1.Chính sách cơ bản trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp
Bối cảnh lịch sử:
Kết thúc chiến tranh thế giới thư hai, với vị trí của nước thắng trận, song nước pháp không tránh khỏi những khó khăn tổn thất. để hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, cạnh tranh với các đế quốc khác các tập đòan tư bản độc quyền đã trút một phần gánh nặng đó bằng việc ráo riết đẩy mạnh khai thác bóc lột nhân dân thuộc địa. đặc biệt Đông Dương - thuộc địa quan trọng, giàu có vào bậc nhất trong hệ thống thuộc địa của Pháp.
Chính sách cơ bản trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp trên đất nước ta trên các lĩnh vực:
+ Kinh tế: nhằm khai thác, bóc lột nhiều hơn tài nguyên vật lực của nước ta
- Tăng cường đầu tư vốn vào tất cả các ngành kinh tế ( khai mỏ, giao thông vận tải, thương nghiệp)
- Chính sách thuế khóa nặng nề, bất công, vô lý ( thuế trực thu, thuế gián thu): thuế thân, thuế đất, muối, rượu, thuốc phiện,môn bài, đường, cầu cống, thuế đò, thuế chợ, thuế xe.
- Bắt buộc nhân dân phải mua công trái, quốc trái để xây dựng các công trình phục vụ yêu cầu kinh tế, quân sự của Pháp
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 5084 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Lịch sử Việt Nam từ 1919-1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Chính sách cơ bản trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp
Bối cảnh lịch sử:
Kết thúc chiến tranh thế giới thư hai, với vị trí của nước thắng trận, song nước pháp không tránh khỏi những khó khăn tổn thất. để hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, cạnh tranh với các đế quốc khác các tập đòan tư bản độc quyền đã trút một phần gánh nặng đó bằng việc ráo riết đẩy mạnh khai thác bóc lột nhân dân thuộc địa. đặc biệt Đông Dương - thuộc địa quan trọng, giàu có vào bậc nhất trong hệ thống thuộc địa của Pháp.
Chính sách cơ bản trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp trên đất nước ta trên các lĩnh vực:
+ Kinh tế: nhằm khai thác, bóc lột nhiều hơn tài nguyên vật lực của nước ta
Tăng cường đầu tư vốn vào tất cả các ngành kinh tế ( khai mỏ, giao thông vận tải, thương nghiệp)
Chính sách thuế khóa nặng nề, bất công, vô lý ( thuế trực thu, thuế gián thu): thuế thân, thuế đất, muối, rượu, thuốc phiện,môn bài, đường, cầu cống, thuế đò, thuế chợ, thuế xe.
Bắt buộc nhân dân phải mua công trái, quốc trái để xây dựng các công trình phục vụ yêu cầu kinh tế, quân sự của Pháp
+ Chính trị:
- Quyền hành do thực dân Pháp thâu tóm,
- Thông qua lực lượng cảnh sát, quân đội, tòa án bóp nghẹt các quyền tự do, dân chủ; thẳng tay đàn áp các tổ chức, các chiến sỹ yêu nước, cộng sản và phong trào đấu tranh phản kháng của nhân dân
- Thi hành chính sách “chia để trị”, chia rẽ dân tộc, tôn giáo nhằm làm suy yếu khối đoàn kết dân tộc và lực lượng yêu nước cách mạng.
- Thực hiện “cải lương hương chính”, “cải cách chính trị hành chính” (từ việc làng đến Hội đồng quản hạt, Viện dân biểu àmị dân, lừa bịp, thực chất là nhằm xây dựng một lực lượng quan lại, công chức, trí thức tay sai phục vụ đắc lực cho cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của chúng.
+ Giáo dục:
- thực hiện “cải cách giáo dục”, với hệ thống giáo dục Pháp - Việt thay cho nền giáo dục Nho học, trường đào tạo quan lại cho chính quyền thực dân.
- Thành lập một số cơ quan, tổ chức khoa học (…..) à nhằm nghiên cứ hai thác nguồn tài nguyên của nước ta, phục vụ cho lợi nhuận của tư bản Pháp.
- Thực dân Pháp phát triển văn hóa giáo dục có hạn chế và truyền bá văn hóa nô dịch nhằm kìm hãm nhân dân việt Nam trong vòng ngu dốt, lạc hậu để duy trì ách thống trị, và đào tạo ra một số quan lại công chức bản xứ phục vụ cho chính sách khai thác, bóc lột của chúng.
