I. Khái niệm phân loại: Classification
Thuật ngữ phân loại
Anh – Pháp: Classification bắt nguồn từ tiếng Latinh
Classi: Cấp, lớp, loại, hạng
Facene: Phân chia
Trung quốc – Việt Nam:
Phân: Là chia ra
Loại: Loài giống, cấp , lớp, hạng, loại
Phân loại có nghĩa là phân chia các sự vật , hiện tượng ra thành nhiều nhóm, mỗi nhóm được tiếp tục chia ra thành nhiều nhóm nhỏ hơn tùy thuộc vào sự giống nhau và khác nhau của các sự vật, hiện tượng sau đó cũng được sắp xếp theo một trình tự nào đó nhằm mục đích để nhận biết. Như vậy phân loại bao gồm cả quá trình phân chia và sắp xếp hay nói cách khác là quá trình tập hợp và phân tích. Phân loại là tập hợp những gì giống nhau và tách rời những gì khác nhau.
9 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 4980 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân loại tài liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn phân loại tài liệu
Khái niệm phân loại: Classification
Thuật ngữ phân loại
J Anh – Pháp: Classification bắt nguồn từ tiếng Latinh
Classi: Cấp, lớp, loại, hạng
Facene: Phân chia
J Trung quốc – Việt Nam:
Phân: Là chia ra
Loại: Loài giống, cấp , lớp, hạng, loại
Phân loại có nghĩa là phân chia các sự vật , hiện tượng ra thành nhiều nhóm, mỗi nhóm được tiếp tục chia ra thành nhiều nhóm nhỏ hơn tùy thuộc vào sự giống nhau và khác nhau của các sự vật, hiện tượng sau đó cũng được sắp xếp theo một trình tự nào đó nhằm mục đích để nhận biết. Như vậy phân loại bao gồm cả quá trình phân chia và sắp xếp hay nói cách khác là quá trình tập hợp và phân tích. Phân loại là tập hợp những gì giống nhau và tách rời những gì khác nhau.
Vậy phân loại tài liệu là gì:
Phân loại tài liệu là một công tác nhằm phân chia tài liệu và sắp xếp chúng thành những môn ngành khoa học cơ bản, theo một trật tự nhất định, logic và khoa học.
Là quá trình phân tích tài liệu nhằm xây dựng nội dung chủ yếu và thể hiện nội dung bằng các kí hiệu của khung phân loại cụ thể, ký hiệu này có thể đơn giản hơn hoặc phức tạp tùy thuộc vào nội dung của vấn đề cần đề cập.
Ý nghĩa và ứng dụng của phân loại trong thư viện
Nhiệm vụ của thư viện là phục vụ người đọc bằng nguồn tài liệu của mình phải luôn đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người đọc về hình thức lẫn nội dung của tài liệu. Do đó thư viện cần tiến hành xử lý tài liệu thư viện theo nhiều cách khác nhau: Xử lý hình thức tài liệu gọi là biên mục, mô tả bao gồm việc kê khai các yếu tố như : tên sách, tên tác giả, chi tiết xuất bản, tùng thư, khổ giấy..v.v. Xử lý nội dung tài liệu bao gồm nhiều công tác như phân loại tài liệu, định chủ đề “ biên mục chủ đề” định từ khoa..v.v.
Độc giả đến thư viện có nhiều yêu cầu khác nhau như:
Tìm một hoặc vài cuốn sách với tên sách hoặc tên tác giả mà họ biết
Tìm những cuốn sách có nội dung hoặc chủ đề đề, đề tài mà người đọc đang học tập nghiên cứu hoặc ứng dụng.
Loại yêu cầu 1 là yêu cầu về hình thức của tài liệu , để đáp ứng yêu cầu này chỉ cần biên mục mô tả là có thể đáp ứng được nhưng với yêu cầu 2 là yêu cầu về nội dung tài liệu nên không tiến hành công tác phân loại tài liệu thì sẽ không thể nào đáp ứng được mà phần đông độc giả đến thư viện có yêu cầu tìm kiếm tài liệu theo nộii dung do đó để đáp ứng yêu cầu đọc sách báo có hệ thống và để tuyên truyền giới thiệu nội dung kho tài liệu đồng thời đáp ứng nhu cầu tìm kiếm sách theo nội dung thư viện cần tiến hành công tác phân chia tài liệu.
