1. Mở đầu
Một trong những định hướng đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông sau năm 2015 là: Phát triển phẩm chất, năng lực người học, đảm bảo hài hòa giữa
“dạy chữ”,“dạy người” và định hướng nghề nghiệp. Chương trình phải hướng tới phát triển
các năng lực chung mà mọi học sinh (HS) đều cần có trong cuộc sống như năng lực sáng
tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề,. đồng thời
hướng tới phát triển các năng lực chuyên biệt liên quan đến từng môn học, từng lĩnh vực
hoạt động giáo dục. Chú ý xây dựng các mức độ khác nhau của mỗi năng lực tương thích
với từng cấp học và từng lĩnh vực học tập, môn học, hoạt động giáo dục [3]. Để đáp ứng
được những định hướng đổi mới chương trình (CT), sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ
thông sau năm 2015 thì việc nghiên cứu và bước đầu phác họa mô hình SGK môn Hóa
học là cần thiết.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phác họa mô hình sách giáo khoa môn Hóa học cho chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 2, pp. 18-24
This paper is available online at
PHÁC HỌAMÔ HÌNH SÁCH GIÁO KHOAMÔN HÓA HỌC
CHO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG SAU NĂM 2015
Phạm Thị Bích Đào
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Tóm tắt. Sau khi nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa Hóa học của Việt Nam
và một số nước (Malaysia, Singapo, Anh, Mỹ), bài báo tập trung trình bày những
điểm tương đồng và khác biệt trong SGK về cấu trúc, nội dung, phương thức đánh
giá. Từ đó đề xuất và bước đầu phác họa mô hình SGK môn Hóa học: Cấu trúc
chung SGK; cấu trúc, nội dung của chương/ bài, bài thực hành; phần tự đánh giá;
phần bài tập.
Từ khóa:Mô hình sách giáo khoa Hóa học, giáo dục phổ thông.
1. Mở đầu
Một trong những định hướng đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông sau năm 2015 là: Phát triển phẩm chất, năng lực người học, đảm bảo hài hòa giữa
“dạy chữ”,“dạy người” và định hướng nghề nghiệp. Chương trình phải hướng tới phát triển
các năng lực chung mà mọi học sinh (HS) đều cần có trong cuộc sống như năng lực sáng
tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề,... đồng thời
hướng tới phát triển các năng lực chuyên biệt liên quan đến từng môn học, từng lĩnh vực
hoạt động giáo dục. Chú ý xây dựng các mức độ khác nhau của mỗi năng lực tương thích
với từng cấp học và từng lĩnh vực học tập, môn học, hoạt động giáo dục [3]. Để đáp ứng
được những định hướng đổi mới chương trình (CT), sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ
thông sau năm 2015 thì việc nghiên cứu và bước đầu phác họa mô hình SGK môn Hóa
học là cần thiết.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Phân tích những điểm tương đồng và khác biệt giữa SGK môn Hóa
học của Việt Nam và SGK Hóa học của một số nước trên thế giới
Sau khi tìm hiểu và phân tích CT và SGK một số nước (Malaysia, Singapo, Mỹ,
Anh - được trình bày chi tiết ở bài “Tìm hiểu và phân tích SGK môn Hóa học một số nước
Ngày nhận bài: 30/11/2013. Ngày nhận đăng: 15/1/2014.
Liên hệ: Phạm Thị Bích Đào, e-mail: Dao311@gmai.com
18
Phác họa mô hình sách giáo khoa môn Hóa học cho chương trình giáo dục phổ thông...
trên thế giới” trong kỉ yếu hội nghị Hóa học toàn quốc lần thứ VI ngày 22/11/2013 tại Hà
Nội) và SGK môn Hóa học (cấp THCS và THPT) của Việt Nam, có thể chỉ ra các điểm
tương đồng và khác biệt về cấu trúc, nội dung, phương thức đánh giá (ĐG) kết quả học
tập (KQHT) thông qua bảng sau:
(Kí hiệu : "
p
": có thể hiện;)
Kí hiệu M là SGK Hóa học hiện đại của Mỹ - 2009 “Modern Chemistry”, chương
trình nâng cao dành cho HS từ lớp 9 đến lớp 12.