2 Hôị Việt Nam cách mạng Thanh niên.
* Quá trình thành lập:
- Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (12/1924, Trung Quốc), lựa chọn một số thanh niên ưu tú trong tổ chức Tâm Tâm xã, giác ngộ họ và lập ra nhóm Cộng sản đòan (2/1925), gồm: Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lưu Quốc Long, Trương Văn Lĩnh, Lê Quảng Đạt, Lâm Đắc Thụ.
- TRên cơ sở nhóm Cộng sản đoàn N.A.Q đã thành lập một tổ chức cách mạng có tính chất quần chúng rộng rãi - Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6/1925)
* Các hoạt động của HVNCMTN:
- Cử người về nước lựa chọn và đưa thanh niên yêu nước sang Quảng Châu à tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho cách mạng.à Sau 2 năm (1925 -1927) có 200 cán bộ nòng cốt (phần lớn về nước hoạt động, một số ít được cử sang Liên Xô để tiếp tục theo học chương trình chính trị, quân sự cao cấp)
- Ra tờ báo: Thanh niên, Công nông theo sáng kiến của Nguyễn Ái Quốc.
- Từ các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ HVNCMTN ở Quảng Châu à cuốn Đường cách mệnh (1927)
- Thực hiện vô sản hóa(1928 -1929) à góp phần tích cực thúc đẩy phong trào cách mạng Việt Nam chuyển nhanh theo xu hướng cách mạng vô sẩnTị Đại hội lần thứ nhất HVNCMTN (5/1929) – đoàn đại biểu Bắc Kỳ rút khỏi đại hội về nước kêu gọi thành lập ĐCS Ü HVNCMTN hoàn thành sứ mệnh.
3. Hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1919 -1924.
- Xuất phát từ lòng yêu nước, yêu dân, từ khát vọng cứu nước giải phóng dân tộc, tên cơ sở rút kinh nghiệm thất bại của các thế hệ cách mạng tiền bối (Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,…) Nguyễn Ái Quốc không đi sang Nhật Bản mà quyết định đi sang châu Âu tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc. Cuộc hành trình của Người bắt đầu 5/6/1911, với tên Văn Ba,…
- Sau nhiều năm, đi qua nhiều nước, qua các châu lục (Á, Âu, Phi, Mỹ ), làm nhiều nghề khác nhau (….), vừa lao động để kiếm sống, vừa học tập và hoạt động cách mạng … Người đã rút ra kết luận quan trọng: giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước đều là bạn, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là kẻ thù chung của cách mạng
* Hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1919 -1924.
+ Gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919), thay mặt người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị các đế quốc thắng trận họp tai Vec xai (6/1919) Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam (8 điều)à tố cáo tội ác chính sách thực dân của Pháp & đòi chính phủ Pháp phải thực hiện các quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng của nhân dân Việt Nam. Ü Tuy không được giải quyết, nhưng là đòn tấn công trực diện vào chủ nghĩa đế quốc và có tiếng vang lớn, cổ vũ nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các nước thuộc địa đấu tranh chống CNĐQ
+ Nguyễn Ái Quốc đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa ” của Lênin (giữa tháng 7/1920)à Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước mới – con đường cách mạng vô sản, do giai cấp công nhân lãnh đạo, kết hợp chặt chẽ giữa giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
+ Tại Đại hội lần thứ 18 của đảng Xã hội Pháp (cuối 12/1920, Tua) Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp à Người Cộng sản Việt Nam đầu tiên hoạt động trong Đảng cộng sản Pháp Ü đánh dấu bước nhảy vọt trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc; từ lập trường yêu nước chuyển sang lập trường Cộng sản Ü cách mạng Việt Nam bước sang giai đoạn phát triển mới “gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân việt Nam đi vào con đường mà chính Người đã trải qua”
+ N.A.Q cùng với một số chiến sỹ yêu nước ở Angiêri, Tuynidi,.. thành lập “Hội liên hiệp thuộc địa” (10/1921) à tập hợp tuyên truyền vận động nhân dân các thuộc địa đòan kết với nhân dân chính quốc chống đế quốc, giải phóng dân tộc bị áp bức.à xuất bản báo Người cùng khổ (4/1922) - tuyên truyền vận động cách mạng ở các nước thuộc địa.
