Tình hình công tác nghiên cứu phân loại ở
Việt Nam
Có thể nói cả 3 thời kỳ nghiên cứu phân loại đất
trên thế giới đều có ảnh hưởng đến Việt Nam,
tuy có chậm hơn.
Như đã biết, ông cha ta từ xưa đã biết phân loại
đất để sử dụng, cải tạo, quản lý và nhất là áp
dụng công tác đánh thuế nông nghiệp. Trong
các tác phẩm của mình (Vân đài loại ngữ, Phủ
biên tập lục), Lê Quý Ðôn cho biết: Triều
Nguyễn đã có những nghiên cứu khá sâu sắc về
đất, trong đó phân loại đất khá rõ ràng.
Trong thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở
nước ta những cuộc điều tra nghiên cứu đất
theo từng vùng thu được kết quả to lớn phục vụ
nông nghiệp và khai thác đất mới. Những thành
tựu đó có sự đóng góp của nhiều nhà khoa học
Việt Nam như: Lê Quý Ðôn, Nguyễn Công Trứ,
Phạm Gia Tu, Hồ Ðắc Vị, của các nhà khoa học
nước ngoài như: Lâm Văn Vãng (Trung Quốc),
E.M. Castagnol, Y. Henry (Pháp).
6 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2359 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân loại đất Việt Nam? Lịch sử phát triển?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phân loại đất VN? Lịch sử
phát triển?
Tình hình công tác nghiên cứu phân loại ở
Việt Nam
Có thể nói cả 3 thời kỳ nghiên cứu phân loại đất
trên thế giới đều có ảnh hưởng đến Việt Nam,
tuy có chậm hơn.
Như đã biết, ông cha ta từ xưa đã biết phân loại
đất để sử dụng, cải tạo, quản lý và nhất là áp
dụng công tác đánh thuế nông nghiệp. Trong
các tác phẩm của mình (Vân đài loại ngữ, Phủ
biên tập lục), Lê Quý Ðôn cho biết: Triều
Nguyễn đã có những nghiên cứu khá sâu sắc về
đất, trong đó phân loại đất khá rõ ràng.
Trong thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở
nước ta những cuộc điều tra nghiên cứu đất
theo từng vùng thu được kết quả to lớn phục vụ
nông nghiệp và khai thác đất mới. Những thành
tựu đó có sự đóng góp của nhiều nhà khoa học
Việt Nam như: Lê Quý Ðôn, Nguyễn Công Trứ,
Phạm Gia Tu, Hồ Ðắc Vị, của các nhà khoa học
nước ngoài như: Lâm Văn Vãng (Trung Quốc),
E.M. Castagnol, Y. Henry (Pháp)...
Thời kỳ 1956- 1975. Ðây là thời kỳ phát triển
đầy gian khó nhưng khoa học đất lại được phát
triển mạnh mẽ nhất là lĩnh vực nghiên cứu phân
loại và xây dựng bản đồ.
Miền Bắc vừa xây dựng CNXH vừa chi viện cho
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam.
Trong hoàn cảnh khó khăn đó, nghiên cứu phân
loại đất được các nhà khoa học đặt lên hàng
đầu. Năm 1959 sơ đồ thổ nhưỡng miền Bắc
Việt Nam theo phân loại phát sinh ra đời (V. M.
Fridland, Vũ Ngọc Tuyên, Tôn Thất Chiểu, Ðỗ
Ánh, Lê Thành Bá, Nguyễn Văn Dũng, Trần Văn
Nam, Phạm Tám, Nguyễn Ðình Toại...).
Tiếp đó là giai đoạn nghiên cứu hoàn chỉnh hệ
thống phân loại và xây dựng bản đồ đất tỷ lệ
trung bình và lớn cho cho các tỉnh, các huyện và
những nghiên cứu khác phục vụ phát triển kinh
tế xã hội. Ðội ngũ các nhà nghiên cứu lúc này
lớn mạnh hơn rất nhiều cả về số lượng cả về
trình độ chuyên sâu (xin phép không kể tên vì
quá nhiều). Bản đồ đất toàn quốc tỷ lệ
1/1.000.000 được xuất bản năm 1976 nhưng
thực chất đã được xây dựng trong giai đoạn
này.
Ở miền Nam, năm 1959 cũng đã tiến hành
nghiên cứu phân loại đất và sơ đồ đất miền
Nam theo phân loại của Soil Taxonomy do F.R.
Moorman chủ trì ra đời năm 1960. Tuy không
được đánh giá cao do nhiều nguyên nhân, song
đây là lần đầu tiên hệ thống phân loại của Soil
Taxonomy được áp dụng ở Việt Nam. Bên cạnh
đó các nghiên cứu phân loại xây dựng bản đồ
đất tỷ lệ lớn cũng đã được tiến hành ở một số
vùng để khai thác sử dụng. Ví dụ, các công trình
của Thái Công Tụng, Trương Ðình Phú,...
Thời kỳ sau 1975 đến nay
Sau khi nước nhà thống nhất, công tác điều tra
phân loại xây dựng bản đồ tập trung phục vụ
quy hoạch phát triển chung và khai thác vùng
đất mới. Các bản đồ chủ yếu được xây dựng với
tỷ lệ trung bình và lớn đặc biệt dành cho các tỉnh
thuộc phía Nam.
