Tài liệu này sẽ giới thiệu đến các bạn việc thực hành tạo Report trong Oracle Report một cách chi tiết và đây đủ.
CÁC THÀNH PHẦN VÀ KIỂU TRONG REPORT BUILDER
Có một số loại module khác nhau trong Report Builder gồm:
Report: Định nghĩa các đối tượng trong Report
Query: Định nghĩa dữ liệu lấy ra cho report
Template Mẫu hiển thị của report được xây dựng sẵn để có thể sử dụng một cách dễ dàng.
PL/SQL Library :Thư viện độc lập chứa các chương trình con PL/SQL cho phép gọi từ Report.
35 trang |
Chia sẻ: tue_kc | Lượt xem: 8388 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Oracle Report - Các khái niệm trong Report Builder, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC KHÁI NIỆM TRONG REPORT BUILDER
CÁC FILE CÔNG CỤ CHÍNH TRONG REPORT BUILDER
Tên file Khả năng Mô tả
RWBLD60 Report Builder Tạo, phát triển và là thành phần chính
trong Report
RWRUN60 Report Runtime Môi trường để thể nghiệm những
Application
R30MTS Report Server Cài đặt chuỗi lệnh điều khiển Server
RWCLI60 Report Client Gửi những yêu cầu tới Server
RWRQM60 Report Query Manager Quản lý và lập lịch các report trên Server
DẠNG CỦA MỘT REPORT
Kiểu Mô tả
*.RDF Dạng File nguồn của một Report
*. REP Dạng file chạy của một Report
Hot key
• Report Editor F2
• Object Navigator F3
• Properties Pallete F4
• PL/SQL Editor F11
CÁC THÀNH PHẦN VÀ KIỂU TRONG REPORT BUILDER
Có một số loại module khác nhau trong Report Builder
Kiểu Module Mô tả
Report Định nghĩa các đối tượng trong Report
Query Định nghĩa dữ liệu lấy ra cho report
Template Mẫu hiển thị của report được xây dựng sẵn để có thể sử dụng một cách
dễ dàng.
PL/SQL Library Thư viện độc lập chứa các chương trình con PL/SQL cho phép gọi từ
Report.
Thành phần Mô tả
Data Model Thiết lập nên các dữ liệu cho một Report
Layout Model Xây dựng Layout Thiết kế hiển thị cho các đối tượng
Live Previewer Hiển thị report như dạng mà nó sẽ được in ra để có thể chỉnh sửa đơn
giản các thành phần dữ liệu hiển thị.
Parameter Form Thiết lập các tham số cần nhập vào cho report khi chạy.
Properties Khai báo các thuộc tính của Report, ví dụ kích cỡ cho một trang in
Triggers Các thủ tục sẽ được xử lý tại các giai đoạn khác nhau theo sự kiện khi
vận hành Report
PL/SQL Program
Units
Các chương trình con PL/SQL mà có thể được gọi ra để thực hiện.
Report
Data
Model
Parameter
Form
Layout
Model
Properties Triggers
PL/SQL
Program units
Report Level Objects
CÁC ĐỐI TƯỢNG TRONG DATA MODEL:
Trong đó các thành phần được mô tả như sau:
Thành phần Mô tả
Query Lấy dữ liệu ra cho report.
Group Tổ chức cấu trúc dữ liệu cho Report
Columns Chứa các giá trị để hiển thị ra kết quả hay là lưu các giá trị
trung gian cho việc tính toán
Data Link Liên kết các query theo các mối quan hệ trong cơ sở dữ liệu
Parameter Các tham số cho phép người sử dụng report có thể nhập vào các
giá trị khi report được vận hành
CÁC ĐỐI TƯỢNG TRONG LAYOUT MODEL
Trong đó :
- Repeating Frame: Chứa các đối tượng sẽ được in lặp lại cho 1
record của group mà frame đó tham chiếu tới.