Để phân chia chúng theo từng môn ngành khoa học, lĩnh vực tri thức nhằm đáp ứng yêu cầu tìm kiếm sách theo nội dung chúng ta cần phải có công cụ để phân loại đó chính là khung phân loại, sở dĩ người đọc ham thích đến thư viện là bởi vì thư viện có thể phục vụ đa dạng các yêu cầu của họ cũng như có thể đáp ứng bất kỳ một lĩnh vực nào mà họ ưa thích, như vậy chính nội dung kho sách là yếu tố hấp dẫn người đọc chứ không phải do tên sách, tên tác giả hoặc cỡ, khổ sách hay hình thức trình bày.
Phân loại có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thời kỳ bùng nổ thông tin và tin học hóa trong hoạt động của thư viện có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác của mỗi thư viện. Hàng ngày tài liệu được bổ sung vào thư viện với một khối lượng lớn, số sách đó mặc dù đã qua khâu xử lý hình thức nhưng nếu chưa qua khâu phân loại để ấn định cho nó những ký hiệu nội dung nhất định thì việc phục vụ sẽ rất hạn chế. Vì vậy phân loại sách trong thư viện chiếm một vai trò quan trọng và là một trong những khâu phức tạp đòi hỏi trình độ kiến thức của cán bộ phân loại, bởi vì muốn phân loại tài liệu thì phải biết được nội dung sách và còn phải nắm được nội dung đối tượng nghiên cứu của môn ngành khoa học, lĩnh vực tri thức mà sách đề cập, ngoài ra đòi hỏi cán bộ phân loại phải có trình độ ngoại ngữ.
Định nghĩa phân loại khoa học
Khái niệm
Phân loại khoa học: là sự phân chia và sắp xếp các lĩnh vực tri thức theo 1 trật tự nhất định và dựa trên những nguyên tắc nhất định trên cơ sở xem xét nội dung, đối tượng nghiên cứu và phạm vi ứng dụng của chúng . Đối tượng của phân loại khoa học là các khoa học.
Phân loại khoa học được xem là phương pháp mà các triết gia hoặc khoa học gia dùng để trình bày một cách tổng quát sự phát triển của tri thức nhân loại trong việc tìm hiểu thế giới khách quan.
Phân loại khoa học có nhiệm vụ phân nhóm các tri thức khoa học, có hệ thống, đặt tên cho các môn ngành khoa học, lĩnh vực ,bộ môn, quy định, phạm vi và mối liên quan giữa các ngành khoa học.
Mối quan hệ giữa phân loại khoa học và phân loại tài liệu
Khoa học là một hệ thống kiến thức khách quan chân thực được kết tinh trong quá trình phát triển không ngừng của lịch sử, phản ánh quy luật vận động và phát triển của thế giới tự nhiên, xã hội loài người, tư duy con người.Nội dung tài liệu là sự thể hiện toàn bộ hay một phần hệ thống kiến thức đó, do đó phân loại khoa học và phân loại thư viện phải có sự quan hệ chặt chẽ với nhau thì phân loại thư viện mới bảo đảm được tính khoa học của nó. Tuy nhiên trong lịch sử phát triển của phân loại thư viện, tùy theo từng thời kỳ ở từng quốc gia việc nhìn nhận đánh giá mối quan hệ này có khác nhau thể hiện ở 2 khuynh hướng sau.
Khuynh hướng 1: khẳng định sự phụ thuộc của phân loại thư viện vào phân loại khoa học. Những người theo theo quan điểm này cho rằng 1 khung phân loại càng dựa chặt chẽ vào phân loại khoa học bao nhiêu càng đảm bảo cơ sở khoa học bấy nhiêu.
Khuynh hướng 2: phủ nhận mối quan hệ giữa phân loại khoa học và phân loại thư viện. Ở khuynh hướng này chủ trương rằng khung phân loại thư viện nhằm mục đích thực tiễn là để phân loại tài liệu thư viện nhằm đáp ứng yêu cầu tìm kiếm chúng một cách thuận lợi dễ dàng. Do đó không cần phải dựa chặt chẽ vào phân loại khoa học.
