Tóm tắt - Trong báo cáo này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu và mở
rộng các thuật toán phân cụm đối với sự ảnh hưởng trực tiếp đến việc
khảo sát, phân tích thời gian sống (LifeTime) của các thành phần cấu
thành của mạng cảm biến không dây (Wireless Sensor Network). Đối
với các hệ thống WSN hiện đang tồn tại còn có rất nhiều hạn chế, mà
một trong những hạn chế có tính chất thách thức quan trọng đáng kể
đến đó chính là nguồn năng lượng bị giới hạn và khó có thể nạp lại.
Vì vậy, một giải pháp để giảm thiểu sự tiêu thụ năng lượng nhằm tối
đa hóa tuổi thọ của mạng WSN, phân cụm mờ là một trong những
phương pháp mang lại hiệu quả thiết thực với độ tin cậy chấp nhận
được. Mờ trong phương pháp nghiên cứu chính là Logic mờ, nó hoạt
động dựa trên giá trị định nghĩa bởi các hàm thành viên.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 743 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân cụm dựa trên logic mờ trong khảo sát thời gian sống cho mạng cảm biến không dây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 Phạm Thị Dung, Lê Văn Sơn, Lê Thành Công, Đặng Hùng Vĩ
PHÂN CỤM DỰA TRÊN LOGIC MỜ
TRONG KHẢO SÁT THỜI GIAN SỐNG CHO MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY
CLUSTERING BASED ON FUZZY LOGIC
FOR SURVEYING LIFETIME IN THE WIRELESS SENSOR NETWORK
Phạm Thị Dung, Lê Văn Sơn, Lê Thành Công, Đặng Hùng Vĩ
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng; levansupham2004@yahoo.com, dungsp2012@gmail.com
Tóm tắt - Trong báo cáo này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu và mở
rộng các thuật toán phân cụm đối với sự ảnh hưởng trực tiếp đến việc
khảo sát, phân tích thời gian sống (LifeTime) của các thành phần cấu
thành của mạng cảm biến không dây (Wireless Sensor Network). Đối
với các hệ thống WSN hiện đang tồn tại còn có rất nhiều hạn chế, mà
một trong những hạn chế có tính chất thách thức quan trọng đáng kể
đến đó chính là nguồn năng lượng bị giới hạn và khó có thể nạp lại.
Vì vậy, một giải pháp để giảm thiểu sự tiêu thụ năng lượng nhằm tối
đa hóa tuổi thọ của mạng WSN, phân cụm mờ là một trong những
phương pháp mang lại hiệu quả thiết thực với độ tin cậy chấp nhận
được. Mờ trong phương pháp nghiên cứu chính là Logic mờ, nó hoạt
động dựa trên giá trị định nghĩa bởi các hàm thành viên.
Abstract - This paper presents an in-depth investigation into
researching and extending the clustering algorithms that have a
direct impact on the examination and analysis of the lifetime of the
components in W ireless Sensor Networks. At present there still
exist many limitations in the Wireless Sensor Networks, of which
limited energy resources difficult to recharge are critically
challenging. Consequently, as a solution to the minimization of
energy consumption and maximization of the WSN life span, the
fuzzy clustering approach is one of the effective and practical
methods with acceptable reliability. The fuzzy in our research
method is the fuzzy logic approach, which operates based on the
values defined by member functions.
Từ khóa - WSN; logic mờ; phương pháp phân cụm; FIS; hàm
thành viên.
Key words - WSN; fuzzy logic; clustering method; FIS; member
functions.
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, WSN [1] với những tiềm năng nổi trội đã
mang lại những ứng dụng thiết thực trong cuộc sống con
người [2, 3]. Thực chất, WSN là một tập hợp bao gồm các
thiết bị cảm biến sử dụng các liên kết không dây để phối
hợp thực hiện nhiệm vụ nhằm thu thập thông tin dữ liệu
phân tán với quy mô lớn trong bất kỳ điều kiện cũng như
bất kỳ địa hình nào. Tuy nhiên, nó tồn tại rất nhiều hạn chế
và một trong những thách thức lớn nhất chính là thời gian
sống của các node Sensors trong mạng rất ngắn. Tối ưu hóa
thời gian sống của mạng là một bài toán phức tạp.
