Phân tích chứng khoán

Phân tích cơ bản là một kỹ thuật dùng để xác định giá trị thực của một chứng khoán bằng cách tập trung vào các yếu tố cơ bản có ảnh huởng đến hoạt động kinh doanh hiện tại và triển vọng phát triển trong tuơng lai của công ty. Trên một phương diện rộng hơn, chúng ta có thể tiến hành phân tích cơ bản để phân tích tổng quan về ngành kinh doanh hoặc nền kinh tế nói chung. Một cách đơn giản, phân tích cơ bản thiên về phân tích tính lành mạnh về mặt kinh tế của một thực thể tài chính hơn là phân tích sự dao động về giá của chứng khoán. Trong phân tích cơ bản, các yếu tố cơ bản có thể bao gồm tất cả các yếu tố liên quan đến tình hình tài chính của một công ty, ví dụ như doanh thu và lợi nhuận v.v và các yếu tố khác từ thị phần của công ty đến chất lượng của ban quản trị. Nhìn chung, có thể chia các yếu tố cơ bản thành 2 nhóm: nhóm các yếu tố định luợng và nhóm các yếu tố định tính.

doc59 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1857 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phân tích chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
&œ Phân tích chứng khoán PHÂN TÍCH CƠ BẢN PHÂN TÍCH CƠ BẢN Định nghĩa Phân tích cơ bản là một kỹ thuật dùng để xác định giá trị thực của một chứng khoán bằng cách tập trung vào các yếu tố cơ bản có ảnh huởng đến hoạt động kinh doanh hiện tại và triển vọng phát triển trong tuơng lai của công ty. Trên một phương diện rộng hơn, chúng ta có thể tiến hành phân tích cơ bản để phân tích tổng quan về ngành kinh doanh hoặc nền kinh tế nói chung. Một cách đơn giản, phân tích cơ bản thiên về phân tích tính lành mạnh về mặt kinh tế của một thực thể tài chính hơn là phân tích sự dao động về giá của chứng khoán. Trong phân tích cơ bản, các yếu tố cơ bản có thể bao gồm tất cả các yếu tố liên quan đến tình hình tài chính của một công ty, ví dụ như doanh thu và lợi nhuận v.v… và các yếu tố khác từ thị phần của công ty đến chất lượng của ban quản trị. Nhìn chung, có thể chia các yếu tố cơ bản thành 2 nhóm: nhóm các yếu tố định luợng và nhóm các yếu tố định tính. 1. Phân tích các yếu tố định lượng Nội dung lớn nhất của phân tích cơ bản là đi sâu phân tích các báo cáo tài chính. Còn được hiểu là phân tích định luợng, việc phân tích này liên quan đến việc xem xét doanh thu, chi phí, tài sản, nợ và tất cả các khía cạnh tài chính khác của một công ty. Các nhà phân tích cơ bản xem xét các thông tin này để đạt được sự hiểu biết thấu đáo về tình hình hoạt động hiện tại và trong tương lai của công ty. Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ là các thành phần chính của báo cáo tài chính. a. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính cơ bản được lập định kỳ. Báo cáo này bao gồm hầu hết các vấn đề thường được thảo luận về kết quả hoạt động kinh doanh của một công ty như doanh thu, thu nhập, thu nhập trên một cổ phần. Về cơ bản, báo cáo kết quả kinh doanh cho biết số tiền mà công ty kiếm được, chi phí đã bỏ ra và sự khác nhau giữa số lợi nhuận thu được qua hai thời kỳ xác định. Nhà đầu tư có thể đạt được sự hiểu biết thấu đáo về công ty bằng việc xem xét; đánh giá báo cáo kết quả kinh doanh. Cụ thể hơn, tăng trưởng về doanh thu là dấu hiệu đầu tiên cho thấy các yếu tố cơ bản vững mạnh, lợi nhuận thuần tăng cho thấy hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lợi tăng. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần xem xét xem công ty có đang hoạt động theo xu hướng chung của nghành và các đối thủ cạnh tranh hay không. b. Phân tích bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán, còn được hiểu là báo cáo về tình hình tài chính, cho nhà đầu tư biết công ty đang sở hữu bao nhiêu tài sản, công ty đang nợ bao nhiêu và nguồn vốn của công ty (chênh lệch giữa tài sản và nợ) Bảng cân đối kế toán cung cấp cho các nhà đầu tư rất nhiều thông tin cơ bản về công ty: công ty nợ bao nhiêu, phải thu khách hàng bao nhiêu (bao lâu thì thu xong), tiền và các khoản tương đương tiền công ty đang sở hữu và các quỹ đã được lập trong quá trình hoạt động. c. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết số tiền thực mà công ty kiếm được, nó cũng cho thấy khả năng chi trả của công ty cho hoạt động kinh doanh hiện tại và tăng trưởng trong tương lai. Quả thực, một trong những chức năng quan trọng nhà đầu tư nên xem xét khi đầu tư vào một công ty là khả năng tạo ra tiền của công ty đó. Điều đó đơn giản là vì một công ty cho thấy lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh không có nghĩa là công ty đó sẽ không có những khó khăn sau đó do sự thiếu hụt về dòng tiền. Xem xét một cách kỹ lưỡng báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể cung cấp cho nhà đầu tư một sự đánh giá tốt hơn về hoạt động kinh doanh của công ty. Vấn đề quan trọng là cần phải xem xét xu hướng của các tỷ số này để thấy được tính thanh khoản của công ty đang được cải thiện hay đang giảm sút. 2. Phân tích các yếu tố định tính a. Phân tích các yếu tố định tính của công ty Ngoài việc phân tích báo cáo tài chính như được đề cập ở trên, có một số những nhân tố định tính đặc trưng về công ty mà chúng ta cần phải quan tâm. Mô hình kinh doanh Trước khi đi vào xem xét các báo cáo tài chính của một công ty, một trong những câu hỏi quan trọng nhà đầu tư nên được đặt ra là: công ty đó đang kinh doanh gì? Câu hỏi đó đề cập tới mô hình kinh doanh của một công ty - công ty tạo ra tiền như thế nào. Nhà đầu tư nên tìm hiểu mô kinh doanh của một công ty trước khi có quyết định đầu tư và không nên đầu tư vào những nghành nghề mà nhà đầu tư không am hiểu. Lợi thế cạnh tranh Một vấn đề khác mà các nhà đầu tư quan tâm là lợi thế cạnh tranh của công ty. Một công ty muốn thành công lâu dài thì đều phải có khả năng duy trì ưu thế cạnh tranh của mình. Sức mạnh của ưu thế cạnh tranh sẽ tạo ra một hàng rào bảo vệ doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp kiềm giữ các đối thủ của mình để có được sự phát triển và thu lợi nhuận. Ban quản lý Mỗi công ty đều phải dựa vào ban quản trị để đạt được thành công. Một số người cho rằng chất lượng của ban quản trị là một trong những khía cạnh quan trọng nhất cần xét khi đầu tư vào một công ty. Điều này là hợp lý vì thậm chí khi mô hình kinh doanh tốt nhất cũng sẽ không cho kết quả như mong đợi nếu ban quản trị gặp thất bại trong khi thực hiện các kế hoạch kinh doanh. Quản trị công ty Khái niệm quản trị công ty mô tả các chính sách được thực thi tại một tổ chức qua đó biểu hiện mối quan hệ và trách nhiệm giữa ban quản lý và các cổ đông. Mục đích của các chính sách quản trị công ty là để đảm bảo rằng việc kiểm tra phù hợp được thực thi nhằm ngăn cản các cá nhân tiến hành những hoạt động không chung thực và phi pháp. b. Phân tích các yếu tố định tính của ngành Mỗi ngành có các sự khác biệt về mặt khách hàng, về thị phần giữa các công ty, về sự phát triển của nghành, sự cạnh tranh, về các quy định và chu kỳ kinh doanh. Nghiên cứu về các hoạt động của ngành sẽ cung cấp cho nhà đầu tư sự hiểu biết sâu hơn về tình hình tài chính của công ty. Khách hàng Một số công ty chỉ phục vụ một nhóm khách hàng, trong khi các công ty