- Frame : Chứa các đối tượng chỉ in ra 1 lần
Trong đó các thành phần được mô tả như sau:
Data Model
Queries
Columns Datalinks ParametersQueries
Group
Columns
Data Model Objects
Layout Model Objects
Layout Model
Frames
Repeating
Frames
Fields BoilerPlate OLE2
Thành phần Mô tả
Frame Chứa một hay một nhóm các đối tượng khác nhau
Field Các trường chứa dữ liệu của Report
Boilerplate Chứa text hay graphic hiển thị ở bất kỳ vị trí nào trong report
OLE2 Nhúng các đối tượng OLE vào report
CÁC ĐỐI TƯỢNG TRONG PARAMETER FORM
Trong đó các đối tượng được mô tả như sau:
- Field: Chứa các giá trị tham số
- Boilerplate: Chứa text, graphic hiển thị trong Parameter Form
Parameter Form Objects
Parameter Form
BoilerplateFields
THIẾT KẾ VÀ CHẠY REPORT
CÁC KIỂU REPORT THÔNG THƯỜNG
Có một số kiểu Report thông thường sau đây
- Tabular
- Master-Detail
- Matrix
Tabular
Master-Detail
Danh sách lớp học
Tên lớp Khoa Giáo viên chủ nhiệm
Danh sách học sinh các lớp
Lớp :
Tên học sinh Ngày sinh Địa chỉ
Lớp :
Tên học sinh Ngày sinh Địa chỉ
Matrix
Dữ liệu hiển thị dạng bảng trong đó cột và hàng là các Master và nội dung hiển thị trong
các ô là dữ liệu Detail.
Bảng số lượng các lớp trong khoa
Khoa
Mã lớp
Toán Lý Sinh Địa
K40 4 5
K41 7
K42
SỬ DỤNG DỮ LIỆU TRONG THIẾT KẾ REPORT
- Dữ liệu của trong report được kết xuất (retrieve) ra thông qua câu lệnh select
(query).
- Độ phức tạp của các câu lệnh query và cách sắp xếp chúng trong report thể hiện
độ phức tạp của report
KẾT QUẢ CỦA REPORT
Kết quả của một Report có thể được kết xuất ra ở 1 số thành phần sau.
1. Screen: Hiển thị trên màn hình.
2. Preview: Xem report trên màn hình giống như IN.
3. File: Hiển thị kết quả ra 1 file theo dạng .PDF, .HTML.
4. Printer: In ra report.
5. Mail: Đưa report vào mail sử dụng Oralce Mail.
REPORT WIZARD
SỬ DỤNG REPORT WIZARD
Report Wizard là một tiện ích mà Report Builder cung cấp để thiết kế report.
KHAI BÁO CÁC PHẦN SAU TRONG REPORT WIZARD
Để tạo được một Report sử dụng công cụ Layout Wizard cần xây dựng theo thứ tự các
bước như sau:
1. Kiểu của Report (Style)
2. Dữ liệu (Data)
3. Các trường giá trị và các trường hiển thị (Field)
4. Total (Các trường tính toán)
5. Labels (Các nhãn hiển thị đối với mỗi trường)
6. Template (Các mẫu Template có sẵn được cung cấp bởi Report Builder
TẠO REPORT TABULAR
Report được tạo ra với kiểu tabular là phổ biến nó có dạng hiển thị như một danh sách với
các dòng và các cột. Sau đây là các bước chung cơ bản tạo ra một Report kiểu Tabular
Kiểu của Report (Style)
Dữ liệu của Report
Trong phần này nhập vào câu lệnh select để xây dựng query lấy dữ liệu cho report.
Các trường giá trị và các trường hiển thị:
Cho phép chọn các trường sẽ hiển thị trong Report
Trong đó :
- Danh sách Available Fields: Là danh sách các trường đã được lựa chọn từ câu
lệnh query trước đó
- Danh sách Displayed Fields: Là danh sách các trường sẽ hiển thị ra layout của
report
Các trường tính toán (Count, Sum, ...):
Trong đó :
Sẽ sử dụng các hàm nhóm (group function) đã liệt kê sẵn (count, sum, average ...) để tạo
ra các trường tính toán (tổng, thứ tự) dựa trên các trường dữ liệu đã query sẵn (Available
Fields).
Khai báo thuộc tính cho các trường dữ liệu hiển thị
Trong đó:
- Fields and totals: Các trường và các cột sẽ hiển thị
- Label: Là nhãn của các trường hiển thị
- Width: Là độ rộng sẽ hiển thị của từng trường
Chọn mẫu hiển thị:
Các mẫu hiển thị được cung cấp sẵn bởi Report Builder, có thể lựa chọn các cách hiển thị
một báo cáo :
- Predefined Template: Để sử dụng các template đã được Report Builder xây
dựng trước.
