Quảng cáo đã từng phát huy hiệu quả, không những thế, mà còn có hiệu
quả rất tốt nữa. Tôi có thể lý giải chữ “hiệu quả” như thế nào nhỉ?
Chẳng hạn như trước đây, sản phẩm hay dịch vụ dựa trên sự khác biệt về
chất lượng và giá trị, nên các sản phẩm ra đời như nấm, người ta bị cuốn
hút vào quảng cáo, từ cách quảng cáo công khai cho đến cách quảng cáo
bí ẩn kỳ lạ. Nhờ đó, doanh thu của các loại hàng hoá nói trên cũng tăng
một cách đáng kể.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1646 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phải chăng Quảng cáo đang tự giết mình?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phải chăng Quảng cáo đang tự giết
mình?
Quảng cáo đã từng phát huy hiệu quả, không những thế, mà còn có hiệu
quả rất tốt nữa. Tôi có thể lý giải chữ “hiệu quả” như thế nào nhỉ?
Chẳng hạn như trước đây, sản phẩm hay dịch vụ dựa trên sự khác biệt về
chất lượng và giá trị, nên các sản phẩm ra đời như nấm, người ta bị cuốn
hút vào quảng cáo, từ cách quảng cáo công khai cho đến cách quảng cáo
bí ẩn kỳ lạ. Nhờ đó, doanh thu của các loại hàng hoá nói trên cũng tăng
một cách đáng kể.
“Truyền hình đã giết chết những ngôi sao trên sóng phát thanh”. Tôi
không dám chắc điều đó đúng hay sai, mặc dù là nó đúng thật đi chăng
nữa! Chỉ có điều, tôi có thể dám nói chắc với bạn rằng, quảng cáo đang
tự giết mình, hay ít nhất nó cũng đang tự lấy đi ngọn gió đang thổi căng
cánh buồm của chính nó.
Bài học lâu đời từ một Nhà Triết học Hà Lan
Khi bước qua thời kỳ đầu tiên như thế của tiếp thị, khách hàng bắt đầu
dễ tin vào những kinh nghiệm quá khứ (AKA Memory) và trở nên dễ
xúc cảm đối với nội dung quảng cáo. Thời gian đúng là một chất xúc tác
cho quảng cáo, cho đến một ngày, có một điều gì đó đã xảy ra.
Trước khi kể cho bạn nghe điều gì đã xảy ra, chúng ta hãy trở về 325
năm trước. Nhà triết học người Hà Lan nổi tiếng thời bấy giờ -
Benedictus Spinoza, đã phát triển nên một định đề như sau: khi bạn lĩnh
hội một điều gì đó tức là bạn đã tin vào nó. Ví dụ nhé, nếu bạn nói “Mắt
tôi màu nâu”, tôi cũng hiểu và tin vào lời bạn nói. Nếu muốn không tin
thì còn phải đợi một hành động khác nhằm phản bác dựa trên một lý
luận hoặc một bằng chứng cảm quan khác.
Các cuộc nghiên cứu xã hội và nhận dạng tâm lý gần đây đã cho thấy
rằng Spinoza đã đúng: Chấp nhận một ý kiến tức là lĩnh hội ý kiến đó,
và sự phản đối luôn luôn đến sau nhưng luôn hiệu quả hơn sự chấp nhận
đã đến trước đó. Vậy điều này có liên quan gì đến tác dụng của quảng
cáo? Hầu như liên quan đến tất cả!
Trong những ngày tháng rực rỡ của tiếp thị diện rộng, khách hàng bị lôi
kéo để lĩnh hội quảng cáo, rồi chấp nhận nó vì những lý do sau: Ký ức
về những quảng cáo trước thôi thúc chúng ta chấp nhận nó. Hay rất đơn
giản chỉ vì chúng ta muốn tin vào nó. Tốt hơn là chúng ta nên tin vì các
hoạt động thị trường chỉ giúp chúng ta thêm thành công, thoả mong ước,
sống lâu hơn và hạnh phúc hơn mà thôi.
Tôi xin phép được nhắc lại: Chúng ta muốn tin vào nó. Thật buồn cười
là chúng ta đã làm như vậy. Chúng ta hạnh phúc nhất khi chúng ta đang
tưởng tượng là mình hạnh phúc. Nếu bạn nói với tôi là, “Tom, anh là
người thông minh nhất mà tôi từng biết đấy nhé,” chỉ là vì tôi muốn
chọn bạn để tin tưởng. Vì sao bạn biết không? Chỉ vì tin bạn thì dễ và
chẳng có gì cản trở trong việc tôi tin bạn. Hơn nữa, tôi sẽ khó khăn hơn
và mất thời gian để đi chứng minh điều ngược lại, vì phải tìm ra như thế
nào là “thông minh”, rồi phải làm việc với bạn và tìm ra danh sách
những người bạn quen biết để thực hiện một cuộc khảo sát người nào
thông minh nhất .v...v.
