Phân tích cơ bản về chứng khoán

Phân tích chứng khoán được nhà đầu tư tiến hành nhằm đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý. Quy trình phân tích chứng khoán có thể bắt đầu từ việc phân tích nền kinh tế vĩ mô và các ngành kinh tế khác nhau trước khi tiến hành phân tích các cổ phiếu riêng lẻ, hoặc cũng có thể làm theo quy trình ngược lại. Tuy nhiên, cách phổ biến nhất là phân tích vĩ mô và các ngành knh tế trước khi tiến hành phân tích các cổ phiếu riêng lẻ.

doc10 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1790 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích cơ bản về chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5/7/2011 PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN Phân tích chứng khoán được nhà đầu tư tiến hành nhằm đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý. Quy trình phân tích chứng khoán có thể bắt đầu từ việc phân tích nền kinh tế vĩ mô và các ngành kinh tế khác nhau trước khi tiến hành phân tích các cổ phiếu riêng lẻ, hoặc cũng có thể làm theo quy trình ngược lại. Tuy nhiên, cách phổ biến nhất là phân tích vĩ mô và các ngành knh tế trước khi tiến hành phân tích các cổ phiếu riêng lẻ. I. Phân tích vĩ mô 1 Môi trường chính trị, xã hội, pháp luật Đối với mỗi quốc gia, môi trường chính trị- xã hội luôn có tác động trực tiếp đến hoạt động của nền kinh tế nước đó. Những sự kiện như chiến tranh, biến động chính trị hay hệ thống pháp luật trong, ngoài nước có thể tạo ra những thay đổi về môi trường kinh doanh, làm tăng thêm sự bất ổn định về kinh tế, dẫn đến sự thay đổi đầu tư và lòng tin của công chúng… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng Môi trường pháp lý là yếu tố quan trọng tác động tới hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Nó có thể tạo ra những tác động tích cực nhưng ngược lại nó cũng có thể đem lại những tác động tiêu cực. Một môi trường đầu tư với khung pháp lý hoàn chỉnh, chặt chẽ sẽ thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế. 2 Môi trường kinh tế Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng đến thành công và chiến lược của một doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng khác nhau của nền kinh tế trong các giai đoạn thịnh vượng, suy thoái, phục hồi sẽ ảnh hưởng đến tiết kiệm và đầu tư. Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động của các doanh nghiệp. Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút, suy thoái, dẫn đến giảm về đầu tư đồng thời làm tăng các lực lượng cạnh tranh, như vậy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp. Lạm phát và vấn đề chống lạm phát, chính sách tiền tệ, tài khóa, tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp nhất đến chi phí vốn của doanh nghiệp. Tác động này là tích cực hay tiêu cực đối với doanh nghiệp và thị trường tài chính phụ thuộc vào mục tiêu của các chính sách kinh tế vĩ mô đó. II. Phân tích ngành Mục đích của phân tích ngành là nhằm giúp nhà đầu tư thấy rõ những lợi ích hoặc rủi ro có thể gặp khi quyết định đầu tư vào chứng khoán của một doanh nghiệp hoạt động trong một ngành kinh doanh cụ thể. Những nội dung cần thực hiện trong phân tích ngành gồm: Phân tích chu kì kinh doanh của ngành, xác định hệ số rủi ro của ngành kinh doanh. * Chu kì kinh doanh của ngành Cũng giống như nền kinh tế, mỗi ngành kinh doanh có những chu kì phát triển nhất định. Mặc dù giữa chu kì phát triển của nền kinh tế và của ngành có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau song không phải bao giờ cũng có sự biến động cùng chiều, đồng điệu với nhau.Mỗi ngành có khả năng phản ứng khác nhau đối với những thay đổi của nền kinh tế. Các ngành kinh doanh các sản phẩm không phải là thiết yếu (ô tô, sắt thép, sản phẩm điện tử…) sẽ có lợi hơn trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng nhưng cũng gặp khó khăn trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái. Ngược lại các ngành kinh doanh các sản phẩm thuộc mặt hàng tiêu dùng thiết yếu sẽ không bị ảnh hưởng nhiều ngay cả trong giai đoạn kinh tế suy thoái. Nhìn chung, triển vọng và chu kì kinh