Kí hiệu A là SGK Hóa học của Anh- 2009 “Edexcel International GCSE
Chemistry”, dùng cho HS từ lớp 7 đến lớp 9.
Kí hiệu S là SGK Hóa học của Singapore - 2007 “Chemistry Matters”, trình độ “O
level” sử dụng cho HS lớp 9 và lớp 10.
Kí hiệu ML là SGKHóa học của Malaysia - 2006 “Chemistry form 5” (tương đương
SGK lớp 12 ở Việt Nam).
Kí hiệu V9 là SGK môn Hóa học lớp 9 của Việt Nam.
Kí hiệu V12 là SGK môn Hóa học lớp 12 Nâng cao của Việt Nam.
Cấu trúc/Nội dung/Phương thức ĐG M [6] A [5] S [7] ML [4] V9 [1]
V12
[2]
Hướng dẫn sử dụng sách
p p p p
Giới thiệu cấu trúc từng chương
p
Giới thiệu ngắn gọn về chương
p p p p p
Mục tiêu của chương hoặc bài học
p p p p p p
Từ khoá của bài
p p p
Câu hỏi kiểm tra đầu chương/bài
p
Câu hỏi, bài tập, ví dụ trong bài
p p p p p p
Câu hỏi, BT cuối bài
p p p p
Câu hỏi, BT cuối chương
p p p p p p
Câu hỏi, BT cuối năm
p p
Bài tổng kết chương
p p
Kiến thức cần nhớ của chương
p p p p
Mẫu bài kiểm tra cuối chương
p
Hướng dẫn giải, đáp số
p p p p p
Câu hỏi, BT dạng tự luận
p p p p p p
Câu hỏi, BT dạng TNKQ
p p p p p p
Câu hỏi, BT mở
p p p p p p
Các công cụ khác: bảng kiểm, phiếu
quan sát, bài luận, ...
Bảng
kiểm
Bài
luận
Gợi ý cách tổ chức hoạt động (cá
nhân, nhóm)
p
19
Phạm Thị Bích Đào
Phần liên kết kiến thức cũ và kiến
thức mới
p p p
Sơ đồ mô tả nội dung chính của
chương
p p p
Hướng dẫn HS tự ĐG
p p
Hướng dẫn HS sử dụng KQĐG
p
Hướng dẫn liên kết với các phần
hoặc tài liệu khác
p p p p
Phần đọc thêm hoặc mở rộng
p p p p p p
BT thể hiện rõ sự phân hoá
p p p p p p
Có nhiều BT có ND thực tiễn
p p p p
Có BT, ND thực tiễn nhưng chưa
nhiều
p p
Có nhiều BT có ND liên môn
p p p p
Có BT, ND liên môn nhưng chưa
nhiều
p p
Có nhiều BT rèn luyện tư duy
p p p p
Có BT rèn luyện tư duy nhưng chưa
nhiều
p p
Có sách BT riêng
p p p p p p
Có đĩa CD hoặc trang Web hỗ trợ
p p p p
Có phần/ bài thực hành riêng
p p p
Có sách thực hành riêng
p p p
Những điểm tương đồng: SGK môn Hóa học Việt Nam và các nước đều có phần
giới thiệu ngắn gọn về chương, mục tiêu của chương, bài, các câu hỏi, ví dụ, bài tập trong
bài học, cuối mỗi bài, cuối mỗi chương. Các công cụ đánh giá chủ yếu là các bài tự luận,
TNKQ và câu hỏi mở (tuy nhiên, trong SGK của VN dạng câu hỏi này chưa được đề cập
đến thường xuyên), có phần đọc thêm, mở rộng nâng cao, kích thích hứng thú học tập của
HS, có sách bài tập riêng.
