Ôn tập Quản lý học

Từ việc nghiên cứu tiến trình vận động của các tư tưởng quản lý chúng ta có thể nhận thấy cơ sở khoa học của QL được xác định trên cả phương diện lý luận, thực tiễn và pháp luật. 1 Cơ sở lý luận Từ nguyên lý nhận thức TGKQ của các nhà triết học mà đề xướng các lý thuyết QL thế giới VC nhằm tạo dựng một trật tự TG mới. Các nhà triết học duy vật biện chứng cho rằng TGVC tồn tại KQ trong thể vận động không ngừng. Trong quá trình VĐ đó, các dạng VC sẽ tác động lẫn nhau và chuyển hoá cho nhau theo các quy luật vốn có của nó. Kết quả VĐ trên đây không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích cho con người, trong khi nhu cầu của đời sống XH lại không ngừng tăng lên theo cấp số nhân. Từ thực tế đó, con người luôn luôn có nguyện vọng cải tạo TGVC để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của mình. Xuất phát từ ước nguyện lớn lao đó, những người tiên phong trong XH đã tìm cách xếp đặt lại các yếu tố VC theo một trật tự nhất định để điều khiển chúng hoạt động có hiệu quả hơn. Nguyên lý VĐ này đã từng bước tạo nền móng vững chắc cho một khoa học mới ra đời và phát triển là khoa học quản lý. 2. Cơ sở thực tiễn Tính tất yếu khách quan trên đây về sự ra đời và phát triển của KHQL đã cho ta thấy tính thực tiễn của nó. Nói như vậy là vì các nấc thang phát triển của tư tưởng QL hay trường phái QL cũng được coi là CS thực tiễn của KH này. Nền tảng lý luận trên đây không phải sinh ra từ duy ý chí mà được đúc kết từ thực tiễn sinh động chinh phục TGKQ của con người. Khi cả tập thể người cùng tham gia một hoạt động cụ thể nào đó thì cũng sinh ra nhu cầu hiệp tác, phân công và phối hợp hoạt động. VD: những công việc đòi hỏi phải cùng nhau hành động như cùng khiêng, vác hay vận chuyển một vật nặng thì không thể mạnh ai nấy làm mà cần làm theo một mệnh lệnh thống nhất, đó có thể là tín hiệu âm thanh hay hình ảnh để tạo nên sức mạnh cộng đồng. Hành vi ra tín hiệu đó chính là QL ở mức độ sơ khai. Khi quá trình hoạt động XH phức tạp hơn lên đòi hỏi con người phải đi chuyên sâu vào nghề nghiệp thì lúc đó tất yếu nảy sinh nhu cầu phân công lao động. Chuyên môn hoá nhằm nâng cao năng suất LĐ nhưng các cá thể lại phải phối hợp với nhau mới trở thành kết quả chung của một tập thể hay cộng đồng, hoạt động hiệp tác lúc đó cũng phải được duy trì bằng quản lý. Thực tế sẽ đặt ra hàng loạt tình huống phức tạp mà chủ thể phải tìm cách ứng phó. Cách giải quyết đó có thể không tuân theo quy luật VĐ mà chỉ là cách vận dụng sáng tạo của chủ thể để giải quyết tình huống mới phát sinh. Nhưng đó lại là nền tảng thực tế để hoàn thiện QL cả về KH và nghệ thuật. Cứ như vậy, theo trình độ VĐ của các yếu tố VC, QL ngày càng được củng cố và phát triển theo yêu cầu của đời sống XH. 3. Cơ sở pháp lý. Chính sự tồn tại và phát triển không ngừng của KHQL đã cho ta thấy tính pháp lý một cách rõ ràng. Nếu không có sự thừa nhận chung của XH thì làm sao QL được đông đảo các nhà lý luận và thực tiễn tham gia nghiên cứu, ứng dụng. Kể từ khi ra đời, KHQL đã mang lại những lợi ích to lớn cho đời sống con người. Vì thế nó càng được các nhà KH tập trung nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Sự thừa nhận tính độc lập của KHQL để vận dụng rộng rãi vào mọi lĩnh vực của đời sống KT-XH, kể cả trong QLNN, cũng đủ khẳng định tính pháp lý của một môn KH. Do được XH thừa nhận nên KHQL được truyền bá rộng rãi ở tất cả mọi QG và khu vực, đồng thời được coi là môn học cơ sở hay chuyên ngành trong nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, các trường chuyên nghiệp và dạy nghề…