Những kết quả đạt được bởi nhiều công trình nghiên
cứu đã chứng minh phân cụm là một kỹ thuật phổ biến với
thuật toán Fuzzy C – means của giáo sư Bezdek [4] trong
WSN nhằm nâng cao thời gian sống của các node Sensors
trong hệ thống mạng.
Đồng thời hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu phân tích
phương pháp phân cụm sử dụng logic mờ cho WSN nhằm
tối đa hóa thời gian sống của nó [5].
Chính vì lẽ đó, riêng đối với bài báo này, nhóm tác giả
tập trung nghiên cứu phương pháp phân cụm dựa trên logic
mờ trong khảo sát thời gian sống cho WSN.
Sự nghiên cứu của nhóm tác giả tập trung với một số
nội dung chính được trình bày rất chi tiết lần lượt như đặt
vấn đề; mạng cảm biến không dây; logic mờ và thuật toán
FCM mở rộng; khảo sát và đánh giá, cuối cùng là kết luận.
2. Mạng cảm biến không dây
WSN bao gồm số lượng lớn các node Sensors phân bố
trên diện rộng, ngẫu nhiên nhằm thu thập thông tin về môi
trường. Mỗi node Sensor bao gồm một số thành phần cơ
bản, đồng thời cũng chính là một thiết bị nhỏ bé với những
tính toán đơn giản và hạn chế về nguồn năng lượng mà khó
có thể thay thế hoặc nạp lại. Một node Sensor có thể thay
đổi kích thước tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi ứng dụng [6].
Điều này đồng nghĩa với việc chi phí có thể thay đổi từ
hàng trăm đô la đến một vài xu, tùy thuộc vào kích thước
của WSN. Với những hạn chế như vậy, các node Sensors
cũng hạn chế tương ứng về các mặt tài nguyên như pin, bộ
nhớ, tốc độ tính toán và băng thông [7].
Nguồn năng lượng
Sensors
Thu phát vô tuyến
GPS Bộ nhớ Bộ vi xử
Hình 1. Thành phần node Sensor
Trong các thành phần trên, Sensors chính là thành phần
cảm biến nhằm cảm nhận về sự thay đổi của môi trường.
Thành phần thứ hai, đó chính là bộ xử lý có nhiệm vụ xử lý
các dữ liệu khi các Sensors cảm nhận được. Còn thành phần
thu phát vô tuyến hay là thiết bị trao đổi thông tin liên lạc từ
node chủ đến trung tâm dữ liệu (node Sink) thì chúng ta có thể
hình dung thông qua sơ đồ sau:
Hình 2. Cấu trúc hoạt động phân cụm trong WSN
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 12(97).2015, QUYỂN 2 11
Cuối cùng, GPS [8] chính là một thiết bị định vị. Như
vậy, việc tiêu hao năng lượng của các node Sensors chủ yếu
bởi ba thành phần chính, lần lượt là các Sensors, bộ xử lý dữ
liệu và thu phát vô tuyến hay còn gọi là truyền thông dữ liệu.
Tuy nhiên, Sensors là thành phần tiêu tốn năng lượng ít nhất.
Vì vậy, hệ thống logic mờ sẽ điều khiển trạng thái hoạt động
của các node Sensors rơi vào một trong hai trạng thái hoạt
động hoặc nghỉ ngơi để tiết kiệm nguồn năng lượng.
