Đường truyền và cấu trúc la 2 đặc trưng cơ bàn của máy tính
Đường truyền:
+ Là phương tiện truyền tín hiệu của các máy tính. Các tín hiệu đó chính là các thông tin, dữ liệu được truyền dưới dạng nghị phân. Tín hiệu giữa các máy tính là sóng điện từ, tùy theo tần số mà có thễ dùng các đường truyền vật lý khác nhau.
+ Có 2 đặc trưng co bản là:
- Đường truyền hữu tuyến(thiết bi kết nối bằng cáp)
- Đường truyền vô tuyến(thông qua sóng vô tuyến).
7 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1999 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập lý thuyết Mạng máy tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập lý thuyết Mạng máy tính
Trình bày đặt trưng của mạng máy tính?
Đường truyền và cấu trúc la 2 đặc trưng cơ bàn của máy tính
Đường truyền:
+ Là phương tiện truyền tín hiệu của các máy tính. Các tín hiệu đó chính là các thông tin, dữ liệu được truyền dưới dạng nghị phân. Tín hiệu giữa các máy tính là sóng điện từ, tùy theo tần số mà có thễ dùng các đường truyền vật lý khác nhau.
+ Có 2 đặc trưng co bản là:
- Đường truyền hữu tuyến(thiết bi kết nối bằng cáp)
- Đường truyền vô tuyến(thông qua sóng vô tuyến).
Cấu trúc:
+ Thể hiện các cách nối các máy tính với nhau và tập hợp các quy tắc, quy ước mà tất cả các thực thể tham gia truyền thông mạng phải tuân theo để đảm bào mạng hoạt động tốt.
+ Network topology: cách kết nối máy tính dạng hình học.
+ Network protocol: Tập hợp các quy ước truyền thông giữa các thực thể truyền thông mà còn gọi là giao thức.
Trình bày cấu trúc mạng Ethernet 802.3
Cấu trúc gồm 4 khung:
+ Preamble(phần mở đầu): được sữ dụng đễ đồng bộ nhịp đồng bộ giữa bên nhận và bên gữi
+ Addresses(địa chỉ): nếu bộ thích ứng mạng nhận được 1 Frame có địa chỉ đích trùng với địa chỉ vật lý của nó, hoặc địa chỉ đích là địa chỉ quảng bá, nó sẽ đưa lên cho giao thức tại tầng mạng.
+Type(loại): chỉ giao thức ở tầng trên(network layer), phần lớn là IP nhưng giao thức khác cũng có thể được hỗ trợ.
+ CRC: được kiểm tra tại bên nhau, nếu phát có lỗi, khung đó bị bõ.
3. Trình bày vai trò của mô hình OSI và nhiệm vụ của từng tầng trong mô hình OSI?
_ Vai trò của mô hình OSI:
+ Mô hình OSI phân chia chức năng của một giao thức ra thành một chuỗi các tầng cấp. Mỗi một tầng cấp có một đặc tính là nó chỉ sử dụng chức năng của tầng dưới nó, đồng thời chỉ cho phép tầng trên sử dụng các chức năng của mình
+ Mục đích của mô hình là cho phép sự tương giao (interoperability) giữa các hệ máy (platform) đa dạng được cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau. Mô hình cho phép tất cả các thành phần của mạng hoạt động hòa đồng, bất kể thành phần ấy do ai tạo dựng.
_ Mô hình OSI có 7 tầng và mỗi tầng đều có một chức năng riêng:
+ 7. Application - ứng dụng: Cung cấp các dịch vụ mạng cho các ứng dụng như email, truyền file. Cung cấp các phương tiện để người sử dụng truy nhập vào môi trường mạng.
+ 6. Presentation - trình diễn: Trình bày dữ liệu, đảm bảo đọc được dữ liệu, đàm phán về cú pháp.