doc39 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2001 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ôn tập Quản lý học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương Quản lý học Câu 1. Hãy phân tích và cho ví dụ minh hoạ về vai trò chung của quản lý? Trả lời: QL ra đời từ rất xa xưa, nó xuất hiện từ thưở bình minh của XH loài người. Con người sinh sống theo tập quán quần tụ cộng đồng, có nhiều việc nảy sinh mà một người không thể làm được hoặc làm được nhưng HQ kém, cần phải được phối hợp liên kết với số đông để cùng thực hiện. Từ những yêu cầu khách quan đó, dần dần hình thành tổ chức. QL diễn ra trong mọi tổ chức từ đơn giản đến phức tạp, từ QM nhỏ đến Qm lớn. Nó chính là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi TC. Theo F.W Taylor: QL là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó biết được rằng họ đã thực hiện công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. Theo Henrry Fayol: QL là một tiến trình bao gồm tất cả cá khâu: lập kế hoạch, tổ chức, phân công điều hiển và kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu qủa các nguồn lực vật chất khác của TC để đạt được mục tiêu đề ra. Theo M.P..Follet: QL là nghệ thuật đạt mục tiêu thông qua con người. Định nghĩa QL là sự tác động có TC có định hướng của chủ thể quản lý lên các khách thể là đối tượng của QL nhằm thay đổi các hành vi, các quá trình của đối tượng để đạt được mục tiêu đã đề ra. Vai trò: - Tạo ra sự thống nhất ý chí giữa các cá nhân bộ phận trong TC - XD định hướng ngắn hạn và dài hạn cho sự phát triển của TC. Hướng nỗ lực của các nhân, bộ phận trong TC đạt đến mục tiêu chung đã đề ra. - Tạo ra động lực cho các cá nhân, bộ phận trong TC, thúc đẩy họ hành động để đạt kết quả mong muốn. - Phối hợp điều hoà các hoạ động của cá nhân, bộ phận trong mỗi TC đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất. - Tạo môi trường thích hợp cho sự phát triển của TC và mỗi cá nhân trong từng thời kì. - Xác định chức năng nhiệm vụ cụ thể cho mỗi cá nhân, bộ phận trong TC. - Bố trí nhân sự và công cụ LĐ phù hợp nhất với trình độ chuyên môn và năng lực của mỗi người để phát huy tài năng, phát triển cả thể lực và trí lực. - Phối hợp nhịp nhàng các bộ phận trong TC để đạt được MT chung, tạo ra những sản phẩm cho tiêu dùng XH. - Củng cố địa vị của TC trong môi trường bằng cách duy trì tốt sự tồn tại của TC thông qua kết quả hoạt động của TC đóng góp cho XH. Câu2: Trình bày cơ sở hình thành khoa học Q.lý? Cơ sở hình thành khoa học QL: Cũng như các KH khác, KHQL ra đời, tồn tại và phát triển như một tất yếu KQ. Theo tiến trình phát triển của thời đại, đối tựơng, nội dung và pp nghiên cứu của khoa học QL không ngừng được hoàn thiện về cả quy mô và trình độ. Có được kết quả phát triển như ngày nay KHQL đã trải qua những chặng đường LS lâu dài, với nhiều thử thách, tìm kiếm để hình thành nên một khoa học độc lập. Buổi bình minh dẫn đến việc thai nghén cho ngành KH mới này là tư tưởng quản lý của những nhà KH tiền bối. Tư tưởng QL xuất hiện từ khá sớm do yêu cầu của hiệp tác và phân công LĐ. Các nhà KH tiền bối cho rằng hiệu quả của quá trình hiệp tác và phân công LĐ không thể giải quyết bằng thần học, triết học hay sử học mà nó cần được lý giải bằng khoa học