3. Logic mờ và thuật toán FCM mở rộng
3.1. Logic mờ
Logic mờ [9] được phát triển từ lý thuyết tập mờ nhằm
thực hiện một lập luận xấp xỉ, cho phép sự không chính
xác, tính bất định, gần đúng nhằm tìm lời giải hiệu quả -
đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện với chi phí thấp. Nó sẽ
phân tích các thông tin bằng cách sử dụng tập mờ được
định nghĩa bởi các biến ngôn ngữ với công thức sau:
ܣ~ ൌ ൝μ~ሺu୧ሻ u୧ൗ : u୧ ∈ U
୬
୧ୀଵ
, μ~ሺu୧ሻ ∈ ሾ0, 1ሿൡ ሺ1ሻ
Trong đó ~ሺu୧ሻ ∈ ሾ0, 1ሿ là giá trị hàm thành viên. ܷ ൌ ሼݑଵ, ݑଶ, , ݑሽ là các phần tử trên tập vũ trụ U. Tùy
thuộc hình dạng của hàm thành viên, tập mờ có các loại:
Hình 3. Các dạng hàm thành viên trong tập mờ
Hàm thành viên WSN sử dụng chủ yếu bởi hai hình
dạng chính đó là trimf (hình tam giác) và trapmf (hình
thang). Tập mờ ܣ~ có dạng hình thang, ký hiệu
ܣ~ ൌ ሺܽ, ܾ, ܿ, ݀ሻ và được xác định như sau:
~ሺݔሻ ൌ
ۖە
۔
ۖۓ
௫ିሺିሻ
, ݊ếݑ ܽെ ܿ ݔ ൏ ܽ
1, ݊ếݑ ܽ ݔ ܾ
ାௗି௫
ௗ , ݊ếݑ ܾ൏ ݔ ܾ ݀
0, ܿò݊ ݈ạ݅
(2)
Hàm thành viên được minh họa bởi mô hình bên dưới.
Hình 4. Hàm thành viên của số mờ hình thang
Đối với tập mờ hình tam giác hàm thành viên ký hiệu
ܣ~ ൌ ሺܽ, ܾ, ܿሻ và được xác định như sau:
~ሺݔሻ ൌ ൞
௫ିሺିሻ
, ݊ếݑ ܽെ ܾ ݔ ܽ
ାି௫
, ݊ếݑ ܽ൏ ݔ ܽ ܿ
0, ܿò݊ ݈ạ݅ (3)
Hình 5. Hàm thành viên của số mờ tam giác
Hệ thống logic mờ gồm có ba giai đoạn, như sau:
Fuzzy
hóa
Giải
mờ
Suy diễn
mờ
Tri thức
Hình 6. Cấu trúc hệ thống Logic mờ
Trong đó, thành phần trung tâm của hệ mờ chính là các
tri thức hay cơ sở luật mờ, nó được xây dựng dưới sự mô
tả của các chuyên gia về môt lĩnh vực áp dụng cụ thể, tức
là bao gồm các luật If – then. Sau đó, nó sẽ được bộ suy
diễn mờ với nhiệm vụ kết hợp các luật If – then mờ trong
cơ sở luật để tạo thành một tập mờ đầu ra F.
Trong thực tế, có thể đánh giá hay thu nhận dữ liệu từ
môi trường thì dữ liệu đó chỉ có thể là những giá trị số chứ
không thể là những giá trị mờ. Thành phần tiếp theo trong
hệ thống logic mờ đó chính là Fuzzy hóa với nhiệm vụ biến
đổi các giá trị rõ x(T) thành tập mờ X(T). Thành phần cuối
cùng trong hệ chính là khâu giải mờ, với nhiệm vụ chuyển
đổi tập mờ F thành các giá trị rõ y(F) cụ thể.
Vì vậy, giai đoạn quan trọng nhất chính là hệ thống suy
diễn mờ “FIS – Fuzzy Inference System”. Vì nó đơn giản;
nó có thể xử lý dữ liệu không đáng tin cậy. Ngoài ra, FIS
còn có một số tính năng không kém phần quan trọng trong
Wireless Sensor Network, đó chính là nó có thể thiết kế
một hệ thống đang chạy bằng cách sử dụng một mô hình
trực quan, mô tả thông qua những suy luận thông thường
của con người về các vấn đề. Thứ hai, FIS thực hiện việc
tính toán nhanh và xây dựng trên các kiến thức chuyên
môn. Cuối cùng, FIS có thể thực hiện với ít bộ nhớ. Cụ thể
sự liên hệ này được minh họa như hình vẽ bên dưới.
