần và vận tốc tăng lên 2 lần, thì động năng của vật sẽ: A. Tăng 2 lần B. Không đổi C. Giảm 2 lần D. Giảm 4 lần Câu 5: Nếu khối lượng của một vật tăng lên 4 lần và vận tốc giảm đi 2 lần thì động năng của vật sẽ A. Không đổi B. Tăng 2 lần C. Tăng 4 lần D. Giảm 2 lần Câu 5: Công thức nào sau đây thể hiện mối liên hệ giữa động lượng và động năng? A. W = P2/2m B. W = P/2m C. W = 2m P2 D. W = 2m/ P Câu 6: Một ô tô khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v thì tài xế tắt máy. Công của lực ma sát tác dụng lên xe làm xe dừng lại là: A. A = mv2/2 B. A = -mv2/2 C. A = mv2 D. A = -mv2 Câu 7: Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do từ độ cao h = 5m xuống đất, lấy g = 10 m/s . Động năng của vật ngay trước khi chạm đẩt là: A. 50 J B. 500 J C. 250 J D. 100 J Câu 8: Vật nào sau đây không có khả năng sinh công? A. Dòng nước lũ đang chảy mạnh B. Viên đạn đang bay C. Búa máy đang rơi xuống D. Hòn đá đang nằm trên mặt đất Câu 9: Một vật có khối lượng m = 4kg và động năng 18 J. Khi đó vận tốc của vật là: A. 9 m/s B. 3 m/s C. 6 m/s D. 12 m/s Câu 10: Một người đi xe máy có khối lượng tổng cộng là 300 kg, với vận tốc 36 km/h thì nhìn thấy một cái hố cách 12m. Để không rơi xuống hố thì người đó phải dùng một lực hãm có độ lớn tối thiểu là: A. 450 N B. 900 N C. – 450 N D. – 900 N Câu 11: Một người có khối lượng 50 kg, ngồi trên ôtô đang chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của người đó với ô tô là: A. 0 J B. 50 J C. 100 J D. 200 J Bài 4: Thế năng. Câu 1: Biểu thức nào sau đây không phải biểu thức của thế năng? A. Wt = mgh B. W mg(z2 – z1) C. W = P.h D. W = mgh/2 Câu 2: Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì A. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công dương B. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm C. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương D. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công âm Câu 3: Một lò xo có độ cứng k, bị kéo giãn ra một đoạn x . Thế năng đàn hồi lò xo được tính bằng biểu thức A. Wt = kx2/ 2 B. Wt = kx2 C. Wt = kx/ 2 D. Wt = k2x2/ 2 Câu 4: Thế năng của các vật có cùng khối lượng 1 2 3 4 ở các vị trí 1, 2, 3, 4 so với mặt đất có giá trị A. Wt1 = Wt2 = Wt3 = Wt4 B. Wt1 > Wt2 > Wt3 > Wt4 C. Wt1 < Wt2 < Wt3 < Wt4 D. Wt1 + Wt4 > Wt2 Câu 5: Thế năng hấp dẫn là đại lượng: A. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không B. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không C. Véc tơ có cùng hướng với véc tơ trọng lực D. Véc tơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không Câu 6: So sánh không đúng giữa thế năng hấp dẫn với thế năng đàn hồi A. Cùng là một dạng năng lượng B. Có dạng biểu thức khác nhau C. Đều phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối D. Đều là đại lượng vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không Câu 7: Một lò xo bị nén 5 cm. Biết độ cứng lò xo k = 100 N/m, thế năng của lò xo là A. 0,125 J B. 0,25 J C. 125 J D. 250 J Câu 8: Một lò xo bị giãn 4 cm, có thế năng đàn hồi 0,2 J. Độ cứng của lò xo là: A. 250 N/m B. 125 N/m C. 500 N/m D. 200 N/m Câu 9: Hai vật khối lượng m và 2m đặt ở hai độ cao lần lượt là 2h và h. Thế năng hấp dẫn giữa vật thứ nhất so với vật thứ hai là: A. Bằng vật thứ hai B. Bằng 2 lần vật thứ hai C. Bằng 1/2 lần vật thứ hai D. Bằng 3 lần vật thứ hai Câu 10: Một thang máy