+ 5. Session - tầng phiên: Quản lý truyền thông các ứng dụng. Thiết lập, duy trì và hủy bỏ các phiên truyền thông.
+ 4. Transport - tầng giao vận: Truyền dữ liệu giữa hai đầu mút (end-to-end), kiểm soát luồng, phát hiện lỗi và khắc phục lỗi.
+ 3. Network - tầng mạng: Chọn đường tối ưu để truyền gòi dữ liệu, tránh tắc nghẽn đường truyền và thực hiện cắt, hợp dữ liệu nếu cần.
+ 2. Data link - tầng liên kết dữ liệu: Cung cấp phương tiện truyền thông tin cậy qua liên kết vật lý với các cơ chế đồng bộ hóa, kiểm soát luồng, kiểm soát lỗi.
+ 1. Physical - tầng vật lý: Truy nhập đường truyền vật lý nhờ các phương tiện cơ, điện để truyền dòng bít thô qua đường truyền vật lý.
4. So sánh vai trò của Hub và Switch. Nêu ưu điểm của thiết bị trên?
Hub và switch có vai trò tương tự trên mạng. Chúng đảm nhiệm việc kết nối tất cả các thiết bị mạng của bạn và xử lý một kiểu dữ liệu được gọi là khung dữ liệu. Khung dữ liệu mang dữ liệu của bạn. Khi một khung dữ liệu được nhận, nó được khuyếch đại và sau đó truyền đến cổng của PC đích. Sự khác biệt lớn giữa hub và switch là cách thức giao nhận các khung dữ liệu.+ Trong một hub, khung dữ liệu được truyền đi hoặc "lan truyền" đến tất cả các cổng của nó. Vấn đề là mỗi khung dữ liệu chỉ cần đến cho một cổng xác định; trong khi hub lại không thể phân biệt được cổng nào mà một khung dữ liệu phải được gửi đến. Nó phải gởi khung dữ liệu đến mọi cổng và nhờ vậy mà đảm bảo là khung dữ liệu sẽ đến cổng cần phải đến. Điều này sẽ tiêu tốn rất nhiều lưu lượng truy cập trên mạng và có thể làm chậm thời gian đáp ứng của mạng.+ Ngoài ra, một hub 10/100Mbps phải chia sẻ băng thông đến tất cả cổng của nó. Vì vậy, khi chỉ có một máy tính truyền/ nhận thông tin, nó sẽ có khả năng truy cập băng thông tối đa. Nhưng nếu nhiều máy tính cùng truyền/ nhận thông tin, khi đó băng thông sẽ cần phải được phân chia giữa tất cả những máy tính này, mà điều đó sẽ làm suy giảm hiệu suất.5. Trình bày đặt tính kỹ thuật của cable xoắn đôi?
+ Là loại cáp gồm hai sợi dây đồng quấn cách li với nhau nhằm mục đích chống nhiễu điện từ.
+ Dải truyền có thể đến 300Mbps (cat5), phổ biến nhất là 100Mbps+ Mềm, dẻo dễ kéo dây, không chiếm nhiều không gian nếu tổ chức hệ thống mạng lớn.+ Giá thành rẻ.+ Độ bảo mật không cao, tín hiệu truyền có thể bị mất và không truyền đi xa được.
6. Trình bày đặt tính kỹ thuật của cáp quang?
+ Có thể truyền đến 200.000 Mbps+ Truyền xa nhiều Km+ Dữ liệu truyền nhanh, an toàn+ Khó lắp đặt, rất mắc7. Vai trò của Router và Modem trong kết nối mạng?
+ Modem : ko có chức năng định tuyến, ko cấu hình được giao thức định tuyến, cũng như nhiều tính năng khác của router, chỉ có tác dụng kết nối đến ISP và làm gateway cho mạng của bạn kết nối ra ngoài+ Router : ngược lại với những điểm trên của modem, giống với modem ADSL là có thể kết nối ADSL (nếu như router đó có hỗ trợ kết nối ADSL)
è Chính vì thế mà Router và Modem đều có vai trò quan trọng trong việc kết nối mạng nhiều mạng LAN cũng như kết nối mạng ra bên ngoài ADSL Internet.
