Phần II Kỹ thuật môi trường

Việc quản lý và thải loại các kim loại, tàn tro và các sản phẩm phụ của quá trình đốt cũng có thể gây những tác hại như đã đề cập. Tàn to là một vật liệu lắng trơ với thành phần chủ yếu là carbon, các muối và các kim loại. Trong quá trình đốt, hầu hết tàn tro sẽ tập trung ở đáy của buồng đốt (tro đáy). Khi lớp tro này được lấy ra khỏi buồng đốt nó có thể xem như là chất thải nguy hại do bởi các qui tắc chuyển hóa hoặc do nó có 1 đặc tính (nguy hại) nào đó. Tuy nhiên các hạt tro kích thước nhỏ (vật chất dạng hạt mà có thể các kim loại kèm theo) cũng sẽ bị cuốn theo các chất khí lên cao (còn gọi là tro bay). Các hạt tro này cùng các kim loại có liên quan cũng phải được xem xét bởi các qui định áp dụng cho công nghệ đốt bởi chúng có thể mang các hợp phần nguy hại ra khỏi hệ thống thiết bị vào trong khí quyển. Do việc đốt không phá hủy được các hợp chất vô cơ có trong chất thải nguy hại (các kim loại chẳng hạn), các hợp chất này có thể cũng sẽ tích tụ trong lớp tro đáy và tro bay với nồng độ có hại.

doc63 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phần II Kỹ thuật môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN II KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Mục lục Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG 1. Khái niệm môi trường "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam). Định nghĩa 1: Theo nghĩa rộng nhất thì MT là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc sự kiện.Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một MT. Theo Lê Văn Khoa,1995: Đối với cơ thể sống thì “Môi trường sống” là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể. Định nghĩa 2: MT bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật (Hoàng Đức Nhuận, 2000). Theo tác giả, MT có các thành phần chính tác động qua lại lẫn nhau: MT tự nhiên bao gồm nước, không khí, đất đai, ánh sáng và các sinh vật. MT kiến tạo gồm những cảnh quan được thay đổi do con người. MT không gian gồm những yếu tố về địa điểm, khoảng cách, mật độ, phương hướng và sự thay đổi trong MT. Định nghĩa 3: MT là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thể của tự nhiên,... mà ở đó, cá thể, quần thể, loài,... có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình (Vũ Trung Tạng, 2000). Đối với con người, MT chứa đựng nội dung rộng. Theo định nghĩa của UNESCO(1981) thì MT của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình(tập quán, niềm tin...) trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các TNTN và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình. Như vậy, MT sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật và con người mà còn là “ khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự vui chơi giải trí của con người”. Như vậy, có thể nêu định nghĩa chung về MT: MT là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người có ảnh hưởng tới con người và tác động qua lại với các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, đất, sinh vật, xã hội loài người... MT sống của con người thường được phân chia thành các loại sau: MT tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. MT xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa người và người tạo nên sự thuận lợi hoặc khó khăn cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng loài người. MT nhân tạo: Là tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người. Như vậy, MT sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội,…Theo nghĩa hẹp, thì MT sống của con người chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con người. 