Phần 3: Thành phần hóa học của than và nhiên liệu rắn
• Thành phần thạch học • Thành phần nguyên tố • Thành phần kỹ thuật • Các tính chất vật lý
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phần 3: Thành phần hóa học của than và nhiên liệu rắn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 3:
Thành phần hóa học của than
và nhiên liệu rắn
PGS.TS. Văn Đình Sơn Thọ
Bộ môn Công nghệ hữu cơ – hóa dầu
Khoa Công nghệ Hóa học
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Email : thovds-petrochem@mail.hut.edu.vn
thovds@yahoo.com
Tel : 097.360.4372
• Thành phần thạch học
• Thành phần nguyên tố
• Thành phần kỹ thuật
• Các tính chất vật lý
3.1 Thành phần thạch học
• Thành phần thạch học của than là một phương
pháp quan trọng để thăm dò các vỉa than và
đánh giá quá trình tạo than
• Phương pháp này có ưu điểm hơn so với phương
pháp phân tích hoá học là sạch sẽ, phân tích
nhanh và dụng cụ và thiết bị đơn giản.
• Nhược điểm của phương pháp là phụ thuộc vào
kinh nghiệm của người đọc.
Có 8 dấu hiệu quan trọng nhất của mẫu than
1. Khối lượng riêng.
2. Các tính chất cơ lý : độ rắn, độ dòn, độ dẻo
3. Mầu sắc của than
4. Độ ánh (ánh, nửa ánh, mờ, nửa mờ, ánh
kim, ánh nhựa, ánh gương, ánh mờ, ảnh tỏ).
Độ ánh biến đổi có tính quy luật. Than biến
tính thấp thì không có độ ánh, than biến
tính cao thì độ ánh tăng.
5. Cấu trúc : Phân biệt theo mặt phẳng vuông góc với các
lớp : Đồng nhất, không đồng nhất, cấu trúc lớp…
6. Vết vỡ : thường gặp ở dạng hạt, dạng sợi, vỏ sò
7. Vết nứt : Nội sinh ( do nguyên nhân bên trong quyết
định) ,Ngoại sinh do ngoại lực gây nên (do biến động
của vỏ trái đất).
8. Xác định các khoáng có trong than và chia làm 3 loại :
Phân tán thô (quan sát thấy bằng mắt và có thể tách
dễ dàng).
Phân tán mịn (tồn tại những hạt mịn và khó tách,
phải dùng phương pháp tuyển)
Không thể nhìn thấy bằng mắt, khó tách.
Vàng Danh
Thái Bình
U minh thượng
Than được phân thành 4 loại lớn gọi là vĩ phần thạch học
• Vitren (loại ánh) : Là một khối đồng nhất dòn và cứng, có ánh gương,
màu đen. Vết vỡ có dạng vỏ sò.
• Vitren có cấu tạo và cấu trúc đồng nhất và nằm thành từ dải và dễ
dàng phân biệt với các vĩ phần khác. Có thể dùng dao tách ra thành
từng mạnh vụ nhỏ. Vitren chứa ít chất khoáng (1-2%), có độ kết dính
tố tvà là thành phần quý của than.
• Duren : Cứng, dai, có ánh mờ . Cấu trúc dạng lớp và có cấu tạo chắc,
khó tách ra khỏi than. Hàm lượng khoáng lớn hơn so với vitren là do
đất khoáng mang vào trong quá trình tạo than.
• Claren (nửa ánh) mọi dấu hiệu phân biệt nằm trung gian giữa hai
loại trên.
• Fugen (mờ, loại sợi). Độ rắn thấp và dễ vỡ vụn thành bột nếu dùng
tay bóp. Vết vỡ có cấu trúc dạng sợi.
3.2 Thành phần nguyên tố
• Nguyên tố C
• Nguyên tố H
• Nguyên tố O
• Nguyên tố N
• Nguyên tố S ( hữu cơ và vô cơ)
• Nguyên tố P
• Các nguyên tố kim loại Al, Si, Fe, Na…
Nguyên tố Cacbon
• Là nguyên tố quan trọng nhất trong than, khi cháy tỏa ra
một lượng nhiệt lượng lớn ( Q = 8140Kcal/KgC).
