-Yêu cầu:
-Nắm vững khái niệm và bản chất của các điều kiện thương mại quốc tế của hai phiên bản gần nhất (2000 và 2010)
-Nắm vững hai khía cạnh: địa điểm chuyển rủi ro về hàng hóa từ người bán sang người mua và chi phí người mua/người bán phải chịu trong từng điều kiện riêng biệt
7 trang |
Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 2600 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập môn Quản trị xuất nhập khẩu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
01-Dec-13
1
Người trình bày: Trần Hồng Hải
haith@ueh.edu.vn
Yêu cầu:
Nắm vững khái niệm và bản chất của các điều
kiện thương mại quốc tế của hai phiên bản gần
nhất (2000 và 2010)
Nắm vững hai khía cạnh: địa điểm chuyển rủi ro
về hàng hóa từ người bán sang người mua và chi
phí người mua/người bán phải chịu trong từng
điều kiện riêng biệt
Câu hỏi lý thuyết để ôn tập:
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa
Incoterms 2000 và 2010
So sánh sự giống nhau và khác biệt giữa một vài
điều kiện thương mại (thường tương tự nhau ở
một khía cạnh nào đó, ví dụ: FCA và FOB, CIF &
CIP, CFR và CPT)
So sánh sự khác biệt về một điều kiện thương mại
nào đó trong hai phiên bản 2000 và 2010 (với các
điều kiện có sự khác biệt giữa hai phiên bản)
Các dạng bài tập áp dụng:
1. Nêu tên hoặc chọn (câu hỏi nhiều đáp án) điều
kiện thương mại thích hợp theo ý muốn được
thỏa thuận giữa người mua và người bán
2. Nêu các đặc điểm của một điều kiện thương
mại theo yêu cầu (vd: bán gạo theo đk FOB Saigon
port, hãy nêu: ai là người thuê tàu, mua bảo hiểm,
làm thủ tục đòi bồi thường nếu rủi ro xảy ra, lấy
B/L từ hãng tàu, trả cước vận tải..)
Một nhà XK gạo tại TP.HCM, xuất khẩu gạo cho
nhà nhập khẩu ở Singapore, gạo sẽ được đưa đến
Indonesia. Hãy chọn điều kiện Incoterms thích hợp:
◦ Người bán chỉ muốn giao hàng tại cảng bốc hàng quy
định, thủ tục XK và mọi công việc khác người mua tự lo
◦ Người bán giao hàng lên tàu tại cảng bốc hàng, chịu chi
phí san hàng và làm thủ tục XK, người mua thuê tàu và
mua bảo hiểm
◦ Người bán lo thuê tàu và mua bảo hiểm để đưa hàng tới
cảng đến
◦ Người bán lo thuê tàu để vận chuyển tới cảng đến, người
mua tự mua bảo hiểm
Một doanh nghiệp (tại TP.HCM) XK cà phê, xuất
hàng đi Mỹ, hàng được đóng trong container.
Chọn điều kiện Incoterms thích hợp, nếu:
◦ Hàng được giao cho người mua ngay tại kho của nhà XK
tại Daklak, thủ tục XK do người mua tự lo
◦ Người bán lo thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa
◦ Người bán thuê phương tiện vận tải để chở hàng đến
điểm đến, người mua tự mua bảo hiểm cho hàng hóa
◦ Hàng được giao cho người vận tải tại CFS cảng Bến
Nghé, thủ tục XK người bán lo, người mua tự lo thuê
phương tiện vận tải và mua bảo hiểm cho hàng hóa
01-Dec-13
2
Một nhà XK ở Mỹ xuất khẩu thiết bị cho nhà NK ở
TP.HCM theo điều kiện CIF. Cảng bốc hàng: South
Louisiana. Cảng dỡ hàng: Saigon, Vietnam. Hãy
cho biết:
◦ Địa điểm chuyển giao rủi ro là ở đâu?
