Giới Nấm (tên khoa học: Fungi) bao gồm những sinh vật nhân chuẩn tự dưỡng có thành tế bào bằng kitin(chitin). Phần lớn nấm phát triển dưới dang các sợi đa bào được gọi là sợi nấm (hyphae) tạo nên hệ sợi(mycelium), một số nấm khác lại phát triển dưới dạng đơn bào. Quá trình sinh sản (hữu tính hoặc vô tính) của nấm thường qua bào tử, được tạo ra trên những cấu trúc đặc biệt hay thể quả. Một số loài lại mất khả năng tạo nên những cấu trúc sinh sản đặc biêt và nhân lên qua hình thức sinh sản sinh dưỡng.
25 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3392 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân loại khoa học nấm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nấm
Về dạng nấm nhìn thấy được thông thường, xem nấm lớn. Về thể loại nhạc xem Fungi
(âm nhạc)
Nấm
Thời điểm hóa thạch: Đầu kỷ Devon - gần đây (xem thêm trong văn
bản)
Theo chiều kim đồng hồ từ góc trên bên trái: Nấm diệt ruồi Amanita
muscaria (Basidiomycota-nấm đảm); Sarcoscypha coccinea
(Ascomycota-nấm nang); mốc đen (Zygomycota-nấm tiếp hợp); nấm
roi/ nấm trứng (Chytridiomycota); Penicillium conidiophore.
Phân loại khoa học
Vực (domain): Eukarya
(không phân
hạng)
Opisthokonta
Giới (regnum): Fungi
(L., 1753) R.T. Moore,
1980
Phân giới/Ngành
Chytridiomycota
Blastocladiomycota
Neocallimastigomycota
Glomeromycota
Zygomycota
Dikarya (bao gồm Deuteromycota)
Ascomycota
Basidiomycota
Giới Nấm (tên khoa học: Fungi) bao gồm những sinh vật nhân chuẩn tự dưỡng có thành
tế bào bằng kitin (chitin). Phần lớn nấm phát triển dưới dang các sợi đa bào được gọi là
sợi nấm (hyphae) tạo nên hệ sợi (mycelium), một số nấm khác lại phát triển dưới dạng
đơn bào. Quá trình sinh sản (hữu tính hoặc vô tính) của nấm thường qua bào tử, được tạo
ra trên những cấu trúc đặc biệt hay thể quả. Một số loài lại mất khả năng tạo nên những
cấu trúc sinh sản đặc biêt và nhân lên qua hình thức sinh sản sinh dưỡng.
Những đại diện tiêu biểu của nấm là nấm mốc, nấm men và nấm lớn (nấm quả thể). Giới
Nấm là nhóm sinh vật đơn ngành (monophyletic) mà có nguồn gốc hoàn toàn khác biệt
với những sinh vật có hình thái tương tự như nấm nhầy (myxomycetes) hay mốc nước
(oomycetes). Nấm có mối quan hệ gần với động vật hơn thực vật, cho dù thế thì môn học
về nấm, hay nấm học, lại thường được xếp vào thành một nhánh của thực vật học.
Trên Trái Đất, đa phần các nấm đều không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, chúng
sống phần lớn ở trong đất, chất mùn, xác sinh vật chết, cộng sinh hoặc kí sinh trên cơ thể
động, thực vật và nấm khác. Vi nấm đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái,
chúng phân hủy các vật chất hữu cơ và không thể thiếu được trong chu trình chuyển hóa
và trao đổi vật chất. Một số loài nấm có thể nhận thấy được khi ở dạng thể quả, như nấm
lớn và nấm mốc. Nấm được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống lẫn sản xuất, nhiều loài
được sử dụng trong công nghệ thực phẩm, sử dụng làm thức ăn hoặc trong quá trình lên
men. Nấm còn được dùng để sản xuất chất kháng sinh, hoóc môn trong y học và nhiều
loại enzym. Tuy vậy, nhiều loại nấm lại có chứa các chất hoạt động sinh học được gọi là
mycotoxin, như ancaloit và polyketit, là những chất độc đối với động vật lẫn con người.