• Cacbon nằm trong than dưới dạng liên kết do đó khả
năng phản ứng kém. Trong quá trình nhiệt phân chỉ một
lượng nhỏ cacbon thoát ra ở dạng hơi và khí. Chủ yếu
cacbon còn lại ở sản phẩm rắn trong quá trình nhiệt
phân.
• Khi độ biến tính tăng thì hàm lượng cacbon tăng và hàm
lượng Cthơm cũng tăng.
• Phương pháp xác định hàm lượng cacbon :
Cchung = Chữu cơ + Ckhoáng
Nguyên tố Hydro
• Hydro là nguyên tố quan trọng trong than, khi cháy toả
lượng nhiệt lớn ( Q=34.320Kcal/Kg).
• Xác định hàm lượng hydro thường tiến hành song song
với xác định hàm lượng cacbon. Khi thu được hơi nước đã
bao gồm cả lượng ẩm của nhiên liệu cũng như muối kết
tinh của các khoáng do vậy trong quá trình tính toán phải
loại trừ muối kết tinh của khoáng…
Hchung = Hhữu cơ + Hkhoáng
• Khi độ biến tính tăng thì hàm lượng hydro giảm dần.
Phân tích hàm lượng C và H
- C và H trong các chất hữu cơ được xác định theo
phương pháp Liegbig - ASTM
Nguyên lý :
Sản phẩm quá trình cháy là CO2 và nước.
Thiết bị
- Ống đốt lên 900oC
- CuO ( hạt)
- Ống hấp phụ chứa MgClO4 và dung dịch KOK
Quy trình :
• Mẫu : 0.2 to 0.3 g trên chén porcelain / platinum
• Đốt nóng ống phản ứng lên nhiệt độ 400o - 900oC
bằng oxy nguyên chất.
• Sản phẩm quá trình cháy CO2 H2O hấp phụ trong
ống hấp phụ
• Cân mẫu và tính toán lượng C và H.
Khối lượng mẫu = W g
Tăng khối lượng của ống MgClO2 = W1 g
Tăng khối lượng của ống KOH = W2 g
Khối lượng nước hình thành = W1 g
Khối lượng CO2 hình thành = W2 g
Nitơ của than
• Nitơ là nguyên tố duy nhất nằm ở phần hữu cơ của than.
Khi cháy không toả nhiệt, khi nhiệt phân thoát ra dưới
dạng NH3, piridin hoặc các chất xyan.
• Hàm lượng nitơ trong than càng nhiều thì trong quá
trình chế biến cũng sẽ càng nhiều.
• Để xác định hàm lượng nitơ dùng biến tính Kendan (đối
với loại than biến tính cao). - ASTM
• Đối với than biến tính thấp phải dùng phương pháp
Điuma. ASTM
• Nitơ biến đổi không có quy luật theo độ biến tính.
Phương pháp Dumas
• Cơ sở của phương pháp là tiến hành đốt nóng
mẫu than ở 800oC với xúc tác CuO trong môi
trường CO2.
• C và H sẽ chuyển hóa thành CO2 và H2O.
• Các khí NOx sẽ bị CuO khử thành N2
• Khi phản ứng kết thúc dùng CO2 đuổi hoàn toàn
hỗn hợp khí ra bình hấp thụ KOH50%. Lượng khí
không bị hấp thụ chính là nitơ.
• Xác định thể tích nitơ thu được và tính toán ra
hàm lượng nitơ có trong than.
• Khối lượng mẫu = W g
• Thể tích khí N2 thu được = V1
• Áp suất = P mm Hg
• Nhiệt độ : = T1 K
Phương pháp Kendan
• Nguyên tắc là oxy hoá nitơ trong than bằng
H2SO4 đậm đặc và MnO2 có xúc tác KI hoặc Hg.
• Khi đó Nitơ sẽ biến thành NH3 và phản ứng với
H2SO4 theo phản ứng
NH3 + H2SO4 = (NH4) 2SO4
• Tiến hành chuẩn độ sản phẩm thu được sẽ biết
hàm lượng nitơ có trong than
Lưu ý
Phương pháp Kjeldahl xác định nhanh hơn phương
pháp Dumas
Chỉ áp dụng cho những hợp chất hữu cơ mà có thể
chuyển hóa thành ammonium sulphate khi đốt
nóng với axit sulphuric đậm đặc.