◦ Địa điểm viết kèm thuật ngữ CIF?
◦ Ai mua bảo hiểm? Mua cho ai? Ai sẽ làm thủ tục đòi bồi
thường khi hàng hóa gặp rủi ro dọc đường?
◦ Ai làm thủ tục xuất khẩu? Thủ tục nhập khẩu?
◦ Ai thuê phương tiện vận tải chính? Ai lấy B/L từ hãng
vận tải? Ai trả cước vận tải?
Bạn hãy chọn 1 đáp án Incoterms 2010 cho trường
hợp sau đây: Người bán tại Bình Dương, nơi xuất
hàng đi là cảng Sài gòn, nơi giao hàng tới là cảng
San Francisco (US). Hàng hóa là gốm sứ mỹ nghệ.
Người bán sau khi làm thủ tục XK sẽ thuê và trả
cước phí vận tải. Rủi ro được chuyển cho người
mua khi hàng xếp xong trên tàu ở nước XK.
CFR Saigon port, VN
CPT San Fransico, US
CFR San Fransico, US
CIF Saigon port, VN
Theo bạn người XK không phải thực hiện nghĩa
vụ nào trong các nghĩa vụ sau đây nếu điều kiện
thương mại lựa chọn là CIP Osaka port, Japan
(Incoterms 2010) :
Thuê phương tiện vận tải và trả cước phí
Làm thủ tục XK
Tổ chức xếp hàng vào container để giao
Chịu rủi ro tới cảng Osaka, Japan
Yêu cầu:
Nắm vững khái niệm, quy trình và nguyên tắc áp
dụng các phương thức thanh toán phổ biến: TT,
CAD, nhờ thu và tín dụng chứng từ
Nắm vững nội dung và cách lập một tờ hối phiếu
(công cụ thanh toán), lưu ý: hai mẫu hối phiếu sử
dụng riêng biệt cho phương thức nhờ thu và
phương thức tín dụng chứng từ
Nắm vững các nguyên tắc chủ đạo khi sử dụng
L/C trong thanh toán XNK (các nguyên tắc bất
hợp lệ mà bộ chứng từ thanh toán dễ mắc phải)
Câu hỏi lý thuyết ôn tập:
Phương thức thanh toán nào có lợi nhất cho nhà
NK, cho nhà XK?
Sự liên quan giữa L/C và hợp đồng, L/C có thể
dùng để thay thế hợp đồng được hay không?
Cho một Phương thức thanh toán bất kỳ, hỏi:
phương thức thanh toán này có lợi cho ai, có lợi
trên khía cạnh nào? (thời gian, chi phí và rủi ro)
Vd: Tại sao nói CAD có lợi cho người bán, TT phụ
thuộc vào năng lực và ý chí của người mua, nhờ
thu có lợi cho nhà nhập khẩu?
Các dạng bài tập:
Viết hối phiếu đòi tiền nhà nhập khẩu nếu thanh
toán theo phương thức nhờ thu và tín dụng chứng
từ (lưu ý hai mẫu hối phiếu khác biệt) với thông
tin và dữ kiện cho trước
01-Dec-13
3
Bill of Exchange
No:(1) Place (3), Date(4)
For:(2)
At.(5) sight of this FIRST of Exchange
(SECOND of the same tenor and date being
unpaid) pay to the order of..(6). the sum of
(7)
To:..(8) (Authorized Signature)
(9)
(1): Số hiệu, mã hiệu của hối phiếu
(2): Ghi đơn vị tiền tệ và tổng số tiền bằng số
(3): Địa điểm lập hối phiếu (không bắt buộc)
(4): Ngày lập hối phiếu: thường là ngày giao hàng (ngày
cấp vận đơn), hoặc sau ngày này
(5): Ghi thời hạn trả tiền
(6): Ghi tên ngân hàng phục vụ người XK (ngân hàng thu
hộ tiền)
(7): Ghi đơn vị tiền tệ và tổng số tiền bằng chữ (phải
trùng khớp với số tiền bằng số trong mục 2)
(8): Tên, địa chỉ của người mua (nhà NK, người trả tiền
cho hối phiếu)
(9): Chữ ký của người lập hối phiếu
Bill of Exchange
No:(1) Place (3), Date(4)
For:(2)
At.(5) sight of this FIRST of Exchange (SECOND of the same tenor
and date being unpaid) pay to the order of..(6). the sum of
(7)
Value received as per our invoice(s) no(8) dated(9).