- Template File: Các template do người thiết kế đã tạo ra từ trước
- No Template: Không sử dụng theo mẫu tạo trước nào
TẠO REPORT KIỂU FORM_LIKE
Report kiểu Form_Like có 3 đặc trưng cơ bản khác với Report kiểu Tabular
- Các nhãn được đặt vị trí phía trái của mỗi trường và có màu khác
- Các trường được sắp xếp ngang ra theo trang giấy
- Mỗi bản ghi được đặt trên một trang của Report
Report kiểu Form_like có dạng như sau:
TẠO REPORT KIỂU MAILING LABEL VÀ FORM LETTER
Viết nội dung báo cáo theo kiểu Mail, Form có sử dụng các trường dữ liệu đã được query.
Trong đó các thành phần được mô tả cụ thể như sau:
Thành phần Mô tả
Available field Chứa các trường dữ liệu sinh ra từ câu lệng query
Mailing label text Nội dung báo cáo
New line Tạo một dòng mới cho báo cáo
Space Tạo một dấu space
Dash Tạo một dấu – (gạch ngang)
Comma Tạo một dấu ‘ (phẩy)
Period Tạo một dấu . (chấm)
Ghi chú: Report kiểu Form và Mailing chỉ khác nhau duy nhất ở một điểm đó là khi vận
hành Report với kiểu mailing thì cho phép hiển thị nhiều Record trên một trang, còn
Report Form Letter hiển thị mỗi bản ghi trên một trang khác nhau.
TẠO REPORT KIỂU BREAK:
Do báo cáo kiểu break là dạng phân cấp theo nhóm, vì vậy phải thực hiện khai báo dữ liệu
ở các cấp khác nhau. Có 2 loại báo cáo kiểu Break là:
- Group left:Dữ liệu hiển thị dưới dạng các cột và trải ngang theo trang giấy, tất
cả các nhãn đều sắp xếp trên đỉnh của mỗi trường.
- Group above: Dữ liệu đưa ra hiển thị dưới dạng theo mỗi nhóm, với mỗi nhóm
đều có nhãn cho mỗi trường.
Tạo các report kiểu break tương tự như các kiểu trên chỉ khác là trong các bước tạo có
thêm bước phân nhóm dữ liệu.
(Trong báo cáo về phòng ban thì phân cấp sẽ là Tên phòng và cấp dưới sẽ là các nhân viên
thuộc phòng).
TẠO REPORT KIỂU MATRIX (MA TRẬN)
Matrix Report là report dạng bảng, trong đó các hàng và các cột là các
trường dữ liệu cấp trên (master) và nội dung từng ô là dữ liệu của cấp dưới
(detail).
Ví dụ: Một công ty hoạt động trên nhiều vùng (s_region), trên các vùng này
đều có các văn phòng đại diện chuyên trách riêng (s_dept) như phòng quản
trị (Administration), phòng tài chính (Finance), phòng điều hành (Operation).
Báo cáo cần đưa ra số lượng nhân viên (s_emp) của các phòng này trong mỗi
vùng. Khi đó báo cáo sẽ có dạng Matrix trong đó: Cột là danh sách các vùng
hoạt động, hàng là danh sách các phòng của công ty và mỗi ô trong bảng sẽ
là số lượng nhân viên của mỗi phòng tại mỗi vùng. Cách tạo ra báo cáo theo
thứ tự như sau:
Khai báo dữ liệu hàng:
Với việc khai báo dữ liệu cho mỗi hàng có thể chọn hàng ở nhiều mức khác
nhau.
Khai báo dữ liệu cột:
Khai báo dữ liệu ô:
Khai báo các thành phần dữ liệu sẽ đưa ra theo dạng: Tổng (Sum), Trung
bình (Average), Count..
Ghi chú: Đối với Report kiểu matrix dữ liệu đưa ra luôn ở dạng số liệu.
LIVE PREVIEWER
CÁC THÀNH PHẦN TRÊN LIVE PREVIEWER
Trên Live previewer có 4 thành phần hoạt động
- Toolbar: Chứa các nút điều khiển để chuyển trạng thái hoạt động của Report
- Stylebar: Chứa các công cụ định dạng kiểu dáng cho một đối tượng trên Report
- Tool palette: Chứa các công cụ làm nên một đối tượng trong Report
- Status bar: Hiển thị trạng thái (toạ độ) của vị trí chuột hay các đối tượng có lựa
chọn.
SẮP XẾP CHO THẲNG HÀNG CÁC CỘT (ALIGN COLUMN)
Các bước để sắp xếp
- Chọn các cột muốn sắp xếp thẳng hàng
- Chọn biểu tượng “End justify” trên Stylebar
ĐẶT FORMAT MASK
Có nhiều cách để đặt Format mask cho một đối tượng.
