Tóm tắt: Láy là một hiện tượng hình thái phổ biến
trong loại hình học ngôn ngữ. Trong loại hình ngôn ngữ
đơn lập như Tiếng Việt, tiếng Hán, láy là một phương
thức cấu tạo từ quan trọng. Cấu trúc dạng láy ABB là
một trong những dạng láy thường gặp trong đời sống
hàng ngày và trong các tác phẩm văn học. Tuy nhiên
cấu trúc này vẫn chưa được giới Việt ngữ học quan
tâm. Trong bài viết này, tác giả sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính và định lượng đi sâu nghiên cứu
đối chiếu cấu trúc dạng láy ABB giữa tiếng Việt và
tiếng Hán. Thông qua phân tích đối chiếu, tác giả đã
tìm ra được những điểm tương đồng và khác biệt về
mặt cấu tạo, ngữ âm, ngữ nghĩa của cấu trúc này trong
hai ngôn ngữ
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phân tích đối chiếu cấu trúc dạng láy ABB giữa tiếng Việt và tiếng Hán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiu ban 3: Đào to ting Vit nh mt ngoi ng cho ngi n c ngoài
440
PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU CẤU TRÚC DẠNG LÁY ABB
GIỮA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÁN
Ngô Th Hu
Trường Đại học Hà Nội
Tóm t
t: Láy là một hiện tượng hình thái phổ biến
trong loại hình học ngôn ngữ. Trong loại hình ngôn ngữ
đơn lập như Tiếng Việt, tiếng Hán, láy là một phương
thức cấu tạo từ quan trọng. Cấu trúc dạng láy ABB là
một trong những dạng láy thường gặp trong đời sống
hàng ngày và trong các tác phẩm văn học. Tuy nhiên
cấu trúc này vẫn chưa được giới Việt ngữ học quan
tâm. Trong bài viết này, tác giả sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính và định lượng đi sâu nghiên cứu
đối chiếu cấu trúc dạng láy ABB giữa tiếng Việt và
tiếng Hán. Thông qua phân tích đối chiếu, tác giả đã
tìm ra được những điểm tương đồng và khác biệt về
mặt cấu tạo, ngữ âm, ngữ nghĩa của cấu trúc này trong
hai ngôn ngữ.
T khóa: Đối chiếu; Việt Hán; cấu trúc dạng láy ABB
Abstract: Reduplication is a common feature of
linguistic typology, and an important method of
constructing new words in such isolating languages as
Vietnamese and Chinese, in which ABB reduplication is
one of the most commonly adopted reduplication styles
in daily lives and literature works. However, ABB style
didn’t attain so much attention as it should deserve and
is not fully studied by the Vietnamese linguists. This
paper incorporated the qualitative and quantitative
methods to deeply explore the similarities and
differences of Vietnamese and Chinese ABB style in
construction, pronuncation and meaning.
Key words: Comparative Research of Vietnamese
and Chinese; Reduplication; ABB Style
Láy (Reduplication) là một hiện tượng hình
thái phổ biến trong loại hình học ngôn ngữ. Trong
loại hình ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, tiếng
Hán, láy là một phương thức cấu tạo từ quan trọng.
Cấu trúc dạng láy ABB1 do tổ hợp từ căn A kết
1
Cấu trúc ABB trong tiếng Hán được gọi là “tính từ láy
dạng ABB”. Trong tiếng Việt, cho đến nay vẫn chưa có
một thuật ngữ chính thức nào dành cho cấu trúc này. Tuy
nhiên trong “Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê (2000)
hợp với hình vị láy âm BB tạo thành (dưới đây gọi
tắt là tổ hợp ABB) là một trong những dạng láy
thường gặp trong đời sống hàng ngày và trong các
tác phẩm văn học. Tuy nhiên, cho đến nay với
tiếng Việt cấu trúc này dường như mới chỉ xuất
hiện trong từ điển mà chưa được sự quan tâm của
các học giả.
Nghiên cứu đối chiếu của chúng tôi dựa trên
ngữ liệu do tác giả thu thập được từ 115 tổ hợp
ABB thường dùng trong tiếng Việt và 298 tổ hợp
ABB tiếng Hán từ bảng thống kê của cuốn “Tám
trăm từ Hán ngữ hiện đại ”(bản bổ sung) do Lục
Thúc Tương (1999) chủ biên.