Một số loại nấm được sử dụng để kích thích hoặc trong các nghi lễ truyền thống với vai
trò tác động lên trí tuệ và hành vi của con người. Vài loại nấm có thể gây ra các chứng
bệnh cho con người và động vật, cũng như bệnh dịch cho cây trồng, mùa màng và có thể
gây tác động lớn lên an ninh lương thực và kinh tế.
Sự đa dạng
Nấm phân bố trên toàn thế giới và phát triển ở nhiều dạng môi trường sống khác nhau, kể
cả sa mạc. Đa phần nấm sống ở trên cạn, nhưng một số loài lại chỉ tìm thấy ở môi trường
nước. Nấm và vi khuẩn là những sinh vật phân huỷ chính có vai trò quan trọng đối với
các hệ sinh thái trên cạn trên toàn thế giới. Dựa theo sự theo tỉ lệ giữa số loài nấm với số
loài thực vật ở trong cùng một môi trường, người ta ước tính giới Nấm có khoảng 1,5
triệu loài. Khoảng 70.000 loài nấm đã được các nhà phân loại học phát hiện và miêu tả,
tuy nhiên kích cỡ thực sự của tính đa dạng của giới Nấm vẫn còn là điều bí ẩn. Đa phần
nấm phát triển dưới dạng các sợi đa bào gọi là sợi nấm, cấu tạo nên thể sợi (hay khuẩn
ty), trong khi những loài khác thì lại phát triển dưới dạng đơn bào. Cho đến gần đây,
nhiều loại nấm đã được miêu tả dựa trên những đặc điểm hình thái, như kích cỡ và hình
dạng các bào tử hay thể quả, hay dựa trên khái niệm loài sinh vật với sự trợ giúp của các
công cụ phân tử, như phương pháp Dideoxy, đã gia tăng mạnh cách thức và khả năng ước
tính sự đa dạng của nấm trong phạm vi các nhóm phân loại khác nhau.
Hình thái
Vòng đời
Sinh thái
Nấm lỗ phát triển trên một cây ở Borneo
Dù không dễ thấy, nhưng nấm lại có mặt ở tất cả các môi trường trên Trái Đất và đóng
một vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái. Cùng với vi khuẩn, nấm là sinh vật phân hủy
chính ở hầu hết các hệ sinh thái trên cạn (và có thể dưới nước), bởi vậy nên chúng cũng
có vai trò quan trọng các chu trình sinh địa hóa và ở nhiều lưới thức ăn. Khi sống hoại
sinh hay cộng sinh, chúng phân hủy những vật chất hữu cơ thành những phân tử vô cơ,
rồi sau đó những chất này sẽ được đồng hóa ở thực vật hay những sinh vật khác.
Cộng sinh
Nấm có mối quan hệ cộng sinh với hầu hết tất cả các giới. Quan hệ của chúng có thể hỗ
trợ hoặc đối nghịch nhau, hay với những nấm hội sinh thì không đem lại bất cứ lợi ích
hay tác hại rõ ràng nào đối với vật chủ.
