Ôn tập môn Quản lý nhà nước về nông thôn

1. Khái niệm nông nghiệp? Đặc điểm của nông nghiệp VN? Khái niệm nông thôn? Những điểm khác biệt cơ bản của nông thôn với đô thị là gì? Những đặc thù riêng của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đặt ra những vấn đề gì cho quản lý nhà nước. - Khái niệm nông nghiệp, đặc điểm chung của nông nghiệp và đặc điểm riêng của nông nghiệp VN (các bác xem ở vở ghi bài đầu tiên nhé, rất rõ ràng và chi tiết r nên e k có ý kiến gì thêm) :v - Kn nông thôn: là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp này tham gia vào các hoạt động KT, VH, XH, MT trong 1 thể chế chính trị nhất định - So sánh ĐT với NT

docx60 trang | Chia sẻ: thuychi16 | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ôn tập môn Quản lý nhà nước về nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG THÔN Khái niệm nông nghiệp? Đặc điểm của nông nghiệp VN? Khái niệm nông thôn? Những điểm khác biệt cơ bản của nông thôn với đô thị là gì? Những đặc thù riêng của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đặt ra những vấn đề gì cho quản lý nhà nước. - Khái niệm nông nghiệp, đặc điểm chung của nông nghiệp và đặc điểm riêng của nông nghiệp VN (các bác xem ở vở ghi bài đầu tiên nhé, rất rõ ràng và chi tiết r nên e k có ý kiến gì thêm) :v - Kn nông thôn: là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp này tham gia vào các hoạt động KT, VH, XH, MT trong 1 thể chế chính trị nhất định - So sánh ĐT với NT Tiêu chí Khu NT Khu ĐT Nghề nghiệp Những người sản xuất nông nghiệp, một sốít phi nông nghiệp. Những người sản xuất công nghiệp, dịch vụ là chủ yếu Môi trường Môi trường tự nhiên ưu trội, quan hệ trực tiếp với tự nhiên. Môi trường nhân tạo ưu trội, ít dựa vào tự nhiên. Kích cỡ cộng đồng Cộng đồng làng bản nhỏ, văn minh nông nghiệp. Kích cỡ cộng đồng lớn hơn, văn minh công nghiệp. Mật độ dân số Mật độdân sốthấp, tính nông thôn tương phản với mật độdânsố. Mật độdân sốcao, tính đô thịvà mật độ dân sốtương ứng với nhau. Đặc điểm cộng đồng Cộng đồng thuần nhất hơn về các đặc điểm chủng tộc và tâm lý. Không đồng nhất về chủng tộc và tâm lý. Phân tầng xã hội Sự khác biệt và phân tầng xã hội ít hơn so với đô thị. Sự khác biệt và phân tầng xã hội nhiều hơn nông thôn. Di động xã hội Di động xã hội theo lãnh thổ, theo nghề nghiệp không lớn, di cư cá nhân từ nông thôn ra thành thị. Cường độ di độnglớn hơn, có biến động xã hội mới có di cư từ thành thị về nông thôn. Tác động xã hội Tác động xã hội tới từng cá nhân thấp hơn. Quan hệ xã hội sơ cấp, láng giềng, huyết thống. Tác động xã hội tới từng cá nhân lớn hơn. Quan hệ xã hội thứ cấp, phức tạp, hình thức hoá. Có thể kết hợp thêm các đặc điểm của NT - Những đặc thù riêng của nông nghiệp, nông thôn VN đưa ra yêu cầu quản lý: Như đã biết, ngành nông nghiệp nước ta so với các ngành sản xuất khác có khá nhiều đặc thù. Đây là ngành sản xuất gắn liền với điều kiện tự nhiên và sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên. Vì thế, kết quả của nó phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tự nhiên, như chất lượng đất canh tác, nguồn nước tưới, điều kiện khí hậu và hàng loạt các điều kiện sinh thái khác. Về địa bàn, sản xuất nông nghiệp phân tán rộng hầu như khắp cả nước làm cho sự can thiệp của Nhà nước gặp nhiều trở ngại trong việc phân bổ nguồn lực, nguồn vốn cũng như sự đầu tư kỹ thuật mới. Về trình độ sản xuất, trình độ tổ chức, trình độ trang bị kỹ thuật cũng như cơ sở hạ tầng có sự chênh lệch giữa các vùng sản xuất và chênh lệch so với cả các ngành sản xuất khác, đặc biệt là thấp kém