Những điểm khác biệt:
Về cấu trúc: SGKViệt Nam chưa có phần hướng dẫn sử dụng sách, trong khi đó sách
của một số nước còn có cả phần hướng dẫn an toàn thí nghiệm (SGK của Mỹ, Singapo)
và giới thiệu từ khóa hoặc câu hỏi kiểm tra đầu chương, bài (SGK của Anh, Singapo,
Malaysia). Điểm đặc biệt ở SGK hầu hết các nước thường chú trọng đến phần kiến thức
cần nhớ của chương dưới dạng sơ đồ (Anh, Mỹ, Singapo, Malaysia) để HS có cách tiếp
nhận kiến thức một cách khoa học và logic; gợi ý cách thức tổ chức hoạt động cá nhân,
nhóm (Malaysia) giúp GV biết cách thiết kế các hoạt động dạy học một cách có hiệu quả;
có bài kiểm tra cuối chương (Singapo, Mỹ) và thông tin hướng dẫn liên kết với các phần
hoặc tài liệu khác (sách bài tập, sách thực hành hay các tài liệu tham khảo khác). SGK các
nước đều được in màu, kênh hình đa dạng, phong phú, thu hút sự chú ý và tăng hứng thú
20
Phác họa mô hình sách giáo khoa môn Hóa học cho chương trình giáo dục phổ thông...
học tập của HS.
Về nội dung: Riêng SGK của Malaysia được biên soạn dựa trên CT tích hợp, mỗi
bài học, tiểu chủ đề đều có phần tích hợp với các nội dung vật lí, sinh học hoặc địa lí tự
nhiên do đó nội dung kiến thức thường đa dạng, phong phú và gần gũi với thực tiễn. Bên
cạnh đó, SGK các nước đều quan tâm đến phát triển năng lực HS, phát huy hoạt động học
tập của HS thông qua các hoạt động sưu tầm, thu thập thông tin, xử lí số liệu, thảo luận
nhóm,. . . ; tập trung hướng đến hoạt động khám phá, tìm tòi, học hỏi của HS (tranh, ảnh,
sơ đồ, biểu bảng, giải thích, suy luận, đặt giả thuyết, ra quyết định, khám phá và GQVĐ,
tình huống thực tế,. . . ) nhằm mục đích phát triển năng lực chuyên biệt của môn khoa học
thực nghiệm. SGK chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng hợp tác, kĩ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, định hướng nghề nghiệp. Nội dung học tập
thường gắn kết với thực tiễn và gần gũi với HS, có phần hướng dẫn, liên kết với kiến thức
cũ trong sách hoặc tài liệu khác, cung cấp các tình huống giúp hình thành cho HS tư duy
phê phán - tiền đề để phát triển tư duy sáng tạo. Đồng thời sách cũng thể hiện sự hỗ trợ
của CNTT, tạo điều kiện cho HS được học tập qua các nguồn thông tin đa dạng, phong
phú như qua internet, website, có đĩa CD hoặc trang web hỗ trợ HS học tập....
Về phương thức ĐG: SGK các nước đã quan tâm đến ĐG quá trình cũng như thúc
đẩy quá trình tự ĐG của HS, ngoài ĐG kiến thức còn ĐG cả kĩ năng thực hành - đặc trưng
của môn KHTN. Có các bài tập giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề và vận dụng
vào thực tiễn. Kết hợp ĐG quá trình và ĐG tổng kết; ĐG của GV và tự ĐG của HS (các
mức độ để ĐG); công cụ ĐG phong phú đa dạng (TNKH, tự luận, câu hỏi mở, câu hỏi
phát triển năng lực, viết luận,. . . ).
Như vậy, SGK của các nước rất chú trọng phần hướng dẫn, mục đích sử dụng sách,
cách chỉ dẫn, trợ giúp GV, HS sử dụng sách, cách thức tổ chức các hoạt động dạy học,
cách thức tự kiểm tra đánh giá, cách suy nghĩ, suy luận, tư duy, cách áp dụng nội dung
bài học vào thực tiễn cuộc sống. Điều đó cho thấy SGK không chỉ thuần túy trình bày
nội dung kiến thức, kĩ năng mà còn chú trọng đến cách suy nghĩ, cách học, phương pháp
học,. . . Đây lại là những vấn đề mà SGK VN quan tâm chưa nhiều.
