Ôn tập Lý thuyết kinh tế vĩ mô

Câu 1: Thế nào là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP)? Phân biệt sự khác nhau của 2 khái niệm này. Trả lời -GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước trong một thời kì nhất định( thường là một năm) -GNP là giá trị thị trường của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước sản xuất ra trong khoảng thời gian nhất định( thường là một năm) Phân biêt: Giống:- Cả 2 đều tính giá trị sản phẩm cuối cùng của nền kinh tế -Đo lường thành tựu kinh tế của quốc gia -Tính trong một năm

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 12139 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Lý thuyết kinh tế vĩ mô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý thuyết kinh tế vĩ mô Câu 1: Thế nào là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP)? Phân biệt sự khác nhau của 2 khái niệm này. Trả lời -GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước trong một thời kì nhất định( thường là một năm) -GNP là giá trị thị trường của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước sản xuất ra trong khoảng thời gian nhất định( thường là một năm) Phân biêt: Giống:- Cả 2 đều tính giá trị sản phẩm cuối cùng của nền kinh tế -Đo lường thành tựu kinh tế của quốc gia -Tính trong một năm Khác: GDP GNP Lãnh thổ: mức sản xuất đạt được do các đơn vị thường trú trên lãnh thổ quốc gia việt nam tạo ra, không cần biết họ mang quốc tịch quốc gia nào Mức sản xuất đạt được do công dân việt nam tạo ra, những người mang quốc tịch việt nam, không cần biết họ đang ở đâu GDP = GNP – Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài Xác định quy mô sản xuất của 1 quốc gia Phản ánh thành tựu và mức sống của người dân, của quốc gia Câu 2: Bạn có cho rằng GNP là thước đo hoàn hảo nhất để đánh giá chất lượng kinh tế và mức sống của một quốc gia hay không? Trả lời: GDP và GNP đều là thước đo tốt về thành tựu kinh tế của một nước. Nhưng GNP không là thước đo hoàn hảo về thành tựu kinh tế cũng như phúc lợi kinh tế của một đất nước. Do GNP đã bỏ sót quá nhiều sản phẩm, dịch vụ mà nhân dân làm hoặc giúp đỡ nhau làm, vì đơn giản là không đưa ra thị trường và không báo cáo. Tương tự, nhiều hoạt động kinh tế phi pháp hay hợp pháp nhưng không được báo cáo nhằm trốn thuế, cũng không được tính vào GNP. Những thiệt hại về môi trường như ô nhiễm nguồn nước, không khí, tắc nghẽn giao thông, thiệt hại sức khoẻ ….cũng không được điều chỉnh khi tính GNP. GNP phản ánh nhiều hàng hoá và dich vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế. Nhưng hàng hoá cao cấp nhất cho đời sống con người là thời gian nghỉ ngơi, để bổ khuyết cho sự thoải mái về tâm lí thì không thể nào ghi chép và phản ánh được vào GNP. Câu 3: Trình bày phương pháp luận để xác định GDP và nêu cách tính. Trả lời: Chi tiêu hàng hoá và dich vụ Hàng hoá và dịch vụ Doanh nghiệp Hộ gia đình Dịch vụ yếu tố sản xuất Thu nhập từ các yếu tố sản xuất *Giả định nền kinh tế chỉ có mỗi hộ gia đình và doanh nghiệp + Khung bên trong là sự vận động của nguồn lực thật: hàng hoá và dịch vụ từ các doanh nghiệp sang hộ gia đình và dịch vụ về các yếu tố sản xuất từ hộ gia đình sang doanh nghiệp + Khung bên ngoài: là các giao dich thanh toán bằng tiền *2 cách tính khối lượng sản phẩm trong nền kinh tế: + Cung trên: tính tổng giá trị của các hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế + Cung dưới: tính tổng mức thu nhập từ các yếu tố sản xuất. *Giả định rằng toàn bộ thu nhập của các hộ gia đình được đem chi tiêu hết để mua hàng hoá và dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra thì cung trên bằng