1. Đối chiếu cấu tạo
Cấu trúc dạng láy ABB của tiếng Việt và tiếng
Hán đều do từ căn A kết hợp với hình vị láy âm
BB tạo thành. Trong đó từ căn A chủ yếu là tính
từ. Với tiếng Việt, trong 115 tổ hợp ABB thì có
110 tổ hợp có A là tính từ, chiếm 96%. Với tiếng
Hán, trong 298 tổ hợp thì có 203 tổ hợp có A là
tính từ, chiếm 68,12%.
BB trong tổ hợp ABB của tiếng Việt thuộc từ
láy hoàn toàn không xác định yếu tố gốc, trong
“Từ điển tiếng Việt” hoặc “Từ điển từ láy tiếng
Việt” đều có thể tìm thấy loại từ này. BB là tính từ,
có thể đứng độc lập thành từ và đảm nhiệm vai trò
trung tâm ngữ như “Xe cộ nườm nượp như mắc
cửi”(ABB “đông nườm nượp”). BB là phó từ
không thể dùng độc lập, chỉ xuất hiện trong tổ hợp
ABB “Căn phòng tối om om” (không thể nói “căn
phòng om om”). Ngược lại, BB trong tổ hợp ABB
của tiếng Hán chỉ có một lượng nhỏ thuộc tính từ
láy không xác định yếu tố gốc, có thể đứng độc
chủ biên có xuất hiện các từ dạng láy ABB như “tối om
om, thơm phưng phức v.v..” và được ghi chú là tính từ.
Trong các bài tập tiếng Việt chọn từ thích hợp điền vào
chỗ trống của học sinh tiểu học cũng thường xuất hiện
loại từ này với tên gọi là “từ tượng hình”.
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
441
lập, gồm 46/298, chiếm 15%, ví dụ “
(mang mang đại hải ) /
(bạch mang mang ),
(hồng kỳ phiêu phiêu )/
(khinh phiêu phiêu ) ”,
còn phần lớn BB là hậu tố láy âm không đứng độc
lập thành từ 145/298, chiếm 49%, ví dụ: “
(toan lựu lựu ),
(viên hồ hồ
)” vì thế loại BB là hậu tố không
đứng độc lập thành từ này không xuất hiện trong
từ điển. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa hai
ngôn ngữ.
Với tiếng Việt, cho đến nay giới Việt ngữ học
phân định từ loại của BB vẫn chưa được rõ ràng.
Có những trường hợp như “hun hút” (sâu hun hút),
sùng sũng (ướt sùng sũng), “Từ điển tiếng Việt ”
do Hoàng Phê (2000) chủ biên cho là tính từ,
nhưng “Từ điển từ láy tiếng Việt” do Hoàng Văn
Hành (1995) chủ biên cho là phó từ. Ví dụ, với
BB là “tăm tắp”, “Từ điển từ láy tiếng Việt”cho là
phó từ và đưa ra ví dụ sau: “Bà lão vội vàng ăn
ngay. Nhưng họ ăn nhanh quá. Mọi người đều
lặng lẽ, cắm cúi, mải mốt. Đôi đũa này lên lại có đôi
khác xuống. Liên tiếp luôn như vậy. Cứ tăm tắp
tăm tắp. (Nam cao, Một bữa no
Chúng tôi cho rằng, trong ví dụ nêu trên BB
“tăm tắp” đảm nhiệm vai trò trung tâm ngữ trong
câu vì thế nó là thực từ (tính từ) chứ không phải
hư từ (phó từ). Những ví dụ tương tự xuất hiện rất
nhiều trong “Từ điển từ láy tiếng Việt”.
Sở dĩ tồn tại vấn đề phân loại chưa được tường
minh là vì BB của tiếng Việt khó xác định là tính
từ hay phó từ, bởi ý nghĩa của nó tương đối rõ
ràng, sử dụng cũng rất linh hoạt. Nếu là phó từ thì
BB cũng không giống như các phó từ chỉ mức độ
như “rất, lắm, vô cùng”, mà thiên về đặc tính của
tính từ, đó cũng là một trong những nguyên nhân
chủ yếu tồn tại những bất cập trong vấn đề phân loại.