2.2. Định hướng biên soạn SGK môn Hóa học sau năm 2015
Để đáp ứng được những định hướng đổi mới CT, SGK giáo dục phổ thông sau năm
2015 theo tôi cần biên soạn SGK theo những định hướng sau:
Thứ nhất, SGK nhằm phát triển năng lực (NL) HS (NL chung và NL chuyên biệt).
Đối với môn Hóa học, ngoài các NL chung SGK cần có tác dụng phát triển các NL chuyên
biệt như: NL sử dụng ngôn ngữ hoá học; NL thực hành; NL tính toán hóa học; NL phát
hiện và giải quyết vấn đề; NL tư duy hóa học; NL vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc
sống. SGK cũng cần phù hợp với đối tượng lứa tuổi; tạo điều kiện cho việc học liên tục và
củng cố việc học (phát triển các kiến thức, kĩ năng đã có; góp phần củng cố kết quả học
tập môn học; phối hợp với việc học tập các môn học khác).
Thứ hai, SGK cũng cần biên soạn theo hướng giúp HS tự học, tự khám phá, học
cách học, cách giải quyết vấn đề, tạo điều kiện để có nhiều chủ thể tham gia vào quá trình
21
Phạm Thị Bích Đào
đánh giá.
Thứ ba, SGK biên soạn theo yêu cầu tăng cường tích hợp nội dung để tập cho HS
làm quen với phát hiện, giải quyết vấn đề bằng cách huy động nhiều kiến thức, kĩ năng cơ
bản của các môn học, đáp ứng yêu cầu thực hành gắn với cuộc sống thực tiễn của HS,. . .
cũng như góp phần thực hiện phân hóa, đáp ứng nhu cầu đa dạng của HS; kết hợp với
công nghệ thông tin - truyền thông (ICT) để giúp cho việc ĐG và điều chỉnh việc dạy và
học phù hợp.
Thứ tư, SGK được biên soạn nhằm giúp HS có thể tự ĐG và học tập phù hợp với
trình độ của mình; cung cấp, hỗ trợ cho GV về cách thức ĐG chẩn đoán, quá trình và tổng
kết: nội dung, công cụ, phân tích và sử dụng kết quả; các loại công cụ đánh giá: câu hỏi
tự luận, TNKQ, câu hỏi mở, câu trả lời ngắn, bảng kiểm,. . . ; hỗ trợ ĐG NL người học dựa
theo chuẩn đầu ra; gắn kết ĐG vào tiến trình dạy học; Tạo cơ hội cho HS được tự ĐG và
phản ánh sự tiến bộ, ĐG kết quả học tập theo cặp, nhóm; ĐG NL.
Theo quan điểm giáo dục hướng vào người học, ĐG kết quả giáo dục phải hướng
tới việc sau khi học, HS có thể áp dụng kiến thức, kĩ năng trong nhà trường vào thực tiễn
cuộc sống thì cần thực hiện ĐG theo NL (đánh giá thực hiện). ĐG NL nhằm ba mục đích:
i) cung cấp cho GV thông tin về kết quả học tập để điều chỉnh hoạt động giảng dạy theo
hướng phát triển NL cho HS; ii) cung cấp cho thông tin phản hồi cho HS để điều chỉnh
hoạt động học tập; iii) cung cấp thông tin cho GV và nhà trường để xác nhận, xếp hạng
kết quả học tập.