+ Trong thời gian ở Liên Xô (6/1923 -11/1924)
- N.A.Q tổ chức diễn thuyết, viết bài cho báo Nhân đạo, Người cùng khổ…. xuất bản Bản án chế độ thực dân pháp (Pa ri, 1925).
- Tham dự Hội nghị quốc tế nông dân (6, 1923)
- Tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V- trình bày tham luận quan trọng về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
- N.A.Q các Hội nghị: HN Quốc tế Thanh niên, HN Quốc tế Phụ nữ, HNQT Công hội đỏ,..
- Trong thời gian ở Liên Xô (6/1923 -11/1924) cùng với việc dự và tham luận trong các Đại hội, Hội nghị,..làm việc tại QTCS với cương vị là Ủy viên Bộ Phương Đông (phụ trách Cục phương Nam) ; Người nghiên cứu sâu hơn: chủ nghĩa Mác- Lênin, kinh nghiệm cách mạng tháng Mười, lý luận về xây dựng Đảng cộng sản Liên Xô…Viết nhiều bài báo đăng trên báo Sự Thật, Nhân Đạo, Đời sống công nhân, Người cùng khổ ở Pháp,…
- Cuối năm 1924, N.A.Q về Quảng Châu (TQ) tiếp tục chuẩn bị và hoàn thiện những tiền đề cần thiết cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc là bước chuẩn bị rất quan trọng về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự thiết lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam.
4. Phong trào cách mạng ở Nghệ - Tĩnh thời kỳ 1930 -1931
* Những sự kiện tiêu biểu:
Đấu tranh của các tầng lớp nhân dân
- Cuộc biểu tình kỷ niệm ngày 1/5/1930 của: công nhân (xe lửa Trường Thi; diêm, cưa, điện Vinh, Bến Thủy), nông dân (Hưng Nguyên, Nghi Lộc ) nổi dậy.
- Những cuộc bãi công liên tục của công nhân trong tháng 5 (vào các ngày 9, 12, 31) à Thực dân pháp phải tìm cách đối phó: huy động thêm binh lính, tăng cường canh phòng, bắt bớ; tuyên truyền chống cộng; hòa hoãn xoa dịu phong trào.
-Tháng 8/1930, Đảng đã tổ chức được nhiều tình có vũ trang tự vệ từ các làng mạc đến huyện lỵ; Nam Đàn, Can Lộc, Thanh Chương, Nghi Lộc. đến cuối tháng 8, cuộc biểu tình của công nhân dẫn đến không thừa nhận chính quyền của đế quốc và phong kiến.
- Tháng 9, phong trào đấu tranh phát triển lên đỉnh cao với cuộc đấu tranh quyết liệt, qui mô to lớn:
- Thanh Chương: ngày 1; 20.000 người biểu tình đòi giảm thuế, bỏ thuế; thả tù chính trị à thả tù nhân, đốt hồ sơ, sổ sách Ü hào lý đại phương bỏ chạy. Hầu hết các thô xã Thanh Chương ở tình trạng không chính quyền. Nhân dân xã Võ Liệt tự động đứng ra tổ chức điều hành cong việc trong xã.
- Nông dân Anh Sơn (ngày 5), Diễn Châu, Can Lộc (ngày 5 &7)
- Biểu tình xung đột đẫm máu với binh lính và cảnh sát thực dân của nông dân các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn Châu, Anh Sơn….
* Xuật hiện chính quyền Xô viết – chính quyền cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo:
à các tầng lớp nhân dân nhiệt tình tham gia các tổ chức (Nông hội, Đội tự vệ, Đoàn Thanh niên cộng sản, Hộ cứu tế đỏ,…) và phát huy vai trò làm chủ của mình để xây dựng và bảo vệ chính quyền xô viết
àChính quyền xô viết thực hiện chính sách mới, tiến bộ:
+ Chính trị:
- Ban bố thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân: được tự do tham gia các đòan thế, tự do hội họp, giải quyết các vấn đề xã hội
+ Kinh tế:
- Tịch thu: ruộng đất & thóc lúa công chia cho dân nghèo
- Bãi bỏ các loại thuế bất hợp lý: thuế thân, thuế chợ, thuế đò,..
- Quan tâm đến công tác: đắp đê, phòng lụt; tu sửa đường xá, cầu cống
- Tổ chức các hình thức sản xuất
+ Văn hóa xã hội:
- Tổ chức cho nhân dân học chữ Quốc ngữ
- Xóa bỏ các phong tục tập qían lạc hậu.