Trong tiếng Việt, đại đa số AB có thể kết hợp
thành từ. Tác giả khảo sát 115 tổ hợp ABB thì có
85 trường hợp có thể kết hợp tạo thành tính từ
song tiết AB, chiếm 74%.Trong tiếng Hán, tác giả
khảo sát 298 tổ hợp ABB thì có 46 trường hợp có
thể kết hợp tạo thành tính từ song tiết, chiếm 15%.
So với tiếng Hán thì tổ hợp ABB của tiếng Việt có
thể kết hợp thành từ song tiết AB nhiều hơn. Như
vậy BB, AB của tiếng Việt có thể đứng độc lập
thành từ, có nghĩa thực nhiều hơn so với tiếng Hán.
Điều đó thể hiện tính chất đơn lập của tiếng Việt
rõ ràng hơn tiếng Hán.
Dưới đây là những ví dụ ABB tồn tại dạng AB:
Tiếng Việt:
ABB AB BB
thơm phưng phức thơm phức phưng phứcphó từ
nặng trình trịch nặng trịch trình trịchphó từ
sáng choang choang sáng choang choang choangphó từ
tròn xoe xoe tròn xoe xoe xoephó từ
trắng phau phau trắng phau phau phautính từ
thẳng tăm tắp thẳng tắp tăm tắptính từ
im thin thít im thít thin thíttính từ
nóng hôi hổi nóng hổi hôi hổitính từ
Tiếng Hán:
ABB AB
(lãnh thanh thanh )
(bi thảm thảm )
(cô đơn đơn )
Tiu ban 3: Đào to ting Vit nh mt ngoi ng cho ngi n c ngoài
442
(điềm mật mật )
(không động động )
(xích khỏa khỏa )
Trong tiếng Việt có thể kết hợp thành AB
thường BB là phó từ. Còn BB là tính từ thì có
trường hợp có thể tồn tại AB, có trường hợp
không thể tạo thành AB. Ví dụ: BB “hun hút,
nườm nượp” là tính từ, có thể kết hợp với A tạo
thành ABB như “sâu hun hút, đông nườm nượp”
nhưng không tồn tại AB “sâu hút, đông nượp” v.v..
Về mặt ngữ âm, sự biến đổi ngữ âm (nếu có) ở
loại từ này trong hai ngôn ngữ đều xảy ra với BB.
Chỉ có điều sự biến đổi ấy ở tiếng Hán tương đối
tự do, còn ở tiếng Việt thì tương đối phức tạp.
Trong tiếng Việt, âm cuối và thanh điệu của BB
có những biến đổi nhất định. BB tuân thủ theo quy
luật ngữ âm bằng trắc đan xen (), (),
(), trường hợp BB mang thanh bằng sẽ không
có sự biến đổi ngữ âm. Âm cuối biến đổi từ -p -t
-k (cch) sang-m-n-ng (ng nh).
Quy luật biến đổi ngữ âm xảy ra với âm cuối
của BB như sau
ngc im phăng phắc
mp đầy ăm ắp
ntxanh ngăn ngắt
nhch nặng trình trịch
Với tiếng Hán, trong khẩu ngữ có trường hợp
BB có sự biến đổi thanh điệu, BB biến thành
thanh một (âm bình). Khác với tiếng Việt, âm cuối
của BB không có sự biến đổi. Ví dụ:
hēi yōuyōu màn
tēngtēng
chén diāndiān !"" máo
rōngrōng
#$$ lǜ yōuyōu %% gū
līnglīng
Lã Thúc Tương (1999) chỉ ra rằng, trong khẩu
ngữ tiếng Bắc Kinh thì BB thường đọc thanh một,
trước đây rất nhiều sách giáo khoa cũng quy định
BB đọc thanh một. Vương Khải Long (2003) cũng
cho rằng, phần lớn BB đọc thành thanh một, ngay
cả với những trường hợp BB không phải là thanh
một thì cũng vẫn được đọc thành thanh một.
