Ph.anggen nói: “Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật v.v đều dựa trên cơ sở sự phát triển kinh tế. nhưng tất cả chúng đều có sự ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế”, hãy phân tích cơ sở triết học c

Lý do chọn đề tài: Trong sự nghiệp đổi mới của Đảng, của đất nước, Đảng cộng sản Việt Nam đã vạch ra con đường phát triển của đất nước: “Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng hồ chí minh làm nền tảng, tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động”. Với tính chất thời đại đó, nhóm tiểu luận chúng tôi chọn đề tài: Ph.Ăngghen nói: “Sự phát triển pháp luật, triết học, tôn giáo, văn hóa nghệ thuật, là dựa trên sự phát triển kinh tế, nhưng tất cả chúng đều tác động với nhau và cùng ảnh hưởng tới cơ sở kinh tế”. Câu nói trên là sự biểu hiện tập trung của quan điểm duy vật lịch sử, lí luận hình thái kinh tế xã hội, nghiên cứu lịch sử xã hội trên cơ sở xem xét cả lực lượng sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thựơng tầng, tức là toàn bộ các yếu tố cấu thành bộ mặt thời đại: kinh tế, chính trị, văn hóa nghệ thuật, xã hội, khoa học Dựa trên những kết quả nghiên cứu về lí luận và tổng kết quá trình lịch sử đã hình thành học thuyết về hình thái kinh tế xã hội. Hình thái kinh tế xã hội là một khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những mối quan hệ sản xuất.

doc24 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 13453 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ph.anggen nói: “Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật v.v đều dựa trên cơ sở sự phát triển kinh tế. nhưng tất cả chúng đều có sự ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế”, hãy phân tích cơ sở triết học c, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÀI TIỂU LUẬN TÊN ĐỀ TÀI: PH.ANGGEN NÓI: “SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHÍNH TRỊ, PHÁP LUẬT, TRIẾT HỌC, TÔN GIÁO, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT V.V ĐỀU DỰA TRÊN CƠ SỞ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ. NHƯNG TẤT CẢ CHÚNG ĐỀU CÓ SỰ ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ SỞ KINH TẾ”. HÃY PHÂN TÍCH CƠ SỞ TRIẾT HỌC CỦA LUẬN ĐIỂM TRÊN. Giáo viên hướng dẫn :Nguyễn Trung Dũng Nhóm thực hiện :nhóm 13 Lớp học phần :211200702 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ –&— BÀI TIỂU LUẬN BỘ MÔN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN TÊN ĐỀ TÀI: PH.ANGGEN VIẾT: “SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHÍNH TRỊ, PHÁP LUẬT, TRIẾT HỌC, TÔN GIÁO, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT V.V ĐỀU DỰA TRÊN CƠ SỞ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ. NHƯNG TẤT CẢ CHÚNG ĐỀU CÓ SỰ ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ SỞ KINH TẾ.” HÃY PHÂN TÍCH CƠ SỞ TRIẾT HỌC CỦA LUẬN ĐIỂM TRÊN. Giáo viên hướng dẫn :Nguyễn Trung Dũng Nhóm thực hiện :Nhóm 13 Lớp học phần :211200702 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2009 DANH SÁCH NHÓM 13, LỚP HỌC PHẦN 211200702 STT MSSV TÊN SV GHI CHÚ 1 09231941 Võ Văn Lộc Nhóm trưởng 2 09205041 Phạm Thái Long 3 09212211 Trần Anh Hải 4 09077851 Lương Công Danh 5 09214071 Nguyễn Đình Thiệu 6 09227501 Phan Hữu Phước 7 08117791 Lê Quang Vân Trường 8 09126751 Phạm Hanh 9 09070241 Nguyễn Anh khoa LỜI NÓI ĐẦU Lý do chọn đề tài: Trong sự nghiệp đổi mới của Đảng, của đất nước, Đảng cộng sản Việt Nam đã vạch ra con đường phát triển của đất nước: “Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng hồ chí minh làm nền tảng, tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động”. Với tính chất thời đại đó, nhóm tiểu luận chúng tôi chọn đề tài: Ph.