Không áp dụng với hợp chất có chứa pyridine,
quinoline và các hợp chất có chứa nhóm (-NO2) và
diazo (-N = N-).
Quy trình thực hiện :
• Hòa tách
- Khối lượng mẫu : 0.3 to 0.5 g
- Hòa tách với H2SO4, ( xúc tác K2SO4 và
CuSO4) từ 3-4h.
- Làm lạnh và chuyển sang bình chưng cất để
thực hiên phản ứng hóa học với NaOH
- Ammonia hình thành hấp thụ với dung
dịchHCl.
-Chuẩn độ HCl chưa phản ứng sẽ xác định được
lượng HCl đã phản ứng và tính được lượng N2.
Thiết bị Kjeldahl
Khối lượng mẫu : W g
Thể tích axit cần trung hòa lượng NH3 thoát ra : V
mL
Nồng độ của axit : N
V mL of N acid = V mL of NH3
NV milli equivalent of acid = NV milli equivalent
of ammonia
Lưu huỳnh trong than
• Lưu huỳnh dạng pyrit nằm trong than dạng tinh thể lập
phương FeS2.
• Lưu huỳnh sunfat (Ssul) chủ yếu là CaSO4 và có lẫn một
chút FeSO4 và muối sunfat của các kim loại khác. Nguyên
nhân là do các nguồn nước mang vào trong than hoặc do
quá trình oxy hoá FeS2.
• Lưu huỳnh hữu cơ (Shydrocacbon) chủ yếu nằm trong than
dạng mecaptan hoặc thiofen. Nguồn gốc là do lưu huỳnh
có sẵn trong thực vật ban đầu để lại khi tạo than.
Stổng = Spyrit + Ssul + S hữu cơ
Lưu huỳnh trong than
• Sự biến đổi hàm lượng S không phụ thuộc vào độ biến tính
của than mà phụ thuộc vào điều kiện tạo than.
• Để xác định cụ thể Ssul, Sspyrit và Shydrocacbon có những phương
pháp phân tích tiêng.
• Lưu huỳnh là nguyên tố có hại cho các quá trình sử dụng vì
khi đốt tạo ra SO2, SO3 gây ăn mòn thiết bị và ô nhiễm môi
trường.
• Nếu trong than luyện cốc có nhiều S thì sẽ dẫn đến giảm chất
lượng cốc, nếu than cho quá trình khí hoá thì S gây ra ngộ
độc xúc tác.
TS = total sulfur;
IS = inorganic sulfur;
OS = organic sulfur;
S2 = pyrite sulfur;
S = sulfide sulfur;
SO4 = sulfate sulfur;
CS = combustible sulfur;
FS = fixed sulfur
Phương pháp Eska
• Nguyên tắc là đốt mẫu than ở nhiệt độ 800-850oC trộn
với hỗn hợp Eska ( MgO : Na2CO3 = 2 :1) hoặc có thể sử
dụng MnO2 thay thế MgO.
• Chất oxy hoá này sẽ oxy hoá hợp chất lưu huỳnh thành
SO2 hoặc SO3 và sau đó sẽ phản ứng với Na2CO3 tạo
thành Na2SO4.
SO3 + Na2CO3 Na2SO4 + CO2
• Kết tủa Na2SO4 bằng BaCl2 thu được BaSO4. Từ lượng
BaSO4 sẽ tính được lượng S trong than.
Na2SO4 + BaCl2 2NaCl + BaSO4
Phương pháp đốt
• đốt mẫu than trong dòng O2 ở nhiệt độ 1250
oC để
biến S thành SO2.
• Tiến hành oxy hoá SO2 bằng H2O2 thành SO3 và
hấp thụ SO3 trong nước. Chuẩn độ H2SO4 thu
được sẽ tính ra hàm lượng S trong than.
