Ôn tập thi tốt nghiệp môn tố tụng hình sự

1.Các hoạt động luật sư cần thực hiện để tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo Trao đổi với khách hàng và ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý Chuẩn bị các giấy tờ tài liệu cần thiết để làm thủ tục tham gia bào chữa Đề xuất với cơ quan điều tra để được có mặt khi hỏi cung và một số hoạt động khác

pdf33 trang | Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ôn tập thi tốt nghiệp môn tố tụng hình sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP I. Những vấn đề cần lưu ý khi làm bài kiểm tra, bài thi liên quan đến giai đoạn điều tra, truy tố 1.Các hoạt động luật sư cần thực hiện để tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo Trao đổi với khách hàng và ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý Chuẩn bị các giấy tờ tài liệu cần thiết để làm thủ tục tham gia bào chữa Đề xuất với cơ quan điều tra để được có mặt khi hỏi cung và một số hoạt động khác 2. Nhận xét về các hoạt động tố tụng của cơ quan có thẩm quyền Xem xét về thẩm quyền Điều kiện áp dụng Thời hạn Thủ tục áp dụng VD1: cơ quan điều tra ra lệnh tạm giam khi mới ra quyết định khởi tố vụ án mà chưa ra quyết định khởi tố bị can là sai. VD2: cơ quan điều tra bắt khẩn cấp rồi ra lệnh tạm giam luôn (mà không tạm giữ) là sai. Khi nhận xét về hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng cần nhận xét cả điểm đúng lẫn điểm sai trên cơ sở dữ kiện đầu bài và phải lý giải dựa trên các quy định pháp luật. Những đề xuất của luật sư liên quan đến việc thay đổi biện pháp ngăn chặn: Thông thường, nếu thân chủ đang bị tạm giam, luật sư thường xem xét để đề nghị áp dụng các biện pháp ngăn chặn như cấm đi khỏi nơi cứ trú hay bảo lĩnh trên cơ sở tội danh, khung hình phạt có thể bị áp dụng, nhân thân Nếu việc áp dụng biện pháp ngăn chặn là cần thiết thì phải xem xét về thủ tục áp dụng, đặc biệt là thời hạn để đề xuất việc thực hiện đúng quy định của pháp luật. 3. Kỹ năng tham gia vào giai đoạn điều tra  Tham gia hỏi cung bị can  Tham gia các hoạt động điều tra khác  Cung cấp tài liệu đồ vật  Đề xuất yêu cầu 4. Vấn đề trao đổi với bị can, bị cáo Nêu các nội dung cụ thể cần trao đổi dựa trên cơ sở dữ kiện đầu bài chứ không viết lại phần lý thuyết chung Các nội dung trao đổi phải gắn liền với diễn biến hành vi phạm tội đã nêu ở đề bài nhằm xác định rõ tội danh (phân biệt giữa các tội giáp danh), nhân thân Chuẩn bị gặp bị can, bị cáo Trao đổi các vấn đề về chứng cứ và tố tụng Phải giải thích pháp luật cho bị cáo, lưu ý bị cáo thủ tục tại phiên toà Trao đổi làm rõ những tình tiết giảm nhẹ, những đặc điểm về nhân thân bị cáo Đưa ra lời khuyên về vấn đề bồi thường 5. Những vấn đề cần trao đổi, đề xuất với toà án Những vấn đề luật sư cần trao đổi thường liên quan đến các vấn đề về tố tụng như việc áp dụng biện pháp ngăn chặn hoặc những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra Trao đổi những vấn đề về chứng cứ của vụ án như: Đã đủ chứng cứ chưa Chứng cứ thiếu cần bổ sung như thế nào Cung cấp chứng cứ Trên cơ sở những nội dung cần trao đổi, luật sư đề xuất với toà án các vấn đề sau: • Thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn • Trả hồ sơ để điều tra bổ sung làm rõ những vấn đề liên quan đến chứng cứ định tội, thiệt hại xảy ra • Tách nhập vụ án • Giám định nguyên nhân chết, tỷ lệ thương tật • Thu thập vật chứng Thay đổi người tiến hành tố tung nếu họ thuộc các trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng (đặc biệt trong trường hợp bị can, bị cáo là ngưòi chưa thành niên) Triệu tập thêm người tham gia tố tụng có lợi cho việc bào chữa, bảo vệ cho thân chủ mà toà án bỏ sót 6. Những điểm chính trong luận cứ bào chữa, bảo vệ Vạch phương hướng bào chữa, bảo vệ  Về hình sự  Về dân sự Cần trình bày và luận giải được những lý lẽ luật sư đưa ra để bào chữa, bảo vệ trên cơ sở quy định của pháp luật, sự việc xảy ra theo dữ kiện đề bài và các tình tiết bổ sung (nếu có) Phải đưa ra được các đề xuất cụ thể để bào chữa, bảo vệ cho thân chủ. Trường hợp câu hỏi yêu cầu trình bày luận cứ bào chữa, bảo vệ, học viên cần: Viết luận cứ bào chữa, bảo vệ theo cơ cấu đã được học (gồm 3 phần) Chú ý viết kỹ phần nội dung và đề xuất (phải nêu được từng điểm chính bào chữa cho bị cáo, bảo vệ cho thân chủ) 7. Dự kiến kế hoạch xét hỏi tại phiên toà hoặc thực hiện việc xét hỏi tại phiên toà Khi gặp những câu hỏi liên quan đến vấn đề này, học viên cần trả lời cụ thể chứ không trình bày lại phần lý thuyết chung (nêu cách đặt câu hỏi, ý nghĩa ) Nên trình bày những nội dung cụ thể cần làm rõ (nếu đề bài yêu cầu thì chỉ ra người cần hỏi) trên cơ sở dữ kiện đề bài. Học viên không nên đặt câu hỏi cụ thể dễ dẫn đến lan man, không làm rõ được vấn đề cần hỏi. Ví dụ: Hỏi để xác định hành vi của bị cáo phạm tội giết người hay giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Kế hoạch xét hỏi cần tập trung làm rõ: - Có hay không hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân - Trạng thái tinh thần của bị cáo khi thực hiện hành vi phạm tội - Khoảng thời gian giữa hành vi phạm tội và hành vi trái pháp luật của nạn nhân Các vấn đề cần làm rõ phải gắn liền với với dữ kiện đề bài II. Những vấn đề cần lưu ý khi làm bài thi liên quan đến giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm 1. Liên quan đến phần thủ tục bắt đầu phiên toà Học viên cần lưu ý những tình huống có thể phát sinh tại phiên toà liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của thân chủ để từ đó đưa ra ý kiến. Những tình huống này có thể là: Chủ toạ phiên toà quên phổ biến một số quyền quan trọng của bị cáo; Hội thẩm không phải là giáo viên trong vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên; Vắng mặt người làm chứng quan trọng có lợi cho việc bào chữa, bảo vệ Luật sư có thể đưa ra những ý kiến nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ như: Hoãn phiên toà để triệu tập người làm chứng quan trọng, thay đổi hội thẩm cho phù hợp Tiếp tục xét xử nếu những đề xuất của luật sư khác là không cần thiết và bất lợi cho thân chủ . 