Phần 2 Những vấn đề cơ bản về tài chính

a. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của nền sản xuất hàng hóa tiền tệ b. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước

ppt29 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1921 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phần 2 Những vấn đề cơ bản về tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH NỘI DUNG CHƯƠNG HỌC 2.1 Quá trình ra đời và phát triển của tài chính 2.2 Bản chất của tài chính 2.3 Chức năng của tài chính 2.4 Hệ thống tài chính 2.1 Quá trình ra đời và phát triển của tài chính 2.1.1 Tiền đề khách quan dẫn đến sự ra đời và phát triển của tài chính a. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của nền sản xuất hàng hóa tiền tệ b. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước 2.1.2 Đặc trưng cơ bản của tài chính qua các thời kỳ Giai đoạn trước chủ nghĩa tư bản Giai đoạn từ chủ nghĩa tư bản đến nay Đặc trưng cơ bản của tài chính qua các thời kỳ Giai đoạn trước chủ nghĩa tư bản - Các quan hệ TC phần lớn được thực hiện dưới hình thái hiện vật trực tiếp Phần lớn các quan hệ TC nhằm huy đồng nguồn lực TC cho Nhà nước không mang tính thống nhất trong toàn bộ nên kinh tế quốc dân và phụ thuộc vào chủ quan của người đứng đầu Nhà nước - Các quan hệ tài chính giữa những người sản xuất trong xã hội cũng chưa phát triển. - Tài chính trong giai đoạn này là công cụ đàn áp, bóc lột người lao động Giai đoạn từ chủ nghĩa tư bản đến nay - Các quan hệ tài chính giữa nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội được thực hiện dưới hình thái giá trị. - Quá trình phân phối và sử dụng các nguồn lực của nhà nước được dựa trên những nguyên tắc, luật lệ nhất định và đảm bảo tính thống nhất trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - Các quan hệ tài chính giữa các chủ thể trong quá trình sản xuất của xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. - Tài chính là công cụ để nhà nước quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. 2.1.3 Khái niệm tài chính Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân và của cải xã hội dưới hình thái giá trị thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các lợi ích của các chủ thể trong xã hội. 2.2 Bản chất của tài chính 2.2.1 Nội dung và đặc trưng của các quan hệ tài chính Nội dung - Các quan hệ tài chính giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong nền kinh tế -xã hội - Các quan hệ tài chính giữa các chủ thể với nhau - Các quan hệ tài chính trong nội bộ một chủ thể - Các quan hệ tài chính quốc tế Đặc trưng Tiền tệ xuất hiện trong các mối quan hệ tài chính với tư cách là phương tiện thực hiện các mối quan hệ đó. Khi các quan hệ tài chính nảy sinh bao giờ cũng kéo theo sự dịch chuyển một lượng giá trị nhất định. Thông qua các mối quan hệ tài chính, các quỹ tiền tệ thường xuyên vận động tức là quá trình tạo lập (chức năng phương tiện tích lũy giá trị) và sử dụng (chức năng phương tiện thanh toán) bởi các chủ thể khác nhau trong xã hội. 2.2.2 Bản chất của tài chính * Nhận xét Biểu hiện bề ngoài của các quan hệ tài chính là sự vận động độc lập tương đối của các quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập và sử dụng chúng. Thực chất đây là quá trình phân phối các nguồn tài chính, quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt được mục đích nhất định. Đằng sau sự vận động của quỹ tiền tệ thể hiện các mối quan hệ về lợi ích kinh tế (các quan hệ kinh tế) giữa các chủ thể thể hiện sự phân chia của cải xã hội giữa các chủ thể liên quan dưới hình thái giá trị. Kết luận về bản chất của TC Tài chính là những quan hệ kinh tế nhưng không phải mọi quan hệ kinh tế trong xã hội đều thuộc phạm trù tài chính. Tài chính chỉ bao gồm những quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị. Các quan hệ TC phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhưng tài chính không phải là tiền hay quỹ tiền tệ. Tài chính là các quan hệ phân phối chịu sự tác động trực tiếp của Nhà nước và Pháp luật nhưng tài chính không phải là hệ thống các luật lệ về tài chính. 