8. Trình bày cấu trúc của giao thức TCP/IP. Cấu trúc địa chỉ IP. Nêu 1 số dịch vụ chạy trên nền TCP/IP?
_ Mô hình TCP/IP có 4 lớp :
+ Application(HTP,SMB (share va nhận data)): bao gồm các ứng dụng mạng, định dạng biểu diễn dữ liệu, thiết lập session, security, authentication.
+ Transport(TCP(đảm bảo dữ liệu truyền đến nơi cần gữi)): bảo đảm truyền nhận đúng dữ liệu. sữ dụng port Adress đễ phân biệt ứng dụng này với ứng dụng khác trên máy tính.
+ Internet(ICMP(ping xem mạng thông không)): quản lý địa chỉ, tìm đường, truyền nhận các packet.
+ Network Access(ETHERNET): Truyền nhận Frame, kiểm tra và sữa lỗi, kết nối vật lý , truyền các bit dữ liệu.
_ Cấu trúc địa chỉ IP:
+ Có chiều dài 4 bye( 32 pit )
+ Thường được biểu diễn dưới dạng thập phân 0-9.
+ Phân lớp địa chỉ: Xác định bởi những bit nhận dạng(Class ID).
Lớp A: 8 pít đầu là Network, 24 pít sau là Host.
Lớp B: 16 pit đầu là Network, 16 pit sau là Host.
Lớp C: 24 pit đầu là Network, 8 pit sau là Host.
Lớp D, E tương tự như lớp C.
9. Các phương pháp truy nhập đường truyền vật lý trong mạng cục bộ (ETHERNET)?
a. Phương pháp truy nhập CSMA/CD:
Phương pháp này được sử dụng cho topo dạng Bus, trong đó all các trạm của mạng được nối trực tiếp vào Bus. Mọi trạm đều có thể truy nhập vào bus chung (đa truy nhập) 1 cách ngẫu nhiên à có thể dẫn đến xung đột.
CSMA/CD là phương pháp cải tiến từ phương pháp CSMA, hay còn gọi là LBT (Listen Before Talk - Nghe trước khi nói). Tư tưởng của nó là: 1 trạm cần truyền dữ liệu trước hết phải “nghe” xem đường truyền đang rỗi hay bận.
b. Phương pháp Token bus (bus với thẻ bài):
Nguyên lý của : giữa các trạm có nhu cầu truyền dữ liệu được thiết lập 1 vòng logic. Mỗi trạm trong vòng logic sẽ biết được địa chỉ của trạm đứng trước & sau nó.
Như vậy công việc đầu tiên của phương pháp này là thiết lập vòng logic bao gồm các trạm đang có nhu cầu truyền dữ liệu được xác định vị trí theo một chuỗi thứ thự mà trạm cuối cùng của chuỗi sẽ tiếp liền sau trạm đầu tiên.
c. Phương pháp Token Ring (vòng với thẻ bài):
Phương pháp này cũng dựa trên nguyên lý dùng thẻ bài để cấp phát truy nhập đường truyền. Nhưng ở đây thẻ bài lưu chuyển theo vòng vật lý chứ ko cần thiết phải thiết lập vòng logic như đối với phương pháp Token bus.
10. Hãy trình bày về vai trò của giao thức trong kiến trúc phân tầng? Lấy ví dụ các giao thức có trong thực tế để minh họa cho các vấn đề trên?
Giao thức mạng (protocol) là tập hợp all các quy tắc cần thiết, quy ước điều khiển sự giao tiếp và tương tác giữa các máy tính trong mạng.
Nguyên tắc hoạt động của giao thức:
Máy gửi: Giao thức quy định
Nhận dữ liệu từ Application.