Fuzzy
hóa
Suy diễn mờ
Giải mờ Môi
trường
Node
sensor
Tri thức MAC WSN
Tổng
số
node
Node
giao
tiếp
Hình 7. Cấu trúc D - FLER
3.2. Thuật toán Fuzzy C- means (FCM) mở rộng
Cho 1 2, ,..., cu u u u là phân hoạch mờ C.
11 1
1
n
cxn
c cn
u u
U
u u
FCM mở rộng là thuật toán dựa trên cơ sở của thuật
toán FCM nhằm phân hoạch một tập n vectors đối tượng
12 Phạm Thị Dung, Lê Văn Sơn, Lê Thành Công, Đặng Hùng Vĩ
dữ liệu trong không gian d chiều ܺ ൌ ሼݔଵ, ݔଶ, , ݔሽ ∈ ܴௗ
thành c nhóm mờ, tức là ⋃ ܣ ൌ ܺୀଵ dựa trên tính toán
tối ưu hóa của hàm mục tiêu bởi công thức (4) xác định bên
dưới sau:
ܬ∗ ሺܺ; ܷ, ܸሻ ൌ minெ ܬሺܺ; ܷ, ܸሻ
ൌ min ሺ∑ ∑ ሺݑሻ‖ݔ െ ݒ‖~ଶୀଵୀଵ ሻ (4)
Trong đó, ܷ ൌ ሾݑሿ ∈ ܴ∗ là ma trận phân hoạch mờ
với ݑ là giá trị hàm thành viên của phần tử thứ k ở cụm
thứ i.
ܸ ൌ ሾݒଵ, ݒଶ, , ݒሿ, ݒ ∈ ܴ là một vector cụm trung
tâm được xác định bởi công thức (5) bên dưới.
ܦಲ~ଶ ൌ ‖ݔ െ ݒ‖~ଶ ൌ ൣ∑ ൫ݔ െ ݒ൯ௗୀଵ ൧
ଵ ଶൗ (5)
Với ݉ ∈ ሾ1,∞ሻ là tham số mờ, và thường chọn m = 2.
Trong không gian ܴ∗ௗ tập tất cả các ma trận phân
hoạch mờ U được xác định bởi công thức (6) sau:
ܯ ൌ ቐ
ܷ ∈ ܴ∗ௗ,∀,:௨ೖ∈ሾ,ଵሿ
∑ ݑ ൌ 1ୀଵ
0 ൏ ∑ ݑ ൌ 1ୀଵ ൏ ݊
(6)
Như vậy, để tối thiểu hàm muc tiêu khi và chỉ khi các
công thức (7) và (8) được xác định bên dưới.
∀ଵஸஸ
ଵஸஸ
ݑ ൌ ∑ ൬ௗೖௗೕೖ൰
మ
షభୀଵ ൩
ିଵ
(7)
Và ݒ ൌ ∑ ሺ௨ೖሻ
௫ೖೖసభ
∑ ሺ௨ೖሻೖసభ
(8)
Cụ thể hơn nữa, thuật toán FCM mở rộng được biểu
diễn toàn bộ minh họa bởi một sơ đồ khối bao gồm 10 bước
thực hiện tuần tự như sau:
Bắt đầu
Nhập số cụm c; m = 2; ߝ 0 . Các
tập mờ con X = ሼݔ1, ݔ2, , ݔ݊ሽ
Khởi tạo ma trận phân hoạch mờ
ܷሺ0ሻ ∈ ݂ܯ ܿ݊ , ݆ ൌ 0
݆ ൌ ݆ 1
Xác định vector trung tâm ݒሺ݆ሻ,
݅ ൌ 1, ܿതതതത bởi
ݒ݅ ൌ ∑ ሺݑ݅݇ ሻ
݉ ݔ݇݊݇ൌ1
∑ ሺݑ݅݇ ሻ݉݊݇ൌ1
; 1 ݅ ܿ
Phân hoạch các
điểm thuộc các
cụm ܷሺ݆ ሻ ൌ
ܷሺ݆െ1ሻ ݒà ݔ݇ ∈ ݒ݅
Kết thúc
݀݅݇2 ൌ ‖ݔ݇ െ ݒ݅‖2
Xác định khoảng cách
ݑ݅݇ ൌ ቆ
݀݅݇
݆݀݇
ቇ
2
݉െ1ܿ
݆ൌ1
െ1
; 1 ݇ ݊, 1 ݅ ܿ
Cập nhật ma trận phân hoạch mờ
ܷሺ݆ሻ ൌ ሾݑ݅݇ ሿሺ݆ሻ bởi
݉ܽݔฮݑ݅݇ ሺ݆ ሻ
െ ݑ݅݇ ሺ݆െ1ሻ‖ ൏ ߝ
Hình 8. Thuật toán FCM mở rộng
Gọi T là số lần lặp thực hiện của thuật toán FCM mở
rộng. Riêng đối với thuật toán này độ phức tạp của nó được
chứng minh chính là O(T).