doanh của ngành có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành. Nếu một công ty hoạt động trong 1 ngành kém phát triển thì cũng khó có triển vọng đầu tư đem lại hiệu quả cao. Tóm lại: Những lý do khiến ta phải phân tích hoạt động toàn ngành trước khi phân tích từng loại chứng khoán riêng lẻ là: - Tại 1 thời điểm nhất định nào đó, lợi suất thu nhập của các ngành khác nhau sẽ khác nhau, do đó nếu phân tích ngành thì bạn sẽ chọn được những ngành có lợi suất cao để đầu tư. - Ngay trong 1 ngành thì lợi suất thu nhập cũng không ổn định. 1 ngành hoạt động tốt trong quá khứ không có nghĩa là nó sẽ hoạt động tốt trong tương lai. Vì vậy phải luôn theo dõi động thái hoạt động ngành để tìm cơ hội đầu tư và rút vốn đầu tư đúng lúc - Vào cùng 1 thời điểm, các ngành khác nhau sẽ có rủi ro khác nhau. Do đó cần đánh giá mức rủi ro của ngành để xác định được mức lợi suất thu nhập mong muốn hợp lý - Rủi ro của 1 ngành có sự biến động không nhiều theo thời gian, do vậy có thể phân tích từng ngành trong quá khứ để dự đoán mức rủi ro tương lai của ngành. * Đánh giá mức độ rủi ro của ngành kinh doanh Mỗi ngành kinh doanh khác nhau có mức độ rủi ro khác nhau. Việc xác định mức độ rủi ro của ngành giúp cho nhà đầu tư lựa chọn được ngành đầu tư có hiệu quả với độ rủi ro tối thiểu hoặc có thể chấp nhận được. Quy trình phân tích, đánh giá rủi ro của ngành kinh doanh được tiến hành theo trình tự sau: Xác định hệ số rủi ro của ngành, từ đó tính toán được mức lợi suất đòi hỏi dựa theo mô hình định giá tài sản vốn (CAPM), công thức tính như sau: Trong đó: RE: mức sinh lợi đòi hỏi Rf: Mức sinh lời phi rủi ro Rm: Mức sinh lợi bình quân của thị trường : Hệ số rủi ro ngành Để thực hiện các bước trên hiệu quả cần có dữ liệu thống kê đầy đủ. Tuy nhiên, trên TTCK Việt Nam để thực hiện được phân tích ngành là điều rất khó khăn do thông tin không đầy đủ. III. Phân tích công ty Phân tích công ty bao gồm nhiều nội dung như: phân tích tài chính công ty, phân tích rủi ro, phân tích hoạt động và khả năng tăng trưởng của công ty. Tuy nhiên, nội dung phân tích tài chính công ty là nội dung quan trọng nhất. 1. Các báo cáo tài chính - Bảng cân đối kế toán: Đây là 1 báo cáo tài chính quan trọng bậc nhất của công ty, mô tả tình hình tài chính của 1 công ty tại 1 thời điểm Nhìn vào bảng cân đối kế toán có thể biết được quy mô, loại hình doanh nghiệp, mức độ tài chính của công ty. - Báo cáo kết quả kinh doanh: Cho biết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 1 thời kì nhất định Báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp các thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các nguồn lực về vốn, lao động, kĩ thuật và trình độ quản lý sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Bảng lưu chuyển tiền tệ cho biết khả năng tạo tiền, tình hình quản lí các tài sản và trách nhiệm pháp lí ngoài vốn hiện thời, chi tiết các khoản đầu tư vào tài sản sản xuất và các khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp. Nó cho phép cả các nhà quản lí cũng như các nhà nghiên cứu trả lời được những vấn đề quan trọng liên quan đến tiền. 2. Phân tích báo cáo tài chính - Phương pháp phân tích tài chính truyền thống được áp dụng là phương pháp phân tích các tỷ số. Đó là phương pháp sử dụng các tỷ số để phân tích. Các tỷ số này là các tỷ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác. - Mục đích phân tích tài chính: Mỗi đối tượng khác nhau sẽ có mục đích phân tích khác nhau: + Đối với nhà quản trị: Phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty, xác định điểm mạnh, điểm yếu của công ty. Đó là cơ sở để nhà quản trị ra quyết định quản trị + Đối với nhà đầu tư: Phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lời của công ty, đó là căn cứ ra quyết định đầu tư + Đối với người cho vay: Phân tích tài chính nhằm nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng. - Trong phân tích tài chính, có 4 nhóm tỷ số tài chính được dùng để phân tích: + Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán: Dùng để đánh giá khả năng thanh toán của công ty + Nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn: Dùng để đánh giá mức độ ổn định và tự chủ của công ty. + Nhóm tỷ số về khả năng hoạt động: Dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực của công ty + Nhóm tỷ số về khả năng sinh lãi: Dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động chung của công ty - Tùy theo mục đích phân tích tài chính mà nhà phân tích chú trọng hơn tới nhóm tỷ số nào. Ví dụ: Các chủ nợ ngắn hạn đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán ngay của công ty trong khi các chủ nợ dài hạn quan tâm nhiều hơn đến hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, họ cũng cần đánh giá khả năng thanh toán hiện tại của công ty và xem xét lợi nhuận của doanh nghiệp để dự tính khả năng trả nợ cuối cùng của công ty, bên cạnh đó họ cũng cần phải quan tâm tới cơ cấu vốn vì sự thay đổi cơ cấu vốn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ. - Một số lưu ý khi phân tích tài chính + Phân tích tỷ số tài chính chỉ có thể đạt kết quả cao nhất khi sử dụng đồng bộ các tỷ số tài chính (Việc phân tích riêng lẻ từng chỉ số là không có ý nghĩa) + Khi so sánh các tỷ số tài chính của công ty so với công ty khác, nên tìm công ty có cùng ngành nghề hoạt động, cùng quy mô để so sánh và sự so sánh cũng chỉ mang yếu tố tham khảo. + Các báo cáo tài chính mang tính lịch sử, ở trạng thái tĩnh. Vì vậy các tỷ số tài chính không thể phản ánh tất cả tình hình của công ty. 3. Các chỉ số tài chính cơ bản 3.1. Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán Tài sản ngắn hạn Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành = Nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn – dự trữ Tỷ số khả năng thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Ý nghĩa: Hệ số khả năng thanh toán hiện hành thường được sử dụng để xem xét khả năng thanh toán nợ đến hạn thanh toán của công ty . Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Đánh giá khả năng thanh toán của công ty chính xác hơn so với việc đánh giá hệ số thanh toán hiện hành vì nó không tính đến dự trữ (tài sản có tính thanh khoản thấp nhất trong số các tài sản lưu động và cũng là nguồn của các khoản lỗ) 3.2. Nhóm chỉ số về cơ cấu vốn Nợ Hệ số nợ = Tổng tài sản Nợ Hệ số nợ trên vốn cổ phần = Vốn cổ phần Nhóm hệ số này để tính mức vay nợ của công ty Ý nghĩa: Sử dụng nợ trong hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với 1 công ty. Nếu sử dụng nợ hiệu quả (tức là lợi nhuận thu được thừa để hoàn thành các nghĩa vụ phát sinh do nợ) thì có nghĩa là lợi nhuận chia cho cổ đông được tăng thêm nhờ đòn bẩy tài chính Hệ số nợ cho biết tỉ lệ phần trăm tài sản được hỗ trợ bằng nợ Hệ số nợ trên vốn cổ phần cho biết mức độ mạo hiểm của công ty trong cơ cấu vốn. Nó cho biết mối quan hệ giữa vốn đi vay và vốn của chủ. Tỷ lệ nợ càng cao thì rủi ro càng lớn vì trong trường hợp công ty lâm vào tình trạng phá sản thì các chủ nợ sẽ được thanh toán trước các chủ sở hữu. Vì vậy có thể nói chính vốn của chủ tạo cơ sở đảm bảo cho các chủ nợ. Lợi nhuận trước thuế Khả năng thanh toán lãi vay = Lãi vay Thể hiện khả năng hoàn thành nghĩa vụ phát sinh từ khoản nợ. Hệ số này càng cao chứng tỏ công ty sử dụng nợ vay có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả lãi. 3.3. Nhóm chỉ số về khả năng hoạt động Các khoản phải thu Kì thu tiền bình quân= Doanh số bán hàng bình quân trên ngày Kì thu tiền bình quân là số ngày cần có để chuyển các khoản phải thu thành tiền. Ý nghĩa: Kì thu tiền bình quân giúp chúng ta đánh giá khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu, hay nói cách khác là khả năng của công ty trong việc thu nợ từ khách hàng. Hệ số này cũng giúp đưa ra thông tin về chính sách tín dụng thương mại của công ty đối với khách hàng Đối với các công ty có tình hình tài chính mạnh thì họ hoàn toàn có thể cho phép thời hạn thu hồi các khoản phải thu dài hơn so với các công ty yếu ơn (tăng lợi thế cạnh tranh) Giá vốn hàng bán Vòng quay dự trữ = Dự trữ Ý nghĩa: Vòng quay hàng tồn kho cho phép xem xét hiệu quả quản lý và bán dự trữ của công ty. Đây là tiêu chuẩn để đánh giá tính thanh