2.3 Chức năng của tài chính 2.3 Chức năng của tài chính 2.3.1. Chức năng phân phối a. Khái niệm b. Đối tượng phân phối c. Chủ thể phân phối d. Kết quả của phân phối tài chính e. Đặc điểm của phân phối tài chính f. Quá trình phân phối tài chính g. Ý nghĩa của việc nghiên cứu chức năng này Khái niệm Chức năng phân phối của tài chính là chức năng mà nhờ đó quá trình phân phối của cải xã hội được thực hiện thông qua quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân nhằm thoả mãn nhu cầu của nhà nước và của mọi chủ thể trong xã hội Đối tượng phân phối GDP được tạo ra hàng năm. đây là đối tượng phân phối chính của tài chính, gồm 2 bộ phận: Bộ phận GDP sáng tạo ra trong năm (trong kỳ phân phối này) Bộ phận GDP tạo ra từ kỳ trước nhưng chưa phân phối Các nguồn lực tài chính được huy động từ bên ngoài: nguồn lực tài chính có từ hoạt động xuất nhập khẩu, viện trợ, đầu tư quốc tế, … Bộ phận tài sản, tài nguyên quốc gia có thể cho thuê, nhượng bán có thời hạn: đất đai, dầu mỏ, khoáng sản… Chủ thể phân phối Chủ thể có quyền sở hữu các nguồn tài chính Chủ thể có quyền sử dụng các nguồn tài chính Chủ thể có quyền lực chính trị Kết quả của phân phối tài chính Là sự hình thành (tạo lập) hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể trong xã hội nhằm những mục đích đã định Đặc điểm của phân phối tài chính Phân phối tài chính là sự phân phối chỉ diễn ra dưới hình thái giá trị nhưng không kèm theo sự thay đổi hình thái giá trị. Phân phối tài chính luôn gắn liền với sự hình thành và sử dụng các quĩ tiền tệ. Các quan hệ phân phối TC không phải bao giờ cũng nhất thiết kèm theo sự dịch chuyển giá trị từ chủ thể này sang chủ thể khác. Phân phối TC bao gồm 2 quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại trong đó phân phối lại bao trùm và thể hiện rõ nét nhất bản chất của TC. Quá trình phân phối của tài chính Phân phối lần đầu Khái niệm: Là quá trình phân phối chỉ diễn ra trong khu vực sản xuất, tạo ra các quỹ tiền tệ cơ bản đối với những chủ thể có liện quan đến quá trình sản xuất. Phạm vi Kết quả của PP lần đầu: bù đắp các chi phí tiêu hao, hình thành các quỹ DN (tiền lương, tự bảo hiểm..), trả cho các chủ thể sở hữu vốn và tài nguyên. Phân phối lại Khái niệm: là quá trình tiếp tục phân phối các quỹ tiền tệ đã hình thành trong phân phối lần đầu ra toàn xã hội Phạm vi Kết quả PP lại Tác dụng của PP lại (3 tác dụng) Phân phối lần đầu Khái niệm: Là quá trình phân phối chỉ diễn ra trong lĩnh vực sản xuất vật chất tạo ra của cải cho xã hội. Chủ thể tham gia phân phối lần đầu : là những người trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất hay sản phẩm dịch vụ. Phạm vi: Ta thấy rằng phân phối lần đầu có phạm vi hẹp chủ yếu trong khâu cơ sở của hệ thống tài chính (tài chính doanh nghiệp, tài chính hộ gia đình) Kết quả của quá trình phân phối lần đầu Tổng sản phẩm quốc dân được chia thành các phần cơ bản: Một phần bù đắp những chi phí vật chất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất. Phần này dùng để tái sản xuất xã hội. Một phần để trả cho người lao động, đây là thu nhập của người lao động. Một phần hình thành nên các quỹ dự trữ của các chủ thể nhằm bù đắp những tổn thất bất ngờ xảy ra, đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành một cách thường xuyên liên tục. Một phần là thu nhập của các chủ sở hữu về vốn và các nguồn tài nguyên Phân