Giả sử, xem tập ܺ ൌ ሼݔଵ, ݔଶ, ݔଷ, ݔସሽ, với ݔଵ ൌ ሼ5, 5ሽ, ݔଶ ൌሼ6, 8ሽ, ݔଷ ൌ ሼ8, 10ሽ, ݔସ ൌ ሼ9, 12ሽ. Với ݉ ൌ 2, ߝ ൌ 0,01.
Cho tâm của hai cụm như sau ݒଵ ൌ ሼ5, 7ሽ, ݒଶ ൌ ሼ8, 11ሽ
và được biểu diễn bởi ma trận phân hoạch sau:
ܷሺሻ ൌ
1,0 1,0 0,0 0,0
0,0 0,0 1,0 1,0
Hãy sử dụng thuật toán để xác định phân cụm tối ưu.
Giải
Theo tuần tự các bước của thuật toán FCM mở rộng,
với lần lặp đầu tiên:
ݒ ൌ
∑ ሺݑሻଶݔସୀଵ
∑ ሺݑሻଶସୀଵ
Kết quả xác định toạ độ các cụm cụ thể như sau:
ݒଵ ൌ ሺ11/2,13/2ሻ và ݒଶ ൌ ሺ17/2,11ሻ.
Tiếp tục thực hiện bước 6 trong thuật toán, cụ thể sau:
Khoảng cách
đối với cụm 1
Khoảng cách đối
với cụm 2
݀ଵଵ ൌ √10/2 ݀ଶଵ ൌ √10/2
݀ଶଵ ൌ √10/2 ݀ଶଶ ൌ √61/2
݀ଷଵ ൌ 2√2 ݀ଷଶ ൌ √5/2
݀ସଵ ൌ √170/2 ݀ସଶ ൌ √5/2
Tiếp tục thực hiện các bước 7, 8 và đạt được kết quả như sau:
Giá trị phụ thuộc đối với cụm 1 Giá trị phụ thuộc đối với cụm 2
uଵଵ ൌ 0,5 uଵଶ ൌ 1,0 െ 0,5 ൌ 0,5
uଶଵ ൌ 0,86 uଵଶ ൌ 1,0 െ 0,86 ൌ 0,14
uଷଵ ൌ 0,09 uଵଶ ൌ 1,0 െ 0,09 ൌ 0,91
uସଵ ൌ 0,03 uଵଶ ൌ 1,0 െ 0,03 ൌ 0,97
Từ bảng trên, ta cập nhật lại ma trận phân hoạch ở lần
lặp thứ nhất và kết quả đạt được như bên dưới.
ܷሺଵሻ ൌ
0,5 0,86 0,09 0,03
0,5 0,14 0,91 0,97
Tiếp tục kiểm tra điều kiện dừng đối với thuật toán
tương ứng ở bước 8 như sau:
max ൛หݑ
ሺሻ െ ݑሺିଵሻห ൏ ߝൟ
↔ max ൛หݑ
ሺଵሻ െ ݑሺሻห ൏ ߝൟ
↔ max ሼሺ0,5 െ 1,0ሻ, ሺ0,86 െ 1,0ሻ, ሺ0,09 െ 0,0ሻ, ሺ0,03െ 0,0ሻ, ሺ0,5 െ 0,0ሻ, ሺ0,14 െ 0,0ሻ, ሺ0,91
െ 1,0ሻ, ሺ0,97 െ 1,0ሻሽ ൌ 0,5 ߝ
ൌ 0,01
Lúc này, điều kiện ở bước 8 của thuật toán chưa thỏa
mãn, nên chúng ta thực hiện tương tự ở các lần lặp tiếp theo.