thiết kế và điều hành phối hợp cụ thể của các quá rình hoạt động vì mục đích dân sinh. Từ khi khám phá những mâu thuẫn trong thực tế, các nhà KH đã dày công vun đắp cho ý niệm QL trở thành một tư tưởng chính thống trong đời sống XH. Mặc dù là một tư tưởng mới, phải cọ xát thường xuyên với đời sống KT-XH nhưng các nhà KH tiền bối đã kiên trì mài dũa cho nó trở thành tinh tuý trong nhận thức của đời sống XH. Tư tưởng QL biến đổi cũng rất phức tạp nhưng chúng ta cần nghiên cứu nó để thấy được toàn bộ quá trình phát triển của “cây khoa học QL” và qua đó nắm bắt được yêu cầu thực tế khách quan về quản lý các hoạt động KT-Xh trong từng thời kỳ LS. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ tiếp thu một cách có chọn lọc tư tưởng QL của các trường phái KH để vận dụng có hiệu quả nhất vào QL các đối tượng thuộc lĩnh vực công tác của mình. Từ việc nghiên cứu tiến trình vận động của các tư tưởng quản lý chúng ta có thể nhận thấy cơ sở khoa học của QL được xác định trên cả phương diện lý luận, thực tiễn và pháp luật. 1 Cơ sở lý luận Từ nguyên lý nhận thức TGKQ của các nhà triết học mà đề xướng các lý thuyết QL thế giới VC nhằm tạo dựng một trật tự TG mới. Các nhà triết học duy vật biện chứng cho rằng TGVC tồn tại KQ trong thể vận động không ngừng. Trong quá trình VĐ đó, các dạng VC sẽ tác động lẫn nhau và chuyển hoá cho nhau theo các quy luật vốn có của nó. Kết quả VĐ trên đây không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích cho con người, trong khi nhu cầu của đời sống XH lại không ngừng tăng lên theo cấp số nhân. Từ thực tế đó, con người luôn luôn có nguyện vọng cải tạo TGVC để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của mình. Xuất phát từ ước nguyện lớn lao đó, những người tiên phong trong XH đã tìm cách xếp đặt lại các yếu tố VC theo một trật tự nhất định để điều khiển chúng hoạt động có hiệu quả hơn. Nguyên lý VĐ này đã từng bước tạo nền móng vững chắc cho một khoa học mới ra đời và phát triển là khoa học quản lý. 2. Cơ sở thực tiễn Tính tất yếu khách quan trên đây về sự ra đời và phát triển của KHQL đã cho ta thấy tính thực tiễn của nó. Nói như vậy là vì các nấc thang phát triển của tư tưởng QL hay trường phái QL cũng được coi là CS thực tiễn của KH này. Nền tảng lý luận trên đây không phải sinh ra từ duy ý chí mà được đúc kết từ thực tiễn sinh động chinh phục TGKQ của con người. Khi cả tập thể người cùng tham gia một hoạt động cụ thể nào đó thì cũng sinh ra nhu cầu hiệp tác, phân công và phối hợp hoạt động. VD: những công việc đòi hỏi phải cùng nhau hành động như cùng khiêng, vác hay vận chuyển một vật nặng thì không thể mạnh ai nấy làm mà cần làm theo một mệnh lệnh thống nhất, đó có thể là tín hiệu âm thanh hay hình ảnh để tạo nên sức mạnh cộng đồng. Hành vi ra tín hiệu đó chính là QL ở mức độ sơ khai. Khi quá trình hoạt động XH phức tạp hơn lên đòi hỏi con người phải đi chuyên sâu vào nghề nghiệp thì lúc đó tất yếu nảy sinh nhu cầu phân công lao động. Chuyên môn hoá nhằm nâng cao năng suất LĐ nhưng các cá thể lại phải phối hợp với nhau mới trở thành kết quả chung của một tập thể hay cộng đồng, hoạt động hiệp tác lúc đó cũng phải được duy trì bằng quản lý. Thực tế sẽ đặt ra hàng loạt tình huống phức tạp mà chủ thể phải tìm cách ứng phó. Cách giải quyết đó có thể không tuân theo quy luật VĐ mà chỉ là cách vận dụng sáng tạo của chủ thể để giải quyết tình huống mới phát sinh. Nhưng đó lại là nền