Mặc dù khuynh hướng 1 tương đối thịnh hành song không thể áp dụng một cách máy móc phân loại khoa học và phân loại thư viện bởi vì phân loại tài liệu thư viện ngoài nhiệm vụ phân chia chúng theo từng môn ngành khoa học còn phải thực hiện tiếp sự phân chia chi tiết theo từng phương diện nghiên cứu cụ thể của nội dung tài liệu về quan điểm, địa lý, ngôn ngữ, hình thức, đối tượng sử dụngDo đó phân loại tài liệu cần sự phối hợp giữa phân loại tự nhiên “ phân loại cơ sở” và phân loại bổ trợ “ phân loại nhân tạo, hình thức”.
Chính vì vậy mối quan hệ giữa phân loại khoa học và phân loại tài liệu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cùng nhau phát triển, phân loại tài liệu dựa vào phân loại khoa học để đảm bảo tính khoa học và làm cơ sở phân chia chi tiết về một vấn đề cụ thể của tài liệu được đề cập, ngược lại phân loại khoa học dựa vào phân loại tài liệu để kiểm chứng mức độ chi tiết và khoa học.
Nhiệm vụ và phương pháp phân tích nội dung tài liệu để phân loại?
Nhiệm vụ
Đây là giai đoạn làm việc trực tiếp với tài liệu được phân loại. Nhiệm vụ cơ bản của giai đoạn này là xác định được nội dung của tài liệu thuộc bộ môn tri thức nào, được trình bày dưới góc độ nào. Phải xác định chủ đề chính, chủ đề phụ nếu tài liệu đề cập đến nhiều vấn đề. Phải chú ý đến các yếu tố khác ngoài nội dung tài liệu: ngôn ngữ, hình thức xuất bản, hình thức trình bày nội dung tài liệu, công dụng tài liệu
Bản chất của việc phân loại tài liệu là định vị tài liệu trong khung phân loại sao cho đúng đắn nhất, có lợi nhất cho bạn đọc khi cần đến thì nhanh chóng và dễ dàng tìm thấy.
Phương pháp phân tích nội dung tài liệu
Muốn tìm ra lĩnh vực nghiên cứu của tài liệu và xem tài liệu phục vụ đối tượng nào, nhằm mục đích gì thì phải phân tích nội dung tài liệu các yếu tố và phương pháp cần được xem xét khi phân tích nội dung tài liệu bao gồm:
Nhan đề
Tất cả các thông tin cần thiết về cuốn sách thường được trình bày trên trang tên sách. Tại đây ta biết được sách do ai viết và viết về cái gì.
Phụ đề
Ngoài việc xem xét nhan đề là yếu tố đầu tiên và quan trọng tiếp theo là phân tích các yếu tố xuất bản như xem phụ đề để xác định thêm cơ quan chịu trách nhiệm xuất bản tài liệu.
Tùng thư và nhà xuất bản
Tùng thư và nhà xuất bản cũng là yếu tố tham khảo trong phân tích nội dung tài liệu để hiểu thêm các loại sách theo các tùng thư và nhà xuất bản đang đề cập tới.
Lời giới thiệu và lời nói đầu
Trong lời giới thiệu và lời nói đầu thông thường có nêu cấu trúc các chương, mục và giới thiệu tóm tắt nội dung chủ yếu của đề tài được cập nhật trong tài liệu, nhiều khi còn kèm theo đánh giá, ý nghĩa và tác dụng của công trình.
Mục lục
Mục lục giới thiệu chi tiết từng chương, từng đề mục cụ thể hóa nội dung tên sách trên trang tên sách.
Danh mục tài liệu tham khảo
Qua những tài liệu được tác giả sử dụng để tham khảo phục vụ cho chủ đề cuốn sách người phân loại cũng có thể xác định rõ thêm nội dung chủ đề được đề cập.
Các yêu tố khác
Như bài tóm tắt, chú giải, dẫn giải, các phụ bản, phụ lục, các ký hiệu cho sẵn
Những nguyên tắc chung phân loại tài liệu, những nguyên tắc phân loại cụ thể đối với những tài liệu có nhiều hơn một chủ đề, đề tài theo DDC.