Ăngghen nói: “Sự phát triển pháp luật, triết học, tôn giáo, văn hóa nghệ thuật,là dựa trên sự phát triển kinh tế, nhưng tất cả chúng đều tác động với nhau và cùng ảnh hưởng tới cơ sở kinh tế”. Câu nói trên là sự biểu hiện tập trung của quan điểm duy vật lịch sử, lí luận hình thái kinh tế xã hội, nghiên cứu lịch sử xã hội trên cơ sở xem xét cả lực lượng sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thựơng tầng, tức là toàn bộ các yếu tố cấu thành bộ mặt thời đại: kinh tế, chính trị, văn hóa nghệ thuật, xã hội, khoa họcDựa trên những kết quả nghiên cứu về lí luận và tổng kết quá trình lịch sử đã hình thành học thuyết về hình thái kinh tế xã hội. Hình thái kinh tế xã hội là một khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những mối quan hệ sản xuất. Từ những lý luận trên đưa Mác – Anggen đến đỉnh cao của trí tuệ nhân loại. Không chỉ trên phương diện triết học mà còn cả chính trị kinh tế học và chủ nghĩa cộng sản khoa học. Dưới hình thức và mức độ khác nhau, dù con người có ý thức được hay không thì nhận thức của hai ông về quy luật vẫn xuyên suốt lịch sử phát triển. Chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Trung Dũng, người đã nhiệt tình giúp chúng em hoàn thành bài tiểu luận này. Do kiến thức và tầm hiểu biết còn hạn chế nên bài viết của chúng em không tránh khỏi những sai sót, rất mong được thầy và các bạn đóng góp ý kiến cho bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài: Tính cấp thiết của đề tài này là thong qua đó, chúng ta nghiên cứu một cách đúng đắn và khoa học về mối quan hệ giữa chính trị, văn hóa nghệ thuật, xã hội, khoa họchay nói chung là các yếu tố xã hội với cơ sở kinh tế. Từ đó giúp ta nhận ra được sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc áp dụng vào thực tiễn nước ta một cách linh hoạt. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh. Với sinh viên chúng tôi, những người đang phấn đấu học tập, để làm giàu cho đất nước thì điều đó lại càng ý nghĩa hơn nữa là hiểu rõ bản chất của sự việc (cụ thể ở đây là mối quan hệ tác động qua lại giũa các yếu tố xã hôi với cơ sở kinh tế). Nhiệm vụ nghiên cứu: Nhiêm vụ của mỗi sinh viên khi nghiên cứu đề tài tiểu luận trước tiên là hiểu rõ bản chất của vấn đề, có nghĩa là trên cơ sở triết học Mác-Lênin, chúng ta phải hiểu được sự xuất phát của mối quan hệ giữa kinh tế với chính trị, văn hóa nghệ thuật, xã hội, khoa họccó thế chúng ta mới có thể đi sâu tìm hiểu tường tận, rõ ràng kinh tế chính trị Mác-Lênin. Từ đó mỗi sinh viên có thể tự thân vận động, làm giàu chính đáng cho bản thân mình, đóng góp chung vào sự phát triển của đất nước. Việc tiếp theo là xem xét tình hình thực tiễn tại nước ta cùng với nhiều quốc gia khác trên thế giới: những thành công, những thất bại, điểm được, điểm không, mặt mạnh, mặt yếurút ra khinh nghiệm cho hiện tại, đồng thời chú trọng cho sự phát triển của tương lai, ưu điểm cần phát huy, nhược điểm phải loại bỏ. Lí thuyết luôn đi đôi với thực tiễn, mọi quá trình nghiên cứu đều trở nên vô nghĩa nếu không áp dụng thực tiễn. Từ đó ta sẽ đánh giá đúng bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam – một nền kinh tế gần như toàn diện khi đã chú trọng đến sự phát triển của mỗi cá nhân, một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành bại của nền kinh tế. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài này, đòi hỏi mỗi sinh viên phải vận dụng toàn bộ sự chủ động của mình để tìm hiểu thông tin, xử lí thông tin và rút ra kết luận cuối cùng. Tránh những suy nghĩ sai lệch, phiếm diện, siêu hình. Nên nhìn nhận trên cơ sở thực tiễn các quốc gia và tại Việt Nam chúng ta. Từ đó rút ra được đặc trưng của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. NỘI DUNG TIỂU LUẬN 1. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 1. Phép biện chứng duy vật là khoa học về các mối quan hệ phổ biến Phép biện chứng duy vật: Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định bản chất vật chất, tính thống nhất vật chất của thế giới, mà còn khẳng định các sự vật hiện tượng trong thế giới luôn tồn tại trong sự liên hệ, trong sự vận động và phát triển không ngừng theo những quy luật vốn có của nó. Làm sáng tỏ những vấn đề đó là nội dung cơ bản của phép biện chứng. Chính vì vậy Ph.Ănghen đã khẳng định rằng phép biện chứng là lý luận về mối quan hệ phổ biến, là môn khoa học về những mối quan hệ phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy. V.I.Lênin nhấn mạnh thêm thêm: “Phép biện chứng là học thuyết sâu sắc nhất, không phiến diện về sự phát triển”. Nội dung của phép biện chứng duy vật Hai nguyên lý cơ bản: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Nguyên lý về sự phát triển. Các cặp phạm trù cơ bản: Cái riêng – cái chung Bản chất – hiện tượng Tất nhiên – ngẫu nhiên Nội dung – hình thức Nguyên nhân – kết quả Khả năng – hiện tượng Ba quy luật cơ bản : Từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại. Thống nhất và đấu tranh giữa những mặt đối lập. Quy luật phủ định của phủ định. 2. Một trong hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến Trên cơ sở kế thừa các giá trị về tư tuởng biện chứng trong kho tàng lý luận của nhân loại đồng thời khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên thế kỷ XIX (khoa học về các quá trình, về nguồn gốc mối liên hệ và sự phát triển) phép biện chứng đã phát hiện ra nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật và hiện tượng trong thế giới, coi đây là đặc trưng cơ bản của phép biện chứng duy vật. Khái niệm Liên hệ: là sự quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau giữa các yếu tố trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật hiện tượng lẫn nhau. Liên hệ phổ biến: là những mối liên hệ tồn tại một cách phổ biến cả trong tự nhiên xã hội và tư duy. Mối liên hệ phổ biến mang tính chất bao quát, nó tồn tại thông qua những mối liên hệ đặc thù của sự vật, nó phản ánh tính đa dạng và thống nhất của thế giới. Nội dung nguyên lý Triết học Mác khẳng định mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều nằm trong mối liên hệ phổ biến, không có sự vật hiện tượng nào tồn tại một cách biệt lập mà chúng tác động đến nhau ràng buộc quyết định và chuyển hóa lẫn nhau. Các mối liên hệ trong tính tổng thể của nó quy định sự vận động, biến đổi của sự vật. Ý nghĩa của nguyên lý Cơ sở khoa học của quan điểm toàn diện: Trong nhận thức và hoạt động phải xem xét sự vật trong tính toàn vẹn của nhiều mối liên hệ, nhiều mặt, nhiều yếu tố vốn có của nó kể cả các quá trình, các giai đoạn phát triển của sự vật cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Có như vậy mới nắm được thực chất của sự vật. Khi tuân thủ nguyên tắc này chủ thể tránh được sai lầm cực đoan phiến diện một chiều. Không được đồng nhất và san bằng vai trò của các mối liên hệ của các mặt sự vật. Phải phản ánh đúng vai trò của từng mặt, từng mối liên hệ. Phải rút ra được những mối liên hệ bản chất chủ yếu nhất của sự vật, khi tuân thủ nguyên tắc này con người sẽ tránh được sai lầm ngụy biện và chiết trung . Cơ sở khoa học của quan điểm lịch sử cụ thể: Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất tồn tại vận động phát triển bao giờ cũng diễn ra trong những hoàn cảnh cụ thể, trong không gian và thời gian xác định. Điều kiện: không gian và