Chia dữ liệu thành các gói
Thêm thông tin vào gói, mỗi tầng thêm thông tin xử lý cho chính tầng đó
Chuyển gói dữ liệu lên cáp mạng thông qua NIC (Network Interface Card - cạc giao tiếp mạng).
Máy nhận:
Nhận gói dữ liệu từ cáp mạng thông qua NIC.
Loại bỏ thông tin trong gói tương ứng với từng lớp
Lắp ghép các gói dữ liệu thành dữ liệu gốc.
Chuyển dữ liệu cho chương trình ứng dụng.
Các thủ tục ở máy gửi, máy nhận đều được thực hiện theo cùng một quy tắc để đảm bảo dữ liệu nhận được không bị thay đổi so với tài liệu gốc.
Trên mạng máy tính có nhiều loại giao thức, mỗi giao thức cho phép thực hiện một loạt các giao tiếp cơ bản và thi hành các tác vụ khác nhau.
Phải phân tầng giao thức vì:
Đơn giản thiết kế.
Dễ dàng thay đổi.
VD: + Giao thức IP: xác định đường đi, cấu hình nóng.
+ giao thức HTTP: truyền dữ liệu web, hiễu HTML
+ POP3: cho phép nhận các thông điệp thư điện tử qua Internet.
+ UDP: truyền dữ liệu đến máy khác không biết đến kết quả.
+ WAP: cho phép trao đổi thông tin giữa các thiết bị không dây, như điện thoại di động.
11. Trình bày về cấu trúc của địa chỉ IP? Ý nghĩa của sự phân lớp địa chỉ? Cách quản lý các địa chỉ IP?
_ Cấu trúc địa chỉ IP:
+ Có chiều dài 4 bye( 32 pit )
+ Thường được biểu diễn dưới dạng thập phân 0-9.
+ Phân lớp địa chỉ: Xác định bởi những bit nhận dạng(Class ID).
Lớp A: 8 pít đầu là Network, 24 pít sau là Host.(0-127)
Lớp B: 16 pit đầu là Network, 16 pit sau là Host.(128-191)
Lớp C: 24 pit đầu là Network, 8 pit sau là Host.(192-223)
Lớp D(224-239), E(240-255) tương tự như lớp C.
_ Cách quản lý địa chỉ IP: Tùy theo quy mô mạng mà ta có được cách quản lý IP 1 cách tốt nhất nhằm tránh xảy ra các xung đột khi đồng thời có hai địa chỉ IP giống nhau trên cùng một cấp mạng máy tính.
Ở cấp mạng toàn cầu (Internet), một tổ chức đứng ra quản lý cấp phát các dải IP cho các nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP, ISP) các dải IP để cung cấp cho khách hàng của mình.
Ở các cấp mạng nhỏ hơn (WAN), người quản trị mạng cung cấp đến các lớp cho các mạng nhỏ hơn thông qua máy chủ DHCP.
Ở các mạng nhỏ hơn nữa (LAN) thì việc quản lý địa chỉ IP nội bộ thường do các modem ADSL (có DHCP) gán địa chỉ IP cho từng máy tính (khi thiết đặt chế độ tự động trong hệ điều hành) hoặc do người sử dụng tự thiết đặt.
12. Khái niệm Subnetmask? Ý nghĩa và cách sữ dụng Subnet Mask đễ xác dịnh đỉa chỉ mạng?
_ Khai niệm: Khi truyền thông tin, một máy cần phải biết địa chỉ IP của máy nhận có trong cùng mạng với mình không, để thực hiện điều này, ngoài địa chỉ IP, một thông số khác gọi là Subnet Mark cần được xác định cho máy. Subnet mark cũng gồm 4 số thập phân không dấu, mỗi số gồm 8 bit; giá trị của subnet mark gồm 32 bit được chia làm 2 phần: bên trái gồm những bit 1, bên phải gồm những bit 0, các bit 0 xác định những địa chỉ IP nào cùng nằm trên cùng một mạng con với nó.