- Giữ vững an ninh tật tự ở thôn xã,
(trích nội dung phản ánh của Nguyễn Chấn- đốc học được cử về dẹp loạn cộng sản, trong báo cáo gửi cho khâm sứ Trung kỳ)
* ý nghĩa lịch sử :
- Phong trào có vị trí lịch sử quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và gia cấp ở nước ta. Nguyễn Ái Quốc đã viết:
“Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt phong trào trong bể máu, nhưng Xô viết Nghệ Tĩnh đã chứng tỏ một tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động việt Nam. Phong trào tuy thất bại, nhưng nó rèn lược lượng cho cuộc Cách mạng tháng Tám sau này”
- Góp phần làm tăng thêm ảnh hưởng của cộng sản trong các nước thuộc địa nhất là phương Đông.
- Được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế à Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản đã quyết định công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là bộ phận trực thuộc dộc lập của Quốc tế Cộng sản
*Bài học kinh nghiệm về:
- Vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng khối liên minh công nông, xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết,…
- Vấn đề thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền,..
- Lực lượng cách mạng
Đảng tổng kết:
“…trong khi khẳng định sự đúng đắn của đường lối cách mạng to lớn của công nông,nó cũng chứng tỏ tính chất phiêu lưư, tính chất cải lương thỏa hiệp, tính chất dao động nửa vời của giai cấp tư sản dân tộc và tiểu tư sản, đồng thời nó bóc trần bộ mặt cực kỳ phản động của giai cấp địa chủ và tư sản mại bản trước toàn thể nhân dân ta”
5. Bối cảnh lịch sử tác động trực tiếp đến phong trào cách mạng Việt Nam 1936 -1939. Nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của phong trào đấu tranh dân chủ 1936 -1939.
* Bối cảnh lịch sử: + Đại hội VII, Quốc tế Cộng sản (7/1935), đã xác định những nội dung quan trọng chủ yếu của cách mạng:
- xác định kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới lúc này là CNPX à Nhiệm vụ trước mát của giai cấp côngn hân lúc này chưa phải là đấu tranh chống tư bản, thiết lập chuyên chính vô sản, xây dựng CNXH, mà là đấu tranh chống CNPX giành dân chủ và bảo vệ ho bình.
- Đối với các nước thuộc địa, nửa thuộc địa xây dựng Mặt trận thống nhất chống ĐQ – có tầm quan trọng đặc biệt trong cuộc đáu tranh của mỗi nước ở thời điểm này.
Ü Kịp thời giúp cho các ĐCS đề ra chủ trương đúng đắn,phù hợp với hoàn cảnh từng nước, thống nhất hành động cách mạng của giai cấp công nhân thế giới trong một mục tiêu chung.
+ Mặt trận nhân dân pháp giành thắng lợi trong tổng tuyển cử- chính phủ mới dược thảnh lập vẫn nằm trong khuôn khổ của chính phủ tư sản. Trước sự đấu tranh của ĐCS và cao trào chống phát xít à CP Pháp đã có 3 quyết định quan trọng/ thuộc địa:
Thả tù chính trị
Thành lập Ủy ban điều tra tình hình thuộc địa, đặc biệt là Đông Dương và Bắc Phi.
Thi hành một số cải cách xã hội cho người lao động.
à Đấu tranh của công nhân thuộc địa có bước phát triển mới.
* Hội nghị Ban Chấp hầnh TW Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936)- định hướng phong trào đấu tranh 1936 -1939
* Những nội dung cơ bản của phong trào đấu tranh dân chủ 1936 -1939.
Phong trào Đông Dương Đại hội
Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí
Đấu tranh nghị trường
Đấu tranh chống bọn Tơrốtkít
(nêu dẫn chứng,…)
* Ý nghĩa lịch sử của phong trào đấu tranh dân chủ 1936 -1939.
- Phong trào dân chủ 1936 -1939 là một bộ phận của phong trào vô sản thế giới, đấu tranh cho hòa bình, chống chiến tranh…
- Thu được những thắng lợi cụ thể, buộc chính quyền thực dân đã có một số nhượng bộ ( thả nhiều chính trị phạm,…)
- Quần chúng được tổ chức giác ngộ về CNMác –Lênin, đảng viên được thử thách tôi luyện ,…
- Đội quân chính trị quần chúng được đảng tập hợp, xây dựng,… phát huy sức mạnh à uy tín, ảnh hưởng của đảng CS Đông Dương sâu rộng trong quần chúng.