- Có thể đặt trong thuộc tính của từng đối tượng
- Dùng các công cụ trên thanh Stylebar
Với mỗi đối tượng có kiểu định dạng khác nhau giá trị Format mask là khác nhau.
CHÈN SỐ TRANG, THỜI GIAN VÀO REPORT
- Chọn Insert -> Date and Time..hoặc
-> Page number
DATA MODEL
CÁC ĐỐI TƯỢNG TRONG DATA MODEL
Đối tượng Mô tả
Query Bạn có thể tạo một Report với nhiều query
Group Mỗi Group xác định bởi một Query
Column Mỗi Column thuộc một Group nào đó. Ngầm định là một Group chứa
các cột được sinh ra từ Query
Link Liên kết giữa nhóm master và nhóm detail. Bạn có thể tạo một liên kết
giữa các nhóm từ các query khác nhau. Các liên kết không bao giờ
được tự động tạo
Parameter Tạo ra các tham số phục vụ trong quá trình sử dụng form theo mục
đích của người thiết kế Report
Query
Query là câu lệnh select để lấy ra dữ liệu cho report. Hộp thoại Query có dạng như sau
Một report có thể bao gồm nhiều query.
- Người thiết kế có thể thay đổi query, đổi tên query, bổ sung thêm các dòng chú
thích (/* */ cho nhiều dòng và -- cho 1 dòng)
- Có thể hạn chế số record mà query lấy ra (fetch) từ cơ sở dữ liệu.
- Khi tạo 1 query thì ít nhất sẽ có 1 group tự động được sinh ra để mô tả dữ liệu
trong câu lệnh query đó. Việc sắp xếp group (hay các group) này sẽ quyết định
cấu trúc của report.
Group
Group quyết định cấu trúc dữ liệu, tần suất dữ liệu của report.
- Một group sẽ biểu diễn thông tin dữ liệu được lấy ra từ 1 query.
- Trong group có thể chứa nhiều column, ít nhất là một colume
- Các group được chia nhỏ (break) hay lồng vào nhau (matrix) để tạo nên những
report có cấu trúc phức tạp theo yêu cầu.
- Người thiết kế có thể thay đổi tên của group, hạn chế số record của group.
- Có thể chia group bằng cách kéo 1 column của group sang trái, lên trên để tạo
group cấp trên hay sang phải, xuống dưới để tạo group cấp dưới.
Ví dụ:
Một report kiểu group biểu diễn thông tin về phòng và nhân viên trong phòng sẽ bao gồm
2 group ở 2 cấp. Group ở trên chứa thông tin về phòng (s_dept) còn group ở dưới chứa
thông tin về nhân viên (s_emp). Cấu trúc của report sẽ là dạng phân cấp, biểu diễn thông
tin về phòng và với mỗi phòng lại đi vào cấp ở dưới biểu diễn thông tin về các nhân viên
trong phòng đó.
Trong query trên bao gồm 2 Group: Group thứ nhất gồm một cột và Group thứ hai gòm
nhiều cột.
Data Link
Xác định 1 mối quan hệ Master/Detail (cha/con) giữa một group và một query dựa trên
quan hệ primary key và foreign key. Khi đó query con sẽ thực hiện query dữ liệu mỗi khi
một record của group cha được đưa ra (fetch) theo điều kiện đã xác định trong data link
liên kết giữa chúng.
Cách tạo một Data link
- Trong Data Model chọn chuột vào biểu tượng data link
- Đặt chuột và kéo liên kết giữa 2 query
Ví dụ về thiết lập một data link:
Một report kiểu group biểu diễn thông tin về phòng và nhân viên trong phòng sẽ bao gồm
2 group ở 2 cấp. Group ở trên chứa thông tin về phòng (s_dept) còn group ở dưới chứa
thông tin về nhân viên (s_emp). Cấu trúc của report sẽ là dạng phân cấp, biểu diễn thông
tin về phòng và với mỗi phòng lại đi vào cấp ở dưới biểu diễn thông tin về các nhân viên
trong phòng đó. Sử dụng data link để phân cấp dữ liệu.
Khi đó report này sẽ bao gồm 2 query, một query lấy dữ liệu về phòng ban (s_dept) và
một query lấy dữ liệu về nhân viên (s_emp):
Query về phòng ban:
Query về nhân viên:
Sau đó tạo 1 datalink
Data link này sẽ tạo ra mối liên hệ giữa column ID của group GROUP_DEPT và column
DEPT_ID của group GROUP_EMP.