thời gian có ảnh hưởng đến đặc điểm tính chất sự vật. Cùng là một sự vận nhưng trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau sẽ có những tính chất khác nhau. Yêu cầu: Khi nghiên cứu xem xét sự vật hiện tượng phải đặt nó trong hoàn cảnh cụ thể, trong không gian thời gian xác định mà nó đang tồn tại vận động và phát triển đồng thời phải phân tích vạch ra ảnh hưởng của điều kiện hoàn cảnh môi trường đối với sự tồn tại của sự vật, đối với tính chất của sự vật và đối với xu hướng vận động của nó. Khi vận dụng một lý luận nào đó vào trong thực tiễn cần phải tính đến điều kiện cụ thể của nơi vận dụng, tránh bệnh giáo điều, dập khuôn, máy móc, chung chung. 2. MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT 2.1 Các khái niệm Lực lượng sản xuất là toàn bộ những tư liệu sản xuất do xã hội tạo ra, trước hết là công cụ lao động và những ngừoi lao động với kinh nghiệm và thói quen lao động nhất định đã sử dụng những tư liệu sản xuất đó để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất của xã hội, trong quá trình sản xuất con người phải có những quan hệ, con người không thể tách khỏi cộng đồng. 2.2 Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX 2.2.1 Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất phù hợp hay không phù hợp Trong tác phẩm góp phần phê phán khoa kinh tế - chính trị năm 1859 C.Mác viết: “trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người đã có những mối quan hệ nhất định, tất yếu không phụ thuộc vào ý muốn của họ, tức những quan hệ sản xuất. Những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất của họ” Người ta thường coi tư tưởng này của Mác là tư tưởng về “quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất”. Các mối quan hệ trong sản xuất bao gồm nhiều dạng thức khác nhau mà nhìn một cách tổng quát thì đó là những dạng quan hệ sản xuất và dạng những lực lượng sản xuất từ đó hình thành những mối liên hệ chủ yếu cơ bản là mối liên hệ giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực luợng sản xuất. Nhưng mối liên hệ giữa hai yếu tố cơ bản này là gì? Trước hết cần xác định khái niệm phù hợp với các ý nghĩa sau. - Phù hợp là sự cân bằng, sự thống nhất giữa các mặt đối lập hay “sự yên tính” giữa cách mặt. - Phù hợp là một xu huớng mà những dao động không cân bằng sẽ đạt tới. Trong phép biện chứng, sự cân bằng chỉ là tạm thời và sự không cân bằng là tuyệt đối. Mâu thuẫn đôi khi là động lực của sự phát triển. Ta biết rằng trong phép biện chứng, cái tuơng đối không tách khỏi cái tuyệt đối, nghĩa là giữa chúng không có mặt giới hạn xác định. Nếu chúng ta nhìn nhận một cách khác có thể hiểu sự cân bằng như một sự đứng im, còn sự không cân bằng có thể hiểu như sự vận động. Tức sự cân bằng trong sản xuất chỉ là là tạm thời, còn không cân bằng, không phù hợp giữa chúng là tuyệt đối. Chỉ có thể quan niệm đuợc sự phát triển chừng nào người ta thừa nhận tính chân lý vĩnh hằng của sự vận động. Cũng vì vậy chỉ có thể quan niệm được sự phát triển chừng nào người ta thừa nhận, nhận thức được sự phát triển trong mâu thuẫn của lực luợng sản xuất và quan hệ sản xuất, chừng nào ta thừa nhận tính vĩnh viễn không phù hợp giữa chúng. Từ những lý luận đó đi đến thực tại nước ta cũng vậy với quá trình phát triển lịch sử lâu dài của mình từ thời kỳ đồ đá đến thời văn minh hiện đại. Nuớc ta đi từ sự không phù hợp hay lạc hậu từ nền văn minh lúa nước. Tuy nhiên quá trình vận động và phát triển của sản xuất là quá trình đi từ sự không phù hợp đến sự phù hợp, nhưng trạng thái phù hợp chỉ là tạm thời, ngắn ngủi, ý muốn tạo nên sự phù hợp vĩnh hằng giữa lực luợng sản xuất với quan hệ sản xuất là trái