có khối lượng 1 tấn chuyển động từ tầng cao nhất cách mặt đất 100m xuống tầng thứ 10 cách mặt đất 40m. Nếu chọn mốc thế năng tại tầng 10, lấy g = 9,8 m/s2. Thế năng của thang máy khi ở tầng thượng là A. 588.103J B. 980.103J C. 392.103J D. 445.103J Câu 11: Một vật đang chuyển động có thể không có: A. Động lượng B. Động năng C. Thế năng D. Cơ năng Bài 5: Cơ năng Câu 1: Đại lượng nào không đổi khi một vật được ném ngang? A. Thế năng B. Động năng C. Cơ năng D. Động lượng Câu 2: Trong quá trình rơi tự do của một vật thì: A. Động năng tăng, thế năng giảm B. Động năng tăng, thế năng tăng C. Động năng giảm, thế năng giảm D. Động năng giảm, thế năng tăng Câu 3: Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên, trong quá trình chuyển động của vật thì A. Động năng giảm, thế năng giảm B. Động năng giảm, thế năng tăng C. Động năng tăng, thế năng giảm D. Động năng tăng, thế năng tăng Câu 4: Cơ năng là đại lượng: B O M A A. Vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không B. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không C. Véc tơ, độ lớn có thể âm, dương hoặc bằng không D. Véc tơ, độ lớn có thể dương hoặc bằng không Câu 6: Xét chuyển động của con lắc đơn như hình vẽ A. Động năng của vật cực đại tại A và B, cực tiểu tại O B. Động năng của vật cực đại tại O và cực tiểu tại A và B C. Thế năng của vật cực đại tại O D. Thế năng của vật cực tiểu tại M Câu 7: Một lò xo có độ cứng k = 250 N/m được đặt nằm ngang. Một đầu gắn cố định, một đầu gắn một vật khối lượng M = 0,1 có thể chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng một đoạn Δl = 5cm rồi thả nhẹ. a. Vận tốc lớn nhất mà vật có thể có được là: A. 2,5 m/s B. 5 m/s C. 7,5 m/s D. 1,25 m/s b. Tại vị trí nào thì động năng bằng thế năng? A. 2,5 cm B. 3 cm C. 2 cm D. 1,5 cm Câu 8: Một vật có khối lượng m được ném lên từ mặt đất với vận tốc ban đầu v0 . a. Điểm cao nhất mà vật có thể đạt tới là: A. hmax = v0/(2g)1/2 B. hmax = v0/(2g) C. hmax = 2g/ v0 D. hmax = (2g)1/2 / v0 b. Tại độ cao nào thì động năng bằng ½ thế năng? A. hmax = v0/(3g )1/2 B. hmax = v0/3g C. hmax = 3g/ v0 D. hmax = (3g)1/2 /v0 Câu 9: Một khối gỗ có khối lượng M = 8 kg nằm trên mặt phẳng trơn, nối nối với lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Viên đạn có khối lượng m = 20 g bay theo phương ngang với vận tốc v0 = 600 m/s cùng phương với trục lò xo đến xuyên vào khối gỗ và dính trong gỗ. a. Vận tốc của khối gỗ và đạn sau khi đạn xuyên vào gỗ là: A. v = 1,5m/ s B. v = 3m/ s C. v = 4,5m/ s D. v = 6m/ s b. Lò xo bị nén một đoạn tối đa là: A. Δl = 42cm B. Δl = 21cm C. Δl = 40cm D. Δl = 45cm Câu 10: Một búa máy khối lượng M = 1 tấn, rơi từ độ cao h = 3 m vào cọc có khối lượng m = 200kg. Va chạm mềm, lấy g = 10 m/s2 . Vận tốc của búa ngay trước va chạm xảy ra bằng bao nhiêu? Vận tốc của búa sau khi va chạm bằng bao nhiêu? Trong quá trình biên soạn và thực hiện không tránh khỏi những sai sót, thầy rất mong các em đóng góp ý kiến để tài liệu này hoàn chỉnh hơn và có giá trị hơn. Email: nvt.ngovantan@yahoo.com Thầy rất mong các em hãy vì tương lai của mình mà hãy chịu khó học hành. “ Học ăn, học nói, học gói, học mở “ “ Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học “ “ Gạo đem vào giã bao đau đớn. Gạo giã xong rồi trắng tựa bông. Sống ở trên đời người cũng vậy. Gian nan rèn luyện mới thành công. “ Chủ tịch: Hồ Chí Minh