tảng thực tế để hoàn thiện QL cả về KH và nghệ thuật. Cứ như vậy, theo trình độ VĐ của các yếu tố VC, QL ngày càng được củng cố và phát triển theo yêu cầu của đời sống XH. 3. Cơ sở pháp lý. Chính sự tồn tại và phát triển không ngừng của KHQL đã cho ta thấy tính pháp lý một cách rõ ràng. Nếu không có sự thừa nhận chung của XH thì làm sao QL được đông đảo các nhà lý luận và thực tiễn tham gia nghiên cứu, ứng dụng. Kể từ khi ra đời, KHQL đã mang lại những lợi ích to lớn cho đời sống con người. Vì thế nó càng được các nhà KH tập trung nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Sự thừa nhận tính độc lập của KHQL để vận dụng rộng rãi vào mọi lĩnh vực của đời sống KT-XH, kể cả trong QLNN, cũng đủ khẳng định tính pháp lý của một môn KH. Do được XH thừa nhận nên KHQL được truyền bá rộng rãi ở tất cả mọi QG và khu vực, đồng thời được coi là môn học cơ sở hay chuyên ngành trong nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, các trường chuyên nghiệp và dạy nghề… Câu3. Các yếu tố cấu thành QL và các dạng QL - Chủ thể QL: Con người là yếu tố tạo ra tác động QL trong mọi quá trình hoạt động. Chủ thể có thể là cá nhân hay TC tác động lên đối tượng QL bằng các công cụ với những PP QL thích hợp theo các nguyên tắc nhất định. Đối tượng QL rất phong phú và đa dạng, có thể là giới vô sinh, giới sinh vật và có thể là con người, TC người. - Khách thể QL: là yếu tố tiếp nhận sự tác động của chủ thể QL, Đó là những hành vi thực thể (cá nhân, TC sự vật hay môi trường), cũng có thể là sản phẩm trực tiếp của đối tượng QL, mối quan hệ giữa các thực thể các quá trình trong quá trình vận động của chúng. - Mục tiêu QL: Là căn cứ để chủ thể phát ra các tác động QL cũng như lựa chọn PPQL thích hợp, là cái đích để cả chủ thể và khách thể QL cần phải đạt được tại một thời điểm xác đinh trong tương lai do chủ thể và khách thể định trước. - Môi trường QL: Là những yếu tố bên ngoài bao gồm cả M. rường tự nhiên và M. trường Ktế, Ch.trị, X.hội ảnh hưởng đến yếu tố bên trong là quá trình QL cũng như mục tiêu QL. Trong các M.trường khác nhau, Chủ thể QL phải tìm kiếm, sử dụng các công cụ, Ph.pháp QL cho phù hợp.. M.trường vừa đặt ra M.tiêu, vừa tạo ra địa bàn và động lực cho mỗi TC hoạt động vì vậy nó cũng là một yếu tố quan trong trong QL. Có thể khái quát các yếu tố tham gia quá trình QL theo sơ đồ sau: Chủ thể quản lý  Công cụ quản lý  Khách thể quản lý  Mục tiêu quản lý                    Phương pháp quản lý     Các dạng QL QL có mặt trong mọi quá trình hoạt động của đời sống Ktế-X.hội nên đối tượng của QL cũng rất đa dạng phong phú. Các đối tượng có thể tồn tại độc lập hoặc kết thành thực thể. QL gắn liền với quá trình vận động của thực thể, do vậy các đối tượng thực thể khác nhau tất sẽ cần đến cá dạng QL khác nhau. Căn cứ vào đó, người ta phân chia QL thành cá dạng sau đây: a. QL giới vô sinh: Đây là những tài sản vật hoá như: ruộng đất, hầm mỏ, nhà xưởng… là dạng QL cho hép chủ thể tác động trong bất kỳ thời gian, không gian nào cũng có thể mang lại hiệu quả. b. QL giới sinh vật: Gồm những thực thể sống gắn liền với tài sản vật hoá có chu kỳ sinh trưởng riêng như cây trồng, vật nuôi … là dạng QL mà chủ thể phải tác động đến đối tượng QL dựa vào chu trình sinh trưởng và phát triển của nó. c. QL xã hội: Bao gồm các thực thể của con người, thực thể có TC, có lý trí kết thành hệ thống chặt chẽ. Đây là dạng QL phức tạp nhất vì đối tượng QL