2. Chức năng của môi trường sống MT là không gian sống của con người và các loài sinh vật: Mỗi một người đều cần một không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghĩ, đất để sản xuất nông nghiệp,... Mỗi người mỗi ngày cần trung bình 4 m3 không khí sạch để hít thở; 2,5 lít nước để uống, một lượng lương thực, thực phẩm tương ứng 2000-2500 calo. Tuy nhiên, hiện nay không gian này ngày càng bị thu hẹp. Có thể phân loại chức năng không gian sống của con người thành các dạng cụ thể sau đây: + Chức năng xây dựng: cung cấp mặt bằng và nền móng cho các đô thị, khu công nghiệp, kiến trúc hạ tầng và nông thôn. + Chức năng vận tải: cung cấp mặt bằng, khoảng không gian và nền móng cho giao thông đường thủy, đường bộ và đường không. + Chức năng cung cấp mặt bằng cho sự phân hủy chất thải + Chức năng giải trí của con người + Chức năng cung cấp mặt bằng và không gian xây dựng các hồ chứa + Chức năng cung cấp mặt bằng, không gian cho việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp + Chức năng cung cấp mặt bằng và các yếu tố cần thiết khác cho hoạt động canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản... + Chức năng cung cấp mặt bằng và các yếu tố cần thiết khác cho hoạt động canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản... MT là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho đời sống và hoạt động sản xuất của con người. MT là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình MT là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên Trái đất. MT là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người 3. Phân loại môi trường Theo chức năng, MT được chia thành 3 loại: MT tự nhiên, bao gồm các yếu tố thiên nhiên, vật lý, hóa học, sinh học tồn tại khách quan bao quanh con người. Môi trường tự nhiên bao gồm các môi trường đất, nước, không khí, sinh quyển. MT xã hội, là tổng thể các quan hệ giữa con người với con người, tạo nên sự thuận lợi hay khó khăn cho sự phát triển của cá nhân hay cộng đồng dân cư. MT nhân tạo, là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối bởi con người. 4. Ô nhiễm môi trường Ô nhiễm MT là sự thay đổi thành phần và tính chất của MT, có hại cho các hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Nguyên nhân gây ô nhiễm MT là do các hoạt động nhân tạo của con người hoặc các quá trình tự nhiên. Chương 2 MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 2.1. MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Khí quyển Trái Đất là lớp các chất khí bao quanh hành tinh Trái Đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Nó gồm có nitơ (78.1% theo thể tích) và ôxy (20.9%), với một lượng nhỏ acgon (0.9%), cacbon điôxít (dao động, khoảng 0.035%), hơi nước và một số chất khí khác. Bầu khí quyển bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các bức xạ tia cực tím của mặt trời và tạo ra sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày và đêm. Bầu khí quyển không có ranh giới rõ ràng với khoảng không vũ trụ nhưng mật độ không khí của bầu khí quyển giảm dần theo độ cao. Ba phần tư khối lượng khí quyển nằm trong khoảng 11 km đầu tiên của bề mặt hành tinh. Tại Mỹ, những người có thể lên tới độ cao trên 50 dặm (80,5 km) được coi là những nhà du hành vũ trụ. Độ cao 120 km (75 dặm hay 400.000 ft) được coi là