Tác giả tiến hành khảo sát cuốn “Từ điển Hán
Việt hiện đại” của Thương Vụ Ấn Thư (Bản lần
thứ năm) thấy rằng, trong từ điển có trường hợp
ABB được ghi chú thành hai cách đọc, ví dụ như
“&'' chén diàndiàn khẩu ngữ đọc chén
diāndiān#$$ lǜ yóuyóu
ẩu ngữ đọc lǜ
yōuyōu”v.v..
Ví dụ trong cuốn “Thi trắc nghiệm trình độ tiếng
Hán phổ thông” (NXB Thương Vụ Ấn Thư), trong
đó có xuất hiện cấu trúc dạng láy ABB như sau:
>()*+,-./012*
-3456789:;/?@/0A
12*
-BC5DDEFG=HI
JBKLM 5Nß
ODDP
QRS8TUV-WXE
FYZ[-H\]KLM 3N^
S_`a-bcdefg-hi
jgkQlmnoEFG=Hpq;
bKLM 12Nß
Với những cấu trúc dạng láy ABB, phát thanh
viên đều đọc BB là thanh một, như: máo rōngrōng
liàng jīngjīngpéng sōngsōngchén diāndiān
hēi yōuyōuruǎn miānmiān. Trên thực tế những
hậu tố BB này (""r''r
vốn dĩ không
phải là thanh một, nhưng trong khẩu ngữ có thể
đọc BB thành thanh một, sự biến đổi đó tương đối
tự do.
Sự biến đổi ngữ âm của cấu trúc này trong hai
ngôn ngữ đều xảy ra với âm tiết BB. Sự biến đổi
ấy ở tiếng Việt phức tạp hơn so với tiếng Hán.
Trong tiếng Việt, BB ngoài thanh điệu có sự biến
đổi thì có trường hợp âm cuối cũng có sự biến đổi.
Ở tiếng Hán, sự biến đổi ngữ âm chỉ trong khẩu
ngữ, tương đối tự do. Ngược lại, trong tiếng Việt sự
biến đổi ngữ âm mang tính hệ thống và có quy luật.
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
443
2. Đối chiếu ngữ nghĩa
2.1. Nghĩa hạt nhân
Như trên đã nói, ABB của tiếng Việt và tiếng
Hán là do từ căn A kết hợp với hình vị láy âm BB
tạo thành. Về mặt ngữ nghĩa, nghĩa hạt nhân của
tổ hợp này vẫn là ở từ căn A, BB có tác dụng nói
rõ bổ sung, phụ nghĩa cho A. Nếu A đơn thuần chỉ
là tính từ chỉ tính chất thì sau khi kết hợp với BB,
tổ hợp ABB trở thành tính từ biểu thị trạng thái và
thường mang hàm ý ở mức độ cao thậm chí là cao
nhất.
Ví dụ tiếng Việt: “trắng phau phau”, nghĩa hạt
nhân vẫn là “trắng”, nhưng sau khi kết hợp với
BB (“phau phau” <tính từ láy không xác định yếu
tố gốc> biểu thị trắng đều nhất loạt, không hề có
đốm, có vếtthì ABB trở thành tính từ biểu thị
trạng thái trắng ở mức độ cao, rất trắng, không bị
pha tạp bởi các màu sắc khác.
Ví dụ tiếng Hán: “s ” (nhiệt đằng đằng
), nghĩa hạt nhân là “nóng”, BB
“ ” là tính từ láy không xác định yếu tố gốc
biểu thị hơi đang bốc lên, tổ hợp ABB biểu thị
trạng thái nóng ở mức độ cao, đến mức như còn
nhìn thấy hơi nóng đang bốc lên. A “s” đơn
thuần chỉ tính chất, kết hợp với BB trở thành tính
từ biểu thị trạng thái.
Như vậy, trong tổ hợp ABB, BB không làm
thay đổi nghĩa hạt nhân của A mà có tác dụng bổ
sung nói rõ trạng thái A ra sao. Ngoài ra, mức độ
ý nghĩa của ABB so với A hoặc AB (nếu tồn tại)
đều mạnh hơn, thậm chí là cực mạnh.
