Câu 1: Dự án đầu tư (DAĐT) là gì? Đặc trưng cơ bản và yêu cầu của DAĐT.
1. Kh/n: DAĐT là tổng thể các hoạt động và các chi phí cần thiết được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.
2. Đặc trưng cơ bản của DA:
+ Dự án có mục đích, kết quả xác định
+ Dự án có chu kỳ phát triển riêng và có thời gian tồn tại hữu hạn
+ Dự án có sự tham gia của nhiều bên: chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan quản lý Nhà nước,.
+ Sản phẩm dự án mang tính đơn chiếc độc đáo
+ Môi trường hoạt động dự án mang tính “va chạm”
+ Dự án có tính bất định và rũi ro cao.
9 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1988 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập môn lập và quản lý dự án đầu tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP MÔN LẬP VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
----------------
I/- LÝ THUYẾT
Câu 1: Dự án đầu tư (DAĐT) là gì? Đặc trưng cơ bản và yêu cầu của DAĐT.
1. Kh/n: DAĐT là tổng thể các hoạt động và các chi phí cần thiết được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.
2. Đặc trưng cơ bản của DA:
+ Dự án có mục đích, kết quả xác định
+ Dự án có chu kỳ phát triển riêng và có thời gian tồn tại hữu hạn
+ Dự án có sự tham gia của nhiều bên: chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan quản lý Nhà nước,...
+ Sản phẩm dự án mang tính đơn chiếc độc đáo
+ Môi trường hoạt động dự án mang tính “va chạm”
+ Dự án có tính bất định và rũi ro cao.
3. Yêu cầu của 1 DAĐT
- Tính khoa học: đòi hỏi những người soạn thảo dự án phải có 1 quá trình nghiên cứu tỉ mỉ, tính toán thận trọng và chính xác từng nội dung dự án.
- Tính thực tiễn: yêu cầu từng nội dung dự án phải được nghiên cứu, xác định trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn cảnh có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tư.
- Tính pháp lý: đây là yêu cầu nhằm đảm bảo sự an toàn cho quá trình hoạt động đầu tư. Vì dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc, nghiên cứu đầy đủ các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cùng các văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động đầu tư.
- Tính đồng nhất: dự án phải tuân thủ đúng các quy định chung của các cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư đó là quy trình lập dự án, các thủ tục, quy định về đầu tư.
Câu 2: Phân tích khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của dự án
1. Khả năng cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá:
- Khả năng cạnh tranh là khả năng mà DN cố gắng dành được và duy trì thị trường để có lợi nhuận nhất định. Tăng cường khả năng cạnh tranh của DN là việc DN cố gắng tạo ra ngày càng nhiều hơn các ưu thế trên tất cả các mặt để có thể chiếm lĩnh thị trường.
- Tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án:
+ Giá sản phẩm
+ Chất lượng sản phẩm
+ Nhãn hiệu sản phẩm.
2. Phân tích khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của dự án
- Khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường là khả năng mà dự án giành được thị phần và có được mức lợi nhuận nhất định.
- Nội dung chủ yếu trong phân tích khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của dự án gồm:
+ Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh
+ Xác định chiến lược cạnh tranh (chiến lược sản phẩm, chiến lược về giá, chiến lược tiếp thị)
+ Xác định các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của dự án
Thị phần của dự án/thị phần của các đối thủ cạnh tranh
Doanh thu sản phẩm của dự án/doanh thu của các đối thủ cạnh tranh
Tỷ lệ chi phí Marketing/tổng doanh thu
Chi phí Marketing/tổng chi phí
Tỷ suất lợi nhuận
- Xác định thị phần của dự án
Sau khi xác định được quan hệ cung – cầu trên thị trường sản phẩm, chọn được vùng thị trường tiêu thụ và khả năng có thể đầu tư, nhà đầu tư sẽ dự kiến khối lượng sản phẩm có thể sản xuất hàng năm và ước tính thị phần theo công thức
Trong đó: K: thị phần của dự án
Qdq: Lượng sản phẩm dự án sản xuất đưa vào thị trường
Qxk: Lượng sản phẩm dự án dành cho xuất khẩu
Qtn: Lượng sản phẩm tiêu thụ ở thị trường trong nước
Câu 3: Nêu những yêu cầu và căn cứ cơ bản soạn thảo DAĐT
1. Yêu cầu đối với việc soạn thảo DAĐT
- Đảm bảo dự án được lập ra phù hợp với các quy định của luật pháp, tiêu chuẩn, quy phạm, quy định của cơ quan QLNN, các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.