Drawn under(10)..
confirmed/irrevocable/without recourse L/C no(11).
Dated/wired (12)..
To:..(13) (Authorized Signature)
(14)
(1): Số hiệu, mã hiệu của hối phiếu
(2): Ghi đơn vị tiền tệ và tổng số tiền bằng số
(3): Địa điểm lập hối phiếu (không bắt buộc)
(4): Ngày lập hối phiếu: thường là ngày giao hàng (ngày cấp vận đơn), hoặc
sau ngày này
(5): Ghi thời hạn trả tiền
(6): Ghi tên ngân hàng phục vụ người XK (ngân hàng thu hộ tiền)
(7): Ghi đơn vị tiền tệ và tổng số tiền bằng chữ (phải trùng khớp với số tiền
bằng số trong mục 2)
(8): Ghi số hiệu của hóa đơn thương mại
(9): Ngày lập hóa đơn thương mại (thường trùng với ngày cấp vận đơn)
(10): Ghi tên ngân hàng phát hành L/C
(11): Ghi số hiệu của L/C
(12): Ghi ngày phát hành L/C
(13): Ghi tên ngân hàng phát hành (issuing) hay tên ngân hàng xác nhận
(confirming) hoặc ngân hàng trả tiền
(14): Chữ ký của người lập hối phiếu
BILL OF EXCHANGE
No: 14490 OSAKA, JAPAN, July 19, 2006
For: USD 17,542.15
At xxx sight of this FIRST of Exchange (SECOND of the same tenor and
date being unpaid) pay to the order of TOKYO BANK, OSAKA
BRANCH, JAPAN the sum of United States Dollar Seventeen
Thousand Five Hundred and Forty Two Cent Fifteen Only
To: SAM CO. SAIGON TOYOTA CO.
72 Nguyen Trai, Dist. 1 (Authorized signature)
Hochiminh City, VN
BILL OF EXCHANGE
No: 024/GS SEOUL, KOREA, 14 Apr, 2007
For: USD 146,200.10
At 9 months from B/L date sight of this SECOND of
Exchange (FIRST of the same tenor and date being unpaid) pay
to the order of THE FARMERS BANK OF KOREA the sum
of United States Dollar One Hundred and Forty Six
Thousand Two Hundred Cent Ten Only
To: TAMEXCO. CHITIMEX CO.Ltd.
Hochiminh City, Vietnam (Authorized signature)
01-Dec-13
4
BILL OF EXCHANGE
No: 8080-HC/2007 HONGKONG, 15Feb, 2007
For: USD 125,873.50
At xxxxx sight of this FIRST of Exchange (SECOND of the same tenor and date being
unpaid) pay to the order BANQUE NATIONALE DE PARIS, HONG KONG
BRANCH the sum of United States Dollar One Hundred Twenty Five Thousand
Eight Hundred and Seventy Two Cent Fifty Only
Value received as per our Invoice(s) No EX-1425/HC dated 15 Feb.2007
Drawn under: VIETCOMBANK, HOCHIMINH CITY BRANCH
irrevocable L/C No ILC990314 date/ wired 18 January,
2007
To: VIETCOMBANK HONGKONG MITEX CO. Ltd.