Với thực vật
Một nấm rễ thạch nam tách từ Woollsia pungens
Nấm rễ là một hình thức cộng sinh giữa thực vật và nấm, chia làm hai loại: nấm rễ trong
(endomycorrhiza, tức nấm kí sinh đơn bào sống bên trong tế bào rễ cây) và nấm rễ ngoài
(ectomycorrhiza, tức rễ của nấm bám dày đặc xung quanh đầu rễ cây và xâm nhập vào
giữa các tế bào rễ cây). Đây là quần hợp nấm-thực vật được biết nhiều nhất và đóng vai
trò quan trọng trong quá trình phát triển của thực vật cũng như nhiều hệ sinh thái, hơn
90% các loài thực vật có quan hệ với nấm theo hình thức nấm rễ và phụ thuộc vào mối
quan hệ này để tồn tại. Sự cộng sinh nấm rễ đã có lịch sử xa xưa, ít nhất là hơn 400 triệu
năm về trước. Chúng thường làm tăng khả năng hấp thu các hợp chất vô cơ của thực vật,
như nitrat và photphat, từ những đất có nồng độ những nguyên tố thiết yếu thấp. Ở một số
nấm rễ, thành phần nấm có thể đóng vai trò trung gian giữa thực vật với thực vật, vận
chuyển carbohydrate và các chất dinh dưỡng khác. Những cộng đồng nấm rễ đó được gọi
là "mạng lưới nấm rễ chung". Một số nấm có khả năng kích thích sự sinh trưởng của cây
bằng cách tiết ra các hoóc môn thực vật như axít idolaxetic (IAA).
Địa y là dạng cộng sinh giữa nấm (hầu hết các loài nấm nang và một số nấm đảm) với tảo
hay vi khuẩn lam (gọi chung là đối tác quang hợp), trong đó những tế bào quang hợp
được gắn vào những mô nấm. Giống với nấm rễ, những đối tác quang hợp sẽ cung cấp
cacbohyđrat được tạo ra trong quá trình quang hợp, đổi lại nấm cung cấp cho chúng các
chất khoáng và nước. Những chức năng của toàn bộ cơ thể địa y gần như giống hệt với
một cơ thể đơn độc. Địa y là những sinh vât tiên phong và xuất hiện ở những nơi nguyên
thủy như đá tảng hay nham thạch núi lửa đã nguội. Chúng có thể thích nghi cực tốt với
những điều kiện khắc nghiệt như giá lạnh hay khô hạn và là những ví dụ tiêu biểu nhất
của sự cộng sinh.
Một số loài nấm sống trong cây có thể tiết ra những độc tố nấm để ngăn cản những động
vật ăn cỏ ăn vật chủ của chúng.
Với côn trùng
Nhiều côn trùng có mối quan hệ hỗ trợ với nhiều loại nấm. Vài loại kiến trồng những loài
nấm thuộc bộ Nấm mỡ (Agaricales) để làm nguồn thức ăn chính, trong khi đó những loài
bọ cánh cứng Ambrosia trồng nhiều loài nấm trong lớp vỏ cây mà chúng cư trú . Loài
mối ở xavan châu Phi cũng được biết có khả năng trồng nấm .
Mầm bệnh và kí sinh
Bệnh đạo ôn ở lúa do Magnaporthe oryzae gây ra
Bài chi tiết: Nấm bệnh và Bệnh nấm
Tuy vậy, nhiều loại nấm lại kí sinh trên thực vật, động vật (cả con người) và nấm khác.
Những loài nấm gây bệnh trên cây trồng có thể gây thiệt hại rộng lớn cho ngành nông
nghiệp và lâm nghiệp, ví dụ như nấm đạo ôn (Magnaporthe oryzae) gây bệnh cho lúa,
Ophiostoma ulmi và Ophiostoma novo-ulmi gây ra bệnh du Hà Lan, còn Cryphonectria
parasitica là nguyên nhân của bệnh thối cây dẻ. Những loài gây bệnh cho cây thuộc các
chi Fusarium, Ustilago, Alternaria và Cochliobolus[13], còn những loài có khả năng gây
bệnh cho người lại thuộc các chi như Aspergillus, Candida, Cryptoccocus[29][14][30],
Histoplasma và Pneumocystis . Chúng có thể gây ra những bệnh ngoài da ở người như
nấm chân hay hắc lào cho đến những bệnh nguy hiểm có thể gây chết người như viêm
màng não (nấm Cryptococcus neoformans) hay viêm phổi. Nấm gây ra nhiều bệnh cơ
hội, tức những bệnh tấn công những người bị suy giảm miễn dịch , trong đó có những
người bị HIV/AIDS , ví dụ như bệnh candidiasis (nấm Candida, gây ra chứng lở miệng ở
trẻ em và âm đạo phụ nữ), histoplasmosis (Histoplasma capsulatum), cryptococcosis
(Cryptococcus neoformans), aspergillosis (Aspergillus), coccidioidomycosis
(Coccidioides immitis hay C. posadasii), viêm phổi pneumocystis (Pneumocystis
jirovecii)... và rất nhiều bệnh khác.