khoản của dự trữ của 1 công ty. Cách đánh giá: Nhìn chung, hệ số này cao sẽ cho thấy dấu hiệu quản lý dự trữ hiệu quả, dự trữ được bán càng nhanh thì vốn lưu trong kho càng thấp, giảm chi phí lưu kho. Tuy nhiên, nếu vòng quay này quá cao cũng có nghĩa là công ty đang bị thiếu hoặc bị mất các đơn đặt hàng, giá hàng đang giảm hoặc công ty đang thiếu nguyên liệu. Ngược lại nếu hệ số này quá thấp thì là dấu hiệu của việc công ty bị đọng quá nhiều hàng trong kho hoặc hàng không bán được do chất lượng kém… Phải đánh giá vòng quay dự trữ theo từng ngành. Đối với những công ty bán hàng nông sản, thực phẩm thì vòng quay hàng tồn kho phải cao vì đó là những sản phẩm dễ hư hỏng, trong khi đó đối với các công ty bán đồ thiết bị, máy móc thì vòng quay hàng tồn kho có thể thấp hơn, song biên lợi nhuận của các công ty này phải cao hơn. Doanh thu Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Tổng tài sản cố định Doanh thu Hiệu suất sử dụng tài sản = Tổng tài sản Ý nghĩa: Hệ số đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản trong việc tạo doanh thu Cách đánh giá: Hệ số này cao chứng tỏ công ty hoạt động với công suất cao. Nó cũng có nghĩa là nếu không tiếp tục đầu tư vào tài sản thì sẽ khó có thể tăng doanh thu, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh vì tài sản hiện có đã được sử dụng hết công suất. Nếu các vòng quay tài sản tương đối thấp so với mức trung bình hoặc thấp hơn so với mức trung bình ngành thì có nghĩa công ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản, tài sản sử dụng không hiệu quả hoặc doanh thu bán hàng thấp. Tuy nhiên, cũng có thể có công ty đang thực hiện đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị, và như vậy sẽ mang lại hiệu quả trong dài hạn. 3.4. Nhóm chỉ số về khả năng sinh lời + Tỷ suất lợi nhuận thuần = Ý nghĩa: Hệ số này cho phép xem xét khả năng kiểm soát các chi phí của công ty. Nó cho biết 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu lợi nhuận. Hệ số này cao chứng tỏ công ty đang kiểm soát tốt các loại chi phí, và ngược lại. + Hiệu suất sinh lời của tổng tài sản (Return on Asset- ROA) ROA = hoặc ROA = (EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay) Ý nghĩa: ROA đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản. Nó cho biết mỗi 1 đồng tài sản đầu tư sẽ mang lại bao nhiêu đồng thu nhập ROA tính theo cách 2 nhằm mục đích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay vì lợi nhuận trước thuế và lãi vay là nguồn để trả lãi vay. Do đó nếu ROA lớn hơn lãi suất vay chứng tỏ công ty sử dụng vốn có hiểu quả, có khả năng thanh toán được lãi vay và ngược lại. + Hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (Return on Equity- ROE) ROE= ROE đánh giá khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Nó cho biết khi nhà đầu tư bỏ 1 đồng vốn vào công ty thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Các nhà đầu tư thường so sánh ROE với mức lãi suất trên thị trường. Khi công ty tạo ra ROE cao hơn lãi suất thị trường thì việc đầu tư vào công ty là hiệu quả và ngược lại. * Phương pháp phân tích DUPONT Để xem xét mối liên hệ giữa các tỷ số tài chính, người ta sử dụng phương pháp DUPONT, đó là phương pháp tách tỷ số ROE thành các chỉ số thành phần Thu nhập sau thuế Thu nhập sau thuế Tổng tài sản ROE = = x Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu = ROA x EM EM: Phản ánh mức độ huy động vốn từ bên ngoài của doanh nghiệp Tổng tài sản 1 1 EM = = = Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản – nợ 1 Tổng tài sản Tổng tài sản = 1- Hệ số nợ Thu nhập sau thuế Thu nhập sau thuế Doanh thu ROA = = x Tổng tài sản Doanh thu Tổng tài sản = Tỷ suất lợi nhuận thuần x Hiệu suất sử dụng tài sản 1 ROE= x Tỷ suất lợi nhuận thuần x Hiệu suất sử dụng tài sản 1- Hệ số nợ Từ mối liên hệ này sẽ cho thấy các điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động tài chính của công ty. Có thể nhận thấy các yếu tố tác động cơ bản đến ROE của công ty: - Đòn bẩy tài chính (khả năng sử dụng nợ vay) - Khả năng tăng doanh thu, công tác quản lý chi phí - Khả năng quản lý tài sản