phối lại Khái niệm: là quá trình tiếp tục phân phối các quỹ tiền tệ đã hình thành trong phân phối lần đầu ra toàn xã hội Chủ thể của phân phối lại là mọi đối tượng trong xã hội Phạm vi: Có phạm vi rộng, bao trùm toàn bộ các khâu trong hệ thống tài chính, Ta có thể thấy rằng quá trình phân phối được lặp đi lặp không hạn chế số lần phân phối, diễn ra một cách thường xuyên, liên tục và không có điểm kết thúc. Như vậy, một hệ thống phân phối mà ở đâu cũng thấy nó, do đó ta có thể khẳng định phân phối lại đặc trưng bao trùm toàn bộ các quá trình phân phối của tài chính Tác dụng của quá trình phân phối lại Bảo đảm cho khu vực không sản xuất vật chất có phương tiện vật chất để tồn tại và hoạt động. Bảo đảm cho phát triển cân đối và đồng đều giữa các ngành, các lĩnh vực, các vùng và địa phương. Phân phối lại góp phần điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư để thực hiện công bằng xã hội. Kết quả của phân phối lại Tạo ra nhiều quỹ tiền tệ mới đáp ứng nhu cầu của mọi chủ thể trong xã hội. Ý nghĩa nghiên cứu chức năng Nghiên cứu chức năng này để đảm bảo các nguồn lực tài chính được đưa vào những mục đích sử dụng khác nhau 2.3.1. Chức năng giám đốc a. Khái niệm Chức năng giám đốc là chức năng mà nhờ đó việc giám đốc bằng đồng tiền được thực hiện đối với quá trình phân phối của tài chính nhằm đảm bảo cho các quỹ tiền tệ luôn được tạo lập và sử dụng đúng mục đích đã định. b. Đối tượng giám đốc: quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ c. Chủ thể giám đốc: là các chủ thể tham gia vào quá trình phân phối. d. Phạm vi giám đốc của tài chính: diễn ra tại mọi chủ thể trong xã hội e. Mục đích của giám đốc tài chính: 2.3.1. Chức năng giám đốc e. Đặc điểm - Giám đốc tài chính là giám đốc bằng đồng tiền thông qua sự vận động của đồng tiền, khi tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện thanh toán và phương tiện tích lũy giá trị. Giám đốc tài chính là một loại hình giám đốc rất toàn diện, thường xuyên, liên tục, do vậy nó mang hiệu quả và có tác dụng kịp thời. Giám đốc tài chính được thực hiện thông qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính và các chuẩn mực trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. 2.3.1. Chức năng giám đốc f. Ý nghĩa nghiên cứu chức năng giám đốc: - Đảm bảo cho quá trình phân phối của tài chính diễn ra một cách trôi chảy, đúng định hướng và phù hợp với các quy luật khách quan. - Giám đốc tài chính góp phần thúc đẩy việc sử dụng các nguồn lực TC một cách tiết kiệm và có hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của nền sản xuất xã hội. - Giám đốc tài chính góp phần nâng cao kỷ luật tài chính, thúc đẩy việc chấp hành các chính sách, chế độ, thể chế tài chính làm lành mạnh hoá các hoạt động kinh tế xã hội, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất kinh doanh. 2.4 Hệ thống tài chính 2.4.1 Khái niệm Hệ thống tài chính là tổng thể các mối quan hệ tài chính trong những lĩnh vực hoạt động khác nhau nhưng thống nhất với nhau về bản chất chức năng và có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân gắn với các chủ thể KT - XH tương ứng. 2.4.2 Cấu trúc hệ thống tài chính Hệ thống tài chính được cấu trúc thành 5 khâu: - Ngâu sách nhà nước - Tài chính doanh nghiệp - Bảo hiểm - Tín dụng - Tài chính hộ gia đình và các tổ chức xã hội Quan hệ trực tiếp Quan hệ gián tiếp Mối quan hệ giữa các khâu trong HTTC NSNN CÂU HỎI ÔN TẬP Tài chính là gì? Trình bày quá trình ra đời và phát triển của phạm trù Tài chính? Phân tích bản chất của Tài chính. Phân tích 2 chức năng của tài chính? Mối quan hệ giữa 2 chức năng đó như thế nào? Phân tích tính chất “bao trùm chủ yếu” của phân phối lại. Trình bày cấu trúc của hệ thống Tài chính.
Tài liệu liên quan