- Đảm bảo độ tin cậy và mức chuẩn xác cần thiết của các thông số kinh tế, kỷ thuật của dự án trong từng giai đoạn nghiên cứu.
- Đánh giá được tính khả thi của dự án trên các phương diện (đưa ra các phương án so sánh để lựa chọn phương án tốt nhất)
2. Căn cứ để soạn thảo dự án
+ Căn cứ pháp lý
- Chủ trương, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước và địa phương.
- Hệ thống văn bản pháp luật chung và hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư, văn bản hướng dẫn của các bộ ngành liên quan đến việc thi hành luật, nghị định của Chính phủ.
+ Các tiêu chuẩn, quy phạm và định mức trong từng lĩnh vực kinh tế kỷ thuật cụ thể (trong và ngoài nước)
+ Các quy ước, thông lệ quốc tế và kinh nghiệm thực tế trong và ngoài nước.
Câu 4: Trình bày khái quát các phần của 1 báo cáo nghiên cứu khả thi
1. Bố cục thông thường của 1 báo cáo nghiên cứu khả thi
- Mục lục của dự án
- Tóm tắt dự án
- Phần thuyết minh chính của dự án
- Phần thiết kế cơ sở của dự án
- Kết luận và kiến nghị
- Phụ lục tính toán và những hồ sơ, tài liệu, thông tin cần thiết liên quan đến các nội dung nghiên cứu khả thi.
2. Khái quát trình bày các phần của 1 báo cáo nghiên cứu khả thi
- Mục lục của báo cáo nghiên cứu khả thi: trình bày tên các phần của hồ sơ dự án
- Tóm tắt dự án:
+ Giới thiệu tổng quan về dự án: tên dự án, chủ dự án, đặc điểm đầu tư, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của đầu tư
+ Những căn cứ để xác nhận đầu tư: các điều kiện tự nhiên, KT-XH có liên quan đến dự án, thị trường về sản phẩm của dự án
+ Khía cạnh kỹ thuật của dự án: hình thức đầu tư, chương trình sản xuất và các yếu tố đáp ứng, phương án địa điểm, kỹ thuật công nghệ, các giải pháp xây dựng, thời gian khởi công, hoàn thành.
+ Khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án
+ Khía cạnh tài chính: tổng vốn đầu tư, nguồn vốn huy động, hiệu quả tài chính.
+ Khía cạnh KT-XH
- Phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở của dự án: trình bày chi tiết nội dung và kết quả nghiên cứu khả thi dự án trên các khía cạnh nội dung phân tích
- Kết luận và kiến nghị:
+ Tính khả thi về từng khía cạnh nội dung nghiên cứu và kết luận chung về tính khả thi của dự án
+ Nêu rõ những thuận lợi, khó khăn và trở ngại cho việc thực hiện dự án cần có giải pháp khắc phục.
- Phần phụ lục của dự án: trình bày các chứng minh chi tiết cần thiết về các phương tiện nghiên cứu khả thi và nếu như đưa vào phần thuyết minh chính của dự án sẽ làm cho phần này phức tạp, cồng kềnh, khó theo dõi.
Câu 5: Quản lý dự án (QLDA) là gì? Mục tiêu, tác dụng của QLDA.
1. Kh/n: QLDA là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỷ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép
- QLDA bao gồm 03 giai đoạn chủ yếu: Lập kế hoạch; điều phối thực hiện và giám sát.
2. Mục tiêu của QLDA: là hoàn thành các công việc dự án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được duyệt và theo tiến độ thời gian cho phép.
3. Tác dụng của QLDA
- Liên kết tất cả các hoạt động, các công việc của dự án
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa nhóm quản lý dự án với khách hàng và các nhà cung cấp đầu vào cho dự án
- Tăng cường sự hợp tác và chỉ rõ trách nhiệm của các thành viên
- Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn vướng mắc và điều chỉnh kịp thời
- Tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao.