Có khoảng 70 loài nấm sinh bào tử là những tác nhân gây dị ứng. Chúng có thể là nấm
mốc trong nhà hay ngoài trời, đa phần là nấm sợi như các chi Alternaria, Aspergillus,
Cladosporium, Helminthosporium, Epicoccum, Penicillium, Fusarium..., chỉ có vài loài
là nấm đơn bào như Candida, Rhodotorula, có một số loài là nấm lớn như Agaricus,
Coprinus, Fomes, Ganoderma... Bào tử nấm có thể gây ra những chứng như hen suyễn,
viêm mũi dị ứng, các bệnh nấm dị ứng phế quản phổi và viêm phổi quá mẫn.
Săn mồi
Một số loài nấm là những kẻ săn giun tròn. Chúng có thể biến đổi sợi nấm để tạo thành
những cấu trúc đặc biệt có chức năng bẫy giun tròn, nên được gọi với tên chung là nấm
bẫy mồi}. Những loại bẫy thường thấy là: mạng dính hay lưới dính, bọng dính, vòng
không thắt, cột dính, vòng thắt và bào tử dính. Các loài nấm bắt mồi theo kiểu này thường
thuộc các chi Arthrobotrys, Dactylaria, Dactylella và Trichothecium. Có vài loài như
Zoopage phanera[40][45] thì lại tiết chất dính ra toàn bộ mặt ngoài sợi nấm và cũng có khả
năng bẫy mồi tương tự.
Dinh dưỡng và khả năng tự dưỡng
Sự phát triển của nấm dưới dạng sợi nấm ở những môi trường rắn cũng như dưới dạng
đơn bào ở môi trường nước, đều được điều chỉnh để hút các chất dinh dưỡng hiệu quả
nhất từ môi trường, bởi chúng đều có tỉ lệ diện tích bề mặt trên thể tích cao. Sự thích nghi
hình thái đã được bổ sung bởi những enzym thủy phân trong những môi trường tiêu hóa
có phân tử hữu cơ lớn, như polysaccarit, protein, lipit và những chất nền dinh dưỡng
khác. Những phân tử này bị thủy phân thành những phân tử nhỏ hơn, sau đó trở thành
những chất dinh dưỡng được hấp thu vào tế bào nấm.
Thông thường nấm được coi là những sinh vật dị dưỡng, tức những cơ thể chỉ có thể lấy
cacbon từ những sinh vật khác cho quá trình trao đổi chất, tuy nhiên nấm đã tiến hóa khả
năng chuyển hoá mà cho phép chúng sử dụng đa dạng những loại chất nền hữu cơ để phát
triển, bao gồm các hợp chất đơn giản như nitrat, amoniac, axetat hay êtanol[49] [50]. Những
nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng rằng nấm đã sử dụng sắc tố melanin để lấy năng
lượng từ những phóng xạ ion hóa, như tia gamma, gọi nôm na là "vô tuyến dưỡng".
Người ta cho rằng quá trình này có điểm tương đồng với quá trình quang hợp ở thực vật,
tuy nhiên hiện nay đang thiếu những bằng chứng sinh hóa có giá trị ủng hộ cho giả thuyết
này.