ranh giới do ở đó các hiệu ứng khí quyển có thể nhận thấy được khi quay trở lại. Đường Cacman, tại độ cao 100 km (62 dặm), cũng được sử dụng như là ranh giới giữa khí quyển Trái Đất và khoảng không vũ trụ. 2.1.1. Nhiệt độ và các tầng khí quyển Nhiệt độ của khí quyển Trái Đất dao động theo độ cao; mối quan hệ toán học giữa nhiệt độ và độ cao dao động giữa các tầng khác nhau của khí quyển: Tầng đối lưu: từ bề mặt trái đất tới độ cao 7-17 km, phụ thuộc theo vĩ độ (ở 2 vùng cực là 7-10km) và các yếu tố thời tiết, nhiệt độ giảm dần theo độ cao đạt đến -50°C. Không khí trong tầng đối lưu chuyển động theo chiều thẳng đứng và nằm ngang rất mạnh làm cho nước thay đổi cả 3 trạng thái, gây ra hàng loạt quá trình thay đổi vật lý. Những hiện tượng mưa, mưa đá, gió, tuyết, sương giá, sương mù,... đều diễn ra ở tầng đối lưu. Tầng bình lưu: từ độ cao trên tầng đối lưu đến khoảng 50 km, nhiệt độ tăng theo độ cao đạt đến 0°C. Ở đây không khí loãng, nước và bụi rất ít, không khí chuyển động theo chiều ngang là chính, rất ổn định, do đó rất thích hợp cho máy bay bay. Tầng trung lưu: từ khoảng 50 km đến 80-85 km, nhiệt độ giảm theo độ cao đạt đến -75°C. Phần đỉnh tầng có một ít hơi nước, thỉnh thảng có một vài vệt mây bạc gọi là mây dạ quang. Tầng nhiệt: từ 80–85 km đến khoảng 640 km, nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2.000°C hoặc hơn. Oxy và nitơ ở tầng này ở trạng thái ion, vì thế gọi là tầng điện ly. Sóng vô tuyến phát ra từ một nơi nào đó trên vùng bề mặt Trái đất phải qua sự phản xạ của tầng điện ly mới truyền đến các nơi trên thế giới. Tầng ngoài: từ 500–1.000 km đến 10.000 km, nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2.500°C. Đây là vùng quá độ giữa khí quyển Trái đất với khoảng không vũ trụ. Vì không khí ở đây rất loãng, nhiệt độ lại rất cao, một số phân tử và nguyên tử chuyển động với tốc độ cao cố "vùng vẫy" thoát ra khỏi sự trói buộc của sức hút Trái đất lao ra khoảng không vũ trụ. Do đó tầng này còn gọi là tầng thoát ly. Ranh giới giữa các tầng được gọi là ranh giới đối lưu hay đỉnh tầng đối lưu, ranh giới bình lưu hay đỉnh tầng bình lưu và ranh giới trung lưu hay đỉnh tầng trung lưu v.v… Nhiệt độ trung bình của khí quyển tại bề mặt Trái Đất là khoảng 14°C. 2.1.2. Thành phần của khí quyển Thành phần khí quyển Trái đất khá ổn định theo phương nằm ngang và phân dị theo phương thẳng đứng. Phần lớn khối lượng 5.1015 tấn của toàn bộ khí quyển tập trungở tầng thấp: đối lưu và bình lưu. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 0,05% khối lượng thạch quyển, khí quyển Trái đất có vai trò rất quan trọng đối với đời sống Trái đất. Thành phần không khí của khí quyển thay đổi theo thời gian địa chất, cho đến nay khá ổn định, bao gồm chủ yếu là nitơ, ôxy và một sô loại khí trơ 2.2. MÔI TRƯỜNG NƯỚC 2.2.1. Cấu tạo hình thái của thủy quyển Khoảng 71 % với 361 triệu km2 bề mặt Trái đất được bao phủ bởi mặt nước.Cho nên đã có nhà khoa học gọi Trái đất là “Trái nước”.Thủy quyển là lớp vỏ lỏng không liên tục bao quanh Trái đất gồm: nước ngọt, nước mặn ở cả 3 trạng thái cứng, lỏng và hơi. Thủy quyển bao gồm: Đại dương, biển, ao hồ, sông ngòi, nước ngầm và băng tuyết. Khối lượng của thủy quyển khoảng 1,4.1018 tấn, tương đương với 7 % trọng lượng thạch quyển. Hiện nay người ta chia thủy quyển làm 4 đại dương, 4 vùng biển và 1 vùng vịnh lớn. 2.2.2. Chu trình nước tự nhiên – Nguồn nước Trong thiên nhiên, nước được luân chuyển theo một chu trình