cung dưới. Câu 4: Thế nào là số nhân chi tiêu, ý nghĩa? Trả lời: Số nhân chi tiêu là tần số khuyếch đại của nền kinh tế. Nó cho ta biết khi một đại lượng trong tổng cầu thay đổi thì sẽ được số nhân chi tiêu khuyếch đại lên nhiều lần. Câu 5: Thế nào là thâm hụt ngân sách? Các biên pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Trả lời: Thâm hụt ngân sách cơ cấu: là thâm hụt tính toán trong trường hơp nếu nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng Thâm hụt ngân sách thực tế: là thâm hụt khi số chi vượt số thu thực tế trong một thời kì nhất định Thâm hụt ngân sách chu kì: là thâm hụt ngân sách bị động do tình trạng của chu kì kinh doanh Các biên pháp: *Vay nợ trong nước( vay dân) + Ưu diểm: Cho phép chính phủ có thể duy trì thâm hụt mà không cần tăng cơ sở tiền tệ hoặc giảm dự trữ quốc tế. Đây là 1 biên pháp hiệu quả để kiềm chế lạm phát + Nhược điểm: +) Làm tăng áp lực lạm phát trong tương lai néu như tỉ lệ đi vay so với GDP liên tục tăng +) Vay từ dân trực tiếp làm giảm khả năng của khu vực tư nhân trong việc tiếp cận tín dụng, gây sức ép làm tăng lãi suất trong nước. *Vay nợ nước ngoài: + Ưu điểm:: +) Làm tăng tỉ giá hối đoái, làm suy yếu sức cạnh tranh quốc tế của hàng trong nước. + Nhược điểm: +) Gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ đúng hạn +) Khả năng sử dụng dự trữ quốc tế để tài trợ cho thâm hụt hết sức hạn chế. Nêus khu vực tư nhân cho rằng nguồn dự trữ quốc tws của quốc gia hết sức mong manh thì sự mất lòng tin vào khả năng mà chính phủ có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối có thể dẫn đênd 1 dòng ồ ạt chảy ra TG bên ngoài, làm cho đồng nội tệ giảm giá mạnh và làm tăng sức ép lạm phát. *Sử dụng dự trữ ngoại tệ: + Ưu: +) đảm bảo nguồn tài chính dự phòng cho nền kinh tế trong trường hợp bất chấp xảy ra đối với nền kinh tế +) Giúp cho đảm bảo nguồn ngân sách tức thời giúp chính phủ chủ động trong vấn đề thâm hụt ngân sách + Nhược: Chính phủ phải có kế hoạch chủ động để dự phòng( đặc biệt chú ý cán cân thương mại quốc tế cũng như cán cân quốc tế) *Vay ngân hàng: + Ưu: Thoả mãn được nhu cầu về tiền trong hiên tại + Nhược: Sẽ tạo ra lượng tìên dư thừa trong lưu thông và cuối cùng sẽ đẩy lạm phát tăng lên Câu 6: Ngân hàng thương mại là gì? Cách tạo tiền của ngân hàng thương mại. Trả lời Ngân hàng thương mại là tổ choc trung gian tài chính kinh doanh tiền tệ hoạt động dựa trên nghiệp vụ chính là nhận tiền gửi và cho vay Khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại: là khả năng tạo thêm phương tiện thanh toán cho nền kinh tế thông qua các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại Các ngân hàng thương mại khi huy động tiền gửi luôn giữ 1 khoản để phòng rủi ro khi người cho vay rút tiền, khoản này gọi là dự trữ thực tế (Ra) Việc dự trữ này luôn theo 1 tỉ lệ nhất định gọi là tỉ lệ dự trữ thực tế (ra) ra= rb+ re Câu 7: Ngân hàng trung ương là gì? Trình bày khả năng điều tiết lượng cung tiền của ngân hàng trung ương. Trả lời Ngân hàng trung ương là cơ quan quản lí nhà nước về tiền, là cơ quan độc quyền phát hành tiền. Khả năng điều tiết lượng cung tiền: Lượng cung tiền là tổng số tiền thanh toán trong nền kinh tế bao gồm: tiền mặt, séc……. Cách xác định mức cung tiền + Ngân hàng trung ương không phát hành toàn bộ số tiền mà nền kinh tế cần, nó chỉ phát hành 1 lượng tiền cơ sở là tiền mạnh Lượng tiền này sẽ đi vào nền kinh tế theo 2 hướng: Các tác nhân trong nền kinh tế giữ lại 1 phần để chi tiêu là tiền lưu thông, Lượng tiền này không sinh ra thêm các phương tiện thanh toán mà có xu hướng hao dần trong quá trình lưu thông do bị rách, nát, mất….Giả