là con người, có lý trí và các mối quan hệ luôn luôn nảy sinh liên tục, không ngừng. XH càng phát triển thì mối QH giữa họ càng phong phú, đa dạng, phức tạp ở cả bề rộng lẫn chiều sâu, cả vô hình lẫn vô hình. * Đặc trưng của QLXH: - Cả chủ thể và khách thể QL đều là con người và các tổ chức người. - QLXH luôn luôn có mục tiêu chung, là lý do tồn tại và quyết định sự tồn tại của TC. - QLXH luôn cần phải có thông tin. Th.tin chính là ph.tiện, là cơ sở căn bản đảm bảo cho hoạt động QL có thể thực hiện được mối liên hệ giữa chủ thể QL với đối tựơng QL, giữa các chủ thể QL với nhau, giữa các bộ phận trong TC với nhau. - Hoạt động QLXH bao giờ cũng diễn ra trong TC và vì vậy mà nó luôn luôn mang tính TC. TC chính là nền tảng để thực hiện hành động QL. Có TC thì sẽ có QL để giúp QL đạt được mục tiêu. Quan hệ TC được thể hiện giữa chủ thể và khách thể, là QH giữa cấp trên với cấp dưới, giữa người lãnh đạo với người bị lãnh đạo… Tính TC còn thể hiện ở mối quan hệ ngay trong QL, đó là sự quan hệ giữa các nhà QL với nhau và giữa các cá nhân trong TC với nhau. - QLXH phải luôn có quyền hành, Quyền hành được coi là ph. tiện để chủ thể QL sử dụng tác động lên đối tượng QL. Nó được đối tượng QL thừa nhận và tuân thủ. Câu4. Hãy ph tích sự tác động của các yếu tố con người, ch trị, tổ chức đến quá trình QL? Cho ví dụ minh hoạ? a. Yếu tố con người Thực chất là phải giải quyết mối QH giữa con người với con người. Con người là chủ thể chủ động vận hành các nguồn lực vật chất trong mọi tổ chức, là chủ thể huy động và tạo dựng các nguồn lực VC khác trong TC và là yếu tố quyết định mọi thành công hay thất bại của mỗi TC. Con người đóng vai trò rất quan trọng, nó tác động trực tiếp đến hoạt động qủan lý. Nhà QL chính là người đánh thức những năng lực tiềm ẩn trong mối con người, huy động tinh thần đoàn kết, đồng tâm hiệp lực trong công việc, tình tương thân tương ái, khai thác tối đa khả năng của họ vào hoạt động vì mục tiêu chung. Muốn làm được điều đó, nhà QL phải biết tạo ra đ/kiện vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, môi trường làm việc để có thể nâng cao năng suất của người lao động. Người QL phải luôn tự hoàn thiện mình để làm gương cho cấp dưới về cả đạo đức, tác phong và trình độ, năng lực để hoàn thành nhiệm vụ, xứng đáng với địa vị QL của mình. Phải tạo ra bầu kh.khí tốt, tâm lý tốt cho tập thể, từ đó phát huy được tinh thần ĐK, tương thân tương ái, tạo ra được sự gắn kết giữa các cá nhân với TC. Phải quan tâm đến chế độ, chính sách với người LĐ như: tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, bảo hiểm …có ảnh hưởng đến sự chuyên tâm cho công việc của người LĐ. Phải quan tâm đến chế độ đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năg lực cho người LĐ. b. Yếu tố chính trị, pháp lý Bất cứ một TC nào cũng đều tồn tại và phát triển trong một môi trường cụ thể, trong đó môi trương ch.trị có vị trí hết sức quan trọng. Yếu tố ch.trị chi phối mục tiêu và định hướng hành động của mỗi cá nhân, TC cho dù TC đó hoạt động trên lĩnh vực nào của nền Ktế-X.hội (Kdoanh, nghệ thuật, từ thiện hay QL NN…) Chế độ ch.trị quy định mục tiêu của cả QG, trong đó có các TC và cá nhân tồn tại và chi phối đường lối, chính sách, pháp luật của NN – với tính cách là chủ thể QL của toàn dân, toàn diện mọi quá trình hoạt động của TC trong khuôn khổ môi trương CT và PL đó. Tóm lại, yếu tố ch.trị là yếu tố lãnh đạo, định hướng cho