• Phương pháp này không chính xác bằng Eska vì
khi đốt một phần S sẽ còn lại trong tro, bên cạnh
đó trong than có Cl nên sẽ tạo thành HCl trong
bình hấp thụ H2SO4 làm sai lệch kết quả.
Tỷ lệ H/C vs. O/C và phân loại than
3.3 THÀNH PHẦN KỸ THUẬT
• Trong than có hai phần : Phần hữu cơ, phần vô cơ.
• Phần hữu cơ : đó là phần cơ bản nhất cuả than gồm các
nguyên tố C, H, O, N, S.
Phần hữu cơ là phần quan trọng nhất vì nó có khả năng
cháy được và toả ra một lượng nhiệt lớn.
• Phần vô cơ : là phần khoáng có chứa các muối cacbonat,
silicat hoặc sufnua, sufnat… và còn có các nguyên tố hiếm
khác như Be, Br, Ge, Zr…
Phần vô cơ không có khả năng cháy và là phần vô ích của
nhiên liệu. Khi cháy chúng biến thành tro
• Phần hữu cơ bao gồm toàn bộ C H O N và ký hiệu la (Organic)
• Phần cháy gồm các nguyên tố C H O N S và ký hiệu là (Combustion )
• Phần khô là phần chất được cộng với hàm lượng tro ( ký hiệu Dry )
• Phần làm việc bao gồm toàn bộ cấu tử có trong than ở trạng thái ban đầu (
ký hiệu là As received )
Thành phần
Ký hiệu C H O N S A W
O Phần hữu cơ
C + H + O + N = 100%
C Phần cháy được
C + H + O + N + S = 100%
Dry Phần khô của nhiên liệu
C + H + O + N + S + A = 100%
As
recieved
Phần làm việc của nhiên liệu
C + H + O + N + S + A + W = 100%
Thành phần kỹ thuật của than :
- Độ tro (ash)
- Hiệu suất chất bốc (Volatile),
- Độ ẩm (water),
- Hàm lượng lưu huỳnh S,
- Nhiệt lượng. (Q)
Dựa vào thành phần kỹ thuật có thể sơ bộ đánh
giá về giá trị cuả than, biết được phương hướng
sử dụng và phân loại than.
Về mặt lý thuyết thì thành phần kỹ thuật của
than có liên quan đến cấu trúc và độ biến tính của
than.
Chú ý:
Sự phân chia trên chỉ mang tính quy ước tuy
nhiên có nhiều thiếu sót cụ thể như những
nguyên tố tồn tại cả trong thành phần vô cơ và
hữu cơ như C, O ( dạng muối CaCO3…)
S tồn tại ở nhiều dạng như S hữu cơ, pirit thì
cháy được tuy nhiên muối sunfat thì không cháy
được
ĐỘ ẨM
Bất kỳ loại vật liệu nào cũng chứa môt hàm lượng ẩm
nhất định.
Độ ẩm hay hàm ẩm là lượng nước có trong than nằm
ở nhiều hình thức khác nhau
• Phần ẩm được hấp phụ trên bề mặt than
• Phần ẩm ngưng tụ trong mao quản của than
• Phần ẩm trộn lẫn cơ học với than
• Phần ẩm do nước kết tinh của một số muối vô cơ
trong khoáng
• Phần ẩm liên kết
Ẩm là phần có hại trong than, nó làm giảm nhiệt cháy nên loại bỏ bớt
trước khi sử dụng.
Than khi mới khai thác để trong không khí thì ẩm sẽ thoát ra để đạt cân
bằng với độ ẩm môi trường.
Lượng ẩm này gọi là ẩm ngoại ( Wng). ẩm ngoại (ASTM D1421) . Than
được làm khô như vậy gọi là than khô gió.
Lượng ẩm còn lại tỏng than goi là ẩm nội. Tổng lượng ẩm nội (ASTM
D3173)
Nếu than được tách cả ẩm nội thì gọi là than khô tuyệt đối.