2. Liên quan đến phần xét hỏi tại phiên toà Trên cơ sở tình tiết bổ sung đã cho, học viên cần phát hiện: Những lời khai mâu thuẫn, có sự thay đổi so với lời khai tại cơ quan điều tra; câu hỏi mang tính áp đặt, mớm cung, ép cung của đại diện viện kiểm sát để từ đó đề xuất việc đối chất, công bố lời khai tại cơ quan điều tra Những người cần hỏi và nội dung hỏi để làm rõ vấn đề mà đề bài đã nêu. 3. Liên quan đến phần tranh luận Những vấn đề luật sư cần đối đáp thường liên quan đến việc xác định tội danh, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tình tiết định khung hình phạt hoặc mức bồi thường thiệt hại Nếu qua tranh luận chưa làm rõ được tình tiết quan trọng có lợi cho thân chủ, luật sư cần yêu cầu quay trở lại phần xét hỏi 4. Vấn đề kháng cáo Khi viết đơn kháng cáo cần lưu ý người đứng tên kháng cáo phải là người có quyền kháng cáo (không phải cứ thân chủ nhờ viết đơn kháng cáo là luật sư đứng tên kháng cáo) Đơn kháng cáo phải được viết theo mẫu, đặc biệt chú ý phân tích phần lý do kháng cáo và kiến nghị Tránh tình trạng nội dung đơn kháng cáo chỉ tóm tắt diễn biến vụ án và quyết định trong bản án mà không chỉ ra được lý do, đề xuất. 5. Kiến nghị để giải quyết vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm Học viên cần chú ý cách viết văn bản kiến nghị gửi tới người có quyền kháng nghị  Xác định đúng chủ thể có quyền kháng nghị  Lý do đề xuất kháng nghị (phải dựa trên các căn cứ để kháng nghị mà BLTTHS quy định)  Đề xuất cụ thể Nội dung đơn phải gắn liền với dữ kiện mà đề ra Soạn thảo văn bản kiến nghị - Xác định chủ thể nhận văn bản kiến nghị (Lưu ý vai trò của Viện kiểm sát là cơ quan có chức năng truy tố và đề ra yêu cầu điều tra, kiểm sát hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra) - Xác định thời điểm kiến nghị - Xác định chủ thể kiến nghị (luật sư hay thân chủ, khách hàng) - Xác định sự việc, lý do kiến nghị - Xác định các nội dung kiến nghị phù hợp Nội dung văn bản - Trình bày sự việc sai phạm của Cơ quan tố tụng chính xác, đúng người, đúng thời điểm, địa điểm, viện dẫn quy định của pháp luật để đổi chiếu - Văn phong rõ ràng, mạch lạc - Trình bày cụ thể, dứt khoát các nội dung kiến nghị - Thái độ đúng mực, tôn trọng cơ quan tố tụng Hình thức văn bản Đơn khiếu nại Đơn yêu cầu, đề nghị Đơn xin cứu xét Bản kiến nghị BỐ CỤC VĂN BẢN: 3 phần • - Tiêu ngữ (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); • - Góc trên phía phải văn bản: tên Văn phòng, tên Đoàn Luật sư; • - Chính giữa văn bản: • KIẾN NGHỊ, hoặc: • KIẾN NGHỊ CỦA LUẬT SƯ • - Tiếp dưới góc phải: ghi địa chỉ nơi gửi Phần mở đầu Phần nội dung  Nêu và phân tích nội dung sự việc làm cơ sở cho việc đề xuất kiến nghị: Phần kết luận Khẳng định về nội dung kiến nghị, đưa ra các đề xuất, yêu cầu đối với cơ quan và người có thẩm quyền. Tiếp dưới góc trái: Lời cảm ơn, ghi chức vụ, chức danh Luật sư, họ tên đầy đủ của Luật sư. Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam §éc lËp- Tù do- H¹nh phóc --------------------- ®¬n kh¸ng c¸o KÝnh göi: §ång kÝnh göi: T«i lµ...............................(nªu t­ c¸ch tè tông) Ngµy th¸ng .. n¨m ., Toµ ¸n .. ®· xÐt xö vô ¸n vµ ra b¶n ¸n . (nªu quyÕt ®Þnh cña b¶n ¸n cã liªn quan ®Õn ng­êi kh¸ng c¸o). T«i kh«ng ®ång ý víi quyÕt ®Þnh cña b¶n ¸n nªn lµm ®¬n kh¸ng c¸o vÒ nh÷ng vÊn ®Ò sau ®©y: Lý do kh¸ng c¸o (nªu lý do kh«ng ®ång ý víi b¶n ¸n s¬ thÈm) Yªu cÇu kh¸ng c¸o Ngµy th¸ng n¨m Ng­êi lµm ®¬n