Vai trò đối với con người
Nấm đã được con người sử dụng để chế biến và bảo quản thức ăn một cách rộng rãi và
lâu dài: nấm men được sử dụng cho quá trình lên men để tạo ra rượu, bia và bánh mì, một
số loài nấm khác được sử dụng để sản xuất xì dầu và tempeh. Trồng nầm và hái nấm là
những ngành kinh doanh lớn ở nhiều nước. Nhiều loại nấm được sử dụng để sản xuất
chất kháng sinh, gồm các kháng sinh β-lactam như penicillin và cephalosporin. Những
loại kháng sinh này đều được sử dụng rộng rãi trong việc chữa trị các bệnh do vi khuẩn,
như lao, phong cùi, giang mai và nhiều bệnh khác ở đầu thế kỷ 20 và tiếp tục đóng một
vai trò quan trọng trong hóa học trị liệu kháng khuẩn. Môn khoa học nghiên cứu về lịch
sử ứng dụng và vai trò của nấm được gọi là nấm học dân tộc.
Chế biến thực phẩm
Nấm men khô, dạng kết tinh của men được sử dụng thương mại
Bình Kombucha đang lên men
Nấm men bánh mì với loài chính là Saccharomyces cerevisiae, một nấm đơn bào, được
sử dụng rộng rãi trong việc làm bánh mì và những sản phấm từ bột mì khác, như pizza
hay bánh bao . Trong quá trình lên men rượu dưới điều kiện yếm khí, nấm men sẽ sản
sinh ra rượu etanol và khí cacbonic (CO2) có vai trò làm nở bột mì. Một số loài nấm men
của chi Saccharomyces cũng được sử dụng để sản xuất đồ uống có cồn, như bia hay rượu
vang thông qua quá trình lên men rượu. Nấm men và vi khuẩn acetic được sử dụng trong
quá trình chuẩn bị Kombucha, một loại trà ngọt lên men. Những loại men tìm thấy trong
trà rất đa dạng, như Brettanomyces bruxellensis, Candida stellata, Schizosaccharomyces
pombe, Torulaspora delbrueckii và Zygosaccharomyces bailii. Ngoài ra, Vegemite và
Marmite, những chiết xuất nấm men, đã được sử dụng rộng rãi làm gia vị để chế biến
thức ăn trong đời sống.
Vân xanh pho mát Stilton với nấm Penicillium roqueforti.
Một số loài nấm sợi thường được sử dụng để sản xuất sinh khối protein. Mốc Aspergillus
oryzae được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước, như sản xuất nước tương (xì dầu), súp miso
và rượu sake ở Nhật Bản hay làm tempeh ở Java. Mốc hoa cau được dùng để sản xuất
tương, loại thực phẩm phổ biến ở Việt Nam, cũng chính là A. oryzae, tuy nhiên tương sản
xuất thủ công lại có độ an toàn không cao, bởi những loại mốc tốt và không độc như A.
oryzae và Aspergillus sojae lại rất dễ lẫn lộn với những loại mốc nguy hiểm có độc tố gây
ung thư khác là A. flavus và A. parasiticus. Quorn là loại thực phẩm giàu protein được
sản xuất từ mốc Fusarium venenatum, và được dùng trong việc chế biến đồ ăn chay.
Nhiều loại thực phẩm khác cũng được chế biến bởi mốc như chao (ủ nhờ mốc
Actinomucor elegans, Mucor racemosus hay Rhizopus), ang-kak (gạo lên men với mốc
đỏ Monascus purpureus)[60], salami (một loại xúc xích, lên men nhờ P. nalgiovense, P.
chrysogenum)[61][62]. Trong sản xuất pho mát, một kinh nghiệm thông thường là cấy bào
tử nấm vào sữa đông để tạo mốc, việc này sẽ cho ra hương vị và kết cấu đặc biệt độc nhất
của pho mát. Ở những loại pho mát xanh, như Stilton hay Roquefort, thì những vân xanh
được tạo ra bởi loài nấm Penicillium roqueforti[63].
