Phân loại phổ niệm ngôn ngữ

Phổ niệm diễn dịch và phổ niệm quy nạp • Phổ niệm tuyệt đối và phổ niệm tương đối • Phổ niệm đơn và phổ niệm phức • Phổ niệm đồng đại và phổ niệm lịch đại • Phổ niệm của ngôn ngữ và phổ niệm của lời nói • Phổ niệm ngôn ngữ và phổ niệm ngoài ngôn ngữ • Phổ niệm thuộc các cấp bậc trừu tượng hoá khác nhau 1. Phổ niệm diễn dịch và phổ niệm quy nạp Khẳng định rằng một hiện tượng nào đó đáng được quy là phổ niệm, điều đó có thể có nghĩa là: a, khẳng định rằng hiện tượng đó có mặt trong tất cả các ngôn ngữ đã biết, và chắc sẽ có mặt ở cả những ngôn ngữ hiện chưa biết; b, hoặc khẳng định rằng hiện tượng đó tất yếu phải có mặt ở mọi ngôn ngữ. Hiểu theo cách thứ nhất tức là đi theo con đường quy nạp; hiểu theo cách thứ hai tức là đi theo con đường diễn dịch

pdf9 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân loại phổ niệm ngôn ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân loại phổ niệm ngôn ngữ • Phổ niệm diễn dịch và phổ niệm quy nạp • Phổ niệm tuyệt đối và phổ niệm tương đối • Phổ niệm đơn và phổ niệm phức • Phổ niệm đồng đại và phổ niệm lịch đại • Phổ niệm của ngôn ngữ và phổ niệm của lời nói • Phổ niệm ngôn ngữ và phổ niệm ngoài ngôn ngữ • Phổ niệm thuộc các cấp bậc trừu tượng hoá khác nhau 1. Phổ niệm diễn dịch và phổ niệm quy nạp Khẳng định rằng một hiện tượng nào đó đáng được quy là phổ niệm, điều đó có thể có nghĩa là: a, khẳng định rằng hiện tượng đó có mặt trong tất cả các ngôn ngữ đã biết, và chắc sẽ có mặt ở cả những ngôn ngữ hiện chưa biết; b, hoặc khẳng định rằng hiện tượng đó tất yếu phải có mặt ở mọi ngôn ngữ. Hiểu theo cách thứ nhất tức là đi theo con đường quy nạp; hiểu theo cách thứ hai tức là đi theo con đường diễn dịch. Cố nhiên, trong một số trường hợp, sự khẳng định đã gắn chặt ngay với thái độ nghiên cứu: chẳng hạn khi khẳng định "trong mọi ngôn ngữ đều có âm vị" tức là đã chấp nhận một siêu ngôn ngữ (=một hệ thống, một ngôn ngữ dùng để miêu tả) có bao hàm khái niệm âm vị. Đi theo con đường quy nạp là đi từ một số lượng ngôn ngữ nhất định nào đấy rồi tổng kết lại. Vì vậy, sự khẳng định ở đây mang trong bản thân nói tính cách một giả thuyết. Sự tổng kết khẳng định đó đôi khi có thể gặp mâu thuẫn ở thực tế. Vì lí do đó, phổ niệm quy nạp có khi có thể không có tính tuyệt đối một trăm phần trăm. Nhưng khẳng định theo lối quy nạp tức là khẳng định một điều mới, không suy ra từ một điều khẳng định có trước. Do lí do này, lượng thông tin của khẳng định quy nạp bao giờ cũng cao. 2. Phổ niệm tương đối và phổ niệm tuyệt đối Khẳng định "trong tất cả mọi ngôn ngữ đều có hiện tượng X" tức là coi X như một phổ niệm tuyệt đối, còn khẳng định "trong hầu hết mọi ngôn ngữ đều có hiện tượng Y" tức là coi Y như một phổ niệm tương đối. Phổ niệm tương đối xây dựng trên đa số thống kê, nên có thể gặp ngoại lệ; phổ niệm tuyệt đối thì bao giờ cũng đúng. Các ngoại lệ mâu thuẫn với phổ niệm tương đối là những hiện tượng rất thú vị. Có trường hợp đó là sản phẩm của quá trình diễn biến lịch sử: khi ngôn ngữ đang ở giai đoạn chuyển tiếp nghĩa là đang đi từ hệ thống của trạng thái ổn định cũ sang hệ thống của trạng thái ổn định mới thì tất yếu sẽ có nhưng hiện tượng lẻ tẻ nằm ngoài hệ thống. Dựa vào loại ngoại lệ này có thể rút ra kết luận về con đường diễn biến lịch sử, về trạng thái cũ cũng như trạng thái mới đang hướng đến. Lại có những trường hợp ngoại lệ nẩy sinh ra do hoàn cảnh của ngữ vực: khi hai ngôn ngữ ở vào thế có tiếp xúc với nhau thì rất dễ xảy ra tình trạng có những nét lạ chen vào trong hệ thống. Căn cứ vào những kiểu ngoại lệ này, do đó, có thể rút ra kết luận về trạng thái cổ trước khi có tiếp xúc, về lớp cơ tầng (substrat), về hướng hội tụ v.v... Các phổ niệm tuyệt