Những nguyên tắc chung phân loại tài liệu
Nguyên tắc chủ yếu: phân loại tài liệu trước hết phải căn cứ vào nội dung tài liệu, sau đó mới tới hình thức xuất bản, ngôn ngữ, công dụng của tài liệu. VD: Phân loại từ điển Toán học: trước hết phân loại cho nội dung từ điển là Toán học, sau đó mới phân loại cho hình thức tài liệu là từ điển
Nguyên tắc trực diện: khi phân loại tài liệu phải căn cứ trực tiếp vào tài liệu, không phân loại qua các tài liệu trung gian như bài giới thiệu, tóm tắt, chú giải Các tài liệu trung gian đó chỉ có thể dùng tham khảo khi người phân loại khó xác định nội dung tài liệu nói về vấn đề gì, thuộc môn loại khoa học nào.
Nguyên tắc ưu tiên:
Khi phân loại phải ưu tiên những vấn đề cụ thể trước những vấn đề chung, khái quát. VD: Tài liệu về số học phải phân loại như sau: Khoa học tự nhiên => Toán học => Số học
Tài liệu nói về việc ứng dụng các lĩnh vực tri thức này vào các lĩnh vực tri thức khác thì phân loại vào lĩnh vực được ứng dụng. VD: Tin học trong thư viện=> phân loại vào Thư viện.
Những nguyên tắc phân loại cụ thể đối với những tài liệu nhiều hơn một chủ đề.
Theo DDC thì các nguyên tắc phân loại đối với các tài liệu nhiều hơn một chủ đề như sau:
Sách có hai chủ đề phản ánh việc dùng một môn khoa học này để nghiên cứu một môn khoa học khác khi phân loại cho vào đối tượng nghiên cứu chứ không cho vào phương pháp nghiên cứu
Sách hai đề tài có quan hệ nhân quả thì phân vào kết quả không phân vào nguyên nhân.
Sách hai đề tài có quan hệ ảnh hưởng phân vào đề tài ảnh hưởng.
Khi hai chủ đề có sự đối lập thì phân loại theo chủ đề phổ biến thịnh hành và phù hợp với hiện tại.
Tài liệu có hai môn loại được đề cập ngang nhau ( không môn loại nào quan trọng hơn môn loại nào ) thì phân vào môn loại sắp trước trong khung phân loại.
Tài liệu có hai môn loại, nhưng có một môn loại được đề cập đến nhiều hơn, hoặc có một chủ đề được nhấn mạnh đặc biệt thì phân vào môn loại hoặc chủ đề ấy.
Nếu tài liệu được đề cập đến chủ đề nhỏ là chính ( nằm trong chủ đề chính ) thì phân vào chủ đề nhỏ (cụ thể, hẹp)
Tài liệu bao gồm 2, 3 lĩnh vực của cùng một lớp ( các lĩnh vực chi tiết của từng môn loại ) thì phân vào môn loại khái quát. Nếu những ký hiệu chi tiết ấy là những chi tiết của ký hiệu ghép đôi có dấu mở rộng “>” thì sử dụng chỉ dẫn “ xếp tác phẩm tổng hợp vào”
Nếu có một một môn loại bao trùm nhiều phần chi tiết thì định ký hiệu cho môn loại bao trùm đó.
Tài liệu đề cập đến 2 mặt tốt và xấu của một vấn đề, được xếp vào mục của vấn đề đó.
Khi tài liệu nói về các chủ đề liên ngành phân theo 3 cách:
Phân vào khoa học liên ngành ( nếu có cấu tạo đề mục trong khung phân loại)
Phân vào ngành ứng dụng hoặc ngành nào được đề cập đến nhiều hơn.
Phân vào môn loại tổng quát 000
Khi chủ đề chính của tài liệu chưa được phản ánh trong khung phân loại ( chưa có mặt trong khunh phân loại) thì phân tài liệu đó theo môn loại gần nhất với chủ đề chính.
Các nguyên tắc này phải phối hợp nhuần nhuyễn, không nên sử dụng một cách máy móc mà có thể lựa chọn theo quan điểm của người xử lý trên cơ sở căn cứ vào nội dung chuyên ngành và diện phục vụ của thư viện. Khi quyết định chọn lựa ký hiệu phải có lý do và phải bảo vệ được quan điểm chọn lựa của mình. Một nguyên tắc quán xuyến tất cả là phân vào ngành được ứng dụng nghĩa là phân vào vị trí hữu dụng nhất đối với người đọc.
Hết phim
Sáu dừa chúc các bạn luôn vui vẻ, hạnh phúc và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới nha