2.2. Nghĩa sắc thái hình tượng
Tổ hợp ABB của tiếng Việt và tiếng Hán đều
mang ý nghĩa sắc thái, hình tượng, nó khơi gợi
những liên tưởng phong phú của con người. Nếu
chỉ đơn thuần từ căn A sẽ không mang lại giá trị
như vậy. Ví dụ chỉ nói “rét/lạnh”() hay “rất
rét/rất lạnh” (t) sẽ không thể kích thích óc liên
tưởng của con người. Nhưng khi nói “rét căm
căm ”uu, lãnh sưu sưusẽ làm ta nghĩ đến
cái rét rất đậm, như có kim châm vào da thịt, đến
mức phải run lên. Với tiếng Hán BB “uu” còn là
từ láy tượng thanh biểu thị tiếng gió thổi, vì thế
sau khi kết hợp với A“” tạo thành “uu”
khiến ta liên tưởng tới cảnh người co rúm lại trong
gió lạnh và cái rét cắt da cắt thịt của mùa đông.
Cho dù BB với tư cách là từ hay hậu tố, có
nghĩa thực hay nghĩa đã bị hư hóa, hoặc đang
trong quá trình hư hóa, thì sau khi kết hợp với A
tạo thành ABB đều biểu thị nghĩa hình tượng, sinh
động, cụ thể.
Ngoài ra, ABB của tiếng Việt, tiếng Hán còn
có những điểm tương đồng như cùng một BB có
thể kết hợp với nhiều A khác nhau, cùng một A có
thể kết hợp với nhiều BB khác nhau nhằm mô tả
những trạng thái khác nhau, tu sức cho những đối
tượng khác nhau.
a. Cùng một A có thể kết hợp với nhiều BB
khác nhau
Ví dụ: Với A là tính từ chỉ màu “đỏ”, khi kết
hợp với nhiều BB khác nhau, biểu thị nghĩa hạt
nhân là màu đỏ nhưng đỏ với những sắc thái,
trạng thái khác nhau, tu sức cho những đối tượng
khác nhau.
Ví dụ tiếng Việt
“đỏ rừng rực”để chỉ mặt trời đỏ với ánh sáng
và sức nóng bốc lên mạnh lan tỏa ra xung quanh.
“đỏ phừng phừng” biểu thị khuôn mặt do uống
rượu hay nổi giận, bực tức mà đỏ lên; “rừng rực”
và “phừng phừng” đều mang theo lớp nghĩa là
nhiệt lượng đột nhiên tăng mạnh lên.
“đỏ chon chót” là đỏ ở mức độ cao, gây chói
mắt, không thích mắt, thường dùng để miêu tả môi
son, má đỏ hay quả chín đỏ v.v..
“đỏ hon hỏn” chỉ màu đỏ của da thịt trẻ mới
sinh, màu đỏ của sự sống mới trào đời khỏe mạnh
và đáng yêu.
“đỏ hây hây” là màu đỏ phơn phớt với vẻ mỡ
màng, tươi tắn, đầy sức sống, thường miểu tả má
đỏ của trẻ nhỏ hay các cô gái.
“đỏ au au” là sắc đỏ tươi của sự săn chắc, rắn
rỏi, gây cảm giác thích mắt, thường miêu tả nước
da khỏe mạnh của người già.
Ví dụ tiếng Hán:
Tiu ban 3: Đào to ting Vit nh mt ngoi ng cho ngi n c ngoài
444
“vv” (hồng xán xán)
BB“vv”là tính từ
láy không xác định yếu tố gốc, biểu thị ánh sáng
chói lọi, kết hợp với A tạo thành “vv” thường
miêu tả mặt trời, ánh hoàng hôn với trạng thái đỏ rực.
“ww” (hồng diễm diễm)
BB “ww” là
tính từ láy không xác định yếu tố gốc, biểu thị ánh
sáng, màu sắc rực rỡ, đẹp mắt. ww thường
miêu tả trạng thái đỏ rực rỡ của mặt trời hay đóa hoa.
“xx” (hồng thông thông): BB“xx”là phó
từ láy biểu thị toàn bộ, tất cả, mang nghĩa tăng
cường, kết hợp thành ABB biểu thị trạng thái đỏ ở
mức độ cao, rất đỏ, thường dùng để miêu tả khuôn
mặt, mặt trời, ngọn lửa.
