Ôn thi KTHP Pháp luật kinh tế

So sánh giải thể và phá sản: * Giống nhau: - Doanh nghiệp ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh - Bị thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - Phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản * Khác nhau: - Giải thể xuất phát chủ yếu từ ý chí chủ quan của chủ sở hữu (Doanh nghiệp tư nhân), tất cả các thành viên hợp danh (Công ty hợp danh), Hội đồng thành viên, chủ sở hữu Công ty (Công tyTNHH), Đại hội đồng cổ đông (Công ty cổ phần) khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không tìm được hướng đi mới. - Phá sản khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản. - Giải thể theo quyết định của chủ Doanh nghiệp (Doanh nghiệp tư nhân), tất cả các thành viên hợp danh (Công ty hợp danh), Hội đồng thành viên, chủ sở hữu Công ty (Công ty TNHH), Đại hội đồng cổ đông (Công ty cổ phần). - Phá sản theo quyết định của Tòa án (Nói cách khác giải thể doanh nghiệp thực hiện theo trình tự thủ tục của luật doanh nghiệp, phá sản thực hiện theo trình tự thủ tục của luật phá sản) - Doanh nghiệp giải thể chỉ đơn thuần là giải quyết dứt điểm tình trạng công nợ, Thanh lý tài sản chia cho các cổ đông, trả giấy phép. - Phá sản sẽ chuyển quyền điều hành cho một ủy ban tạm thời quản lý để giải quyết tình trạng công nợ trên cơ sở phân chia toàn bộ tài sản của doanh nghiệp sau khi thanh lý một cách hợp lý cho tất cả các chủ nợ liên quan trong giới hạn của số tài sản đó. - Chủ doanh nghiệp sau khi phá sản hầu như không có quyền gì liên quan đến tài sản của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp giải thể sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ tài sản vẫn có thể chuyển sang một ngành nghề kinh doanh khác nếu có thể. - Giám đốc doanh nghiệp giải thể có thể đứng ra thành lập, điều hành công ty mới. - Giám đốc doanh nghiệp phá sản phải ngừng giữ chức giám đốc ở một doanh nghiệp khác ít nhất là hai năm.

doc3 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2485 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn thi KTHP Pháp luật kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn thi KTHP Pháp luật kinh tế So sánh giải thể và phá sản: * Giống nhau: - Doanh nghiệp ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh - Bị thu hồi con dấu và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - Phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản * Khác nhau: - Giải thể xuất phát chủ yếu từ ý chí chủ quan của chủ sở hữu (Doanh nghiệp tư nhân), tất cả các thành viên hợp danh (Công ty hợp danh), Hội đồng thành viên, chủ sở hữu Công ty (Công tyTNHH), Đại hội đồng cổ đông (Công ty cổ phần) khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không tìm được hướng đi mới. - Phá sản khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản. - Giải thể theo quyết định của chủ Doanh nghiệp (Doanh nghiệp tư nhân), tất cả các thành viên hợp danh (Công ty hợp danh), Hội đồng thành viên, chủ sở hữu Công ty (Công ty TNHH), Đại hội đồng cổ đông (Công ty cổ phần). - Phá sản theo quyết định của Tòa án (Nói cách khác giải thể doanh nghiệp thực hiện theo trình tự thủ tục của luật doanh nghiệp, phá sản thực hiện theo trình tự thủ tục của luật phá sản) - Doanh nghiệp giải thể chỉ đơn thuần là giải quyết dứt điểm tình trạng công nợ, Thanh lý tài sản chia cho các cổ đông, trả giấy phép. - Phá sản sẽ chuyển quyền điều hành cho một ủy ban tạm thời quản lý để giải quyết tình trạng công nợ trên cơ sở phân chia toàn bộ tài sản của doanh nghiệp sau khi thanh lý một cách hợp lý cho tất cả các chủ nợ liên quan trong giới hạn của số tài sản đó. - Chủ doanh nghiệp sau khi phá sản hầu như không có quyền gì liên quan đến tài sản của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp giải thể sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ tài sản vẫn có thể chuyển sang một ngành nghề kinh doanh khác nếu có thể. - Giám đốc doanh nghiệp giải thể có thể đứng ra thành lập, điều hành công ty mới. - Giám đốc doanh nghiệp phá sản phải ngừng giữ chức giám đốc ở một doanh nghiệp khác ít nhất là hai năm. So sánh ưu điểm và hạn chế của giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại tại Tòa án và tại Trọng tài: * Trọng tài: Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp này là có tính linh hoạt, tạo quyền chủ động cho các bên; tính nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian có thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí mật. Trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc án, quyết định trọng tài không được công bố công khai, rộng rãi. Theo nguyên tắc này họ có thể giữ được bí quyết kinh doanh cũng như danh dự, uy tín của mình. Giải quyết trọng tài không bị giới hạn về mặt lãnh thổ do các bên có quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho mình. Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, đây là ưu thế vượt trội so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa giải. Sau khi trọng tài đưa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hay tòa án nào. Nhược điểm: Giải quyết bằng phương thức trọng tài đòi hỏi chi phí tương đối cao, vụ việc giải quyết càng kéo dài thì phí trọng tài càng cao. Việc thi hành quyết định trọng tài không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi như việc thi hành bản án, quyết định của tòa án. * Tòa án: Việc đưa tranh chấp ra xét xử tại tòa án có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm nhất định, ưu điểm của hình thức giải quyết tranh chấp thông qua tòa án là: Do là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao. Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế, do đó khi đã đưa ra tòa án thì quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm bảo nếu như bên thua kiện có tài sản để thi hành án. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương thức này cũng có những nhược điểm nhất định vì thủ tục tại tòa án thiếu linh hoạt do đã được pháp luật quy định trước đó. Bên cạnh đó, nguyên tắc xét xử công khai của tòa án tuy là nguyên tắc được xem là tiến bộ, mang tính răn đe nhưng đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ. Trả lời các câu trắc nghiệm đúng/sai từ câu 11 đến câu 20: 11. Sai. DN, HTX lâm vào tình trạng  phá sản là DN, HTX không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu, chứ không phải sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết. 12. Đúng. TAND cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với DN, HTX đã ĐKKD tại cơ quan ĐKKD cấp tỉnh đó. Trong trường hợp cần thiết, TAND cấp tỉnh lấy lên để tiến hành thủ tục phá sản đối với HTX thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện. TAND cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của DN có vốn đầu tư nước ngoài tại VN có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài đó. 13. Sai. Không phải mọi chủ nợ đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Chỉ có chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần mới có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DN, HTX; còn chủ nợ có bảo đảm thì không… 14. Sai. Thiếu một số thông tin… Sửa lại: Trường hợp điều lệ công ty không quy định mà không tiến hành được đại hội cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần đó. 15. Sai. Việc tiến hành thủ tục phá sản tại TA do 1 hoặc có khi 3 Thẩm phán phụ trách. Cụ thể là việc tiến hành thủ tục phá sản tại TAND cấp huyện do 1 Thẩm phán phụ trách, tại TAND cấp tỉnh do 1 Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán gồm có 3 Thẩm phán phụ trách. 16. Đúng. Khoản 1, điều 18, luật Phá sản. 17. Đúng. Khoản 2, điều 21, luật Phá sản. 18. Sai. Chưa đúng lắm… Sửa lại: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, TA phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản. 19. Sai. Khi có quyết định mở thủ tục phá sản, DN không nhất thiết phải dừng mọi hoạt động KD, tức là mọi hoạt động KD của DN vẫn được tiến hành bình thường, nhưng phải chịu sự giám sát, kiểm tra của Thẩm phán và Tổ quản lý, thanh lý tài sản. 20. Sai. Hội nghị chủ nợ như đã nói vẫn bị coi là chưa hợp lệ, vì thiếu điều kiện: có sự tham gia của người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ. 2 Sơ đồ hóa (quá trình giải quyết thủ tục phá sản, hội nghị chủ nợ, phục hồi hoạt động SXKD 
Tài liệu liên quan