Nấm ăn và nấm độc
Những loại nấm châu Á, từ trái qua phải: nấm kim trâm, buna-shimeji, bunapi-shimeji,
nấm sò vua và nấm hương
Nấm mỡ được trồng tại một trang trại ở Hungary
Những loài nấm quả thể được biết đến với hai dạng: nấm ăn được và nấm độc. Nấm ăn
được sử dụng rộng rãi làm thực phẩm, chúng có thể sử dụng trong rất nhiều món ăn, ở
nhiều nền ẩm thực khác nhau. Nấm là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có độ đạm
cao và ít chất béo, chứa nhiều vitamin nhóm B và C. Dù nấm không phải là nguốn
vitamin D đáng kể, nhưng hàm lượng vitamin D có thể tăng lên khi được phơi với ánh
sáng (nhất là tia cực tím) dù điều này làm thẫm lớp vỏ của chúng. Nấm cũng chứa nhiều
nguyên tố vi lượng, như sắt, selen, natri, kali, magiê và phốt pho.
Những loại nấm ăn được thường xuyên bày bán ở các chợ và siêu thị đều được trồng ở
các trang trại nấm. Loại nấm phổ biến nhất là nấm mỡ (Agaricus bisporus), được trồng ở
ít nhất 70 quốc gia trên thế giới. Những dạng khác của A.bisporus là portabella và nấm
mũ (crimini) cũng được trồng thương mại. Nhiều loại nấm châu Á cũng được trồng và
tiêu thụ rộng rãi là nấm rơm (Volvariella volvacea), nấm hương (Lentinula edodes), nấm
sò (Pleurotus ostreatus), mộc nhĩ (Auricularia auricula-judae), enokitake (nấm kim trâm,
Flammulina) và nấm múa (Grifola frondosa).
Nấm tử thần Amanita phalloides
Có nhiều loại nấm được thu hoạch từ tự nhiên để cho cá nhân hay để bán như nấm sữa
(Lactarius deliciosus), nấm nhăn (nấm bụng dê, Morchella), nấm mồng gà
(Cantharellus), nấm cục (Tuber), nấm kèn đồng (Cantharellus) và nấm thông (Boletus
edulis), chúng thường đắt tiền và dành cho những người sành ăn. Hái nấm là hoạt động
phổ biến ở nhiều vùng của Châu Âu và tây bắc Hoa Kỳ. Tuy nhiên những người đi hái
nấm phải rất chú trọng về việc phân biệt nấm ăn và nấm độc. Có nhiều loại nấm đặc biệt
độc đối với con người, độc tính của nấm có thể nhẹ và gây ra bệnh tiêu hóa hay dị ứng
cũng như ảo giác, nhưng cũng có thể đủ mạnh để gây liệt các cơ quan và chết người. Có
khoảng 10.000 loại nấm thịt, trong đó có một nửa là ăn được và 100 loài có độc tố cao.
Những loại nấm gây chết người thuộc về các chi Inocybe, Entoloma, Hebetoma,
Cortinarius và nổi tiếng nhất là Amanita. Những loài thuộc chi cuối như "thiên thần hủy
diệt" A. virosa hay nấm tử thần A. phalloides là những loại nấm độc chết người thông
dụng nhất. Loại nấm moscela giả (Gyromitra esculenta) khi nấu chín là một thức ăn
ngon, nhưng lại độc khi ăn sống. Nấm Tricholoma equestre đã từng được cho là ăn được
cho đến khi nó bị phát hiện là gây ra bệnh Rhabdomyolysis (hủy hoại cơ bắp).