2.3. Đề xuất mô hình SGK môn Hóa học trung học phổ thông
sau năm 2015
Qua nghiên cứu cấu trúc, nội dung SGK Hóa học ở Việt Nam và một số nước trên
thế giới (Anh, Mỹ, Singapo, Malaysia), chúng tôi xin đề xuất như sau:
SGK môn Hóa học cần được thiết kế để: Tạo điều kiện cho việc học liên tục và
củng cố việc học; phát triển các kiến thức, KN đã có; góp phần củng cố kết quả học tập
môn học và phối hợp với việc học tập các môn học khác. Đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu
đa dạng của HS: quan tâm đến HS yếu kém; mở rộng cho HS khá giỏi, cũng như khuyến
khích HS học tập tích cực, hoạt động tương tác (tạo ra nhiều loại hình học tập; điều kiện
làm việc theo cặp, theo nhóm; đưa các câu hỏi mở, câu hỏi đóng); học tập chủ động, tự
giác, sáng tạo (kích thích trí tò mò của HS; giải bài tập với các cách khác nhau; đưa ra
nội dung, yêu cầu để HS tự thực hành; tìm hiểu thêm về môn học). Bên cạnh đó SGK
còn phải tạo điều kiện, khuyến khích GV đổi mới phương pháp dạy học và ĐG KQHT (tổ
chức hoạt động học tập cho HS, sử dụng các phương tiện kĩ thuật dạy học, ĐG dựa trên
NL của HS). SGK cần hỗ trợ HS tự ĐG; hỗ trợ GV ĐG nhu cầu của HS, ĐG sự tiến bộ
của HS. Nhất là SGK cần giúp HS liên hệ việc học với cuộc sống bên ngoài nhà trường
như có nhiều ví dụ từ cuộc sống; đưa ví dụ vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống
gần gũi của cuộc sống; khuyến khích HS tham gia vào các hoạt động ngoài nhà trường để
mở rộng và áp dụng những gì đã học.
22
Phác họa mô hình sách giáo khoa môn Hóa học cho chương trình giáo dục phổ thông...
Cấu trúc SGK bao gồm các phần:
- Mục lục;
- Hướng dẫn sử dụng sách;
- Sử dụng an toàn phòng thí nghiệm;
- Nội dung;
- Các bài thực hành, thí nghiệm;
- Hướng dẫn giải - đáp số;
- Thuật ngữ;
- Phụ lục (bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, bảng một số các số lượng, đại
lượng thông thường của các nguyên tố hóa học, kí hiệu và một số hằng số hóa học, cách
gọi tên một số hợp chất hữu cơ...).
Ở đầu mỗi chương nên có phần giới thiệu ngắn gọn về chương, một cụm từ hay
thông điệp lưu lại nội dung cốt lõi cả chương (Ví dụ: Chương tốc độ phản ứng thì sẽ có
thông điệp là: Phản ứng nhanh và phản ứng chậm) và mục tiêu của chương gắn với minh
hoạ đặc trưng của chương đó, có câu hỏi định hướng nội dung nghiên cứu của chương,
kích thích trí tò mò, ham học hỏi ở HS. . .
Phần nội dung: sẽ thiết kế dưới dạng gợi ý các hoạt động (hoạt động cá nhân, hoạt
động nhóm), sử dụng nhiều biểu đồ, sơ đồ để HS có thể dễ dàng hiểu được các khái niệm
trừu tượng (tham khảo SGK Malaysia). Ở góc các trang sách có địa chỉ trang web, tài liệu
nguồn, đĩa CD, tài nguyên điện tử để HS có thể tìm hiểu về ứng dụng của kiến thức hóa
học vào cuộc sống hàng ngày, các công trình nghiên cứu cũng như tiểu sử của một số nhà
Hóa học, kiến thức liên môn (Vật lí, Hóa học, Sinh học hay địa lí tự nhiên), các thông
tin liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong hóa học (tham khảo SGK Malaysia, Mỹ,
Singapo). Đặc biệt có phần chỉ dẫn, hướng dẫn HS ôn lại những kiến thức cũ, những nội
dung HS đã biết, những điều HS cần phải biết sau khi học vấn đề này, các câu hỏi hoặc
các vấn đề khuyến khích HS suy nghĩ.