“yy” (hồng đồng đồng)
BB“yy” là hậu
tố láy âm không đứng độc lập thành từ (y với
nghĩa là màu đỏ), có tác dụng biểu thị nghĩa tăng
cường. Tổ hợp “yy” biểu thị mặt trời, khuôn
mặt với trạng thái rất đỏ.
“zz” (hồng phốc phốc): BB “zz”là hậu
tố láy âm không đứng độc lập thành từ (“z” biểu
thị đập, thoa, xoa), zz làm ta liên tưởng tới
khuôn mặt như được thoa phấn hồng, biểu thị làn da,
đôi má với trạng thái đỏ hồng hào, tràn đầy sự sống.
{{ (hồng nhuận nhuận): BB “{{”là hậu
tố láy âm không đứng độc lập thành từ (“” biểu
thị mịn màng, tươi sáng. “{{”thường miêu tả
khuôn mặt, nước da, ánh đèn ở trạng thái đỏ hồng,
mỡ màng, đẹp mắt.
Chúng tôi phát hiện, tổ hợp ABB biểu thị màu
sắc rất phong phú, dường như màu sắc cơ bản nào
cũng có thể tìm thấy trong tổ hợp này. Vì sao hai
ngôn ngữ đều sử dụng cấu trúc dạng láy ABB để
biểu thị trạng thái của sắc màu? Đó là vì thế giới
hiện thực rực rỡ muôn màu, nó cần có ngôn ngữ
hình tượng, âm thanh sinh động để thể hiện thế
giới muôn sắc màu ấy. Hơn nữa, tổ hợp ABB là
do A kết hợp với BB tạo thành, từ căn A biểu thị
tính chất của màu sắc, BB biểu thị trạng thái sắc
màu của A ra sao, do đó, cùng là một sắc màu
nhưng khi kết hợp với BB không giống nhau sẽ
biểu thị trạng thái sắc màu khác nhau, tu sức cho
những đối tượng khác nhau.
b. Cùng một BB có thể kết hợp với nhiều A
khác nhau
Ví dụ tiếng Việt với BB là “ngăn ngắt”, có các
tổ hợp ABB như: “lạnh ngăn ngắt, vắng ngăn
ngắt, đắng ngăn ngắt, xanh ngăn ngắt, tím ngăn
ngắt”. Ở đây cho dù A khác nhau nhưng đều có
đặc trưng giống nhau của BB, tức là “lạnh, vắng,
đắng, xanh, tím” ở trạng thái mức độ cao. “lạnh
ngăn ngắt, vắng ngăn ngắt, đắng ngăn ngắt” đều
biểu thị trạng thái lạnh lẽo, vắng vẻ, nhạt nhẽo với
hàm ý không thích, không mong muốn, không hài
lòng của người nói; “xanh ngăn ngắt, tím ngăn
ngắt” đều biểu thị sắc xanh đậm, tím đậm lan tỏa
rộng trong không gian chứ không phải một chấm
nhỏ, hàm chứa màu sắc (xanh, tím) ở trạng thái
mức độ cao.
Ngoài BB là “ngăn ngắt”, tiếng Việt còn có
một số BB có khả năng kết hợp với nhiều A khác
nhau như: xanh thăm thẳm, sâu thăm thẳm; đỏ lòm
lòm, chua lòm lòm
Cho dù kết hợp với A để tạo thành tổ hợp ABB,
nhưng BB trong tiếng Việt vẫn có một cơ cấu nghĩa
của riêng mình, cũng như A vẫn có nghĩa độc lập
với BB trong tổ hợp ABB [4, 394].
Trong tiếng Việt, cùng một BB có thể kết hợp
với nhiều A khác nhau nhưng khả năng tổ hợp của
BB không mạnh. Bởi đại đa số BB của tiếng Việt
có nghĩa thực nên việc kết hợp với nhiều A khác
nhau sẽ bị hạn chế.
Ví dụ tiếng Hán:
Nhóm 1:
|| (lâm lâm)
}|| (thấp lâm lâm <ướt
sùng sũng>), ~|| (vũ lâm lâm ),
|| (lệ lâm lâm ), ||
(huyết lâm lâm ) v.v..