Ẩmchung ( Wch = Wngoại + Wnội )
Để đơn giản cho việc phân tích than nói chung W được xác định trong
điều kiện độ ẩm và nhiệt độ xác định ( nhiệt độ 30oC và độ ẩm 97%) gọi
là độ ẩm phân tích Wa (Wch = Wngoại + Wa)
•
Cách xác định độ ẩm trong than
• Phương pháp trực tiếp :
– Phương pháp trọng lượng : Sấy than ở 102-105oC trong
dòng khí trơ rồi đẫn qua bình hấp thụ (ví dụ H2SO4) sự
chệnh lệch nồng độ trước và sau chính là hàm ẩm trong
than.
– Phương pháp thể tích ( Dina Stac) : Cho vào than cân
dung môi toluen hoặc xylen rồi đun trong thiết bị Dina
Stac. (Chú ý dung môi có nhiệt độ cao hơn nước một
chút). Hỗn hợp hơi của nước và dung môi sẽ ngưng ở
sinh hàn ngược và chảy vảo ống đong thể tích. Dựa vào
lượng nước sinh ra sẽ xác định được hàm ẩm của (hình
vẽ)
Cách xác định độ ẩm trong than
• Phương pháp gián tiếp :
Sấy than ở 102-105oC trong 60phút. Cân lượng
than trước và sau khi sấy, lượng chênh lệch này
chính là hàm ẩm của than. Phương pháp này kém
chính xác hơn biến tính trực tiếp vì khi sấy than có
thể các muối cacbonat bị phân huỷ thành CO2 và
H2O.
• Quy luật biến đổi độ ẩm của than phụ thuộc vào độ
biến tính của than. Khi độ biến tính tăng thì độ ẩm
của than giảm.
HÀM LƯỢNG CHẤT BỐC
• Chất bốc là tổng số khí thoát ra khi nung than ở
nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí.
• Trong điều kiện nhiệt độ cao thì phần không bền
nhiệt sẽ thoát ra và phân huỷ thành các sản
phẩm có phân tử lượng thấp hơn.
• Chất bốc là thông số quan trọng liên quan chặt
chẽ đến quá trình biến tính than. Khi độ biến
tính tăng thì cấu trúc than càng chặt chẽ, mạch
nhánh giảm do đó hiệu suất chất bốc giảm.
• Khi độ biến tính thấp, cấu trúc than không chặt
chẽ, mạnh nhánh nhiều do đó hàm lượng chất
bốc lớn. Độ biến tính tăng thì hàm lượng chất bốc
giảm.
• Dựa vào hàm lượng chất bốc sẽ quyết định phân
loại và sử dụng than sau này
Xác định hàm lượng chất bốc
• Nung mẫu than ở 900oC trong 7 phút bằng chén sứ kín
trong môi trường khí trơ. Lượng chênh lệch mẫu trước và
sau khi nung chính là lượng chất bốc thoát ra của than.
(ASTM D3175)
• Trong quá trình này có hàm lượng nước thoát ra do đó
khi tính toán hàm lượng chất bốc phải trừ đi số liệu này.
Ngoài hiện tượng thoát hơi nước còn có hiện tương khử
cacbonnat của các khoáng.
• Phần còn lại của than sau khi thoát chất bốc gọi là cặn
rắn. Dựa vào tính chất của cặn rắn như độ ánh, độ tôặng,
độ bền và hình dáng có thể kết luận sơ bộ về khả năng
luyện cốc và kết dính của than.
Tro
• Hàm lượng tro là hỗn hợp các khoáng chất còn lại sau khi đốt
cháy hoàn toàn phần hữu cơ của than.
• Hàm lượng tro trong than là thành phần có hại và cô ích. Khi
thực hiện phản ứng cháy không tính ra nhiệt năng, tiêu hao năng
lượng khi đốt.
• Đối với một số loại than có nhiều tro thì phản tiến hành tuyển
sơ bộ trước khi đốt.
• Độ tro không phụ thuộc vào độ biến tính mà phụ thuộc vào
nguồn gốc, sự hình thành và vỉa than cũng như các điều kiện
khai thác và vận chuyển.
Tro
Phân biệt tro nội và tro ngoại :
• Tro nội : phần sẵn có trong thực vật ban đầu, nó liên
kết chặt chẽ với than và khó tách ra bằng các phương
pháp tuyển.