Đối với môn Hóa học cũng như một số môn khoa học thực nghiệm SGK nên quan
tâm nhiều hơn đến kênh hình: mô hình, biểu bảng, cấu trúc phân tử, các tranh ảnh thực tế
để tăng sự hứng thú của HS đối với môn học. Đồng thời, SGK cũng quan tâm nhiều hơn
việc gắn nội dung môn học với kiến thức thực tiễn đời sống, cũng như đặt ra yêu cầu HS
giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Cuối mỗi bài, chủ đề, chương có sơ đồ mối quan hệ giữa các khái niệm, nhằm tổng
kết nội dung chính, những kiến thức HS đạt được sau mỗi bài/ chủ đề, chương.
Các bài thực hành: chuyển dưới dạng hình thức thực hiện dự án nghiên cứu, tìm
hiểu thực tiễn vừa kết hợp việc tổng hợp, củng cố kiến thức với vận dụng kĩ năng học tập,
rèn cách giải quyết vấn đề thực tiễn
Có phần tự đánh giá: Đưa ra ví dụ, có hướng dẫn hoặc gợi ý cách làm cho HS, sau
đó có các câu hỏi hoặc các dạng bài tập gắn liền với nội dung vừa học nhằm giúp HS tự
kiểm tra khả năng hiểu kiến thức.
Phần bài tập: Cung cấp những loại câu hỏi ĐG đa dạng cuối mỗi bài/chương để
23
Phạm Thị Bích Đào
giúp HS kết hợp kiến thức các môn học và áp dụng những gì mà HS đã học được. Các câu
hỏi được chia thành phần cơ bản và phần phát triển tư duy, phù hợp với các mức độ của
bài kiểm tra khác nhau. Những câu hỏi yêu cầu cả phần thực hành và kĩ năng vận dụng
thực tế. ĐG quá trình cuối mỗi chủ đề hoặc nội dung, ĐG tổng kết cuối mỗi chương.
Để giúp HS phát huy khả năng tự học SGK cần có các chỉ dẫn ứng dụng công nghệ
thông tin để hướng dẫn HS tiếp cận nguồn thông tin trên mạng (các trang web hoặc tư
liệu), thu thập thông tin đa dạng.
3. Kết luận
Như vậy, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn biên soạn SGK của Việt Nam và xu
hướng phát triển của giáo dục trên thế giới, chúng tôi đã phác họa mô hình SGK theo định
hướng đổi mới CT và SGK GDPT sau năm 2015 của Bộ GD & ĐT. Đây chỉ là những
kết quả nghiên cứu ban đầu nên chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các
chuyên gia GD, các tác giả viết SGK trong vào ngoài nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Xuân Trọng, Cao Thị Thặng, Ngô Văn Vụ, 2012. Sách giáo khoa Hoá học. Nxb
Giáo dục Việt Nam.
[2] Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng, Cao Thị Thặng,
2008. Sách giáo khoa Hoá học 12 - nâng cao. Nxb Giáo dục Việt Nam.
[3] Bộ GD&ĐT, 2013. Dự thảo Đề án Đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục
phổ thông sau 2015.
[4] Chemistry form 5, SGK Hóa học của Malaysia, 2006 (tương đương với SGK lớp 12 ở
Việt Nam).
[5] Edexcel International GCSE Chemistry, SGK Hóa học của Anh, 2009 (dùng cho HS
từ lớp 7 đến lớp 9).
[6] Modern Chemistry - Advance, SGK Hóa học hiện đại của Mỹ, 2009 (chương trình
nâng cao dành cho HS từ lớp 9 đến lớp 12).
[7] Chemistry Matters -O level, SGK Hóa học của Singapore, 2007 (sử dụng cho HS lớp
9 và lớp 10).
ABSTRACT
Suggested improvements to be made to secondary school chemistry textbooks
After looking at the chemistry syllabuses and textbooks of Vietnam, Malaysia,
Singapore, England and the USA, this report presents the similarities and differences
between Vietnamese textbooks and those of the other countries in terms of structure,
content and assessment method. This report then proposes an outline for chemistry
textbooks, including general structure of the textbooks, structure and content of each
chapter/unit, practice sections, self-assessment sections and exercises.
24