Sau khi qua 4 lần lặp, tức là j = 4, kết quả cuối cùng
như sau:
ܷሺସሻ ൌ ܷሺଷሻ ൌ
0,83 0,87 0,05 0,04
0,17 0,13 0,95 0,96
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 12(97).2015, QUYỂN 2 13
Như vậy, với tập dữ liệu ban đầu chúng ta sẽ phân
hoạch các điểm và được kết quả như sau: ൜ݔଵ ݔଶ ∈ ݒଶݔଷ ݔସ ∈ ݒଵ
Ngoài ra, việc phân cụm đối với thuật toán FCM mở
rộng cũng có thể minh họa bởi đoạn mã như sau:
ሾܿ݁݊ݐ݁ݎ, ܷ, ܾ݆_݂ܿ݉ሿ ൌ ݂ܿ݉ሺ݂ܿ݉݀ܽݐܽ, ݈ܿݑݏݐ݁ݎ_݊ሻ
Với centrer: Biến dùng để thể hiện tọa độ của các cụm
trung tâm, cụ thể ở đây minh họa chỉ với 2 cụm trung tâm.
U: Chứa giá trị hàm thành viên đối với mỗi điểm dữ liệu.
obj_fcm: Chứa giá trị lịch sử của hàm mục tiêu mà mỗi
lần lặp lại.
Hình 9. Demo thuật toán FCM mở rộng
Kết quả sau khi phân tách các điểm thuộc 2 cụm được
thể hiện như hình vẽ bên dưới.
Hình 10. Kết quả phân hoạch của thuật toán FCM mở rộng
4. Khảo sát và đánh giá
Riêng đối với bài báo này, nhằm tăng tuổi thọ của các
node Sensors trong hệ thống mạng, nhóm tác giả nghiên
cứu khả năng ứng dụng của logic mờ trong mạng cảm biến
không dây và thiết kế một mô hình mô phỏng cụ thể gồm
năm đầu vào và một đầu ra. Mô hình cụ thể như sau:
Hình 11. Cấu trúc hệ thống 5 – Input và 1 – Output
Hình 12. Kết quả mô phỏng hàm thành viên của hệ thống
Riêng đối với cấu trúc hệ thống ở hình trên, thực chất
mỗi đầu vào chính là một bộ điều khiển mờ. Hệ này như đã
giới thiệu, đầu vào của nó chính là các giá trị rõ, cụ thể
được tác giả định nghĩa nằm trong [0, 100]. Với các giá trị
rõ đầu vào, sau khi đi vào hệ thống điều khiển xử lý dưới
các suy diễn mờ sử dụng các biến ngôn ngữ, kết quả đầu ra
chính là một giá trị rõ nằm trong [0, 100]. Như vậy, dưới
sự hỗ trợ của công cụ Matlab [10] chúng ta sẽ xác định
được các hàm thành viên của cấu trúc trên và cụ thể đạt
được kết quả như Hình 12.
Sau khi chúng ta định nghĩa được các hàm thành viên,
tiếp tục đến với quá trình sinh luật. Cụ thể, tác giả chỉ định
nghĩa minh họa 19 luật trong tổng số 1125 luật như sau:
Hình 13. Các luật của hệ thống
Lúc này, thời gian sống của các node Sensors trong hệ
thống mạng thay đổi với rất nhiều kịch bản thử nghiệm
chính là do sự thay đổi các tham số đầu vào Input mà chính
nhóm tác giả thiết kế.