đối lại có giá trị về một phương diện khác. Chúng có thể dẫn đến những tiền đề để từ đó suy ra các hậu quả khác. Nghĩa là chúng cho phép đi từ những kết quả của quá trình quy nạp, coi đó như một kho hiện tượng tiềm tàng có tính tất yếu, để chuyển sang xây dựng được những cơ sở lí thuyết theo hướng diễn dịch. 3. Phổ niệm đơn và phổ niệm phức Có thể có hai lối khẳng định: a, Khẳng định kiểu như "trong mọi ngôn ngữ đều có âm tiết cấu tạo theo mô hình phụ âm + nguyên âm"; b, và khẳng định kiểu như "trong mọi ngôn ngữ, hễ đã không có thanh điệu thì nhất thiết sẽ có ngữ điệu". Trường hơp thứ nhất ta có phổ niệm đơn; trường hợp thứ hai ta có phổ niệm phức. Phổ niệm đơn là sự khẳng định về sự tồn tại hay về sự vắng mặt của một hiện tượng nào đấy ở trong tất cả (hay đa số) các ngôn ngữ. Phổ niệm phức là phổ niệm khẳng định về một mối quan hệ nào đấy (quan hệ bài trừ, quan hệ song song cùng tồn tại...) giữa hai hiện tượng trong tất cả (hoặc đa số) các ngôn ngữ. 4. Phổ niệm đồng đại và phổ niệm lịch đại Khi nêu lên một phổ niệm phức về X và Y, trong đó X là một trạng thái cổ, Y là một trạng thái mới của ngôn ngữ thì đó là một phổ niệm lịch đại. Giữa phổ niệm lịch đại và phổ niệm đồng đại có một mối liên quan nhất định. Sự liên quan đó thể hiện ra ở chỗ là nhiều khi có nắm được phổ niệm lịch đại thì mới hiểu được một cách dễ dàng phổ niệm đồng đại. Chẳng hạn Greenberg đã xác lập được mối quan hệ giữa vị trí đứng trước của định ngữ với sự tồn tại của hậu trí từ; vị trí đứng sau của định ngữ với sự tồn tại của tiền trí từ. Một phổ niệm đồng đại như thế, chúng ta chỉ có thể hiểu rõ được nếu chúng ta có tri thức lịch đại: tiền trí từ và hậu trí từ đều là những yếu tố vốn xuất thân từ danh từ được hạn định. Mặt khác, mỗi phổ niệm đồng đại kiểu như "nếu a thì b" cũng đều là một cơ sở tốt cho phép chúng ta rút ra những tri thức lịch đại: chẳng hạn đối với một ngôn ngữ hiện có hiện tượng a, không có hiện tượng b, có thể căn cứ vào phổ niệm trên mà đưa ra hai dự đoán: - hoặc a sẽ mất; - hoặc b sẽ xuất hiện Và như vậy là, với một nội dung nhất định, có khi chúng ta có thể phát biểu ra dưới dạng một phổ niệm đồng đại, có khi chúng ta lại có thể phát biểu ra dưới dạng một phổ niệm lịch đại, giữa hai bên lắm khi chúng ta có thể tìm ra cách suy diễn để đi từ bên này chuyển sang bên kia. 5. Phổ niệm của ngôn ngữ và phổ niệm của lời nói Có những xu thế rất phổ biến trong các ngôn ngữ, như xu thế giới hạn bớt số lượng các định ngữ sau một từ chính, không có liệt kê quá nhiều định ngữ đẳng lập, mặc dầu một sự liên kết như thế không có gì là sai trái với quy tắc ngữ pháp, hoặc xu thế giới hạn bớt số lượng bổ ngữ, số lượng trạng ngữ có quan hệ đẳng lập v.v... Những xu thế chung như vậy không thuộc phạm vi phổ niệm lịch đại, đồng thời chúng ta cũng không dễ dàng gì mà có thể đem chúng diễn đạt ra bằng những quy tắc đồng đại rõ rệt. Sở dĩ có những xu thế như trên, chỉ là vì một lí do đơn giản: trong câu nói, hễ có hàng loạt quá dài những định ngữ, những bổ ngữ, những trạng ngữ đẳng lập thì người nghe không thể đồng thời nhớ hết được, việc tiếp thu câu nói sẽ bị trở ngại. Loại xu thế chung như vậy, hiện nay người ta thường xếp vào loại phổ niệm gọi là phổ niệm của lời nói (để đối lập với loại phổ niệm gọi là phổ niệm của ngôn ngữ). Trong thực tế, ở những hoàn cảnh nhất định, có thể tìm thấy những văn bản liệt kê nhiều định ngữ, nhiều bổ ngữ, nhiều trạng ngữ. Nhưng đây không phải là những ngoại lệ, kiểu như ngoại lệ ở trường hợp phổ niệm tương đối, vì ở trường hợp phổ niệm tương đối, nói ngoại lệ tức là nói đến một vài ngôn ngữ nhất định nào đấy có hiện tượng khác với tuyệt đại đa số các ngôn ngữ còn lại. Ở đây, loại xu thế chung gọi là phổ niệm lời nói bao giờ cũng có tính cách tuyệt đối, chúng cho thấy tất cả mọi ngôn ngữ. Có điều phải phát biểu những phổ niệm này dưới dạng khẳng định những hiện tượng có thể xảy ra, chứ không phải dưới dạng khẳng định những hiện tượng không thể xảy ra trong quá trình nói. Một vài ví dụ thêm về phổ niệm của lời nói: - trong tất cả mọi ngôn ngữ đều có xu thế tránh những câu mà kết cấu cú pháp có thể gây hiểu lầm. - trong tất cả mọi ngôn ngữ, xét về mặt âm vị học, độ dư đều lên đến khoảng 50%... 