tự nhiên, là thủ tiêu cái không thủ tiêu được, tức là sự vận động. Tóm lại, có thể nói thực chất của qui luật về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là quan hệ mâu thuẫn. Sự phù hợp giữa chúng chỉ là một cái trục, chỉ là trạng thái yên tĩnh tạm thời, còn sự vận động, dao động, sự mâu thuẫn là vĩnh viễn, chỉ có khái niệm mâu thuẫn mới đủ khả năng vạch ra động lực của sự phát triển, mới có thể cho ta hiểu được sự vận động của qui luật kinh tế. 2.2.2 Qui luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Tất cả chúng ta đều biết, quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là hai mặt hợp thành của phương thức sản xuất có tác động qua lại biện chứng với nhau. Việc đẩy quan hệ sản xuất lên quá xa so với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một hiện tượng tương đối phổ biến ở nhiều nước xây dựng xã hội chủ nghĩa. Nguồn gốc của tư tưởng sai lầm này là bệnh chủ quan, duy ý chí, muốn có nhanh chủ nghĩa xã hội thuần nhất bất chấp qui luật khách quan. Về mặt phương pháp luận, đó là chủ nghĩa duy vật siêu hình, quá lạm dụng mối quan hệ tác động ngược lại của quan hệ sản xuất đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự lạm dụng này biểu hiện ở “Nhà nước chuyên chính vô sản có khả năng chủ động tạo ra quan hệ sản xuất mới để mở đường cho sự phát triển của lực lượng sản xuất”. Nhưng khi thực hiện, người ta đã quên rằng, sự “chủ động” không đồng nghĩa với sự chủ quan tùy tiện, con người không thể tự do tạo ra bất cứ hình thức nào của quan hệ sản xuất mà mình muốn có. Ngược lại, quan hệ sản xuất luôn luôn bị qui định một cách nghiêm ngặt bởi trạng thái của lực lượng sản xuất, bởi quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất chỉ có thể mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển khi mà nó được hoàn thiện tất cả về nội dung của nó, nhằm giải quyết kịp thời những mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. + Lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành, biến đổi của quan hệ sản xuất: lực lượng sản xuất là cái biến đồi đầu tiên và luôn biến đổi. Trong quá trình sản xuất con người muốn giảm nhẹ lao động nặng nhọc, tạo ra năng suất cao phải luôn tìm cách cải tiến công cụ lao động, chế tạo ra công cụ lao động mới. Lực lượng lao động qui định sự hình thành và biến đổi quan hệ sản xuất khi quan hệ sản xuất không thích ứng với trình độ, tính chất của lực lượng sản xuất thì nó kìm hãm thậm chí phá hoại lực lượng sản xuất và ngược lại. + Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất: Quan hệ sản xuất khi đã được xác lập thì nó độc lập tương đối với lực lượng sản xuất và trở thành những cơ sở và những thể chế xã hội. Nó không thể biến đổi đồng thời với lực lượng sản xuất, thường lạc hậu so với lực lượng sản xuất và nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ, tính chất của lực lượng sản xuất thì nó thúc đầy lực lượng sản xuất phát triển. Nếu lạc hậu so với lực lượng sản xuất dù tạm thời thì nó kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sở dĩ quan hệ sản xuất có thể tác động mạnh mẽ trở lại đối với lực lương sản xuất vì nó qui định mục đích của sản xuất, qui định hệ thống tổ chức quản lý sản xuất và quản lý xã hội, qui định phương thức phân phối và phần của cái ít hay nhiều mà người lao động được hưởng. Do đó nó ảnh hưởng tới thái độ tất cả quần chúng lao động. Nó tạo ra những điều kiện hoặc kích thích hoặc hạn chế sự phát triển công cụ sản xuất, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hợp tác, phân công lao động quốc tế. 