Các thuộc tính của data link sẽ bao gồm
Thuộc tính Mô tả
SQL clause Mệnh đề điều kiện WHERE, HAVING, START WITH.
Condition Toán tử điều kiện =, >, <, like, ... .
Parent Group Group (Master) cha trong mối quan hệ tạo ra.
Parent Column Column quan hệ trong Group cha.
Child Query Query con trong mối quan hệ.
Child Column Column quan hệ trong Query con.
Column
Column là một đối tượng chứa dữ liệu (container)
2 kiểu column chính
1. Database Column: Report Builder sẽ tạo một column cho mỗi trường
được select ra trong query. Database column phản ánh đúng dữ liệu thực
trong cơ sở dữ liệu.
Các thuộc tính của một database column:
Trong đó:
- Name, Datatype, Width là các thuộc tính read-only, không thay đổi được, phản
ảnh đúng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu.
- Value if Null: Giá trị thay thế nếu dữ liệu NULL
- Break Order: Sắp xếp theo thứ tự tăng dần hay giảm dần hay không sắp xếp
(Ascending, Descending, None)
2. Developer_Created Column: Là các column khác do người thiết kế tạo ra để lưu trữ
dữ liệu trung gian hay dữ liệu tổng hợp. Devepoper_Created Column bao gồm 3 loại
colulmn như sau:
- Summary Column : sử dụng các hàm nhóm (sum, count, average ...) trên các
database column để tổng hợp dữ liệu. Khi được tạo mới thì default name của
Summary Column có tiền tố CS_.
- Formula Column : Chứa thủ tục PL/SQL để thực hiện công việc gì đó (tính
toán trên nhiều column khác ...). Khi được tạo mới thì default name của Formula
Column có tiền tố FS_.
- Placeholder Column : Chứa giá trị mà 1 đối tượng nào đó đặt cho khi report
chạy. Khi được tạo mới thì default name của Placeholder Column có tiền tố
PS_.
Các thuộc tính của một Summary Column
- Name, Datatype, Width, Value if Null: là các thuộc tính thông tin tên, kiểu dữ
liệu, độ rộng, giá trị khi null về column đó.
- Function: Là hàm nhóm sử dụng để tính toán dữ liệu cho column này. Bao gồm
các hàm: Sum, Count, Average, Minimum, Maximum, ...
- Source: Là tên của database column mà sẽ tổng hợp dữ liệu.
- Reset At: Mức tính toán của summary column. Summary sẽ có giá trị khởi tạo
tại mức Report, Page.
Các thuộc tính của một Summary Column
Trong đó:
- Name, Datatype, Width, Value if Null: Là các thuộc tính thông tin
tên, kiểu dữ liệu, độ rộng, giá trị khi null về column đó.
- Breake Order: Khai báo dữ liệu theo column này sẽ được sắp xếp
hay không.
- PL/SQL Formula: Viết thủ tục PL/SQL để thực hiện chức năng của
Formula Column này. Chúng ta có thể viết một hàm trả lại tên của
cột dữ liệu nếu cột đó là trường khoá (id) và kèm theo có bảng mã đi
theo.
Ví dụ: Viết một thủ tục trả lại giá trị lương của nhân viên sau khi tăng lên 10
lần.
LAYOUT MODEL
Layout Model cho phép thay đổi hình thức hiển thị của report. Layout Model hiển thị
report thành 4 vùng như sau.
- Header
- Trailer
- Body
- Margin
Có thể thực hiện chỉnh sửa các vùng hiển thị này bằng cách chọn theo lần lượt các bước
như sau:
Menu View -> Layout Section -> Body
Margin
Header
Trailer View
Trong đó:
- Header: Xuất hiện ngay khi bắt đầu thực hiện report. Header có thể chứa text,
hình vẽ, đoạn tóm tắt, ... , có thể bao gồm nhiều trang.
- Trailer: Xuất hiện cuối report. Trailer có tchể chứa text, hình vẽ, đoạn tóm tắt,
... , có thể bao gồm nhiều trang.
- Body: Phần thân của report, bao gồm nhiều trang nằm giữa vùng header và vùng
trailer
- Margin: (Lề) Vùng margin xuất hiện trong tất cả các trang body của report.
Margin có thể chứa text, hình vẽ, số trang báo cáo, ...
SƠ ĐỒ MÔ TẢ VỊ TRÍ TƯƠNG QUAN CÁC VÙNG TRONG REPORT
CÁC ĐỐI TƯỢNG TRONG LAYOUT MODEL :
- Các đối tượng này được tạo ra thông qua Toolbox.