Câu 6: Sự khác nhau cơ bản giữa Quản lý sản xuất của DN và QLDA
Quá trình quản lý sản xuất của DN
QLDA
- Nhiệm vụ có tính lặp lại, liên tục
- Nhiệm vụ không có tính lặp lại, liên tục mà có tính chất mới mẻ
- Tỷ lệ sử dụng nguồn lực thấp
- Tỷ lệ sử dụng nguồn lực cao
- Thời gian tồn tại của các DN lâu dài
- Thời gian tồn tại của dự án hữu hạn
- Các số liệu quá khứ có sẵn và hữu ích đối với ra quyết định
- Số liệu thống kê quá khứ ít có nên không được sử dụng nhiều trong các quyết định của dự án
- Không quá tốn kém khi chuộc lỗi lầm
- Phải trả giá đắt cho các quyết định sai lầm
- Tổ chức theo tổ nhóm là hình thức phổ biến
- Nhân sự mới cho mỗi dự án
- Trách nhiệm rõ ràng và được điều chỉnh qua thời gian
- Phân chia trách nhiệm thay đổi tùy thuộc vào tính chất của từng dự án
- Môi trường làm việc tương đối ổn định
- Môi trường làm việc thường xuyên thay đổi
Câu 7: Sự khác nhau cơ bản giữa nhà QLDA và nhà Quản lý chức năng của QLDA
Nhà quản lý chức năng
Nhà QLDA
- Là 1 chuyên gia giỏi trong lĩnh vực chuyên môn họ quản lý
- Là người có kiến thức tổng hợp, hiểu biết nhiều lĩnh vực chuyên môn, có kinh nghiệm phong phú
- Thạo kỹ năng phân tích (cách tiếp cận phân tích)
- Mạnh về kỹ năng tổng hợp (sử dụng cách tiếp cận hệthống)
- Như 1 đốc công, 1 người giám sát kỹ thuật về lĩnh vực chuyên sâu
- Là 1 nhà tổ chức, phối hợp mọi người , mọi bộ phận cùng thực hiện dự án
Chịu trách nhiệm lựa chọn công nghệ
Chịu trách nhiệm đối với công tác tổ chức tuyển dụng cán bộ, lập kế hoạch, hướng dẫn và QLDA
Câu 8: Thế nào là giám sát dự án và đánh giá dự án? Phân biệt khác nhau giữa giám sát dự án và đánh giá dự án
1. Giám sát dự án và đánh giá dự án
1.1/ Giám sát dự án (GSDA)
- GSDA là quá trình kiểm tra theo dõi về tiến độ thời gian, chi phí và tiến trình thực hiện nhằm đánh giá thường xuyên mức độ hoàn thành và đề xuất những biện pháp và hành động cần thiết để thực hiện thành công dự án.
- Tác dụng của GSDA:
+ Quản lý tiến độ thời gian, đảm bảo yêu cầu kế hoạch.
+ Giữ cho chi phí trong phạm vi ngân sách được duyệt
+ Phát hiện kịp thời những tình huống bất thường nảy sinh và đề xuất biện pháp giải quyết
1.2/ Đánh giá dự án (ĐGDA)
- ĐGDA là quá trình xác định, phân tích 1 cách hệ thống và khách quan các kết quả, mức độ hiệu quả và các tác động, mối liên hệ của dự án trên cơ sở các mục tiêu chung của chúng.
- Mục tiêu đánh giá dự án:
+ Khẳng định lại tính cần thiết của dự án, đánh giá các mục tiêu, xác định tính khả thi, hiện thực của dự án
+ Đánh giá tính hợp lý của dự án. Xem xét tính đầy đủ, hợp lý, hợp pháp của các văn kiện thủ tục liên quan dự án
- Căn cứ theo thời gian hay chu kỳ thực hiện dự án, có thể chia thành 03 loại đánh giá chủ yếu: đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá sau dự án.
2. Phân biệt giữa giám sát và đánh giá dự án
Tiêu thức so sánh
GSDA
ĐGDA
1. Nhân sự thực hiện
- CB QLDA
- Không phải là CB QLDA mà ở bên ngoài DA
2. Thời gian thực hiện
- Thường xuyên, liên tục
- Rời rạc, thường giữa kỳ và lúc DA đã hoàn thành
3. Phạm vi xem xét
- Nhấn mạnh khu vực nội tại của DA
- Xem xét các tác động rộng lớn hơn của DA gồm các tác động kinh tế, môi trường, XH,…
4. Sử dụng dữ liệu
- Các chỉ tiêu hàng ngày
- Được tổng hợp lại để đạt 1 bức tranh chung về các mục tiêu chung về các mục tiêu của DA
5. Tính cấp bách của thông tin
- Thông tin cấp bách, khẩn trương để phản hồi nhanh cho cấp quản lý
- Không cấp bách
6. Các nguyên tắc và chính sách
- Được chấp nhận trong quá trình giám sát
- Được kiểm tra, xem xét lại nếu trong đánh giá thấy cần thiết
7. Nội dung xem xét
- Liên quan chủ yếu đến các hoạt động, các đầu ra và kiểm tra quá trình triển khai
- Liên quan đến mục tiêu, mục đích để nhận dạng và rút ra các bài học.