bay hơi và ngưng tụ liên tục. Ta có thể mô tả chu trình nước bằng sơ đồ đơn giản như sau: Nước ngầm Biển Thực vật Bốc hơi Mưa Mây Chảy tràn Thấm Mưa Chu trình tự nhiên của nước Khoảng 1/3 bức xạ Mặt Trời đi tới bề mặt Trái Đất được sử dụng để vận động chu trình nước. Hơi nước trong khí quyển không chỉ do hiện tượng bay hơi từ các bề mặt nước (biển, sông, hồ, ao, suối…) mà còn do sự thoát hơi nước từ cây cối gây nên. Lượng mưa rơi xuống một phần thấm vào đất, một phần khác chảy tràn trên mặt đất, phần còn lại được động vật, thực vật sử dụng. Nước là một nguồn tài nguyên tái tạo được. Nước mà con người đã sử dụng thường được chuyển trở lại nguồn nước dưới dạng nước mang theo các chất thải do hoạt động nhiều mặt của con người tạo ra. Các chất thải, chất bị xói mòn, hoặc thấm từ đất ra tồn tại ở dạng hoà tan hay lơ lửng cuối cùng được mang ra biển. Ơ biển, nước lại được làm sạch nhờ quá trình chưng cất bởi năng lượng Mặt Trời. Nhìn vào hình 1.1 ta có thể thấy được các nguồn nước thô trong tự nhiên bao gồm : Nước mưa Nước bề mặt : sông, hồ, ao, suối… Nước ngầm Nước biển Nước ngầm Nước ngầm được khai thác từ các tầng chứa nước dưới đất. Chất lượng nước ngầm phụ thuộc vào thành phần khoáng chất và cấu trúc địa tầng mà nước ngầm thấm qua. Nước ngầm do thấm qua các lớp đất đá nên không chứa các huyền phù, chất hữu cơ và vi khuẩn. Chất lượng nước ngầm phụ thuộc vào cấu trúc tầng mà nước ngầm thấm qua. Nếu thấm qua đá granit: nước chứa nhiều Na2CO3, K2CO3. Nước có tính chất kiềm. Nếu thấm qua đá thạch cao: nước chứa nhiều CaSO4, MgSO4, Na2SO4, CaSiO3, CaCl2, MgSiO3. Nước có độ cứng lớn. Ngoài ra tính chất chung của nước ngầm: pH thấp (thường pH từ 4,5 đến 7) Độ dục thấp Nhiệt độ và thành phần hóa học tương đối ổn định. Hàm lượng oxy rất ít nhưng có thể chứa nhiều khí: H2S, CO2. Chứa nhiều khoáng hòa tan: Fe2+, Mn2+, Ca2+, Mg2+, F-,.v.v.. Không có vi sinh vật. Trữ lượng nước ổn định Nước mặt Nước mặt bao gồm các nguồn nước trong sông, suối, ao, hồ, đầm .… Do kết hợp từ các dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí nên đặc trưng của nước mặt là: Nước mặt chứa khí hòa tan, đặt biệt là O2. Do dòng chảy xói mòn, va đập nên có nhiều bùn cát, chất rắn lơ lửng. Trong các hồ chứa các chất lơ lửng còn lại tương đối thấp chủ yếu ở dạng keo. Có hàm lượng chất hữu cơ cao. Có sự hiện diện của nhiều loại tảo. Chứa nhiều vi sinh vật. Nước mặt dễ bị ô nhiễm từ nước thải của các khu dân cư và khu công nghiệp lân cận. Trữ lượng nước không ổn định. Nước mưa Có thể xem là nước cất tự nhiên nhưng không hoàn toàn tinh khiết bởi vì nước mưa có thể bị ô nhiễm bởi khí thải, thậm chí vi khuẩn trong không khí. Nước biển Là một loại nước đặc biệt. Nước biển có thành phần ổn định nhất, cặn chưng khô của nó trong khoảng từ 33000 – 39000 mg/l (3,5 – 4%), khoảng 60% lượng cặn đó là NaCl. Ngoài ra trong đó còn chứa một lượng lớn hợp chất MgCl2, MgSO4, CaSO4. Hàm lượng muối trong nước biển thay đổi tuỳ theo vị trí địa lý như khu cửa sông, gần bờ hay xa bờ. Ngoài ra trong nước biển thường có nhiều chất lơ lửng, chủ yếu là các phiêu sinh động thức vật. Trong đó nước mặt và nước ngầm là hai nguồn nước cấp chủ yếu. So sánh những điểm khác nhau giữa nước mặt và nước ngầm Thông số Nước bề mặt Nước ngầm Nhiệt độ Thay đổi theo mùa Tương đối ổn định Hàm lượng chất rắn lơ lửng Thường cao và thay đổi theo mùa Thấp hoặc hầu như không có Chất khoáng hoà tan Thay đổi theo chất lượng đất, lượng mưa