- Phong trào dân chủ được ĐCS Đông Dương đánh giá là cuộc Tổng diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám năm 1945
6. Tại sao Đảng Cộng sản Đông Dương triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương vào tháng 11 năm 1939? Nội dung cơ bản của Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 11 năm 1939.
* Đảng Cộng sản Đông Dương triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương vào tháng 11 năm 1939 vì:
Trước những thay đổi to lớn của tình hình:
+ Thế giới: chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
+ Trong nước: Pháp - Nhật cấu kết thống trị nước ta
+ Hội nghị Xư Ủy Bắc Kỳ phân tích tình hình trong nước và thế giới đề cập tới việc tận dụng thời cơ chuẩn bị khởi nghĩ vũ trang giành chính quyền.
Ngày 6 đến 8/11/1939, tại Bà Điểm, Hooc Môn, Gia Định, Hội nghị BCH TW Đảng được triệu tập.
* Nội dung cơ bản của Nghị quyết Hội nghị Trung ương tháng 11 năm 1939.
Phân tích tình hình à đường lối đấu tranh vũ trang nhằm lật đổ chính quyền thực dân, phong kiến, thành lập chính quyền cách mạng Đông Dương:
- Vấn đề dân tộc: “…các dân tộc Đông Dương thống nhất, đòan kết, đánh đổ đế quốc Pháp, đòi đông Dương hoàn toàn độc lập….mỗi dân tộc có quyền giải quyết vận mệnh theo ý muốn của mình, song tự quyết cũng không nhất định là rời hẳn nhau ra” (0,25 đ)
- Về tương quan lực lượng: đế quốc Pháp (nắm quyền thống trị)><các dân tộc: Việt Nam, Miên, Lào đến Thượng Thổ,…
- Mục tiêu trực tiếp của cách mạng Đông Dương: Mục tiêu trực tiếp của cách mạng Đông Dương: (….không có con đường nào khác là đánh đổ đế quốc Pháp, chống lại tất cả ách ngoại xâm vô luận là da trắng hay da vàng) )
- Phương hướng chiến lược cách mạng: …..nhiệm vụ chính cốt là đánh đổ đế quốc..lập trường giải phóng dân tộc
- Hình thức tiến hành đấu tranh: ….tất cả phong trào đấu tranh tẻ tẻ vào cuộc đấu tranh chung, phản đối đế quốc chiến tranh,…dự bịn những điều kiện… bạo động làm cách mạng giải phóng dân tộc.
- Tổ chức: Mặt trận thống nhất phản đế Đông Dương,…lực lượng chính là công nông,..quyền chỉ huy của giai cấp vô sản
- Cương lĩnh 14 điểm của công cuộc cách mạng giả phóng dân tộc.
Ü Với đường lối cách mạng được đề ra tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn mới – giai đoạn trực tiếp chuẩm bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành độc lập dân tộc.
7. Thời cơ và chớp thời cơ trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
* Thời cơ: thời gian, điều kiện và hoàn cảnh chủ quan, khách quan thuận lợi để tiến hành thắng lợi một việc gì.
Thời cơ cách mạng: kẻ thù không thống trị như cũ được nữa.
Nhân dân không chịu áp bức như cũ được nữa
Quần chúng nhân dân chuẩn bị những điều kiện cho khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
* Thời cơ trong cách mạng tháng Tám:
Thời cơ đến:
+ Trên chiến trường chiến tranh thế giới thứ hai:
- Phát xít Đức đầu hàng (5/1945)
- Đồng minh phản công trên mặt trận châu Á – Thái Bình Dương:
- Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản: Hirôsima (6/8/1945), Naga saki (9/8/1945).
- Liên xô tuyên chiến với Nhật Bản
à Nhật hoàng đầu hàng Đồng minh (15/8/1945)
+ ở Đông Dương:
- chính phủ Trần Trọng Kim rệu rã, như rắn mất đầu, hoang mang, dao động đến cực độ.Việt gian thân Nhật hoảng sợ
+ Việt Nam
- Dưới tổ chức, lãnh đạo của Việt Minh quần chúng nhân dân đã ngả hẳn về phía cách mạng: nhiều lính trong quân đội phát xít và lính bảo an, cảnh sát, các công chức trong chính quyền bù nhìn ủng hộ Việt Minh giành độc lập.