II/- BÀI TẬP
Bài 1: Một người cho vay ở đầu quý I là 50.000.000đ, đầu quý II là 100.000.000đ. Hỏi cuối năm (quý IV) anh ta sẽ có tổng cộng bao nhiêu tiền, nếu lãi suất quý là 3%.
Đáp án: - Biểu đồ dòng tiền: FV=?
0 1 2 3
4
PV = 50 tr 100tr
- Số tiền cuối năm (quý IV) anh ta nhận được:
Bài 2: Một công ty muốn có 1 khoản tiền 500tr sau 03 năm để xây dựng thêm 1 phân xưởng mở rộng quy mô sản xuất. Hỏi ngay bây giờ, công ty phải đưa vào kinh doanh 1 số tiền là bao nhiêu nếu biết tỷ suất lợi nhuận kinh doanh là 20%/năm.
Đáp án: - Sơ đồ dòng tiền:
FV=500tr
0 1 2
3
PV = ?
- Số tiền công ty phải đưa vào kinh doanh:
Bài 3: Một Dự án đầu tư có tiến độ thực hiện vốn đầu tư như sau:
Năm đầu tư
Vốn thực hiện (tr.đ)
1
2.000
2
4.000
3
1.500
Năm thứ tư, Dự án bắt đầu đi vào hoạt động, đây là vốn vay, lãi suất 12%/năm
1. Tính tổng nợ dự án tại thời điểm Dự án bắt đầu đi vào hoạt động
2. Trong trường hợp lãi suất vốn vay thay đổi, năm thứ 2 là 11%, năm thứ 3 là 10% thì tổng nợ dự án tại thời điểm dự án đi vào hoạt động là bao nhiêu?
Đáp án:
1. Tổng nợ dự án tại thời điểm DA bắt đầu đi vào hoạt động
2. Tổng nợ dự án tại thời điểm DA bắt đầu đi vào hoạt động
r1 = 12%; r2 = 11%; r3 = 10%
Ivo = 2.000(1+r1)1(1+r2)1(1+r3)1 + 4.000(1+r2)1(1+r3)1 + 1.500(1+r3)1 = 9269,04 tr.đ
Bài 4: Một DN hàng năm khấu hao 100tr và đem gửi NH với lãi suất 10%/năm. Cuối năm thứ 5 cần phải đổi mới thiết bị, giá thiết bị cần đổi mới là 800tr. Hỏi tiền trích khấu hao có đủ đổi mới thiết bị không?
Đáp án:
KL: tiền trích khấu hao không đủ đổi thiết bị mới. Vì giá đổi thiết bị mới là 800tr.
Bài 5: Một người gửi tiết kiệm muốn rút ra hàng năm (cuối năm) 10tr liên tục trong 5 năm. Hỏi người đó gửi tiết kiệm đầu năm thứ nhất là bao nhiêu, biết rằng lãi suất là 12%/năm
Đáp án:
- Số tiền gửi tiết kiệm đầu năm thứ nhất:
Bài 6: Một thiết bị có chi phí vận hành ở năm đầu là 20tr. Sau đó cứ mỗi năm tăng đều đặn 5% so mọi năm trước. Tuổi thọ của thiết bị là 10 năm, tỷ suất chiết khấu 15%/năm. Hãy xác định:
1. Tổng chi phí vận hành của thiết bị tại thời điểm cuối năm thứ 10
2. Giả sử chi phí vận hành hàng năm của thiết bị bằng nhau. Vậy để có được tổng chi phí như tính toán ở câu trên thì mức chi phí hàng năm ở thiết bị là bao nhiêu?
Đáp án:
1/- Tổng chi phí vận hành của thiết bị tại thời điểm cuối năm thứ 10
2/- Giả sử chi phí vận hành hàng năm của thiết bị bằng nhau, mức chi phí hàng năm là:
Bài 7: Một công ty vay vốn đầu tư 02 nguồn. Nguồn thứ nhất vay 01 tỷ với lãi suất 14%/năm. Nguồn thứ hai vay 1,5 tỷ với lãi suất 12%/năm. Vậy lãi suất bình quân của 02 nguồn là bao nhiêu?