toàn XH. Thực hiện định hướng đó, NN cần tạo lập MT chính trị thích hợp về hành chính cho các cá nhân, TC phát triển trong từng thời kỳ. c. Yếu tố Tổ chức QL ra đời và xuất hiện từ nhu cầu hiệp tác và phân công LĐ chung trong TC vì vậy TC được coi là nền tảng của các hoạt động QL. Ngược lại QL thông qua hoạt động làm cho TC đạt được MT. Giữa QL và TC có mối QH biện chứng với nhau. Có TC thì phải có QL, để QL thì phải có TC. Hai vấn đề này giống như 2 cực của một thanh nam châm, bất kỳ TC nào dù QM lớn hay nhỏ cũng đều phải có QL. Để có QL, trước tiên các chủ thể tức các nhà QL phải XD cho mình 1 cơ cấu TC, thiết lập nên hệ thống TC với đội ngũ nhân sự tương ứng. Trên góc độ này, TC là sự tập hợp các yếu tố nhân sự và vật chất cần thiết theo một cơ cấu phù hợp với nhiệm vụ xác định trong từng thời kỳ, nhằm thực hiện MT của TC. Nội dung cụ thể của hoạt động này là huy động các nguồn lực, thiết lập các bộ phận theo trật tự, quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của từng bộ phận và cá nhân trong TC, quy định mối QH dọc, ngang giữa các bộ phận nhằm phối hợp hoàn thành nhiệm vụ của TC. Câu5. Hãy ph.tích sự tác động của các yếu tố q.lực, th.tin, văn hoá tổ chức đến quá trình QL và cho ví dụ minh hoạ? Yếu tố quyền lực Quyền lực được xem là điều kiện và phương tiện quan trọng đẻ chủ thể QL tác động lên đối tượng QL nhằm dạt mục tiêu định trước. QLực cũng là đặc điểm để phân bệt chủ thể và đối tượng QL. C.Mác nói: “Quyền lực là sự phụ thuộc ý chí của hệ thống này đối với 1 hệ thống khác”. Khi nói đến quyền lực QL là nói đến quyền chỉ huy, lãnh đạo điều hành, là khả năng chi phối của chủ thể đối với đối tượng QL. Đó là sự sai khiến, áp đặt ý chí của một nhóm người này đói với một nhóm người khác hay là khả năng của một cá nhân, nhóm cá nhân ảnh hưởng đến hành vi và suy nghĩ của cá nhân, 1 nhóm cá nhân khác. Qlực có thể là khả năng của chủ thể QLý ảnh hưởng đến hành vi và suy nghĩ của đối tượng QL Quyền lực được cấu thành bởi 2 bộ phận:thẩm quyền và uy quyền. Thẩm quyền là quyền hạn của một cá nhân trong tổ chức để lãnh đạo cá nhân cấp dưới trên cơ sở nhiệm vụ được giao và khả năng sử dụng chế tài. Đặc điểm của thẩm quyền là nó tương ứng với phương diện chính thức của tổ chức, nó được bắt nguồn từ tổ chức và được tổ chức giao cho cá nhân được lựa chọn để thực hiện Thẩm quyền được các cá nhân cấp dưới thừa nhận, tuân thủ. Nếu không tuân thủ sẽ bị áp dụng chế tài. Uy quyền là khả năng của một cá nhân trong tổ chức để thu hút sự nhất trí cao và lòng nhiệt tình của các cá nhân khác đối với niềm tin của và mục tiêu mà người đó theo đuổi. Uy quyền tương ứng với phương diện phi chính thức của tổ chức và được hình thành từ uy tín, khả năng chuyên môn, từ kinh nghiệm giao tiếp, đàm phán, khả năng ngoại giao, khả năng thuyết phục. Khác với thẩm quyền, đặc điểm của uy quyền là nó được mọi người tuân theo một cách tự nguyện, vô thức. Trong phương diện quyền lực của người quản lý, ngoài việc được trao thẩm quyền bởi cơ cấu chính thức, tự bản thân họ phải tự giác xây dựng và củng cố quyền lực của mình thông qua việc hoàn thiện bản thân về cả năng lực chuyên môn, tư cách đạo đức và phẩm chất chính trị. Có như vậy mới đảm đương được sứ mệnh lãnh đạo, điều hành mà tổ chức giao cho. Yếu tố thông tin. QL diễn ra và được thực hiện là nhờ các tín hiệu lưu chuyển ở bên trong và bên ngoài TC, đó là thông tin. Để QL có hiệu quả, các nhà QL cần nắm vững tình hình bên trong và bên ngoài TC một cách chính xác, kịp thời bằng những dữ liệu cụ thể của TT đầu vào, trên CS thực tế của TC, muốn ra một QĐ điều hành cần phải có thông tin, vì thế TT trở thành khâu đầu tiên, nền tảng cơ bản của QL Chủ thể QL muốn tác động lên đối tượng QL thì phải đưa ra một thông tin điều khiển dưới các hình thức khác nhau như QĐ quản lý (mệnh lệnh, chỉ thị, nghị quyết …) Sau khi đã đưa ra các QĐ QL cùng các đảm bảo VC cho đối tượng thực hiện thì chủ thể phải thường xuyên theo dõi kết quả thực hiện của các đối tượng thông qua thông tin phản hồi hệ thống. Đối tượng QL muốn định hướng hoạt động của mình thì phải tiếp nhận các thông tin điều khiển của chủ thể cùng các đảm bảo VC khác để tự tính toán, điều chỉnh lấy hoạt động của mình nhằm thực thi mệnh lệnh của chủ thể. Vì vậy, quá trình QL chính là quá trình xử lý TT. Ngày nay vai trò của TT trong QL ngày càng được tăng cường mạnh mẽ, làm cho khoa học QL được phát triển thêm một lĩnh vực QL mới là QL TT. Theo quaqn niệm đó, TT là một dạng tiềm năng khác của QL, bên cạnh các tiềm năng về LĐ, thiết bị công nghệ, máy móc, nguyên vật liệu, tiền vốn … để tạo ra của cải vật chất và dịch vụ cho XH. Như vậy TT là một đ.kiện không thể thiếu được trong QL, là căn cứ để chủ thể QL ra QĐ QL và tổ chức thưc hiện QĐ có hiệu quả. Yếu tố văn hoá tổ chức Trong quá trình hình thành tồn tại và phát triển của TC thì nó dần dần hình thành những yếu tố quy định cách xử sự của cá thành viên trong TC, điều này mang lại cho TC những bản sắc riêng, đó là VHTC. Nói cách khác, VHTC là toàn bộ những giá trị, niềm tin, truyền thống, thói quen có khả năng quy định, điều phối hành vi của các thành viên trong TC, nó được hình thành cùng với sự hình thành của TC, nó ngày càng được làm giàu thêm lên theo thời gian, có thể thay đổi theo thời gian và tạo nên cho mỗi TC 1 bản sắc riêng. Vai trò của VHTC đối với QL rất quan trọng, nó được thể hiện ngay trong chính khái niệm VHTC. - Nó quy định hành vi của cá nhân trong TC 1 cách tự nhiên, 1 cách vô thức ở nhiều cấp độ trên nhiều lĩnh vực - Thông qua VHTC nó tạo nên chất keo gắn kết người LĐ với TC. - Nó mang bản sắc riêng của TC, nó quyết định sự tồn tại của TC. Sự tồn tại của TC phụ thuộc vào sự bảo vệ bản sắc VH riêng đó. Nhà QL cần phải chú ý đến nhân cách và tác phong của mình bởi vì nhân cách và tác phong của nhà QL góp phần quan trong hình thành nên VH của TC. Nhà QL cần phải tìm ra những mặt tích cực của VHTC cũng như những mặt hạn chế để từ đó tìm cách phát huy, thúc đẩy các mặt tích cực, hạn chế và đi đến triệt tiêu các mặt tiêu cực. Câu6. Hãy trình bày cơ sở hình thành và nội dung chủ yếu của tư tưởng đức trị của Khổng Tử và rút ra những điểm tích cực và hạn chế của tư tưởng QL này? Hoàn cảnh lịch sử Ra đời vào thời kỳ Xuân Thu (1770 – 1403 TCN) đây là giai đoạn suy tàn của Nhà Chu ở Trung Quốc. Thời kỳ này, SX nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo cùng với LĐ thủ công nên nên năng suất LĐ rất thấp, đời sống nhân dân đói khổ, thất học, mù chữ. Biên giới giữa các QG canh phòng không nghiêm ngặt, dân chúng đi lại tự do từ nước này sang nước khác. Nước nào KT thịnh vượng, dễ làm ăn thì dân kéo đến làm ăn sinh sống đông đúc, ngược lạii những nước nào đói khổ, áp bức bóc lột nặng nề thì dân chúng bỏ đi Tiểu sử Khổng Tử là một nhà tư tưởng vĩ đại trong lịch sử của dân tộc Trung Hoa, ôn
Tài liệu liên quan