Nói tóm lại, tốt nhất là tôi nên tin bạn mà khỏi cần kiểm chứng, trừ phi
trong một câu chuyện khác bạn đề cập đến câu chuyện vừa rồi như là
một chuyện hết sức nhảm nhí. Thật thú vị, điều này lại có liên quan đến
câu chuyện về quảng cáo mà tôi sắp nói ra.
Bộ não của chúng ta là một bộ máy có khuynh hướng chờ đợi sáng tạo
và khác biệt. Chúng ta liên tiếp theo dõi thị trường, cố gắng chỉ ra tương
lai có thể chỉ dựa trên những mẩu thông tin chắp vá - chẳng hạn như
quảng cáo. Chúng ta tin vào quảng cáo (nói chung), vì trong đầu đã có
sẵn ý nghĩ “hầu như quảng cáo nào cũng đúng và hữu ích mà!”. Đúng
vậy, chính vì thế chúng ta sẵn sàng chấp nhận quảng cáo vì mẩu thông
tin trong đầu của chúng ta vẫn còn tồn tại, ngay cả khi chúng ta có cơ
hội kiểm chứng, chúng ta vẫn cứ muốn tin vào nó trước cái đã. Trong
một chừng mực nào đó, chúng ta vẫn hành động y như vậy.
Nhưng tôi hỏi bạn nhé, rồi chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta bị một đống
thông tin linh tinh với nhiều lựa chọn làm rối lên? Chúng ta rồi sẽ quyết
định để ý tới thông tin nào khi thời gian lại là thứ đáng tiền nhất? Chúng
ta sẽ làm điều chúng ta đã làm. Có nghĩa là chúng ta lần theo kinh
nghiệm quá khứ để giải quyết vấn đề hiện tại. Một cách nhanh chóng và
gọn nhẹ, chúng ta moi những mẩu thông tin đã có trong đầu ra và quyết
định ngay cần phải làm gì.
Kinh nghiệm quá khứ đem lại hiệu quả tốt
Kinh nghiệm của các tay cờ cừ khôi cho thấy, họ có thể chỉ cần liếc nhìn
trên bàn cờ, sau đó có thể đọc lại vach vách thế cờ đó, đúng với từng vị
trí con cờ một. Nhưng nếu chúng ta cho họ thấy một bàn cờ bất kỳ
(không có một thế cờ rõ ràng), chắc chắn họ không thể lặp lại. Họ có khả
năng nhớ như vậy, chính nhờ vào ký ức hình ảnh: kinh nghiệm chơi cờ
của họ trong quá khứ. Họ đã thu thập những thông tin để ghép lại thành
những thông tin hữu ích, và nhớ lại trong một trường hợp nào đó.
Đối với thị trường cũng thế. Chúng ta trở thành người thu thập và phân
biệt những thông tin thị trường rất chủ động. Sau đó, chúng ta dễ dàng
nhớ lại và phản ứng rất tốt với những quảng cáo được cho là “đặc
biệt”.Thế là những hình ảnh về sản phẩm, dịch vụ mà chúng ta đã tin
rằng chúng làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn lại hiện về. Vậy những hình
ảnh đó là gì? Hầu như là giống nhau tí nào. Kể từ đó bộ não của chúng
ta bắt đầu cảm thấy chán ghét sự mâu thuẫn đó, vì thế người thông minh
nhất có thể giải toả bằng cách nói ngược lại “Trời ạ! Lại cái quảng cáo
đó nữa hả? Lần này tôi không có bị dụ nữa đâu nha.”
Nếu có càng nhiều quảng cáo giống nhau thì càng nhiều quảng cáo được
chúng ta cho trôi vào dĩ vãng. Chúng trở thành sự ồn ào trong tâm trí và
bị thống lĩnh bởi quá khứ. Cũng giống như các tay chơi cờ hạng cừ,
chúng ta biết rõ nó nằm ở đâu với ý nghĩa gì. Và khi đồng hồ vẫn chạy
trong cuộc chơi của một thị trường biến đổi cực nhanh như hiện nay,
chúng ta bị hấp dẫn nếm thử những trải nghiệm mới, nên nhanh chóng
xem xét lại những lựa chọn rồi quyết định. Chúng ta không có thời giờ
suy nghĩ kỹ lưỡng hay xem xét những lựa chọn có thể sai.
