I. KHÁI QUÁT QUAN ĐIỂM TRƯỚC MÁC VỀ VẬT CHẤT
* Chủ nghĩa duy tâm: Coi ý thức (tinh thần ) là có trước, quyết định.
Coi vật chất (giới tự nhiên) là có sau, bị quyết định. Quan điểm này bị
thực tiễn bác bỏ.
* Chủ nghĩa duy vật trước Mác: Cho rằng vật chất( giới tự nhiên) là
có trước, là quyết định, còn ý thức (tinh thần) có sau, bị quyết định.
Quan điểm này phù hợp với thực tiễn, tuy nhiên khi trả lời câu hỏi vật
chất là gì thì các nhà duy vật trước mác lại có những quan điểm khác
nhau.
- Một là: Quan niệm của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại thì
đồng nhất vật chất với những sự vật hiện tượng cụ thể như nước, lửa,
không khí, nguyên tử coi đó là cái đầu tiên mà từ đó sinh ra mọi cái
còn lại. Quan niệm này mang nặng tính trực quan, ngây thơ, ấu trĩ và
chưa khoa học nên đã bị khoa học bác bỏ.
4 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập môn triết học phạm trù vật chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP MÔN TRIẾT HỌC
PHẠM TRÙ VẬT CHẤT
I. KHÁI QUÁT QUAN ĐIỂM TRƯỚC MÁC VỀ VẬT CHẤT
* Chủ nghĩa duy tâm: Coi ý thức (tinh thần ) là có trước, quyết định.
Coi vật chất (giới tự nhiên) là có sau, bị quyết định. Quan điểm này bị
thực tiễn bác bỏ.
* Chủ nghĩa duy vật trước Mác: Cho rằng vật chất( giới tự nhiên) là
có trước, là quyết định, còn ý thức (tinh thần) có sau, bị quyết định.
Quan điểm này phù hợp với thực tiễn, tuy nhiên khi trả lời câu hỏi vật
chất là gì thì các nhà duy vật trước mác lại có những quan điểm khác
nhau.
- Một là: Quan niệm của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại thì
đồng nhất vật chất với những sự vật hiện tượng cụ thể như nước, lửa,
không khí, nguyên tử coi đó là cái đầu tiên mà từ đó sinh ra mọi cái
còn lại. Quan niệm này mang nặng tính trực quan, ngây thơ, ấu trĩ và
chưa khoa học nên đã bị khoa học bác bỏ.
- Hai là: Quan niệm của chủ nghĩa siêu hình thế kỷ XVII, XVIII quy
vật chất về các thuộc tính của vật như là khối lương, quảng tính, hay là
kết cấu nguyên tử. Quan niệm này đã có tính khoa học tuy nhiên nó còn
mang nặng tính siêu hình cơ giới, máy móc. Do đó những quan niệm
này cuối cùng cũng bị khoa học bác bỏ. Từ đó đặt ra nhu cầu phải có
một quan niệm mới về vật chất. Lênin là người đầu tiên đưa ra được
quan điểm này.
II. ĐỊNH NGHĨA CỦA LÊNIN VỀ VẬT CHẤT
1. Hoàn cảnh ra đời của định nghĩa
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cuộc cánh mạng trong KHTN đã mở
ra nhiều phát minh có tính bước ngoặt làm đảo lộn những nguyên tắc cũ,
xuất hiện một loạt những phát minh khoa học mới góp phần bác bỏ
những quan niệm cũ về vật chất cụ thể là:
- Năm 1895 tìm ra tia X (tia rơn ghen) chứng tỏ trong tự nhiên vật chất
không chỉ là chất (tức là những cái có khối lượng, có quảng tính và có
cấu trúc nguyên tử) mà vật chất còn là trường (dạng vật chất mang tính
liên tục, nó không xác định về mặt khối lượng, không có cấu trúc
nguyên tử).
- Năm 1896 phát hiện ra hiện tượng phóng xạ chứng tỏ nguyên tử cũng
tiêu tan.
- Năm 1897 tìm ra electơron (điện tử) chứng tỏ nguyên tử cũng không
phải là kết cấu vật chất cuối cùng (cấu trúc này vẫn có thể phân chia
được nữa).