HOCHIMINH CITY BRANCH (Authorized signature)
BILL OF EXCHANGE
No: 24-07/2005 HOCHIMINH CITY, VIETNAM, 01 Feb. 2007
For: USD 709,585.00
At xxxxx sight of this SECOND change (FIRST of the same tenor and date being
unpaid) pay to the order BANK FOR FORGEIGN TRADE OF VIET NAM –
HOCHIMINH CITY BRANCH the sum of United States Dollar Seven
Hundred and Nine Thousand Five Hundred and Eight Five Only
Value received as per our Invoice(s) No59/F3/SW/2007 dated 01 Feb.2007
Drawn under: UFJ BANK LTD. THE NAGOYA, JAPAN
Confirmed/ irrevocable L/C No LC561-74413 date/ wired 03 January 2007
To: (the confirming bank)
CITY BANK GIDIMEX
NEW YORK CITY, USA. (Authorized signature)
Yêu cầu:
Nắm vững hình thức và các điều khoản nguyên
tắc trong một lá thư thương mại
Nắm vững các điều khoản, nội dung của các loại
thư tín được nhà XK (chào hàng cố định/tự do,
chào hàng chủ động/thụ động, thư hoàn giá, thư
chấp nhận, xác nhận mua bán) và nhà NK (thư hỏi
hàng, thư đặt hàng, thư trả giá, thư chấp nhận,
xác nhận mua bán) sử dụng
Bài tập áp dụng:
Viết thư thương mại với tư cách là người
bán/người mua (có thể được đề nghị viết một loại
hình thư xác định nào đó với các thông tin và dữ
kiện cần thiết cho trước)
Hãy viết các loại thư tín thương mại với thông tin
như sau:
Hàng hóa để bán: Gạo trắng hạt dài của Việt nam,
mùa vụ 2012
Số lượng: tùy chọn
Giá cả: tùy loại gạo
Phương thức thanh toán: L/C không hủy ngang,
được xác nhận
Yêu cầu:
Nắm vững nội dung tổng thể của một hợp đồng
thương mại thường bao gồm bao nhiều điều
khoản
Chú trọng đến các điều khoản thường thay đổi
theo từng hợp đồng (thường là 6-7 điều khoản
đầu tiên: tên hàng hóa, chất lượng/quy cách/phẩm
chất, số lượng, giá cả, phương thức thanh toán và
điều kiện vận chuyển, lưu ý thêm: bao bì, ký mã
hiệu)
01-Dec-13
5
Các dạng bài tập áp dụng:
Viết 6-7 điều khoản đầu tiên trong một hợp đồng
kinh doanh XNK với thông tin và dữ kiện được cho
trước (thông tin và dữ kiện này có thể bất hợp lý,
cần nhận ra những sai sót và chỉnh sửa rồi mới viết
hợp đồng)
Cho một hợp đồng đã được viết sẵn, chỉ ra những
bất hợp lý trong các điều khoản của hợp đồng và
cho đáp án hoàn thiện
Phần mở đầu
- Tên hợp đồng: có nhiều cách ghi.
Vd: Commercial Contract, Sales Contract hay Purchase
Contract
- Địa điểm, ngày tháng năm ký kết hợp đồng. Có thể ghi
trên cùng hoặc ghi ở phần cuối hợp đồng-trong điều
khoản chung (General Conditions).
Địa điểm ký kết hợp đồng có ý nghĩa góp phần xác định
nguồn luật điều chỉnh hợp đồng nếu các bên không thỏa
thuận nguồn luật điều chỉnh trong hợp đồng thì khi đó sẽ
áp dụng luật nơi ký kết hợp đồng.
Phần thông tin về các chủ thể
- Tên và địa chỉ các bên, số điện thoại, fax,
email
- Tên và chức vụ người đại diện có thẩm quyền.
Chủ thể của hợp đồng phải hợp pháp. Đó là các
thương nhân có trụ sở kinh doanh đặt tại các
quốc gia khác nhau và có đủ tư cách pháp lý. Tư
cách pháp lý của các thương nhân này được
xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà
thương nhân đó có trụ sở.