Ít thay đổi, cao hơn nước bề mặt ở cùng một vùng Hàm lượng Fe2+ và Mn2+ Rất thấp, trừ dưới đáy hồ Thường xuyên có CO2 hoà tan Thường rất thấp hoặc gần bằng không Thường xuất hiện ở nồng độ cao O2 hoà tan Thường gần bão hoà Thường không tồn tại Khí NH3 Xuất hiện ở các nguồn nước nhiễm bẩn Thường có Khí H2S Không Thường có SiO2 Thường có ở nồng độ trung bình Thường có ở nồng độ cao NO3- Thường thấp Thường ở nồng độ cao (do phân bón hoá học) Các vi sinh vật Vi trùng (nhiều loại gây bệnh), vi rút và các loại tảo Các vi trùng do sắt gây ra thường xuất hiện 2.3. MÔI TRƯỜNG ĐẤT 2.3.1. Sự hình thành và cấu trúc của Trái đất Trái đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời, vào thời điểm sau khi hình thành (cách đây khoảng 4,5 tỷ năm), Trái đất là một quả cầu lạnh, không có khí quyển, tự quay xung quanh Mặt trời. Sự phân hủy của các chất phóng xạ làm cho quả cầu Trái đất nóng lên dần, dẫn đến sự phân dị của vật chất bên trong và thoát khí, hơi nước, tạo nên khí quyển nguyên sinh gồm CH4, NH3 và hơi nước. Các chất rắn trong lòng Trái đất phân dị, phần nặng nhất gồm Fe, Ni tập trung tạo thành nhân Trái đất. Các phần nhẹ hơn gồm các hợp chất MgO, FeO, SiO2,... tạo nên Manti. Phần nhẹ nhất gồm các kim loại Al, Si tập trung ở lớp ngoài. Dần dần, lớp ngoài Trái đất nguội dần trở nên đông cứng và tạo nên Vỏ Trái đất. Thành phần và cấu trúc của khí quyển, thủy quyển thay đổi theo thời gian cho đến hiện nay. Vỏ Trái đất (Thạch quyển) là một lớp vỏ cứng rất mỏng, có cấu tạo hình thái rất phức tạp, có thành phần không đồng nhất, có độ dày thay đổi theo vị trí địa lý. Vỏ Trái đất được chia làm 2 kiểu: vỏ lục địa và vỏ đại dương. Vỏ đại dương có thành phần chủ yếu là các đá giàu CaO, FeO, MgO, SiO2 trải dài trên tất cả các đáy của các đại dương với chiều dày trung bình 8 km. Vỏ lục địa gồm 2 lớp vật liệu chính là đá bazan dày 10-20km ở dưới và các loại đá khác như granit, sienit giàu SiO2, Al2O3 và đá trầm tích ở bên trên. Vỏ lục địa thường rất dày, trung bình 35km, có nơi 70-80km như ở vùng núi cao Hymalaya. Ở vùng thềm lục địa, nơi tiếp xúc giữa đại dương và lục địa, lớp vỏ lục địa giảm còn 15-20km. Thành phần hóa học của Trái đất bao gồm các nguyên tố hóa học có số thứ tự từ 1-92 trong bảng hệ thống tuần hoàn Menđeleep Các nguyên tố hóa học phổ biến trong vỏ trái đất 2.3.2. Sự hình thành đất và biến đổi của địa hình cảnh quan Đất là lớp ngoài cùng của thạch quyển, bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vật. Các thành phần chính của đất là chất khoáng, nước, không khí, mùn và các loại sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng, chân đốt,... Đất có cấu trúc phân lớp rất đặc trưng, xem xét một phẩu diện đất có thể thấy sự phân tầng cấu trúc từ trên xuống dưới như sau: Tầng thảm mục và rễ cỏ được phân hủy ở mức độ khác nhau Tầng mùn thường có mầu thẩm hơn, tập trung các chất hữu cơ và dinh dưỡng của đất Tầng rữa trôi do một phần vật chất bị rửa trôi xuống tầng dưới Tầng tích tụ chứa các chất hòa tan và hạt sét bị rửa trôi từ tầng trên Tầng đá mẹ bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn giữ được cấu tạo của đá Tầng đá gốc chưa bị phong hóa hoặc biến đổi. Các nguyên tố hóa học trong đất tồn tại dưới dạng hợp chất vô cơ, hữu cơ, có nguồn gốc chủ yếu từ đá mẹ. Hàm lượng các nguyên tố hóa học của đất không cố định, biến đổi phụ thuộc vào quá trình hình thành đất. Theo hàm lượng và nhu cầu dinh dưỡng đối với cây trồng, các