• Tro ngoại : Do các khoàng chất bị nước cuốn lắng
đọng lại khi hình thành vỉa than, hoặc do chất khoáng
chảy theo các mạch nước ngầm chảy vào vỉa than hoặc
bị lẫn trong quá trình khai thác và vận chuyển
Các chất khoáng có trong than bao gồm 3 thành phần
chủ yếu sau:
• Các loại silicat như aluminosilicat, đất sét, cao lanh,
muscovic (thành phần chính là Al2O3, SiO2), Phần lớn
nằm kèm theo vỉa than. Nguồn gốc là do quá trình ngưng
đọng phù sa của sông, hồ đầm lầy trong khu vực vỉa than.
• Loại sunfua : Chủ yếu là FeS2 nằm ở dạng pirit hoặc
macaxit nằm trong than thành như hạt nhỏ hoặc là hạt
lớn. Nó có liên kết chặt chẽ với than nên khó tách.
• Muối cacbonat MgCO3, CaCO3, FeCO3…
Ba loại khoáng trên chiếm 95-98% thành phần của than,
tuy nhiên trong than còn lẫn thêm một ít muối NaCl, KBr
và một số nguyên tố hiếm...
Các xác định hàm lượng tro (ASTM D3174)
Tiến hành nung mẫu than trong lò với nhiệt độ 800oC trong
môi trường dư oxy.
Toàn bộ phần hữu cơ của than sẽ cháy hết và còn lại là
phần vô cơ.
Tiến hành xác định phần còn lại thì đó chính là hàm lượng
tro có trong than.
NHIỆT ĐỘ CHẢY MỀM CỦA TRO
• Nhiệt độ chảy mềm và nhiệt độ chảy lỏng của tro là thông
số rất quan trọng đối với công nghệ sử dụng than.
• Phương pháp xác định nhiệt độ này theo ASTM D1875.
Trong phương pháp đo có các thuật ngữ sau IDT ( innital
deformation temperature), ST ( Softening temp.), HT (
hemispherical temp.) và FT (Fluid temp.)
Nung khối tro hình nón 3 mặt trong lò điện và theo dõi
quá trình xảy ra bằng chụp ảnh. Khi nhiệt độ bắt đầu biến
dạng thì đỉnh hình nón cong xuống. Nhiệt độ chảy mềm
của tro là toàn bộ khối tạo thành hình tròn và nhiệt độ
chảy lỏng của tro khi tro chảy lỏng thành mặt phẳng.
NHIỆT ĐỘ CHẢY MỀM CỦA TRO
• Thành phần hoá học của tro bao gồm các oxit
SiO2, Al2O3, MgO, CaO, Fe2O3 và các nguyên tố
hiếm khác.
• Tỷ lệ các oxit trong tro ảnh hưởng lớn đến màu
sắc cũng như nhiệt độ chảy mềm cuả tro.
• Nhiệt độ chảy mềm là thông số quan trọng khi sử
dụng than trong quá trình công nghiệp.