Loài nấm gây ảo giác Amanita muscaria
Nấm màu đỏ Amanita muscaria gây độc không thường xuyên, khi ăn vào nó có thể trở
thành loại thuốc kích thích và sinh ảo giác. Trong lịch sử, những tu sĩ cổ đại người Celt ở
Bắc Âu và người Koryak ở Siberi đã sử dụng loại nấm này với mục đích tôn giáo và làm
phép. Cũng có nhiều loài nấm gây ảo giác khác, chúng được gọi là "nấm ma thuật",
"mush" hoặc "shroom", thuộc nhiều chi khác nhau như Psilocybe, Panaeolus,
Gymnopilus, Copelandia, Conocybe... Chúng có thể tác động lên trí tuệ và hành vi của
con người, tạo cảm giác hư ảo hưng phấn, và cũng có vai trò trong việc chữa trị truyền
thống ở một số địa phương.
Để phân biệt được nấm ăn được và nấm độc thì có nhiều kinh nghiệm cùng với các cơ sở
nghiên cứu: không ăn nấm sặc sỡ, có mùi hắc, không ăn nấm quá non hay quá già, không
ăn nấm có chảy sữa... Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp ngoại lệ, như có nấm độc có
màu sắc và hình dạng giống nấm thường. Vì thế rất khó để có thể nhận biết được nấm an
toàn và nấm độc nếu không có đủ kinh nghiệm và kiến thức, và lời khuyên tốt nhất là hãy
coi tất cả nấm ở trong rừng là nấm độc và bỏ qua nó.
Dược liệu và chiết xuất
Nhiều loại nấm ăn đã được sử dụng trong y học truyền thống hàng ngàn năm nay. Những
loại nấm như nấm múa, nấm hương (đông cô), nấm chaga, nấm linh chi... đã được tập
trung nghiên cứu bởi khả năng chống ung thư, chống virus và tăng cường hệ miễn dịch
của chúng. Loài nấm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps sinensis) được coi là một dược liệu
quý hiếm và đã được sử dụng ở Trung Quốc từ lâu . Loài nấm cổ linh chi (Ganoderma
applanatum) cũng từng được coi là một "thần dược" ở Việt Nam, mặc dù không có bằng
chứng cụ thể nào về khả năng trị bệnh của nó . Psilocybin và LSD, những chất gây ảo
giác được chiết xuất từ nấm, có thể dùng để chữa các bệnh về tâm thần, như chứng rối
loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)[76][77], và cũng được dùng (với lượng nhỏ) để chấp dứt
những cơn nhức đầu hàng loạt (cluster headache) hay đau nửa đầu. LSD mạnh gấp 100
lần psilocybin, được tổng hợp vào năm 1938, và là một loại ma túy quen thuộc.
Công thức hóa học Penicillin
Trong số 12.000 loại kháng sinh được biết năm 1995 có khoảng 22% được sản xuất từ
nấm sợi. Trong số đó, kháng sinh Penicillin, được Alexander Fleming tổng hợp từ nấm
Penicillium chrysogenum vào năm 1928, được sử dụng rất rộng rãi trong chữa trị y học
thế kỷ 20. Chúng có thể chữa được các bệnh vi khuẩn như bạch hầu, viêm phổi, viêm
màng não, hôi miệng, giang mai, lậu và kể cả vi khuẩn Staphylococcus gây ra nhiễm
trùng huyết . Một loại kháng sinh β-lactam phổ biến khác, Cephalosporin, cũng được
tổng hợp năm 1948 từ nấm Cephalosporium acremonium.
Áp dụng công nghệ ADN tái tổ hợp, nhiều gen đã được chuyển vào những loại nấm như
nấm men S. cerevisiae, Pichia pastoris, Schizosaccharomyces pombe, Kluyveromyces
lactis, Candida albicans, Hansenula polymorpha, Yarrowia lipolytica.. và nấm sợi
Aspergillus niger, A. nidulans, A. oryzae, Neurospora crassa, Trichoderma reesei... với
mục đích sản xuất công nghiệp. Nhờ khả năng phát triển nhanh, chúng được nuôi trồng
và cho ra nhiều loại sản phẩm protein đa dạng giá trị rất lớn trong y h