định khi nghiên cứu là nó không đổi. Được giữ lại tại các ngân hàng thương mại dưới dạng tiền gửi hay dự trữ. Thông qua hệ thống ngân hàng thương mại sẽ tạo thêm các khoản tiền vay mới. Ho= U+ Ra MS= U+ D Câu 8: Cung cầu trên thị trương lao động phụ thuộc vào những yếu tố gì? Trả lời Cung và cầu lâo động phụ thuộc vào tiền công thực tế. Tiền công thực tế biểu thị khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà tiền công danh nghĩa có thể mua được, tương ứng với mức giá đã cho Các yếu tố tác động đến cầu: Tình trạng: Đường cầu về lao động có độ dốc âm, tức là khi tiền công thực tế giảm, cầu về lao động có xu hướng tăng lên. Chính sách: Việc thuê thêm lao động sẽ phải có điểm dừng , phải căn cứ vào năng suất cận biên của lao động Các yếu tố tác động đến cung: Đường cung về lao động có xu hướng dốc lên hàm ý rằng khi tiền công thực tế tăng lên có nhiều người sẵn sàng cung ứng sức lao động của mình, tương ứng với mức tiền công đó ở mức tiền công cân bằng, số lao động mà các doanh nghiệp muốn thuê bằng số lao động mà các gia đình muốn cung cấp. Câu 9: Vì sao nói thực chất của đường tổng cung ngắn hạn là hàm giá cả? Trả lời Mối quan hệ giữa sản lượng và việc làm: Y= f(N….) Mối quan hệ giữa việc làm và tiền công: W=W-1(1-eU) Mối quan hệ giữa tiền công và giá cả: P= aw(1+f) Câu 10: Lạm phát là gì? Nguyên nhân Trả lời Lạm phát là sự tăng lên mức giá chung trong nền kinh tế trong một thời kì nhất định Nguyên nhân: Lạm phát cầu kéo: là khi tổng cầu tăng lên mạnh mẽ tại mức sản lượng đã đạt được hoặc vượt quá tiềm năng. Lạm phát do chi phí đẩy: xảy ra khi chi phí sản xuất tăng đột ngột. Lạm phát ì: khi nền kinh tế khá ổn định, các tác nhân trong nền kinh tế cho rằng sẽ có lạm phát ở tỉ lệ tương tự và điều chỉnh lãi suất danh nghĩa, tiền lương danh nghĩa, giá cả trong các hợp đồng kinh tế, các khoản chi tiêu ngân sách… theo tỉ lệ lạm phát các năm trước đó Câu 11: Nguyên nhân thất nghiệp. Trả lời Thời gian cần thiết dể công nhân tìm được việc làm thích hợp với sở thích và kĩ năng của họ Do có sự không ăn khớp giữa cung và cầu lao động trên các thi trường lao động cụ thể Làm tăng tiền lương của công nhân không có tay nghề và kinh nghiệm lên cao hơn mức cân bằng, luật tiền lương tối thiểu làm tăng lượng cung về lao động và làm giảm lượng cầu Sức mạnh của công đoàn. khi công đoàn đẩy mạnh các ngành có công đoàn cao hơn mức cân bằng, họ tạo ra tình trạng dư cung về lao đông Doanh nghiệp diểu rằng họ được lợi trong việc trả lương cao hơn mức cân bằng. tiền lương cao hơn có thể cải thiện sức khoẻ của công nhân, giảm sự luân chuyển công nhân, nâng cao nỗ lực công nhân và chất lượng của họ. Câu 12: Thế nào là lợi thế so sánh? Vì sao các nước lại tiến hành thương mại quốc tế với nhau? Trả lời lợi thế so sánh là 1 nước có lợi thế so sánh trong việc sản xuất 1 mặt hàng nếu nước đó có chi phí sản xuất tương đối( hay chi phí cơ hội) về mặt hàng đó thấp hơn so với nước khác. các nước tiến hành thương mại quốc tế với nhau: Thương mại quốc té xuất hiện vì các nước có điều kiện sản xuất khác nhau như: đất đai, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên,….. Vì điều kiện sản xuất khác nhau, mỗi nước sẽ chuyên môn hoá sản xuất những mặt hàng mà mình có thể sản xuất được với chi phí thấp, đổi lấy những mặt hàng của những nước khác mà đối với họ việc sản xuất lại có lợi hơn Thương mại diễn ra giữa những nước khá giống nhau về điều kiện sản xuất. Thương mại vẫn diễn ra khi 1 nước nào đó, sản xuất các mặt hàng rẻ hơn so với nước khác và vẫn diễn ra giữa 1 nước có năng suất thấp hơn với nước có năng suất cao hơn.
Tài liệu liên quan