Trường hợp 1, chỉ với 32 cụm minh họa, nhưng chúng
ta sẽ xác định được thời gian sống tối đa của hệ thống mạng
đạt được là t = 5/năm và cụ thể mô phỏng như sau:
Hình 14. Thời gian sống của mạng với 32 cụm
Đối với trường hợp 2, hệ thống chỉ với 78 cụm thì kết
quả mô phỏng đạt được như sau:
Hình 15. Thời gian sống của mạng với 50 cụm
Tuy nhiên, nếu chúng ta thay đổi khu vực phân bố các
nodes trong mạng, chẳng hạn, các nodes phân bố trong một
khu vực giảm thì thời gian sống của nó cũng sẽ thay đổi,
cụ thể là t = 7,51/năm và kết quả như Hình 16.
Nhiều kịch bản mô phỏng khác nhau nhằm đánh giá kết
luận cuối cùng được tác giả thống kê qua bảng bên dưới
trong Hình 17.
14 Phạm Thị Dung, Lê Văn Sơn, Lê Thành Công, Đặng Hùng Vĩ
Hình 16. Thời gian sống của mạng với Area giảm
sonutCH thoigiansong
12 3,71
27 3,86
32 5
78 6
Hình 17. Dữ liệu thử nghiệm khi thực hiện các kịch bản
Kết quả thống kê như sau:
Hình 18. Đánh giá thời gian sống của mạng
phụ thuộc vào sonutCH
Như vậy, thời gian sống của các node Sensors có xu
hướng tăng lên khi số node chủ tăng lên.
5. Kết luận
Với nghiên cứu thể hiện trong bài báo, các tác giả đã hệ
thống hóa và mở rộng các thuật toán phân cụm nhằm cho
phép khảo sát đầy đủ về thời gian sống của WSN.
Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng đã tập trung xây
dựng các kịch bản khác nhau và tiến hành thử nghiệm với
các tham số đại diện đầu vào để đánh giá thời gian sống
của một WSN cụ thể và hiệu quả hơn.
Riêng phần minh chứng cho cải tiến FCM được tiến
hành bằng nhiều cách, chẳng hạn như cách thực hiện thủ
công hoặc sự thay đổi kích cỡ, màu sắc của các nodes trong
cụm và được thể hiện dưới sự hỗ trợ của Matlab.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] D. R. I. Gupta and S. Sampalli, "Cluster -head election using fuzzy
logic for wireless sensor networks”, in 3rd Annual Conference on
Communication Networks and Services Research, vol. 2, 2005.
[2]
[3]
[4]
[5] J. Ibriq and I. Mahgoub, "Cluster - based routing in wireless sensor
networks: issues and challenges (SPECTS)”, in Symposium on
Performance Evaluation of Computer Telecommunication Systems, 2004.
[6] Mohd Ezwan Jalil, “Positioning and Location Tracking Using
Wireless Sensor Network”, 2011.
[7] Q. L. Haining Shu and J. Gao, "Wireless Sensor Network Lifetime
Analysis Using Interval Type-2 Fuzzy Logic Systems”, IEEE
Transactions on Fuzzy Systems, vol. 16, no. 2, pp. 416-427, 2008.
[8] S. A. a. o. Budiarto. (2012, Jul.) The wireless sensor network.
[Online]. accessed on 26th Aug. 2012,
.net/blogs/ui_thefarmers/archive/2010/04/23/wireless-sensor-
networks-how-do-theywork.aspx
[9] T.M. F. Kuhn and R. Wattenhofer, "Initializing newly deployed ad
hoc and sensor networks”, in 10th annual international conference
on Mobile computing and networking, New York, NY, USA, 2004,
pp. 260-274.
[10] X. Chen, "Research on hierarchical mobile wireless sensor network
architecture with mobile sensor nodes”, in 3rd International
Conference on Biomedical Engineering and Informatics (BMEI),
vol. 7, Oct. 2010, pp. 2863-2867.
(BBT nhận bài: 28/07/2015, phản biện xong: 11/10/2015)
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
3,71 3,86 5 6
so
nu
tC
H
thoigiansong T/năm
Đánh giá thời gian sống của mạng
sonutCH
thoigiansong