• Biểu thị độ mềm cuả tro dùng trị số
( tỷ lệ này càng nhỏ thì tro càng khó chảy mềm)
• Loại tro dễ chảy mềm : to chảy mềm < 1200oC
• Loại tro có nhiệt độ chảy mềm trung bình :
1200oC-1350oC
• Loại tro khó chảy mềm : to chảy mềm > 1350oC
32
322
OFeFeOCaOMgO
OAlSiO
SiO2
Bước 1 :
Phá hủy giải mẫu tro bằng natri cacbonat ở lớn hơn 900oC . Khi đó
các hợp chất khó tan trong tro chuyển thành các hợp chất dễ tan
như:
Al2O3 + Na2CO3 → NaAlO2 + CO2
SiO2 + Na2CO3 → Na2SiO3 + CO2
MgSiO3 + Na2CO3 → MgCO3 + Na2SiO3
Al2O3.3 SiO2 + 4 Na2CO3 → 2 NaAlO2 + 3 NaSiO3 + 4 CO2
Fe2O3 + 3 Na2CO3 → Fe2(CO3)3 + 3 Na2O
Bước 2 :
Sau đó hòa tan hỗn hợp bằng axit clohydric và đun sôi để hòa tan
hoàn toàn các kim loại khó tan và đuổi hết CO2. Quá trình trung hòa
này sẽ xảy ra như sau:
NaAlO2 + 4 HCl → AlCl3 + NaCl + 2 H2O
Fe2(CO3)3 + 6 HCl → 2FeCl3 + 3 CO2 + 3 H2O
Na2SiO3 + 2 HCl → H2SiO3 + 2 NaCl
MgCO3 + 2 HCl → MgCl2 + H2O + CO2
Na2CO3 + 2 HCl → 2 NaCl + H2O + CO2
Bước 3 :
Ta được kết tủa axit silicilic dạng keo, lọc lấy kết tủa, đốt cân ta được
H2SiO3 → SiO2 + H2O
Phổ phát xạ nguyên tử ICP
• Nguyên lý của phương pháp: Để phân tích hàm lượng oxit kim loại
hàm lượng nhỏ trong tro ta sử dụng phương pháp quang phổ phát xạ
trên máy ICP. Các nguyên tố được cung cấp năng lượng và chuyển
lên trạng thái bị kích thích, sau đó chúng được chuyển về trạng thái
cơ bản và phát ra bức xạ điện từ.
• Phương pháp phân tích quang phổ phát xạ nguyên tử dựa trên
nguyên tắc đo cường độ vạch phổ phát xạ của các nguyên tố có trong
mẫu nghiên cứu khi bị kích thích bằng nguồn năng lượng cao. Cường
độ bức xạ ( còn gọi là cường độ vạch phổ) phụ thuộc vào hàm lượng
các nguyên tố chứa trong mẫu. Chúng được ghi lại bằng các máy đo
chuyên dụng, sau khi được khuyếch đại và xử lý. Biết được cường độ
vạch phổ là có thể xác định được hàm lượng nguyên tố cần phân tích.
NHIỆT CHÁY
• Nhiệt cháy hay nhiệt lượng của than là nhiệt lượng
toả ra khi đốt cháy hoàn toàn một đơn vị trọng
lượng ( đơn vị Kcal/lg hoặc Cal/g).
• Nhiệt lượng là thông số quan trọng. Dựa vào Q có
thể biết sơ bộ đánh giá chất lượng của than, tính
toán nhiệt lượng quá trình sản xuất. Nhiệt lượng
của than biến đổi có quy luật theo độ biến tính và
nhiệt lượng được sử dụng là thông số để phân loại
than
Xác định nhiệt cháy của than bằng phương
pháp trực tiếp
• Đốt cháy mẫu than trong bom nhiệt lượng trong
môi trường oxy ở P = 25-40atm.
• Than cháy hoàn toàn và toả ra 1 lượng nhiệt và
làm nóng khối nước xung quanh.
• Dựa vào sự thay đổi nhiệt độ của nước có thể tính
ra nhiệt cháy của than. Nhiệt lượng này goi là
Qabom.
• Tuy nhiên trong thực tế quá trình đốt than khác với đốt
trong bom.
• Khi đốt trong bom N2 sẽ tạo ra NH3 ( khi đốt trong là thi
N2 không phản ứng). Khi NH3 hấp thụ trong nước sẽ toả
ra nhiệt do đó sẽ làm sai số phép đo.
• Trong bom S bị oxy hoá hoàn toàn thành SO3, tuy nhiên
thực tế là SO2. Vậy nhiệt cháy thực tế sẽ nhỏ hơn khi đo
bằng biến tính bom. ( Qthực tế < Q
a
bom).
• Nếu Qabom có sự hiệu chỉnh đến nhiệt tạo thành và nhiệt
hoà tan của H2SO4 và HNO3 thì ta thu được nhiệt cháy
thực tế hay nhiệt cháy cao (Qacao).
• Ta có Qa cao = Q
a
bom –(1,43C + 22,5Sb) Cal/g
C là số mmol HNO3 tạo thành
Sb là % S có trong bom oxy hoá thành H2SO4.
• Trong các lò đốt có nhiệt độ cao sẽ làm thoát hơi
nước, lượng nước này sẽ bốc hơi như vậy cũng cần m