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG 3.1 Các khái niệm Cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất của xã hội trong sự vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó. Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan đểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuậtcùng với thiết chế xã hội tương ứng được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định 3.2 Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT Dưới chủ nghĩa xã hội hoàn chỉnh, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thuần nhất và thống nhất. Vì cơ sở hạ tầng xã hội chủ nghĩa không có tính chất đối kháng, không bao hàm những lợi ích kinh tế đối lập nhau trong quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm theo lao động, không còn chế độ bóc lột. Kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa phản ánh cơ sở hạ tầng của xã hội chủ nghĩa. Vì vậy mà có sự thống trị về chính trị và tinh thần. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân do dân và vì dân. Pháp luật xã hội chủ nghĩa là công cụ để cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội chủ nghĩa tiến bộ, khoa học trở thành động lực cho sự phát triển xã hội. Thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc và triệt để là một giai đoạn lịch sử chuyển tiếp. Cho nên cơ sơ hạ tầng mang tính chất quá độ với một kết cấu kinh tế nhiều thành phần đan xen của nhiều loại hình kinh tế xã hội khác nhau. Còn kiến trúc thượng tầng có sự đối kháng về tư tưởng và có sự đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa. Bởi vậy công cuộc cải cách kinh tế và đổi mới thể chế chính trị là một quá trình mang tính cách mạng lâu dài, phức tạp mà thực chất là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt giữa hai con đường tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Chính vì những lý do đó mà nước ta từ một thuộc địa nửa phong kiến với nền kinh tế lạc hậu sản xuất nhỏ là chủ yếu, quá độ lên chủ nghĩa xã hội chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong qua trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cơ sở hạ tầng thời kỳ quá độ ở nước ta bao gồm các thành phần kinh tế như: kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân cùng các kiểu quan hệ sản xuất gắn liền với hình thức sở hữu khác nhau, thậm chí đối lập nhau cùng tồn tại trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất. Đó là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.    Các thành phần đó vừa khác nhau về vai trò, chức năng, tính chất, lại vựa thống nhất với nhau trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất, chúng vừa cạnh tranh nhau, vừa liên kết với nhau, bổ xung cho nhau. Để định hướng xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế này, nhà nước phải sử dụng tổng thể các biện pháp kinh tế hành chính và giáo dục. Trong đó biện pháp kinh tế có vai trò quan trọng nhất nhằm từng bước xã hội hoá nền sản xuất với hính thức và bước đi thích hợp theo hướng: kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển vươn lên giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể dưới hình thức thu hút phần lớn những người sản xuất nhỏ trong các nghành nghề, các hình thức xí nghiệp, công ti cổ phần phát triển mạng, kinh tế tư nhân và gia đình phát huy được mọi tiềm năng để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở kinh tế hợp lý. Trong văn kiện hội nghị đại biểu Đảng giữa nhiệm kỳ khoá 7, Đảng ghi rõ "Phải tập trung đầu tư nguồn vốn nhà nước cho việc xây dựng cở sở hạ tầng kinh tế xã hội và một số công trình công nghiệp then chốt đã được chuẩn bị vốn và công nghệ. Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống giao thông, sân bay, bến cảng, thô
Tài liệu liên quan