khác thì lại phục vụ cho hàng triệu khách hàng. Nhìn chung, nếu một công ty chỉ kinh doanh dựa trên một số lượng khách hàng nhỏ thì đây là một dấu hiệu đáng báo động vì nếu mất đi một lượng khách hàng nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến doanh số của công ty. Thị phần Hiếu biết về thị phần hiện tại của công ty phần nào giúp nhà đầu biết được tình hình kinh doanh của công ty đó. Thực tế là khi một công ty sở hữu 85% thị phần, thì ta có thể nói đó là công ty lớn nhất trong thị trường. Hơn nữa, điều đó cũng nói lên rằng công ty đã sở hữu một hàng rào kinh tế, nói cách khác, một rào cản để bảo vệ thu nhập hiện tại và tương lai cùng với thị phần của công ty. Khi một công ty chiếm thị phần lớn hơn các công ty khác thì nó sẽ có vị thế tốt hơn trong việc phân bổ chi phí cố định của ngành công nghiệp cần đầu tư nhiều vốn. Tăng trưởng ngành Để đánh giá tiềm năng tăng trưởng của một công ty thì trước tiên cần phải nghiên cứu xem có sự tăng trưởng về số lượng khách hàng trong thị trường chung hay không. Điều này rất quan trọng, vì nếu một công ty không có khách hàng mới thì công ty đó phải biết cách giành lấy thị phần để phát triển. Sự cạnh tranh Việc quan sát một số đối thủ cạnh tranh trong nghành của một công ty phần nào sẽ giúp nhà đầu tư biết được khả năng cạnh tranh của công ty của công ty đó. Các ngành có ít rào cản và nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ tạo môi trường kinh doanh khó khăn cho các công ty. Quy định Một số ngành bị quy định chặt chẽ vì tính quan trọng của sản phẩm hay dịch vụ của nghành. Cũng như tầm quan trọng của một số quy định đối với công chúng, các quy định này có thể gây ảnh hưởng mạnh đến việc thu hút vốn đầu tư của công ty. Nhà đầu tư nên luôn xem xét kỹ các quy định có thể ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kinh doanh của một công ty. Nhà đầu tư cũng nên tính đến những chi phí tiềm tàng do việc thay đổi quy định gây ra khi ước tính chi phí và thành quả của việc đầu tư. PHÊ BÌNH PHÂN TÍCH CƠ BẢN Những phê bình lớn nhất về phân tích cơ bản đến từ 2 nhóm chính: những đề xuất về phân tích kỹ thuật và những người theo đuổi “giả thuyết thị trường hiệu quả”. Một cách đơn giản, những nhà phân tích kỹ thuật dựa vào sự giao động về giá và số lượng chứng khoán làm cơ sở cho các hoạt động đầu tư. Sử dụng các biểu đồ và các công cụ khác, họ đầu tư chứng khoán mà không cần quan tâm đến những yếu tố cơ bản. Mặc dù có thể kết hợp cả hai kỹ thuật, nhưng một trong những nguyên lý cơ bản của phân tích kỹ thuật là thị trường đã hàm chứa mọi thứ. Theo đó, tất cả các thông tin của một công ty đã được đã định sẵn trong giá cổ phiếu, và vì vậy sự giao động về giá của cổ phiếu cung cấp một cách nhìn thấu đáo hơn là các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp. Những người theo đuổi giả thuyết thị trường hiệu quả thường không đồng tình với cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Giả thuyết thị trường hiệu quả cho rằng về cơ bản không thể tạo ra lợi nhuận từ việc đi ngược lại xu hướng thị trường trong dài hạn bằng cả việc áp dụng phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật. Lý do cơ bản của luận cứ này là vì thị trường đánh giá tất cả chứng khoán trên cơ sở liên tục và bất cứ cơ hội nào để đạt được lợi nhuận cao hơn từ việc áp dụng phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật sẽ nhanh chóng bị điều chỉnh bởi những người tham gia trên thị trường, do vậy không có cá nhân nào có thể làm tốt hơn thị trường trong dài hạn. PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH Phân tích chỉ số tài chính là một phần quan trọng của phân tích cơ bản. Phân tích tỷ số liên quan đến việc so sánh các con số với nhau để tạo nên các tỷ số và từ đó dựa vào các tỷ số này để đánh giá xem hoạt động của công ty đang trong tình trạng suy giảm hay tăng trưởng. Các tỷ số cần phải được so sánh giữa các thời kỳ trong cùng một công ty để thấy được công ty đang tăng trưởng hay suy giảm, và với các công ty trong cùng ngành để thấy công ty đó hoạt động tốt hay xấu so với mức trung bình ngành. Có 4 nhóm chỉ số chính sau: Chỉ số khả năng sinh lợi Chỉ số khả năng thanh toán và đòn cân nợ Chỉ số hiệu quả hoạt động Chỉ số đầu tư của cổ đông 1. Nhóm chỉ số khả năng sinh lợi Chỉ số lợi nhuận gộp Chỉ số lợi nhuận gộp = Doanh thu - Giá vốn hàng bán Doanh thu Chỉ số tổng lợi gộp cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào (vật tư, lao động) trong một quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Chỉ số lợi nhuận ròng Chỉ số lợi nhuận ròng = Thu nhập trước lãi và thuế Doanh thu Chỉ số lợi nhuận gộp cho biết được công ty thực có bao nhiêu lợi nhuận từ một đồng thu nhập và qua đó cho thấy hiệu q uả trong việc quản lý các chi phí hoạt động (chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp) Chỉ số lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE) ROE = Lợi nhuận sau thuế và cổ tức cổ phần ưu đãi Vốn cổ phần Chỉ số ROE đo lường khả năng sinh lợi của một công ty và cho thấy bao nhiêu lợi nhuận được tạo ra từ vốn đầu tư của cổ đông. Thu nhập trên tổng vốn đầu tư (ROCE) ROCE = Lợi nhuận trước lãi và thuế Tổng tài sản - nợ ngắn hạn Chỉ số ROCE cho thấy sự hiệu quả và khả năng sinh lợi từ trong việc sử dụng vốn đầu tư của một công ty. Một công ty nên cho thấy chỉ số ROCE cao hơn mức lãi suất đi vay, nếu không sự gia tăng vốn vay sẽ làm giảm thu nhập của cổ đông. Các chỉ số cấp hai: ROCE = Chỉ số lợi nhuận x Vòng quay tài sản LN trước lãi và thuế = LN trước lãi và thuế x Doanh thu Tổng tài sản - nợ ngắn hạn Doanh thu Tổng tài sản - nợ ngắn hạn Vòng quay tài sản cho thấy hiệu quả trong việc sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập Giữa chỉ số lợi nhuận ròng và vòng quay tài sản có mối quan hệ cân bằng, cụ thể là: Một chỉ số lợi nhuận cao có thể đồng nghĩa với giá bán cao, dẫn đến khả năng lớn là doanh số sẽ giảm và vì vậy vòng quay tài sản sẽ thấp hơn. Vòng quay tài sản cao có nghĩa công ty đang có doanh số cao, để làm được điều này thì công ty có thể phải giảm giá để chấp nhận mức lợi nhuận thấp hơn. Nhìn chung, các chỉ số lợi nhuận của công ty càng cao càng tốt, nhưng cũng như các nhóm chỉ số khác, chưa đủ để đánh giá chính xác về một công ty khi xem xét các chỉ số này một cách riêng biệt. Một điều quan trọng nữa là cần so sánh chỉ số này qua các thời kỳ của công ty, so sánh với chỉ số trung bình của ngành và với các đối thủ cạnh tranh. 2. Nhóm chỉ số thanh toán và nợ Chỉ số thanh toán hiện hành Chỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành là mối tương quan giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn, hệ số này cho thấy mức độ an toàn của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Thông thường, chỉ số thanh toánh hiện hành được kỳ vọng cao hơn 1. Chỉ số thanh toán nhanh Chỉ số thanh toán nhanh = Tài sản lưu động - hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Chỉ số thanh toán nhanh đo lường khả năng của một công ty trong việc chi trả các khoản nợ ngắn hạn bằng những tài sản có tính thanh khoản nhất. Chỉ số này thích hợp cho việc đo lường khả năng thanh