Đáp án:
- Lãi suất bình quân của 02 nguồn: hay 12,8%
Bài 8: (trường hợp vay nhiều nguồn khác, kỳ hạn khác)
Một DN vay vốn từ 03 nguồn để mở rộng quy mô sản xuất:
- Nguồn thứ nhất: vay 100tr kỳ hạn quý với lãi suất 0,15%/tháng
- Nguồn thứ 2: vay 150tr. Kỳ hạn 06 tháng với lãi suất 1,7%/tháng
- Nguồn thứ 3: vay 120tr kỳ hạn năm với lãi suất 1,8%/tháng
Hỏi lãi suất bình quân của 03 nguồn là bao nhiêu?
Đáp án:
Vậy lãi suất bình quân của 03 nguồn là:
hay 20,9%
Bài 9: Cho lãi suất là 12% ghép lãi quý. Hãy xác định lãi suất thực của năm là bao nhiêu?
Đáp án:
Ta có: m1 = 4; m2 = 4 (quí)
hay 12,55%
Bài 10: Một DA đầu tư có tổng số vốn đầu tư tại thời điểm dự án đi vào hoạt động là 318tr lợi nhuận thuần thu được hàng năm kể từ khi SX như sau:
- Năm thứ 1: lợi nhuận thuần là 50tr
- Năm thứ 2: lợi nhuận thuần là 70tr
- Năm thứ 3: lợi nhuận thuần là 90tr
Và cứ tiếp tục năm sau cao hơn năm trước là 20tr cho đến năm thứ 10. Hãy xác định
1. Tổng lợi nhuận thuần của cả đời dự án về mặt hiện tại
2. Lợi nhuận thuần bình quân năm của cả đời DA theo mặt bằng hiện tại
3. Tỷ suất lợi nhuận theo vốn đầu tư hàng năm và bình quân của cả đời DA. Biết rằng tỷ lệ lạm phát là 3%/năm và mức phí cơ hội là 12,6%
Đáp án:
r bao hàm cả tỷ lệ lạm phát và mức chi phí cơ hội
r = (1 + f) (1 + rcơ hội) – 1 = (1+0,03)(1+0,126)
1. Tổng lợi nhuận thuần của cả đời dự án về mặt hiện tại
W1 = 50; n = 10 (năm); G = 20
2. Lợi nhuận thuần bình quân năm của đời DA:
- Tỷ suất lợi nhuận bình quân của cả đời DA hay 17,68%
Bài 11: Một DA đầu tư có tổng vốn đầu tư đến thời điểm DA bắt đầu hoạt động SX là 100tr. Doanh thu hàng năm của DA là 50tr. Chi phí vận hành và thuế thu nhập DN dự tính là 20tr; thời gian DA 5 năm giá trị còn lại của DA 20tr. Xác định tỷ suất hoàn vốn nội bộ của DA. Biết rằng lãi suất vay dài hạn là 12%/năm
Đáp án:
+ Cho r1 = 17%
+ Cho r2 = 20%
Bài 12: Một DA đầu tư có tổng định phí 3.280.000đ, biến phí cho 1 đơn vị sản phẩm là 3.500đ, giá bán 1 đơn vị sản phẩm là 6.500đ
1. Xác định sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn của DA
2. Giả sử số lượng sản phẩm sản xuất của cả đời DA là 2tr sản phẩm thì giá bán sản phẩm thấp nhất là bao nhiêu để DA không bị lỗ (hòa vốn)
3. Xác định mức lỗ, lãi của DA khi SX và tiêu thụ 1tr sản phẩm và 1,5tr sản phẩm
Đáp án:
1/- Sản lượng hòa vốn: sản phẩm
- Doanh thu hòa vốn:
2/- x = 2.000.000 sản phẩm
Từ công thức sản lượng hòa vốn ta có:
3/- Nếu DA SX và tiêu thụ 1tr sản phẩm thì DA bị lỗ vốn vì: sản lượng SX và tiêu thụ nhỏ hơn so sản lượng hòa vốn
→ Mức lỗ của DA: (1.000.000 – 1.093.333)(6.500 – 3.500) = -
- Nếu DA SX và tiêu thụ 1,5tr sản phẩm thì DA có lãi vì: sản lượng SX và tiêu thụ lớn hơn so sản lượng hòa vốn.
→ Mức lãi của DA: (1.500.000 – 1.093.000)(6.500 – 3.500) = +