Thế thì người làm quảng cáo cần phải làm gì? Có thể cần phải thêm vào
tiềm thức của khách hàng tiếng chuông lẫn vài lời ghi chú nhỉ? Có thể
bằng cách đó, mỗi khi thương hiệu xuất hiện trong đầu sẽ gây được sự
chú ý. Nhưng thật không may, bộ não của chúng ta không suy nghĩ bằng
từ ngữ! Một nghiên cứu của trường đại học Nevada có nội dung như sau:
các sinh viên sẽ viết vào giấy những gì họ suy nghĩ sau từng khoảng thời
gian ngăn cách bằng một tiếng píp, đã cho thấy rằng hầu hết thời gian bộ
não không suy nghĩ bằng lời. Mỗi khi chúng ta ngưng lại để xem xét một
vấn đề, chúng ta bắt đầu tìm kiếm những kinh nghiệm quá khứ trong trí
nhớ của chúng ta. Và khi cuộc tìm kiếm đó bất thành, chúng ta bắt đầu
cuộc tìm kiếm trong trí nhớ toàn cầu - mạng Internet.
Vậy vấn đề nằm ở một từ khoá cho cuộc tìm kiếm. Nhưng trước hết, câu
trả lời phải là làm sao cho quảng cáo thật khác biệt. Cuối cùng thì bộ óc
của con người vẫn luôn luôn tìm kiếm cái mới và những thứ không ngờ
tới.
Ngoài ra, phải làm cho nó luôn luôn đổi mới để giành lấy sự thu hút của
mọi người và cố giữ lấy sự thu hút đó. Nhưng quảng cáo đâu chỉ đơn
giản có vậy. Vậy là có một ý nghĩ khác nảy sinh: Người làm quảng cáo
phải làm gì để người tiêu dùng không chỉ xem nó là “quảng cáo” mà còn
ghi nhớ nó? Chúng ta phải làm gì để thông tin được ghi nhớ và được tin
tưởng, thông tin tạo ra là để đào sâu sự thoả mãn của chúng ta và đơn
giản hoá cuộc sống của chúng ta, chứ không phải tạo ra là để được vứt
bỏ?
Vậy làm thế nào để tạo ra thông tin có tính truyền đạt tốt? “Chà, vậy sao
người ra chỉ nhảy với những điệu nhạc quen thuộc, có khi còn đeo cả tai
nghe nữa. Tôi muốn thử cái cảm giác đó”. Vậy thông tin phải được tạo
ra như thế nào để có tính giáo dục?
Tuần trước, khi tôi trở về nhà sau một buổi trình bày trước một khán
phòng đầy ắp các nhân viên kinh doanh, tôi đã đọc lá thư điện tử này
trong hộp thư của tôi:
“Tôi đã được nghe ông nói chuyện tuần trước. Thật là cao siêu và hài
hước đấy! Nhưng tôi nghĩ các khái niệm và nguyên tắc và ông đưa ra chỉ
thích hợp với những người ra quyết định, CEO, người làm chủ và người
tổ chức. Các nguyên tắc căn bản của ông chú trọng đến những gì mà
những “ông lớn” đã làm sai và hoàn toàn không lắng nghe khách hàng.
Thật khó cho tôi nếu phải đến năn nỉ khách hàng và nói “Tại vì lỗi của
anh đấy thôi!””
Quảng cáo là sự chèo kéo!
Thế đấy! Quảng cáo đúng là một sự chèo kéo. Thật sự quảng cáo đâu thể
giúp người kinh doanh tạo được mối liên hệ sâu sắc hơn với khách hàng.
Quảng cáo phải thay đổi, và phải thay đổi nhanh hơn nữa.
Chúng ta giữ những ý nghĩ trong đầu và thỉnh thoảng kiểm tra lại liệu đã
có điều gì đó thay đổi và nếu chúng chẳng có gì thay đổi, chúng ta chỉ
việc đặt chúng lại vị trí mà ta đã lấy nó ra. Chúng ta chỉ lại lấy chúng ra
khi chúng ta tin rằng chúng cần được xem xét lại. Đó là chúng ta đã cho
quảng cáo một cơ hội, nhưng lại cho chúng một chỗ rất nhỏ trong tâm trí
cho dù chúng cố gắng phô trương với chúng ta. Rồi chúng sẽ bị quẳng ra
ngoài nếu tâm trí chúng ta không còn chỗ chứa nữa.