hơn rất nhiều so với ngành công nghiệp. Tính đặc thù của ngành sản xuất nông nghiệp còn thể hiện ở chính phương thức sản xuất của nó. Đó là sự đa dạng của hình thức sở hữu và thành phần kinh tế. Trong quan hệ sản xuất của ngành nông nghiệp cùng đồng thời tồn tại cả thành phần kinh tế tư nhân (các tổ chức trang trại) lẫn kinh tế hợp tác xã. Nét đặc thù này được thể hiện cả ở đối tượng sản xuất lẫn lực lượng lao động, cả ở quy trình sản xuất lẫn chủ thể sản xuất. Chính những nét đặc thù đó đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quản lý nhà nước trong nông nghiệp, nông thôn; đòi hỏi sự tác động của Nhà nước đến phát triển nông nghiệp, nông thôn phải vừa cụ thể, đồng bộ, vừa đạt hiệu quả trước mắt, lại mang tính phát triển lâu dài. Tính hiệu quả của quản lý nhà nước trong quản lý nền kinh tế ở nước ta nói chung trước hết và quan trọng hơn là phải thể hiện được qua sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn. Khái niệm phát triển nông thôn? Tại sao phát triển nông thôn là một tất yếu khách quan? Phát triển nông thôn nhằm những mục đích gì? Vai trò của phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế xã hội? Phát triển NT là một quá trình tất yếu cải thiện một cách bền vững về KT, VH, XH và MT, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư NT Phát triển NT là một tất yếu khách quan vì: - Xuất phát điểm của nền KT VN là nông nghiệp - Những đòi hỏi của nền KT hội nhập Khi CN và ĐT chưa phát triển thì nông nghiệp và khu dân cư nông thôn giữ vị trí bao trùm. Nhưng khi có sự gia tăng của CNH và ĐTH, nông thôn lại bị thu hẹp cả về lãnh thổ và dân số. Song, các làng bản sẽ vẫn luôn tồn tại là một địa bàn dân cư nông thôn trong thời đại văn minh hơn, tiến gần các đô thị hơn. Để quá trình đô thị hóa NT diễn ra thuận lợi theo định hướng, tất yếu phải tiến hành phát triển NT nhằm xây dựng các khu dân cư NT, tạo lập các cơ sở vật chất và kỹ thuật thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động sản xuất và tổ chức cuộc sống của NLĐ trên địa bàn NT. Công tác xây dựng phát triển và quản lý các khu dân cư NT trước đây dc nghiên cứu triển khai trên cơ sở nền KT kém phát triển, quy hoạch tản mạn, không hợp lý. Khi chuyển sang nền KT hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự điểu tiết của NN theo định hướng XHCN thì phương thức tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ rất đa dạng; việc tổ chức cuộc sống nông thông xuất hiện nhiều yếu tố mới. Vì vậy cần phải sửa đổi, bổ sung quy hoạch và quản lý các khu dân cư NT cho phù hợp vs nền KTXH hiện nay; đồng thời xây dựng cuộc sống mới trong tương lai, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân cư NT, thu dần khoảng cách giàu nghèo trong xã hội Việc đẩy mạnh quá trình ĐTH NT vùng ngoại thành, tăng cường phát triển về lượng và chất của các ĐT vừa và nhỏ, các điểm dân cư NT theo kiểu ĐT mới vừa hạn chế và kiểm soát được sự di dân vào các đô thị lớn, vừa cải tạo, nâng cấp các khu ĐT hiện có, giúp cho sự phát triển hài hòa, ổn định và bền vững. Đồng thời giảm dc áp lực về dân số và tình trạng quá tải, xuống cấp của kết cấu hạ tầng, ONMT và sự phức tạp về ANTT. Mục đích của phát triển NT: 5 mục đích trang 3 GT Vai trò của phát trển NT đối với phát triển KTXH - Nông thôn là địa bàn sản xuất và cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng của cả xã hội. Người nông dân ở nông thôn sản xuất lương thực, thực phẩm để nuôi sống họ và cung cấp cho nhân dân cả nước. Sự gia tăng dân số là sức ép to lớn đối với sản xuất nông nghiệp trong việc cung ứng đủ lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội. Vì vậy, sự phát triển bền vững nông thôn sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu lương thực và thực phẩm tiêu dùng cho toàn xã hội và nâng cao năng lực xuất khẩu các mặt hàng này cho quốc gia. - Với 74,8% số dân sống bằng nông nghiệp, khu vực nông thôn thực sự là nguồn nhân lực dồi dào cho khu vực thành thị. Sự thâm nhập của lao động vào thành thị cũng như sự gia tăng dân số đều đặn ở các vùng thành thị là không đủ để đáp ứng nhu cầu lâu dài của phát triển kinh tế quốc gia. Nếu việc di chuyển nhân công ra khỏi nông nghiệp sang các ngành khác bị hạn chế thì sự tăng trưởng sẽ bị ảnh hưởng và việc phát triển kinh tế sẽ phiến diện. Vì vậy, phát triển bền vững nông thôn sẽ góp phần làm ổn định kinh tế của quốc gia. - Tạo tiền đề quan trọng và thực hiện kết quả tiến trình CNH, HĐH - Là nhân tố kích thích các ngành phi NN phát triển - Nông thôn là thị trường quan trọng để tiêu thụ sản phẩm của khu vực thành thị hiện đại. Trước hết nông thôn là địa bàn quan trọng tiêu thụ các sản phẩm của công nghiệp. Nếu thị trường rộng lớn ở nông thôn được khai thông, thu nhập người dân nông thôn được nâng cao, sức mua của người dân tăng lên, công nghiệp có điều kiện thuận lợi để tiêu thụ sản phẩm sản xuất của toàn ngành không chỉ hàng tiêu dùng mà cả các yếu tố đầu vào của nông nghiệp. Phát triển nông thôn sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp và những ngành sản xuất khác trên phạm vi toàn xã hội. - Nông thôn có rất nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, bao gồm nhiều tầng lớp, nhiều thành phần khác nhau. Mỗi sự biến động dù tích cực hay tiêu cực đều sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng của cả nước. Do đó, sự phát triển và ổn định nông thôn sẽ góp phần quan trọng trong việc đảm bảo ổn định tình hình của cả nước. - Nông thôn chiếm đại đa số nguồn tài nguyên, đất đai, khoáng sản, động thực vật, rừng, biển, nên sự phát triển bền vững nông thôn có ảnh hưởng to lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái; việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên khu vực nông thôn bảo đảm cho sự phát triển lâu dài và bền vững của đất nước. - Vai trò của phát triển nông thôn còn thể hiện trong việc gìn giữ và tô điểm cho môi trường sinh thái của con người, tạo sự gắn bó hài hoà giữa con người với thiên nhiên và hình thành những nơi nghỉ ngơi trong lành, giải trí phong phú, vùng du lịch sinh thái đa dạng và thanh bình, góp phần nâng cao cuộc sống tinh thần cho con người. - Xuất khẩu hàng hóa, tạo tích lũy ban đầu để tái đầu tư nhằm phát triển KT-XH. - Tạo cơ sở vật chất cho phát triển văn hóa ở NT. Quản lý nhà nước đối với phát triển nông thôn là gì? Nội dung quản lý đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn? Kn: là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan trong BMNN nhằm thực hiện các chức năng của nhà nuiwcs trên cơ sở các quy luật phát triển XH, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội để đạt dc mục đích ổn định phát triển NT trong điều kiện biến động của môi trường. Nội dung QLNN đối với phát triển NN NT: Hoạch định và phát triển NN, KT NT. Xây dựng đồng bộ và ban hành hệ thống thể chế, tạo môi trường pháp lý phát triển. Quy hoạch phát triển các lĩnh vực trong nông, lâm, ngư nghiệp và hoạt động KT NT. Thực hiện quản lý toàn diện trên tất cả mọi lĩnh vực, mọi địa bàn và với tất cả các thành phần KT, các tổ chức cá nhân theo đúng quy định của PL. Tạo lập và huy động mọi nguồn vốn đầu tư, mở rộng quỹ tín dụng Nâng cao năng lực lãnh đọa của Đảng, QL của NN, sự tham gia của các đoàn thể chính trị - XH. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, cs, các thẻ chế quản lý của NN, uốn nắn các sai lầm, lệch lạc; xử lý nghiêm các vi phạm. Phân tích vai trò của nông nghiệp trong phát triển nông thôn Hiện nay và trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống quốc gia và trong kinh tế nông thôn. Bất kỳ một quốc gia nào xuất phát điểm của nền kinh tế ban đầu cũng là nông nghiệp, sau quá trình công nghiệp hoá mới trở thành các nước công nghiệp phát triển. Nền kinh tế nông thôn coi nông nghiệp là nền tảng, nói đến nông thôn phải đề cập đến nông nghiệp, coi phát triển nông nghiệp là điều kiện tiên quyết cho phát triển nông thôn. Trong giai đoạn đầu phát triển nông thôn, giá trị nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng sản phẩm trong nước (GDP) của khu vực nông thôn, sau đó trong quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp giảm dần tỷ trọng của nó nhường vị trí cho công nghiệp và dịch vụ. Có thể nói, nền kinh tế nông thôn đi lên từ nông nghiệp, phát triển nông thôn phải coi trọng phát triển nông nghiệp; nông nghiệp giúp cho đất nước ổn định kinh tế xã hội, tạo đà cho phát triển nông thôn. Ðến năm 2014 ở nước ta nông nghiệp chiếm 18.12% GDP cuả cả nước. Nông nghiệp bảo đảm an ninh lương thực, là nguồn sinh sống chính của hàng triệu gia đình nông dân, là nơi cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, là nguồn xuất khẩu ngày càng quan trọng hoặc sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu và là phương tiện bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái và các hình thức sinh hoạt văn hoá truyền thống cộng đồng. Nông nghiệp vẫn là ngành cốt lõi của nền kinh tế của Việt Nam trong vài thập kỷ tới. Trong xã hội hiện đại, vai trò của nông nghiệp không bị coi nhẹ mà có nhiều nét mới, đặc sắc hơn dưới dạng sản xuất công nghiệp với công nghệ cao, tạo ra thu nhập và hiệu quả cao. Nông nghiệp phát triển, tạo yếu tố vật chất cho công nghiệp và dịch vụ nông thôn phát triển, từng bước cải thiện cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống mọi mặt của người dân nông thôn. Phát triển nông thôn bền vững? Các nội dung về phát triển NT bền vững? Phát triển NT bền vững được hiểu là: - Đảm bảo nhu cầu lương thực, tp của con người hiện tại àm không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ tương lai - Đảm bảo công bằng xã hội, hoạt động KT nhóm người này không gây tổn hại đên nhóm người khác và không ảnh hưởng tới nhu cầu của thế hệ mai sau. Các nội dung về phát triển NT bền vững: (cụ thể trong vở ghi phần 1.4 chương 1) Phát triển bền vững về con người Phát triển NT bền vững về KT Phát triển NT bền vững trên phương diện quản lý Trình bày khái quát về quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn VN? Tại sao nói CT 100 là bước đầu giải phóng cho người nông dân? So sánh CT100 và NQ10 Quá trình phát triển NN VN chia làm 4 giai đoạn GĐ 1986 trở về trước Thời phong kiến: Đất đai bị triều đình phong kiến chi phối. Vua cấp cho quan. Làng cấp cho dân. Thời kì Pháp thuộc: Pháp chiếm 1.245M ha = ¼ S đất canh tác. Còn lại do địa chủ - NK: 1.35M ha (trên 50ha)- TK: 0.2M ha- BK: 0.25M ha 97% người lđ chỉ có 36% ruộng đất, trong đó 59% không có đất (75% thuê đất) Năng suất thấp: 1-1,2 tấn/ha/vụ. Nhật chiếm VN >2M người chết đói (1944 – 1945) Thời kì kháng chiến chống Pháp (1945-1954): “Người cày có ruộng” (Đảng đề ra từ 1930) - Trong vùng kháng chiến, CQ CM chia 0.75M ha - Năm 1953 QH thông qua luật “ Cải cách ruộng đất” và thực hiện ở MB. Thu 0.8M ha và 100.000 gia súc kéo chia cho 2.2M hộ/8.5M nhân khẩu. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) MB: ND thật sự làm chủ ruộng đất, 85% S đất bỏ hoang đã đựoc trồng lại (54-57), HTX hóa tòan MB MN: NĐD ra dụ 2,7 và 57 dùng quân đội lấy lại gần hết ruộng đất đã chia lại cho địa chủ 3/1970 NVT ra luật “Người cày có ruộng” để “truất hữu” có bồi thường ruộng đất để chia cho dân. ĐC chuyển sang KD thương nghiệp (thực chất 60-65, trong vùng GP, ND đã giành được 1.38M ha, nâng tổng số ruộng của dân là 2.1M ha Từ 1975 – 1986: MB (+ MN): Cơ chế QL tập trung – Mô hình hợp tác hóa. TRÌ TRỆ do vai trò nông dân bị lu mờ Chỉ thị 100 của Ban Bí thư TW Đảng khóa IV ban hành ngày 13/01/1981. Cho phép cải tiến quản lý nông nghiệp theo hướng gắn trách nhiệm người lao động đến sản phẩm cuối cùng bằng khóan sản phẩm đến nhóm người lao động trong các HTX, tập đòan sản xuất trong cả nước; Chỉ thị 100 nêu rõ ba mục đích của khoán sản phẩm là: bảo đảm phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế (trên cơ sở lôi cuốn được mọi người hăng hái lao động, kích thích tăng nǎng suất lao động, sử dụng tốt đất đai, tư liệu hiện có), củng cố và tăng cường quan hệ sản xuất XHCN ở nông thôn, nâng cao thu nhập của người lao động. Nguyên tắc khoán sản phẩm:quản lý và sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất, trước hết là ruộng đất, quản lý và điều hành lao động phải trên cơ sở gắn với kết quả cuối cùng của sản xuất, thực hiện khoán theo 5 khâu và 3 khâu; trong phân phối giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích người lao động. Phạm vi khoán sản phẩm:áp dụng đối với mọi loại cây trồng và vật nuôi. Khoán 100có tác dụng phân chia lại chức nǎng kinh tế giữa tập thể và hộ gia đình cả về quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và phân phối, mở đầu cho quá trình dân chủ hoá về mặt kinh tế, bằng việc gắn bó trở lại lao động với ruộng đất, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân, tạo ra động lực kích thích phát triển sản xuất. Xét về mặt cơ chế quản lý kinh tế, khoán 100 đã phá vỡ cơ chế tập trung quan liêu trong sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian đầu, khoán 100 đã có tác dụng làm sống động nền kinh tế nông thôn và tạo ra một khối lượng nông sản lớn hơn so với thời kỳ trước. Sau khi chỉ thị 100 được ban hành, như được cởi trói, khoán sản phẩm đã được triển khai, thực hiện phổ biến ở các hợp tác xã và các tổ, đội sản xuất. Nhìn chung, năng suất lúa sau khi thực hiện khoán sản phẩm ở các hợp tác xã đều tăng lên, nơi tăng ít khoảng 4-5%, tăng vừa từ 15-20%, cá biệt có nơi tăng 50%. Tuy vậy, khoán 100 cũng chỉ có tác dụng trong một thời gian, sau đó giảm dần vì cơ chế tập trung quan liêu vẫn còn được duy trì trong hợp tác xã, cũng như toàn bộ hệ thống tái sản xuất xã hội trong nông nghiệp. Hệ thống này cùng tính chất mệnh lệnh hành chính, mà hậu quả của nó đè lên vai người nông dân, trước hết là hộ nhận khoán. Mức khoán không ổn định, được điều chỉnh theo từng năm, ngày càng cao hơn khiến xã viên vượt khoán được hưởng lợi rất ít, người nông dân chỉ còn lại khoảng 16-20% sản lượng khoán, không bù đắp được vốn và sức lao động bỏ ra, vì vậy, động lực vừa mới được tạo ra đã dần bị triệt tiêu. Hộ nông dân không đủ khả nǎng bảo đảm tái sản xuất và nhu cầu đời sống nên đã phải trả lại bớt ruộng đất. Khoán việc quay trở lại và xã viên không hào hứng với các công việc do hợp tác xã huy động. Năm 1987, sản xuất lương thực giảm gần 1 triệu tấn, đã dẫn đến nạn đói tháng 03 năm 1987, tháng 03/1988 ở một số vùng. Vụ giáp hạt năm 1988, nạn đói xảy ra ở 21 tỉnh thành phía Bắc với hơn 9,3 triệu người đói ăn, bằng 39% số nhân khẩu trong nông nghiệp, trong đó, số người đói gay gắt, đứt bữa là 3,6 triệu người. GĐ 1986 – 1990 Nghị quyết số 10/NQ-TW ngày 05/04/1988 của BCT về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” với những điều chỉnh lớn nhằm giải phóng TLSX trong NN, NT, chuyển giao chúng cho các hộ nông dân quan lý và sử dụng lâu dài, làm cho các hộ nông dân trở thành những đơn vị tự chủ trong sản xuất nông nghiệp. Theo đó người nông dân được tự chủ điều hành, sử dụng lao động, tự chủ đầu tư vật tư kỹ thuật, tự chủ hợp tác sản xuất, tự chủ lưu thông và phân phối sản phẩm làm ra. Khoán 10 thừa nhận “hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ”, thực hiện giao ruộng khoán cho hộ dài ngày (15-20 năm) đối với đất trồng cây ngắn ngày, 1 đến 2 chu kì đối với cây dài ngày, ổn định sản lượng khoán, bảo đảm cho người trồng lúa có lãi không dưới 40%. Hộ nông dân được tự quyết định việc canh tác trên diện tích được giao, chỉ có nghĩa vụ đóng thuế, được tự do lưu thông sản phẩm làm ra ở nơi có lợi nhất sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Cùng với việc thực hiện khoán 10 là sự đổi mới toàn bộ cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, đổi mới hoạt động kinh tế - xã hội ở nông thôn theo hướng xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp. Từ đây, chức nǎng kinh tế của hộ nông dân được xác lập trở lại. GĐ 1991 – 1995 Quyết định 327/CT ngày 15/09/1992 của Chủ tịch HĐBT về một số chủ trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, bải bồi ven biển và mặt nước. Sau này trở thành chương trình quốc gia 327. GĐ 1995 – nay Nghị quyết 9/2001 Luật HTX 2003, Quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/07/1998 về phát triển kinh tế xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Sau này cũng trở thành chương trình quốc gia 135 Luật Đất đai 2013 So sánh CT100 và NQ 10 Nghị quyết 10 đã đề ra các quan điểm cơ bản của đổi mới công tác quản lý nông nghiệp ở nước ta, thể hiện rõ sự đổi mới tư duy lý luận quản lý kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đó là, quan điểm mới, tư duy lý luận mới về giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp, sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; quan điểm về lợi ích giữa Nhà nước, hợp tác xã và người lao động, cụ thể là nông dân, xã viên; quan điểm về dân chủ và tự chủ trong quản lý nông nghiệp, nhất là quản lý hợp tác xã; quan điểm về vai trò kinh tế nông hộ trong nông nghiệp và nông thôn; quan điểm về mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới làm dịch vụ cho kinh tế hộ; lưu thông phân phối trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn; quan điểm về xóa các chính sách thu mua lương thực, thực phẩm theo nghĩa vụ với giá thấp; đổi mới quản lý các nông, lâm trường quốc doanh Nghị quyết 10 khẳng định tư tưởng "giải phóng sức sản xuất" trong các mối quan hệ về lợi ích, nhấn mạnh "quan trọng nhất là bảo đảm lợi ích người lao động". Thực ra, quan điểm này của Đảng đã được nêu ra tại Nghị quyết Trung ương 6, khóa IV, năm 1979 và Chỉ thị 100, là bước đổi mới đầu tiên về tư duy lý luận của Ðảng ta về nông nghiệp, nông thôn, nhưng khi đó còn nêu chung chung.  Chỉ thị 100 về khoán sản phẩm nhìn sâu xa cũng bắt nguồn từ quan điểm lý luận giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp, nhưng mới dừng lại ở chuyển từ khoán công việc sang khoán sản phẩm, từ khoán đội đến khoán nhóm và người lao động trồng lúa là c
Tài liệu liên quan