- Drawing : Các hình vẽ (hình vuông, tròn, ...).
- Frame : Khung chứa các đối tượng khác.
- Field : Trường hiển thị dữ liệu từ 1 column trong data model.
- Chart : Biểu đồ mô tả dữ liệu.
- Anchor : Neo liên kết vị trí tương đối giữa các đối tượng.
- Text : Dòng text hiển thị.
- Repeating Frame : Khung chứa các đối tượng, tham chiếu tới 1 group trong
data model.
- Button : Nút lệnh thực hiện 1 chức năng theo yêu cầu.
- OLE2 : Cho phép đưa các đối tượng ActiveX từ bên ngoài vào report.
ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG BUTTON :
- Không được in ra.
- Thực hiện 1 trong 3 hành động sau :
Thực hiện 1 Multimedia File.
Truy nhập 1 URL.
Mở report chi tiết.
LÀM VIỆC VỚI ĐỐI TƯỢNG ANCHOR :
- Anchor là khái niệm neo, liên kết vị trí tương đối giữa các đối tượng.
Header
Body/
Margin
Trailer
Implicit anchor :
Trường hợp các đối tượng tự dịch chuyển tương với nhau theo vị trí sắp xếp ban đầu.
Explicit anchor :
Trường hợp các đối tượng sẽ không thay đổi vị trí khác với vị trí sắp xếp ban đầu.
Khi đó người thiết kế phải thực hiện tạo 1 neo liên kết các đối tượng đó lại.
SỬ DỤNG FORMAT TRIGGER :
- Format trigger là trigger đi kèm theo mỗi đối tượng để xác định định dạng của
đối tượng đó theo 1 điều kiện nào đó (thường được áp dụng cho việc không in ra đối
tượng đó nữa nếu điều kiện nào đó xảy ra).
- Ví dụ không in ra đối tượng và kéo đối tượng ở bên dưới lên vị trí thay thế.
F_Name F_Job
In ra với tất cả trường hợp
Chỉ in ra khi F_Job = 'Giáo viên'
In ra với tất cả trường hợp
Layout
Dũng Học sinh
In ra với tất cả trường hợp
In ra với tất cả trường hợp
Output
. Khi đó phải viết 1 trigger cho đối tượng không hiển thị :
function textformattrigger return boolean is
begin
if :job like 'Giáo viên' then
return(true);
else
return(false);
end if;
end;
MỘT SỐ THUỘC TÍNH QUAN TRỌNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG :
Vertical Elasticity/Horizontal Elasticity : Thuộc tính kích cỡ đối
tượng. Có 4 chọn lựa :
- Fixed : không thay đổi so với thiết kế.
- Variable : Mở rộng hay thu hẹp tuỳ dữ liệu.
- Expand : Mở rộng theo dữ liệu.
- Contract : Thu hẹp theo dữ liệu.
Page Break Before/Page Break After : Thuộc tính liên quan đến
trang. Phân trang (sang trang mới) trước, sau khi hiển thị đối tượng.
Page Protect : Giữ các đối tượng trong frame được in ra trong cùng 1
trang.
Print Object On : Quyết định hiển thị đối tượng theo.
- First Page : trang đầu tiên.
- All But First Page/ All But First Page : tất cả các trang ngoại
trừ trang đầu/trang cuối.
- First Page/Last Page : in đối tượng chỉ cho trang đầu/trang
cuối.
CÁC BIẾN HỆ THỐNG CÓ THỂ HIỂN THỊ :
- Current Date : Ngày giờ hiện tại của hệ thống.
- Page Number : Số thứ tự của trang hiện tại.
- Total Page Number : Tổng số trang.
TẠO REPORT SỬ DỤNG THAM SỐ
Sử dụng tham số trong báo cáo giúp cho việc lấy dữ liệu cho report trở nên linh hoạt hơn
theo tham số đầu vào. Có thể thay đổi dữ liệu lấy ra từ câu lệnh query theo các tham số.
USER PARAMETER :
Tham số người sử dụng có giá trị do người sử dụng báo cáo nhập vào lúc chạy report. Các
tham số này có thể :
- Hạn chế dữ liệu trong mệnh đề điều kiện WHERE của câu lệnh SELECT.
- Thay thế bất kỳ phần nào trong câu lệnh SELECT, thậm chí thay thế cho cả câu
lệnh.
- Thay thế cho 1 column trong danh sách column của câu