Nhóm 2
(tư tư)
(lạc tư tư ),
a (mỹ tư tư ), (hỉ tư tư
) v.v..
Nhóm 3
?? (hồ hồ)
(hương hồ hồ <thơm
phương phức>),
(trào hồ hồ <ướt nhoen
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
445
nhoét>),
(viên hồ hồ ), )
(quang hồ hồ ), $
(dầu
hồ hồ ),
(điềm hồ hồ
) v.v..
(ba ba)
(can ba ba <khô không
khốc>), (đạm ba ba ),
(đoản ba ba ), (khẩn
ba ba ) v.v..
Nhóm 1 BB “||” có nghĩa thực, có thể đứng
độc lập thành từ, đây là những tính từ láy không
xác định yếu tố gốc. Sau khi kết hợp với A tạo
thành ABB thì ý nghĩa của BB vẫn tương đối rõ
ràng.
“||” biểu thị nước, mồ hôi v.v đang nhỏ
giọt. Khi BB kết hợp với A tạo thành các tổ hợp
ABB thì nghĩa hình tượng, cụ thể ấy của BB vẫn
tiềm ẩn, như: “}||” (ướt sùng sũng), “~||”
(mưa dầm dề), “||” (nước mắt đầm đìa), “
||” (máu toe toét).
Nhóm 2 “” là hậu tố láy âm, không đứng
độc lập thành từ. “” mang nghĩa là “nảy, đâm,
mọc ({: tươi nhuần, : bồi bổ)”. Cho dù ý
nghĩa của BB đã bị hư hóa hoặc đang trong quá
trình hư hóa nhưng dường như nó vẫn hàm ẩn
trong tổ hợp ABB.“ (sung sướng), a
(vui sướng, đắc chí), (hân hoan, vui
sướng)” khiến ta liên tưởng tới trạng thái hân hoan
vui sướng đang lan tỏa và “thẩm thấu” trong tâm hồn.
Nhóm 3 là hậu tố láy âm “
”, không
đứng độc lập thành từ. Đây là hậu tố điển hình cho
cấu trúc dạng láy ABB của tiếng Hán. Tiếng Việt
không có kiểu hậu tố này. Nó có thể kết hợp được
với rất nhiều A khác nhau. Ý nghĩa của nó về cơ
bản đã bị hư hóa, rất khó để nhận biết nó bổ sung
nói rõ cái gì cho A, dường như chỉ có tác dụng cấu
tạo từ [14,21]. Dù vậy khi kết hợp với A người ta
vẫn nhận thấy sắc thái hình tượng và ý nghĩa tăng
cường mà nó đem lại. Ví dụ: “
” khiến
người ta nghĩ đến vẻ ngốc nghếch một cách đáng
yêu, “” là trạng thái ngắn cũn cỡn, không
đẹp mắt, gây khó chịu cho người nói v.v..
Khả năng cùng một BB giống nhau có thể kết
hợp với nhiều A khác nhau của tiếng Việt không
mạnh như tiếng Hán. Bởi đại đa số BB của tiếng
Việt có nghĩa thực, do đó việc kết hợp với nhiều A
khác nhau sẽ bị hạn chế. Ngược lại BB của tiếng
Hán thì đang trong quá trình hư hóa hoặc đã hư
hóa, do đó khả năng kết hợp với nhiều A khác
nhau mạnh. Khả năng tổ hợp của BB càng mạnh
chứng tỏ mức độ ý nghĩa hư hóa càng cao còn khả
năng tổ hợp của BB càng yếu chứng tỏ mức độ ý
nghĩa hư hóa càng thấp.
3. Kết luận:
Thông qua đối chiếu cấu trúc dạng láy ABB
giữa tiếng Việt và tiếng Hán, chúng tôi đã tìm ra
những điểm tương đồng và khác biệt như sau:
Tương đồng:
ABB trong tiếng Việt và tiếng Hán đều do từ
căn A kết hợp với BB tạo thành. Trong đó phần
lớn A là tính từ. Ở tiếng Việt trong 115 tổ hợp
ABB th