Những thông tin mới về phân loại đất của FAO-
UNESCO kể cả của Soil Taxonomy vào những
năm 80 của thế kỷ trước được các nhà khoa
học đón nhận. Hoặc trực tiếp hoặc dưới sự giúp
đỡ của chuyên gia Quốc tế, phương pháp phân
loại của FAO- UNESCO đã được nghiên cứu và
sử dụng khá rộng rãi. Bản đồ đất toàn quốc tỷ lệ
1/1.000.000 đã được Hội Khoa học đất Việt
Nam xuất bản năm 1996. Nhiều khu vực, nhiều
tỉnh đã có bản đồ đất theo phân loại FAO-
UNESCO (Tây Nguyên, Ðồng bằng sông Cửu
Long, Quảng Ngãi..., các địa phương đồng bằng
Bắc Bộ như Nam Ðịnh, Ninh Bình... Phương
pháp phân loại của Soil Taxonomy tuy gặp
những khó khăn khách quan nhất định nhưng
cũng được các nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu tiến tới áp dụng rộng rãi trong tương lai.
Cơ sở phân loại đất Việt Nam
a. Tóm tắt hoàn cảnh hình thành đất
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nằm
trọn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc
vùng Ðông Nam Á. Phía Bắc giáp Trung Quốc,
phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Đông và
Nam giáp Thái Bình Dương. Nước Việt Nam có
hình chữ S kéo dài hơn 15 vĩ độ từ 8033-23023
VĐB và 102010 -109026 KÐÐ. Có hơn 3200 km
đường bờ biển. Ðỉnh núi cao nhất Việt Nam là
Fanxipan: 3 143m, đỉnh núi cao nhất ở phía
Nam là Ngọc Linh: 2598m. Ngoài bộ phận đất
liền, lãnh thổ Việt Nam còn có thềm lục địa rộng
với nhiều đảo và quần đảo trên biển Ðông.
Ðịa chất và địa hình
Có thể chia lãnh thổ Việt Nam thành 2 vùng lớn:
đồng bằng và trung du miền núi.
Vùng núi có địa hình rất phức tạp, nhiều dãy núi
cao, nhiều đứt gãy sâu, các cao nguyên... tạo
nên các điều kiện tự nhiên hết sức phong phú.
Trong vùng núi ta gặp đủ các loại đá mẹ khác
nhau: granit, riolit, diolit, bazan, anderit, phiến
mica, gnai, cát kết các loại, đá vôi, đá hoa,
quăczit...
Vùng đồng bằng: hai đồng bằng lớn ở Việt Nam
là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông
Cửu Long, địa hình trũng và thấp, có bề mặt
tương đối bằng phẳng. Cấu tạo địa chất gồm
các trầm tích Ðệ tam ở dưới, trầm tích Ðệ tứ ở
phía trên.
Vùng rìa đồng bằng tiếp giáp với biển thường
chịu các tác động lớn của biển. Vùng đồng bằng
miền Trung bị chia cắt bởi những dãy núi đâm
ra biển, các vật liệu tích đọng ở đây chủ yếu là
cát các loại ở vùng ven biển.
Khí hậu
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 3
kiểu khí hậu phổ biến:
- Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng
mưa nhiều, mùa đông lạnh mưa ít ở Bắc Bộ.
- Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều ở
nửa cuối mùa hè và nửa đầu mùa đông ở Trung
Bộ (trừ Ninh Thuận và Tây Nguyên).
- Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm
nóng, mưa nhiều vào mùa hè, khô hạn về
mùa đông ở Nam Bộ, Tây Nguyên và Ninh
Thuận.
Các miền khí hậu được chia ra các khu vực khí
hậu gắn với 9 vùng sinh thái là: Tây Bắc, Việt
Bắc, Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, duyên
hải Bắc và Trung Trung Bộ, duyên hải Nam
Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng
bằng sông Cửu Long.
Thảm thực vật rùng Việt Nam
Thảm thực vật rừng Việt Nam cũng rất phong
phú, ngoài những yếu tố thực vật đặc hữu của
Việt Nam như cây lim, săng lẻ, dừa, phong
lan,... Việt Nam còn là nơi hội tụ từ nhiều nguồn
sinh vật di cư từ phía Bắc xuống, phía Tây (Ấn
Ðộ) sang...
Theo Thái Văn Trừng (1971), thảm thực vật
rừng Việt Nam được chia thành 14 kiểu quần
hệ.
Sự tác động của con người
Nhiều vùng đất rộng lớn ở Việt Nam như đồng
bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, Trung Bộ và nhiều vùng
ở miền núi và trung du đã được sử dụng vào
sản xuất nông lâm nghiệp. Những vùng đất này
chịu sự tác động sâu sắc của con người theo cả
2 hướng tích cực và tiêu cực.
b. Những quá trình hình thành và biến đổi chính
diễn ra trong đất
- Quá trình tích luỹ mùn và than bùn.
- Quá trình tích luỹ tương đối và tuyệt đối Fe, Al
trong đất.
- Quá trình glây.
- Quá trình hoá mặn.
- Quá trình hoá chua, quá trình hoá phèn.
- Quá trình rửa trôi - xói mòn đất.
- Quá trình bồi đắp phù sa.
s