toán của những công ty có vòng quay hàng tồn kho thấp. Một cách lý tưởng, chỉ số nhanh ít nhất bằng 1 đối với những công ty có vòng quay hàng tồn kho thấp và có thể thấp hơn 1 đối với công ty với vòng quay hàng tồn kho nhanh với điều kiện công ty này không gặp khó khăn về dòng tiền. Vấn đề quan trọng là cần phải xem xét xu hướng của các tỷ số này để thấy được tính thanh khoản của công ty đang được cải thiện hay đang giảm sút. Chỉ số đòn cân nợ Đòn cân nợ = Tổng nợ dài hạn Tổng vốn cổ phần + tổng nợ dài hạn Chỉ số này liên quan đến cơ cấu vốn dài hạn của một công ty và được dùng để xác định mức độ rủi ro liên quan đến việc nắm giữ vốn cổ phần trong một công ty. Một công ty với đòn cân nợ cao thì có nhiều khả năng gặp phải sự đi xuống trong chu trình kinh doanh bởi vì công ty đó phải tiếp tục trả các khoản nợ cho dù doanh số đang giảm sút. Một công ty với tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao có thể cho thấy tình hình tài chính vững mạnh. 3. Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân = Phải thu khách hàng x 365 ngày Doanh thu bán chịu Kỳ thu tiền bình quân cho thấy khoảng thời gian trung bình cần thiết để một công ty thu hồi các khoản nợ từ khách hàng. Xem xét xu hướng của kỳ thu tiền bình quân qua các thời kỳ của một công ty là có hiệu quả nhất. Nếu vòng quay các khoản phải thu tăng từ năm này qua năm khác cho thấy khả năng yếu kém trong việc quản lý công nợ ở một công ty. Số ngày vòng quay hàng tồn kho Số ngày vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho x 365 ngày Giá vốn hàng bán Số ngày vòng quay hàng tồn kho cho thấy khoảng thời gian trung bình hàng tồn kho được lưu giữ. Sự tăng lên của vòng quay hàng tồn kho qua các năm cho thấy sự chậm đi trong công việc kinh doanh hoặc là sự tích trữ hàng tồn kho ở một công ty, điều đó cũng có thể được hiểu rằng đầu tư vào hàng tồn kho đang trên mức cần thiết. Kỳ thanh toán bình quân Kỳ thanh toán tiền bình quân = Phải trả khách hàng x 365 ngày Tổng giá trị hàng mua chịu trong năm Kỳ thanh toán tiền bình quân cho thấy khoảng thời gian trung bình của một công ty trong việc thanh toán các khoản nợ với nhà cung cấp. Sự gia tăng kỳ thanh toán tiền bình quân qua các năm là dấu hiệu của việc thiếu hụt vốn đầu tư dài hạn hoặc khả năng quản lý tài sản lưu động yếu kém, đó là kết quả của việc gia tăng các khoản phải trả nhà cung cấp, gia tăng hạn mức thấu chi tại ngân hàng. 4. Nhóm chỉ số đầu tư của cổ đông Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) EPS = Tổng thu nhập thuần - cổ tức cổ đông ưu đãi Số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân Thu nhập của mỗi cổ phần cho thấy khả năng sinh lợi của một công ty. Thu nhập trên mỗi cổ phần được xem như là chỉ số đơn lập quan trọng nhất trong việc xác định giá trị cổ phiếu. Tỷ suất thu nhập trên thị giá cổ phần Tỷ suất thu nhập trên thị giá cổ phần = Cổ tức trên một cổ phần Thị giá một cổ phần Tỷ suất này phản ánh mối quan hệ giữa cổ tức nhà đầu tư nhận được từ công ty với giá cổ phiếu mà nhà đầu tư mua vào, cụ thế hơn, tỷ suất này thể hiện kỳ vọng hiện hành của nhà đầu tư vào thu nhập từ việc đầu tư vào cổ phần của một công ty. Chỉ số giá trên thu nhập (P/E) P/E = Thị giá một cổ phần Thu nhập trên một cổ phần Chỉ số P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. Nhìn chung, một công ty với chỉ số P/E cao cho thấy các nhà đầu tư đang kỳ vọng sự tăng trưởng về lợi nhuận trong tương lai của công ty đó cao hơn so với các công ty có chỉ số P/E thấp. Việc đánh giá sẽ có hiệu quả hơn hơn khi so sánh P/E của công ty này với P/E của công ty khác trong cùng ngành và so sánh vói P/E trung bình của ngành. Những giới hạn của việc phân tích chỉ số tài chính Sự có sẵn của thông tin so sánh. Sử dụng thông tin trong quá khứ. Không phải là quyết định cuối cùng – chỉ dùng để hướng dẫn. Việc giải thích cần phân tích cẩn thận và không nên chỉ phân tích một cách đơn lập. Đây là một phương pháp khách quan. Có thể bị thay đổi. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Lịch sử của Phân tích kỹ thuật bắt nguồn từ cách đây hơn 100 năm, từ một người tên là Charles H. Dow. Ông là người đã sáng lập lên tạp chí phố Wall (The Wall Street Journal). Sau nhiều năm nghiên cứu, năm 1884 ông đưa ra chỉ số bình quân của giá đóng cửa của 11 cổ phiếu quan trọng nhất thị trường Mỹ thời gian đó. William Peter Hamilton là người thực sự mang lại sức sống cho những nghiên cứu của Dow bằng việc tiếp tục nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “The Stock Market Barometer” (Phong vũ biểu thị trường chứng khoán) vào năm 1922. Suốt những năm 1920 và 1930, Richard W. Schabacker là người đã đã đi sâu vào những nghiên cứu của Dow và Hamilton, Schabacker là người đã đưa ra khái niệm đầu tiên về Phân tích kỹ thuật. Schabacker từng là chủ biên của tạp chí Forbes nổi tiếng. Ông chỉ ra rằng những dấu hiệu mà lý thuyết Dow đưa ra được với chỉ số bình quân thị trường vẫn giữ nguyên giá trị và tầm quan trọng khi áp dụng vào đồ thị của từng cổ phiếu riêng lẻ. Điều này đã được ông thể hiện và chứng minh trong cuốn sách của mình: “Stock Market Theory and Practice, Technical Market Analysis and Stock Market Profit”. Như vậy những cơ sở đầu tiên của Phân tích kỹ thuật đã xuất hiện từ trong lý thuyết Dow, nhưng phải đến Schabacker – người cha của Phân tích kỹ thuật hiện đại tiếp đó là Edward và Magee với “Technical Analysis of Stock Trend” (cuốn sách đã được tái bản 8 lần) và ngày nay là John Murphy, Jack Schwager, Martin Pring,… thì mới thực sự ra đời cái tên “Phân tích kỹ thuật ” và được nâng cao, tổng kết thành một hệ thống lý luận quan trọng trong phân tích đầu tư trên thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT Nguyên lý của thành công trong đầu tư chứng khoán là dựa trên giả định rằng trong tương lai người ta sẽ tiếp tục lặp lại những sai lầm mà họ đã mắc phải trong quá khứ. (Edwin Lefevre, Reminiscenses of a Stock Operator) Thị trường chứng khoán hay bất kỳ thị trường nào đều không bao giờ phản ánh đúng giá trị thực của một hàng hóa được trao đổi bên trong đó mà nó phản ánh giá trị mà nhà đầu tư nhận thức được và cho rằng nó đáng giá như thế. Giá của bất kỳ một chứng khoán đã cho nào đều không chi ra mối quan hệ thực tế giữa cung và cầu mà là phản ánh kỳ vọng tương lai của cung và cầu. Vậy “Phân tích kỹ thuật” là gì? Nhiều nhà quan sát coi Phân tích kỹ thuật là một tập hợp những mánh khóe và cần đến sự tập luyện nghiêm túc thực sự. Những người vận dụng kết quả sau quá trình tập luyện ấy còn được gọi là “pháp sư”. Nhiều người hiểu về tính đúng đắn của công việc này nhưng họ vẫn đặt ra câu hỏi về tính chính xác trong dự báo các xu thế chính trên thị trường chứng khoán và thị trường các loại hàng hóa khác. Bản thân trong những người sử dụng Phân tích kỹ thuật cũng không có một sự thống nhất về quan điểm về bản chất của Phân tích kỹ thuật vì Phân tích kỹ thuật có thể dược hiểu thuần túy là một khoa học mà cũng có thể được hiểu là một nghệ thuật. Hiểu một cách rộng nhất thì Phân tích kỹ thuật luôn cố gắng nghiên cứu tình trạng “sức khỏe hiện tại của toàn thị trườ
Tài liệu liên quan