Cơ sở pháp lý ký kết hợp đồng
Có thể là hiệp định Chính phủ ký kết hoặc
Nghị định thư ký kết giữa các nước hoặc
đơn thuần nêu ra sự tự nguyện ký kết hợp
đồng của hai bên.
Nội dung các điều khoản
- Điều khoản tên hàng
- Điều khoản số lượng
- Điều khoản chất lượng
- Điều khoản bao bì và ký mã hiệu
- Điều khoản giá cả
- Điều khoản giao hàng
- Điều khoản thanh toán
- Điều khoản bảo hiểm
- Điều khoản bảo hành
- Điều khoản bất khả kháng
- Điều khoản khiếu nại
- Điều khoản phạt vi phạm
- Điều khoản trọng tài
- Điều khoản chung
01-Dec-13
6
Tên hàng (Commodity)
Khi thỏa thuận điều khoản tên hàng, hai bên cần xác định rõ ràng, chính
xác và đầy đủ tên gọi thương mại hàng hóa đó để hạn chế những tranh
chấp không cần thiết xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Ví dụ:
+ Mặt hàng gạo:
Commodity: Vietnamese white rice long grain, crop, 5% broken. (Gạo
trắng Việt Nam hạt dài, mùa vụ, 5% tấm)
+ Phân bón:
Commodity: UREA, Fertilizer, Nitrogen 46% min, origin (Phân bón
UREA, Ni-tơ chiếm thấp nhất là 46%, xuất xứ)
+ Thủy sản:
Commodity: Semi-IQF Raw Head-On Shell-On Black Tiger Shrimps
(Pennues Monodon). (Tôm sú đen đông lạnh còn đầu còn vỏ sơ chế
(Pennues Monodon – Tên khoa học của tôm sú)
Chất lượng(Specification/Quality)
Xác định phẩm chất dựa vào phương pháp nào?
+ Theo mẫu hàng thì chú ý: mẫu hàng do ai đưa ra?; Có
bao nhiêu mẫu hàng?; Ai giữ mẫu hàng?; Mẫu có tính
tiền không?; làm cho hợp đồng và mẫu gắn với nhau.
+ Theo tiêu chuẩn: phải hiểu rõ về nội dung tiêu chuẩn;
cơ quan nào ban hành; ghi rõ tên tiêu chuẩn.
Ví dụ:
Tiêu chuẩn cà phê Việt Nam
-TCVN 4193:2001
Chất lượng(Specification/Quality)
+ Dựa vào hàm lượng chất chủ yếu: chú ý trong việc sử
dụng từ ngữ “min” và “max”
Ví dụ:
Gạo
Broken: 5% max
Moisture: 14% max
Chalky Grain: 7% max
Damaged Grain: 0.5% max
Yellow Grain: 1% max
Foreign Matter: 0.2% max
Cà phê
Moisture: 12.5% max
Black and broken: 5% max
Foreign matter: 0.5% max
Bean size > 5mm: 90% min
Số lượng (Quantity)
– Chú ý đơn vị tính (MT, LT hay ST)
– Nếu số lượng là cái, chiếc, bộthì sử dụng phương pháp
quy định số lượng chính xác.
Ví dụ: Quantity: 100 pcs
– Nếu sử dụng quy định phỏng chừng số lượng thì không nên
sử dụng các từ như: Trên dưới (More or less than); xấp xỉ
(Approximately) hay khoảng (About) mà ta nên dùng “+/-’’
khi thể hiện dung sai theo cộng, trừ thì chú ý thêm mức dung
sai là bao nhiêu; ai được quyền chọn dung sai.