- Sang đầu thế kỷ XX phát hiện ra hiện tượng thay đổi của khối lượng,
quảng tính và thời gian trong sự phụ thuộc vào tốc độ vận động.
Tóm lại: Khoa học chứng minh rằng không có dạng vật chất đầu tiên.
Từ những phát minh khoa học trên đã làm xuất hiện sự khủng hoảng
trong lập trường tư tưởng của một số nhà khoa học, nhà triết học, từ đó
làm khôi phục lại chủ nghĩa duy tâm và thuyết bất khả tri, chống lại chủ
nghĩa Mác. Trước bối cảnh đó LêNin đã viết tác phẩm “Chủ nghĩa duy
vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” xuất bản năm 1909 mà trong đó
ông đã đưa ra định nghĩa kinh điển về vật chất (được thừa nhận như là
một định nghĩa chính thống của chủ nghĩa Mác)
2. Định nghĩa: Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực
tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm
giác của chúng ta chụp lại, chép lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc
vào cảm giác.
3. Phân tích định nghĩa: Trong nội dung định nghĩa trên cần lưu ý 2
điểm sau:
- Một là: Định nghĩa khẳng định vật chất là một phạm trù triết học,
phạm trù là một khái niệm rộng nhất, phản ánh những mặt, những thuộc
tính phổ biến nhất của hiện thực. Như vậy khi coi vật chất là một phạm
trù triết học thì nó là khái niệm chứ không phải là sự vật. Cho nên vật
chất là cái chung, cái khái quát, cái trừu tượng, là vật chất nói chung (là
vĩnh viễn).
Vì vậy cần phải phân biệt phạm trù triết học về vật chất với 1 khái
niệm vật lý thông thường về vật chất mà người ta dùng để chỉ những sự
vật, những hiện tượng vật chất cụ thể (như vậy: đất, nước, lửa, không
khí chẳng qua chỉ là một dạng tồn tại về vật chất).
- Hai là: Về mặt nhận thức luận (phương pháp luận) thì thuộc tính cơ
bản nhất của vật chất dùng để định nghĩa cho nó và để phân biệt nó với ý
thức tinh thần là thuộc tính tồn tại khách quan. Vật chất là tất cả những
gì tồn tại khách quan bên ngoài đầu óc con người và không phụ thuộc
vào ý thức của con người, độc lập lại với nó thì ý thức hay tinh thần là
cái tồn tại chủ quan trong đầu óc con người.
Tóm lại: Theo định nghĩa của LêNin vật chất được hiểu như sau:
- Vật chất là tất cả những gì đang tồn tại khách quan bên ngoài đầu óc
con người, không phụ thuộc vào ý thức, cảm giác của con người.
- Vật chất là những cái mà khi tác động lên các giác quan của con
người một cách trực tiếp hay gián tiếp thì sẽ gây nên cho con người cảm
giác.
- Vật chất là những cái mà trong quan hệ đối với chúng thì ý thức, cảm
giác của con người chẳng qua chỉ là sự phản ánh của chúng mà thôi.
4. Ý nghĩa, phương pháp luận của định nghĩa:
Một là: Định nghĩa trên đã góp phần khắc phục được quan niệm siêu
hình về vật chất, đó là không quy vật chất về cái cụ thể mà đồng nhất nó
với thực tại khách quan nói chung (Cái thực tại khách quan ấy mới là
vĩnh viễn, mới là cái vô cùng tận).
Hai là: Định nghĩa đã góp phần giải quyết được cả hai mặt vấn đề cơ
bản của triết học theo lập trường duy vật và theo lập trường khả tri luận
(theo thuyết có thể biết)
Ba là: Định nghĩa góp phần đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, nhất
là duy tâm về xã hội. Vì theo định nghĩa này đưa vào thuộc tính tồn tại
khách quan mà ta có thể phân biệt trong xã hội xem đâu là vật chất, đâu
là tinh thần.
Bốn là: Định nghĩa là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu về các dạng
cấu trúc vật chất của thế giới có liên quan đến dạng vật chất mới như là:
hạt và phản hạt; vật chất và phản vật chất.