nguyên tố hóa học của đất được chia thành 3 nhóm: - Nguyên tố đa lượng: O, Si, Al, Fe, Ca, Mg, K, P, S, N, C, H. - Nguyên tố vi lượng: Mn, Zn, Cu, B, Mo, Co,… - Nguyên tố hiếm và phóng xạ: Br, In, Ra, I, Hf, U, Th,… Địa hình mặt đất và cảnh quan là kết quả tác động tương hỗ đồng thời, ngược với nhau và liên tục của hai nhóm quá trình nội sinh và ngoại sinh. Địa hình phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau trên các cấu trúc địa chất rất khác nhau, nên rất đa dạng. Chương 3 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ô nhiễm MT là sự thay đổi thành phần và tính chất của MT, có hại cho các hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Nguyên nhân gây ô nhiễm MT là do các hoạt động nhân tạo của con người hoặc các quá trình tự nhiên. 3.1. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 3.1.1. Khái niệm ô nhiễm không khí Ô nhiêm không khí là tình trạng không khí có chứa các chất với nồng độ đủ lớn để gây ra các tác động rõ rệt lên con người, động thực vật và các loại vật liệu. Các chất đề cập ở đây bao gồm những nguyên tố hay hợp chất tự nhiên hay nhân tạo do không khí mang theo. Những chất này có thể tồn tại trong không khí dưới dạng khí, các giọt lỏng nhỏ hay các chất rắn dạng mịn. Ô nhiễm không khí là một vấn đề có qui mô toàn cầu vì các chất gây ô nhiễm không khí, dù từ nguồn nào và ở đâu, cuối cùng cũng được phân tán khắp mọi nơi trong toàn bộ khí quyển của trái đất. 3.1.2. Nguồn phát sinh Nguồn gây ô nhiễm tự nhiên (thiên nhiên) Nguồn tự nhiên gây ô nhiễm môi trường không khí bao gồm: Ô nhiễm do hoạt động của núi lửa Khi hoạt động núi lửa phun ra một lượng khổng lồ các chất ô nhiễm như tro, bụi, sinfu dioxit SO2, hydro sunfua H2S và metan CH4, tác động môi trường của các đợt phun trào của các đợt phun trào núi lửa là rất nặng nề và lâu dài. Ô nhiễm do cháy rừng Nạn cháy rừng có thể xảy ra do các nguyên nhân tự nhiên như hạn hán kéo dài, khí hậu khô và nóng khắc nghiệt làm cho thảm cỏ khô bị bốc cháy khi gặp tia lửa do có va chạm ngẫu nhiên, từ đó lan rộng ra thành đám cháy lớn. Tuy nhiên nạn cháy rừng rất dễ xảy ra do hoạt động vô ý thức và vụ lợi cá nhân của con người. Khi rừng bị cháy nhiều chất độc hại bốc lên và lan tỏa ra một khu vực rộng lớn nhiều khi vượt ra khỏi biên giới của các quốc gia có rừng bị cháy. Những chất độc hại đó là: khói, tro bụi, các hydrocacbon không cháy, khí SO2, CO và NOx. Một số các biện pháp phòng chống cháy rừng được áp dụng khá phổ biến là tạo các dải đất trống (không cây cối), hoặc các đường kênh giữa các khu rừng liền kề nhau. Ô nhiễm do bão cát Hiện tượng bão cát thường xảy ra ở những vùng đất trơ và khô không được che phủ bởi thảm thực vật, đặc biệt là các vùng sa mạc. Gió mạnh làm cát bụi từ những vùng hoang hóa, sa mạc và mang đi rất xa gây ô nhiễm bầu khí quyển trong một khu vực rộng lớn, ảnh hưởng đồng thời đến nhiều nước trong khu vực rộng lớn, ảnh hưởng đồng thời đến nhiều nước trong khu vực chịu tác động. Ví dụ mưa bụi trong một phạm vi rộng lớn ở miền man nước Anh vào mùa hè năm 1968 là hậu quả của các đợt bão cát xảy ra ở Bắc Phi (Sa mạc Sahara). Bụi cát từ sa mạc Thar ở An Độ là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm bụi trầm trọng các vùng phía Bắc An Độ. Ngoài việc gây ô nhiễm không khí, bão cát còn làm cho tầm nhìn bị giảm, từ đó có thể gây ra nhiều tác hại to lớn. Chỉ có mưa kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày mới gội sạch được bụ