6. Phổ niệm ngôn ngữ và phổ niệm ngoài ngôn ngữ Trong khi nghiên cứu phổ niệm có lúc người ta không chỉ đối chiếu ngôn ngữ này với ngôn ngữ khác mà còn tiến hành cả sự đối chiếu giữa một bên là ngôn ngữ và một bên là các loại hệ thống tín hiệu khác, hoặc các loại hệ thống truyền tin, giữ tin khác. Cố nhiên khi đã mở rộng phạm vi đối chiếu như vậy thì người ta bắt buộc phải sử dụng đến những cách miêu tả, phát biểu không những chỉ phù hợp cho ngôn ngữ mà phải phù hợp cho cả những loại hệ thống khác. Như vậy, khi nói đến vấn đề phổ niệm nói riêng, vấn đề loại hình học nói chung, cần phải vạch thêm một sự đối lập mới nữa: đối lập phổ niệm ngôn ngữ với phổ niệm ngoài ngôn ngữ cũng như đối lập loại hình ngôn ngữ với loại hình ngoài ngôn ngữ. 7. Phổ niệm thuộc các cấp bậc trừu tượng hoá khác nhau Thông thường, một phổ niệm đươc nêu ra trên cơ sở những cứ liệu ngôn ngữ cụ thể thì có nội dung hạn chế hơn một phổ niệm được nêu ra trên cơ sở khái quát. Hơn nữa, nhiều phổ niệm cụ thể thực ra chỉ là những sự hiện khác nhau của một phổ niệm khái quát. Vì vậy, càng tìm cách khái quát hoá các phổ niệm được bao nhiêu thì số lượng các phổ niệm cụ thể lại có khả năng thu bớt lại bấy nhiêu. Chẳng hạn các phổ niệm cụ thể như: - nếu có dạng số nhiều thì tất có dạng số ít; - nếu có dạng quá khứ thì tất có dạng hiện tại (hoặc vừa hiện tại vừa tương lai) v.v... đều có thể được quy lại thành một phổ niệm khái quát là: - Nếu có dạng được đánh dấu thì tất có dạng không được đánh dấu. Tìm ra phổ niệm khái quát không chỉ giúp chúng ta đơn giản hoá được hệ thống phổ niệm cụ thể mà còn có thể giúp chúng ta có thêm được những cái lợi khác nữa. Chẳng hạn, khái quát lên thành trường hợp có đánh dấu, trường hợp không có đánh dấu thì chúng ta sẽ thấy nổi rõ lên một điều: trường hợp không đánh dấu là trường hợp thường xuất hiện với tần số cao hơn; trường hợp có đánh dấu thường là trường hợp hay xoá nhoà mất những sự đối lập vốn có ở trường hợp không đánh dấu. So sánh: a, студент студентка студенты Số ít, có đối lập về giống Số nhiều, mất đối lập về giống b, /я/ чита-ю /ты/ чита-ы /он/ чита-ет /я/ /ты/ /он/ чита-л Hiện tại, có đối lập về ngôi Quá khứ, mất đối lập về ngôi Công nhận sự đối lập "có đánh dấu ≠ không đánh dấu" chúng ta lại thấy thêm rằng trong tất cả mọi ngôn ngữ có những phạm trù luôn luôn được đánh dấu (phạm trù số nhiều, phạm trù giống cái, phạm trù biến cách) bên cạnh những phạm trù luôn luôn không được đánh dấu (phạm trù số ít, phạm trù giống đực, phạm trù nguyên cách)... Những mối quan hệ tương ứng như thế có thể cho là những mối quan hệ có cơ sở chung ở ngay trong ngôn ngữ. Thành thử, đưa các phổ niệm lên được trình độ khái quát hoá càng cao thì chúng ta càng tiếp cận được đến sự hợp lí hoá chúng, có thể xem chúng như một mẫu mực dùng để miêu tả những ngôn ngữ mới. Có thể dựa vào cái mẫu mực này để tiên đoán về các mối quan hệ trong ngôn ngữ mới. Dầu cho đôi khi sự tiên đoán đó có gặp phải tình huống đặc biệt, không được phù hợp với thực tiễn trong ngôn ngữ mới, thì các mối quan hệ trong cái mẫu mực đó cũng như bản thân cái mẫu mực đó vẫn giữ nguyên giá trị, vì đó là những điều được đúc kết nên trên cơ sở tất cả hoặc hầu hết tất cả các ngôn ngữ đã biết.