à Thời cơ để nhân dân ta giành chính quyền đã đến
* Nhận định những khó khăn để chớp thời cơ chín muồi “ngàn năm có một”:
Khó khăn:
- 21/8/1945, Nhật ở Đông Dương mới được lệnh ngừng bắn, các tổ chức phản động tìm cách phá hoại phong trào cách mạng.
- Các thế lực đế quốc Pháp, Anh, Mỹ, Trung hoa quốc dân Đảng cũng có mưu đồ riêng đối với Đông Dương (Chính phủ Trùng Khánh sẽ đưa quân vào giải giáp quân đội Nhật,…)
- Pháp tăng cường hoạt động ngoại giao để Anh, Mỹ thừa nhận quyền trở lại Đông Dương của Pháp.
- Các đảng phái phản động lưu vong ở Trung Quốc(VNQDĐ, VNCM Đồng minh hội) chuẩn bị núp bóng quân đội Tưởng về nước cướp chính quyền.
Chỉ đạo của Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh:
- thành lập Ủy ban khởi nghĩa tòan quốc (13/8/1945) à 23 giờ cùng ngày, Ban bố Quân lệnh số 1- chính thức phát lệnh khởi nghĩa tòan quốc.
“Giờ Tổng khởi nghĩa đã đến
Cơi hội có một cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền độc lập của nước nhà…”
Ü Chớp thời cơ : Quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Anh, Trung Hoa Quốc dân Đảng vào Đông Dương tước khí giới quân Nhật; khi Pháp chưa kịp tập hợp tàn quân, điều lực lượng vào xâm lược nước ta một lần nữa.
8. Năm 1945, Đảng ta đã tiến hành công cuộc chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám như thế nào
*Bối cảnh lịch sử- điều kiện khách quan, chủ quan thuận lợi:
- Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào gia đoạn cuối – khi Hồng quân Liên Xô tấn công quân Nhật (8/8/1945, ở Trung Quốc trong vòng không đầy một tuần lễ đánh tan đội quân Quan đông của Nhật) àtinh thần quân Nhật ở Đông Dương: chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim như rắn mất đầu àĐiều kiện cho cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền đã chín muồi, “thời cơ ngàn năm có một đã đến”
(Tuy nhiên các thế lực đế quốc Mỹ, TưởngAnh, pháp đều có mưu đồ riêng đối với Đông Dương )
- Khí thế cách mạng của quần chúng trong nước lên cao chưa từng thấy
* Chuẩn bị để Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước:
+ Hội nghị quân sự Bắc kỳ (15/20/4/1945) với quyết định:
- Phát triển lực lượng vũ trang và nửa vũ tang, thống nhất các lực lượng vũ trang thànhViệt Nam giải phóng quân à thành lập Việt Nam giải phóng quân (15/5/1945)
- Xây dựng chiến khu:
7 chiến khu chống Nhật trong cả nước:
Chiến khu ở Bắc Bộ: Lê Lợi, Quang Trung, Hoàng Hoa Thám, Trần Hưng Đạo
Chiến khu ở Trung Bộ: Trưng Trác, Phan Đình Phùng
Chiến khu ở Nam Bộ: Nguyễn Tri Phương
Những khu căn cứ riêng của các địa phương: Yên thế (Bắc Giang), Bĩa Sậy (Hưng Yên),…
- Thành lập khu giải phóng: Cao -Bắc -Lạng – Hà – Tuyên – Thái (Ủy ban chỉ huy lâm thời lãnh đạo, thực hiện 10 chính sách của Việt Minh) Ü Hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
à Các chiến khu được xây dựng trong cao trào kháng Nhật cứu nước phng phú và đa dạng, phân bố khắp địa bàn trong cả nước đã tạo thế liên hoàn vững chắc trở thành bàn đạp cho Tổng khởi nghĩa.
* Tiến hành khởi nghĩa từng phần:
+ Phong trào phá kho thóc cứu đói (dẫn chứng) à là một trongn hững hình thức tập dượt quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao, kết hợp đấu tranh kinh tế, chính trị, vũ trang, chuẩnm bị cho Tổng khởi nghĩa
+ Phong trào đấu tranh ở thành thị và các khu công nghiệp (dẫn chứng) à chuẩn bị điều kiện cho cuộc khởi nghĩa ở thành phố thắng lợi.
Luôn nắm chắc, phân tích, nhận định tình hình chì