_ Y nghĩa: đơn giản trong quản lý, cấu trúc lại mạng bên trong mà không ảnh hưởng gì đến mạng bên ngoài. Cải thiện khả năng bảo mật. Cô lập lưu thông trên mạng. : là dãy 32 bit dùng để:
Khóa lại 1 phần địa chỉ IP để phân biệt NetworkID và HostID.
Xác định là 1 địa chỉ IP đích có thuộc mạng nội bộ hay mạng khác.
_ Cách sữ dụng:
Ví dụ: địa chỉ mạng 160.30.20 địa chỉ host 10 -> 160.30.20.10, lớp C subnet mask = 255.255.255.0
Dùng phép AND: 160.30.20.10 AND 255.255.255.0 -> 160.30.20.0 là networkID.
Tính kết quả phép AND giữa địa chỉ IP đích và mask của mạng;
Tính kết quả phép AND giữa địa chỉ IP nguồn và mask của mạng;
Nếu hai kết quả trùng nhau thì hai địa chỉ cùng một mạng -> không phải routing.
Ví dụ: So sánh hai địa chỉ IP 160.30.20.10 và 160.30.20.100 có cùng trên một mạng hay không với mask là 255.255.255.0
13. Giao thức ARP?
Address Resolution Protocol (ARP). Hoạt động:
Tìm địa chỉ vật lý (MAC) của máy đích có IP xác định nào đó
Máy nguồn gửi broadcast "Ai là chủ của IP?".
Máy có địa chỉ IP được hỏi sẽ gửi lại địa chỉ MAC của nó.
Trả lời chi tiết:
Mỗi thiết bị trong hệ thống mạng của chúng ta có ít nhất hai địa chỉ. Một địa chỉ là Media Access Control (MAC) và 1 địa chỉ Internet Protocol (IP). Địa chỉ MAC là địa chỉ của card mạng gắn vào bên trong thiết bị, nó là duy nhất và không hề thay đổi. IP có thể thay đổi theo người sử dụng tùy vào môi trường mạng. ARP là 1 trong những giao thức của IP, chức năng của nó dùng để định vị một host trong một segment mạng bằng cách phân gải địa chỉ IP ra địa chỉ MAC. ARP thực hiện điều này thông qua một tiến trình broadcast gói tin đến all các host trong mạng, gói tin đó chứa địa chỉ IP của host cần giao tiếp. Các host trong mạng đều nhận được gói tin đó và chỉ duy nhất host nào có IP trùng với IP trong gói tin mới trả lời lại, còn lại sẽ tự động hủy gói tin.
ARP là một giao thức hết sức đơn giản, nó đơn thuần có 4 loại message cơ bản sau:
An ARP Request: máy tính A sẽ hỏi toàn mạng : " ai có địa chỉ IP này?
An ARP Reply: máy tính B trả lời máy tính A : "tôi có IP đó, địa chỉ MAC của tôi là..."
An Reverse ARP Request: máy tính A sẽ hỏi toàn mạng : " ai có địa chỉ MAC này? "
An Reverse ARP Reply: máy tính B trả lời máy tính A: " tôi có MAC đó, địa chỉ IP của tôi là..."
Host A gửi một ARP Request và nhận được một ARP Reply từ một host B có thực trong mạng.
14. Trình bày chiến lược định tuyến?
- Định tuyến trực tiếp: định tuyến trực tiếp là việc xác định đường nối giữa 2 trạm làm việc trong cùng một mạng vật lý.
- Định tuyến không trực tiếp: là việc xác định đường nối giữa 2 trạm làm việc ko nằm trong cùng một mạng vật lý và vì vậy, việc truyền tin giữa chúng phải được thực hiện thông qua các trạm trung giam là các gateway.