Ví dụ: Quantity: 10,000 MT +/- 1% (at Seller’s option)
Bao bì và ký mã hiệu (Packing and marking)
Điều khoản này không chỉ quy định nghĩa vụ của người bán về
đóng gói, bao bì và ghi mã hiệu hàng hóa mà còn giúp cho việc
vận chuyển, xếp dỡ, bảo quản, giao nhận hàng hóa được thuận
tiện, an toàn.
Do đó, các bên quy định càng rõ ràng, chặt chẽ thì càng tốt về
chất liệu bao bì, trọng lượng tịnh, trong lượng bìKhông nên
quy định chung chung như “Packing suitable for ocean
transportation”.
Giá cả - Price
– Đồng tiền thanh toán?
– Đơn giá kèm điều khoản thương mại và dẫn chiếu
theo Incoterms nào?
– Tổng giá trị bằng số và bằng chữ (kèm dung sai nếu
ở điều khoản số lượng có dung sai)
01-Dec-13
7
Giao hàng – Shipment/ Delivery
– Thời hạn giao hàng?
– Địa điểm giao hàng? (Quy định cụ thể tên cảng)
– Phương thức giao nhận hàng
– Thông báo giao nhận hàng
– Một số quy định khác về giao nhận hàng (Giao hàng từng
đợt, chuyển tải,)
Thanh toán – Payment
– Phương thức thanh toán? (TT, CAD, nhờ thu hay L/C?)
– Thời hạn thanh toán? (Trả trước, trả ngay hay trả sau?)
Cũng cần lưu ý là trả trước và trả sau thì phải quy định mốc thời
gian.
– Bộ chứng từ thanh toán gồm những chứng từ gì? (Quy
định số lượng bản gốc, copy như thế nào? Ai cấp?...)
Nhận xét những điểm sai, thiếu sót và bất hợp lệ
của hợp đồng XK sau, trên cơ sở đó, lập hợp đồng
hoàn chỉnh:
Sales contract
Date: 15 May, 2012
1. Commodity: Coffee
2. Quantity: 5,000 MT
3. Unit price: USD 2,000/MT FOB Copenhagen port,
Denmark
4. Shipment – Delivery: 16 May, 2012
5. Payment: Revocable L/C
Nhận xét những điểm sai, thiếu sót và bất hợp lệ
của hợp đồng NK sau, trên cơ sở đó, lập hợp đồng
hoàn chỉnh:
Sales contract
1. Commodity: Car
2. Quantity: 10 units (+/- 10%)
3. Unit price: USD 42,000/unit
4. Shipment – Delivery: Time of loading: in May 2012
5. Payment: CAD
Trình bày hiểu biết thực tế của anh/chị về lĩnh vực
xuất khẩu của các ngành hàng xuất khẩu hàng đầu
của VN hiện nay.
Mô tả sản phẩm (tiêu chuẩn, chất lượng, quy cách).
Thị trường xuất khẩu chính và thị phần trong 3 năm qua và dự đoán xu
hướng phát triển trong 2 năm tới (không cần nhớ số liệu quá chi tiết)
Vẽ sơ đồ chuỗi cung ứng của ngành hàng này (từ bước mua nguyên vật
liệu đầu vào cho tới bước cuối cùng của đầu ra) – các tiêu chí trình bày:
thời gian, chi phí.
Các vấn đề thuận lợi và khó khăn trong chuỗi cung ứng này dưới tác
động của các yếu tố nội tại của ngành (theo mô hình của M.Porter) và các
yếu tố của môi trường vĩ mô.
Các giải pháp cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho việc xuất khẩu
của ngành hàng này.
Phần QTXNK: 5 điểm
3 câu hỏi (câu 1: 1 điểm, câu 2: 1.5 điểm và câu 3:
2.5 điểm)
Câu 1,2: Các nội dung ôn tập từ 1-4
Câu 3: bài tập phân tích tổng hợp (một trong các
ngành trong chương trình học)
Thời gian làm bài của phần QTXNK: 90 phút
Không sử dụng tài liệu